Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Hạnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi .

 - Đọc phân biệt lời nhân vật, với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .

2. Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Nắm được những ý chính của câu chuỵện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm dám nói lên sự thật .

3. Thái độ

- Giáo dục HS tính trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5(SÁNG)
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kĩ năng
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi .
 - Đọc phân biệt lời nhân vật, với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi . 
2. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Nắm được những ý chính của câu chuỵện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm dám nói lên sự thật .
3. Thái độ 
- Giáo dục HS tính trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Tre Việt Nam" Hỏi: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai?
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học.Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? ở đâu?
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. Đọc nối tiếp bài 
Đoạn1: từ đầu ...bị trừng phạt.
Đoạn2: Có chú bé....nảy mầm được.
Đoạn3 .Đến vụ thu hoạch ...của ta.
Đoạn4: Còn lại.
- GV theo dõi,kết hợp sửa lỗi phát âm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm toàn truyện , trả lời câu hỏi : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? 
- HS đọc đoạn 1 :
? Nhà vua làm cách nào để chọn được ng]ời trung thực ? 
? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không ? 
- HS đọc đoạn hai :
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ?
Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ? Chôm làm gì ?
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- HS đọc đoạn 3 :
? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lờinói thật của Chôm ?
- HS đọc doạn cuối bài :
? Theo em vì sao người trung thực lại là người đáng quí ?
HĐ 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm ra giọng đọc của từng đoạn
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
 "Chôm lo lắng đến trước vua...của ta."
+ GV đọc mẫu
+ GV theo dõi, uốn nắn
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 em đọc cả bài. - 1HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe.
Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời
- Đọc thầm,trao đổi và trả lời.
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau theo 4 đoạn.
- HS phát biểu cách đọc
- HS lắng nghe.
- HS phân vai để đọc.
-1 lượt HS tham gia thi đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS tự học.
Toán
LUYÊN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Nắm được số ngày trong từng tháng của một năm . Năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .
- Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học cách tính mốc thế kỉ .
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm . Biết năm nhuận có 366 ngày , năm không nhuận có 365 ngày .
- Biết đổi các đơn vị đo thời gian đã học .
3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học, tính chính xác .
II. §å dïng d¹y häc 
- Bảng phụ .
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y- häc 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Viết lên bảng 7thế kỉ = ...năm;
 1/5thế kỉ = ....năm; 5ngày = ...giờ; 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi mục bài
BT1: 
a. HS nêu các tháng có 30 ngày , 31 ngày ,28 ngày ( 29 ngày ) 
b. Giới thiệu cho HS : Năm nhuận là năm mà tháng hai có 29 ngày . Năm không nhuận là năm tháng hai chỉ có 28 ngày
- GV nhận xét, kết luận.
BT 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Vua Quang Trung qua đời vào năm 1792. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Từ năm đó đến nay đã được....... năm.
 GV nhận xét, kết luận 
BT3: Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
 2ngày.....40giờ ; 2giờ5phút....25phút
5phút....1/5 giờ ; 1phút10giây.....100giây
1/2phút....30giây; 1phút rưỡi....90giây
- GV nhận xét, cho điểm.
.3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS viết vào nháp
- 1HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét.
- 2Học sinh lên bảng điền.Cả lớp làm vào vở, vài HS đọc kết quả.
- Học sinh làm vào vở, đọc kết quả.
- 2HS lên bảng điền .Cả lớp theo dõi, chữa bài
- HS tự học.
Lịch sử
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU : 
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vàI điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán) :
+ Nhân dân ta phảI cống nạp sản vật quý.
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
II. ĐÔ DUNG DAY - HỌC: - Phiếu học tập của học 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Trả lời câu hỏi 2 trong SGK
 - GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại p /k phương Bắc đối với nhân dân. 
-GV hỏi: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại p/k phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào?
 -Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta: về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá và sau khi bị các triều đại p/k phương Bắc đô hộ?
- GV kết luận.
 HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của p/k phương Bắc.
- GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu đọc Sgk và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của p/ k phương Bắc vào bảng thống kê.
- GV nhận xét, điền kết quả lên bảng.
- GV nêu 1 số câu hỏi để khắc sâu kiến thức về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của p/k phương Bắc.
3.Cũng cố, dặn dò: Cho HS đọc ghi nhớ.
- GV tổng kết dăn dò
- 2HS trả lời. HS khác nhận xét
- HS đọc SGK ( Sau khi...người Hán) và trả lời
-Thảo luận nhóm 4 và điền kết quả vào phiếu, đại diên nên kết quả.
 - HS làm suy nghĩ điền kết quả vào phiếu.
- HS báo cáo kết quả, HS khác bổ sung.
- HS trả lời.
- 2HS đọc phần ghi nhớ.
Về tự học thuộc ghi nhớ.
Đạo đức
BÀY TỎ Ý KIẾN (T1)
I. Môc tiªu:
1.Kiến thức: Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Kỹ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, ở nhà trường.
3.Thái độ: Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Tranh minh hoạ. 
III.C¸c ho¹t ®éng d¹y- häc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học "Vượt khó trong học tập".
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài (Tiết 1)
HĐ1: Nhận xét tình huống
GV nêu tình huống.
GV kết luận.
 HĐ2: Em sẽ làm gì?
- GV phát phiếu yêu cầu thảo luận theo nhóm.
Hỏi: Vì sao em chọn cách đó?
- GV nhận xét,kết luận.
HĐ3: Bày tỏ thái độ
- GV cho HS làm việc theo nhóm
Yêu cầu các nhóm thảo luận về:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Trẻ em cần lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
+Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
+ Mọi trẻ em đều được đưa ra ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
- GV kết luận. 
 C. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
 -HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS nhắc lại
- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm về các vấn đề đó.
 -1HS đọc lần lượt từng câu để các nhóm nêu ý kiến.
- 2 HS nhắc lại.
- HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2012
Thể dục
(Gv chuyên)
Tập đọc
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức : 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống - Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
2. Kĩ năng : 
- Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật .
3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức cảnh giác , không tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ . Đọc bài "Những hạt thóc giống" GV hỏi: Nội dung bài
- Nhận xét và cho điểm.
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh và hỏi:
Bức tranh vẽ nhữnh con vật nào?.
- GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ1. Luyện đọc. 
- GV cho HS đọc nối tiếp câu.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
Đoạn 1: Nhác trông....thân tình.
Đoạn 2: Nghe lời cáo...loạn tin ngay.
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc
- GV treo đoạn thơ để hướng dẫn cách đọc
- GV giúp HS hiểu từ ngữ mới và khó.
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 : ? Gà Trống đứng ở đâu , Cáo đứng ở đâu ? 
? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? 
Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa ? 
- HS đọc thầm đoạn 2 : ? Vì sao Gà không nghe lời cáo ? 
? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? 
- HS đọc thầm đoạn còn lại : ? Thái độ của cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói ? 
? Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao / 
? Theo em Gà thông minh ở điểm nào ? 
- HS đọc câu hỏi 4 , suy nghĩ rồi phát biểu .
GV hỏi : Bài thơ cho ta thấy điều gì ? 
GV ghi đai ý lên bảng : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Tróng , Chớ tin nhữnglời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu như Cáo .
HĐ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
 - Tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn , bài
 - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. 
- Tổ chức thi HTL
- 3HS đọc phận vai
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
 Hỏi: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học, dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 2HS đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi 
- Cả lớp quan sát tranh.
- HS quan sát và trả lời.
 - HS đọc nối tiếp từng câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc 
- 1 HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, trao đổi tiếp nối nhau trả lời.
- HS đọc thầ ... ô Hồng?
Vậy g/đ cô Đào, gia đình cô Cúc?
- Sau đó cho HS nêu lại thông qua biểu đồ.
? Những gia đình nào có một con gái? trai?
HĐ2: Luyện tập
Bài1: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm 
- Giáo viên chữa bài, nhận xét chung.
Bài2: HS đọc đề bài và làm.
- GV gợi ý cho HS tính số thóc của từng năm sau đó cho làm.
 3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS mở vở, 1 HS lên bảng làm BT
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi và đọc lại mục bài.
- HS theo dõi.
 - HS lần lượt trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở. Sau đó trình bày kết quả. HS khác nhận xét.
Mĩ thuật
(GV chuyên)
Tập làm văn
VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS nắm được cách viết một bức thư theo đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư . 
2. Kĩ năng: 
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành , đúng thể thức .
3. Thái độ : 
- Quan tâm, chia sẻ buồn vui với mọi người .
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 
- Giấy viết , phong bì , tem thư .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Mở đầu: GV gọi HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
- Treo bảng phụ ghi nội dung phần viết thư trang 34.
2.Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài , ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2.Tìm hiểu đề bài.
- Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của học sinh
- Yêu cầu HS đọc đề trong Sgk trang 52.
- GV nhắc:
+ Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
+ Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sư chân thành.
+ Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì ( thư không dán)
Hỏi: - Em chọn viết thư cho ai? 
 - Viết thư với mục đích gì?
HĐ3. Viết thư.
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài, nộp bài và giáo viên chấm một số bài.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS nhắc lại.
- Đọc thầm lại.
- HS lắng nghe
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe.
- 5 đến 7HS lần lượt trả lời.
- HS làm bài.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc về tính trung thực.
 Trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
2. Kiến thức:
- HS nắm được yêu cầu của đề bài, hiểu được nội dung ý nghĩa của câu chuyện, mẩu chuyện, đoạn chuyện .
3. Thái độ : 
- GD ý thức nghe người khác nói , diễn đạt tự nhiên trước đông người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Sưu tầm một số truyện về tính trung thực .
- Bảng phụ chép gợi ý 3 trong SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kể lại 1,2 câu chuyện Một nhà thơ chân chính. Và trả lời câu hỏi về nội dung.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
HĐ1:Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS đề bài, GV gạch dưới các từ trọng tâm.
- GV dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện
HĐ2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Kể trong nhóm
- GV nhắc nhở: những chuyện khá dài các em có thể kể 1,2 đoạn.
* Thi kể trước lớp.
 - GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV nhận xét .
- Cho cả lớp bình chon bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất.
3.Củng cố,dặn dò:
 Nhận xét giờ học .
- Biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể.
- Dặn HS chuẩn bị bài tập KC tuần 6.
- 2 HS kể câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc đề bài.
- 3HS đọc nối tiếp gợi ý
- Các nhóm lên dán phiếu trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS luyện kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS xung phong kể.
 - HS kể xong cần nói lên ý nghĩa chuyện
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS tìm một câu chuyện về lòng tự trọng. 
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2012
Toán
BIỂU ĐỒ
I. môc tiªu
1. Kiến thức : 
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột . Bước đầu nắm được cách xử lí số liệu trên biểu đồ hình cột .
2. Kĩ năng : 
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột , hoàn thiện biểu đồ hình cột đơn giản .
-Bảng phụ.
 3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học, tính chính xác. 
ii. ®å dïng d¹y häc 
-Bảng phụ.
iii. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: GV yêu cầu đọc lại biểu đồ BT1 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Giới thiệu biểu đồ hình cột 
- Số chuột của 4 thôn đã diệt. 
Gv treo biểu đồ: Số chuột của 4thôn đã diệt, 
Hỏi: + Biểu đồ có mấy cột?
 + Dưới chân các cột ghi gì?
 + Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
 + Số được ghi trên đầu mỗi cột ghi gì?
- Hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
B/đ ghi được số chuột diệt được của thôn nào?
Chỉ trên b/đ cột biểu diễn số chuột của các thôn?
Thôn đông diệt được bao nhiêu con chuột?
- GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS trả lời như SGK
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Dựa vào biể đồ trong VBT (trang 27) viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài2a: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi: 
- Có những lớp nào tgia trồng cây?
- Hãy nêu số cây trồng của từng lớp?
- Khối 5có mấy lớp tham gia trồng cây?.......
 3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét, dặn dò HS.
 - 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe
 - HS quan sát biểu đồ và trả lời
 - HS đọc biểu đồ theo câu hỏi 
gợi ý của GV nêu.
- HS quan sát và làm.
-HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát biểu đồ ở vở BT, trả lời các câu hỏi và khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
- HS tự làm.
- Cả lớp quan sát biểu đồ ở vở BT, trả lời các câu hỏi.
Luyện từ và câu
DANH TỪ
i. MỤC TIÊU
1. Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người,vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
2. Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ.
ii. ®å dïng d¹y – häc
iii. c¸c ho¹t ®éng d¹y – häc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: GV hỏi:
Tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa với Trung thực và đặt câu với từ tìm được.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi đồ vật, cây cối?
Từ đó giới thiệu bài.
 Hoạt động2: Tìm hiểu ví dụ
*Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- GV gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở 1 dòng thơ, gọi HS nhận xét từng dòng thơ
+ GV nhận xét, dùng phấn gạch chân từ đó.
*Bài2:Yêu cầu HS đọc BT.
- GV phát phiếu cho HS thảo luận.
- GV kết luận về phiếu đúng.
Sau đó giáo viên nêu: Những từ chỉ sự vật,chỉ người,vật,hiện tượng được gọi là danh từ.
Hỏi: - Danh từ là gì?
 - Danh từ chỉ người là gì? 
Hoạt động3: HS đọc ghi nhớ thuộc tại lớp.
Hoạt động4: Luyện tập.(Giảm tải)
Cho hs lấy thêm VD về danh từ.
Cho hs đặt câu với danh từ vừa tìm được
 C. Củng cố, dặn dò:. 
 - Danh từ là gì?
 - Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- HS tìm và lần lượt nêu.
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS thảo luận cặp đôi tìm từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp.
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả.
-2 HS đọc thành tiếng.
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước lên dán trên bảng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời.
Trả lời.
Âm nhạc
(GV chuyên)
Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Có hiểu biết ban đầu vế văn kể chuyện .
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
3. Thái độ : 
- Có ý thức nói và viết theo một trình tự nhất định, sắp xếp có hệ thống khi nói hoặc viết .
II. DỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ, phiếu bt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi:
-Cốt truyện là gì?. Cốt truyện gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- GV phát phiếu Bt.
- GV kết luận lời giải đúng.
HĐ2.Bài 2:
- GV hỏi: Dấu hiêu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc?
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu ở đoạn 2?
HĐ3. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu .
GV yêu cầu TL cặp đôi và trả lời câu hỏi a
Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
HĐ4: Ghi nhớ- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Y/cầu HS tìm một đoạn văn bất kì trong bài TĐ,KCvà nêu sự việc được nêu trong đoạn đó
- GV nhận xét, khen.
HĐ5: Luyện tập. 
-Gọi HS đọc nội dung và y/c
+Câu chuyện kể lại chuyện gì?. Các đoạn kể sự việc gì? (Gv hỏi từng đoạn)
 + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? 
III.Củng cố, dặn dò: 
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm., lên dán trên bảng.
- HS lần lượt trả lời.
- 1HS đọc
- HS phát biểu,HS khác nhận xét.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
- HS phát biểu.
- HS nối tiếp nhau đọc y/c.
- HS viết vào vở nháp đọc bài của mình. Sau đó trình bày.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
Sinh hoạt tập thể
 KIỂM ĐIỂM TUẦN 5
I.MỤC TIÊU.
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của lớp trong tuần.
-Rèn học sinh có tinh thần phê,tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II.CHUẨN BỊ.
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1.Kiẻm điểm trong tuần:
- Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tuần .
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần.
- Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: .
+ Về ý thức tổ chức kỷ kuật:...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
+Học tập:.........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
+Các hoạt động khác
2. Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm đã đạt được.
3. Sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2012_2013_pham_thi_hong_hanh.doc