Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Võ Thế Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Võ Thế Hải

Tiết 2: Tập đọc

 Những hạt thóc giống(SGK/tr46).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể chậm rãi, ca ngợi tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 - Đọc hiểu: +Từ :bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh (SGK/tr47).

 + Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Chôm lo lắng.thóc giống của ta.” /tr25.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Võ Thế Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
 Những hạt thóc giống(SGK/tr46).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể chậm rãi, ca ngợi tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
 - Đọc hiểu: +Từ :bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh (SGK/tr47).
 + Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Chôm lo lắng...thóc giống của ta.” /tr25.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài Tre Việt Nam
TLCH 2, 3 trong bài.
HS TB đọc đoạn.
HSKG đọc cả bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Giới thiệu qua bài học đạo đức Trung thực...
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “Ngày xưa....trừng phạt.”
Đoạn2: “Có chú bé... được”.
Đoạn3: “ Mọi người...của ta”.
Đoạn 4 : Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Nhà vua chọn người để truyền ngôi báu.
- Câu hỏi 1/tr 47.
- Câu hỏi 2/tr 47
ý2: Ngôi báu thuộc về Chôm - một cậu bé trung thực.
Câu hỏi 3/tr47.
Câu hỏi 4/tr 47.(GV cho HS giỏi thảo luận và TL câu hỏi )
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
*Chú ý : Giọng đọc toàn bài chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng. Lời vua ôn tồn, dõng dạc.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
Sửa lỗi phát âm : nẩy mầm, truyền ngôi, nối ngôi... 
Câu dài : Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc nhất /sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 37.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 37.
- ...chọn người trung thực...
- ...phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ..../tr 46.
- ..Chôm dũng cảm nói ra sự thật
- ...người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích riêng của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
Mục 1.
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
GV tổ chức cho HS đọc phân vai : nhà vua, người dẫn truyện,Chôm.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở cậu bé Chôm? 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Gà Trống và Cáo.
Tiết 3: Toán
 Luyện tập(SGK tr 26)
1.Mục tiêu:
 - Củng cố các ngày trong tháng, năm nhuận, năm thường, mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
- Rèn kĩ năng thực hành đổi đơn vị đo thời gian, biết cách tính mốc thế kỉ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Đồng hồ biểu diễn.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS chữa lại bài tiết trước.
HS hỏi đáp theo cặp về thời gian, thế kỉ.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 1:- Những tháng nào có 30 ngày ? 31 ngày? 28 hoặc 29 ngày?
GV hướng dẫn lại cách tính ngày của từng tháng trên bàn tay.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:( GV cho HS nêu cách làm)
VD : 3 ngày = ... giờ
 4 phút 20 giây = ... giây.
Bài 3 : GV cho HS hỏi đáp theo cặp như hình thức thi .
Bài 4 (HS giỏi) : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV cho HS nêu kết quả, 1-2 HS lên biểu diễn lại thời gian trên đồng hồ mô hình.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
HS KG có thể làm thêm bài 4 nếu còn thời gian.
- Tháng có 30 ngày là : tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
- Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày ( năm nhuận).....
HS chữa bài , nêu cách đổi đơn vị thời gian.
3 ngày = 72 giờ ( 1 ngày = 24 giờ.....)
4 phút 20 giây = 260 giây.
a,... năm đó thuộc thế kỉ 18.
b, ...Nguyễn trãi sinh năm 1380, ...thế kỉ 14.
* Đáp số : a, B : 8 giờ 40 phút.
b, C : 5008 g.
HS thực hành.
 C. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Tìm số trung bình cộng
Tiết 3: L ịch sử 
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại
phong kiến phương Bắc.(SGK tr17)
1. Mục tiêu: 
 - HS biết : từ năm 179 TCN -938 , nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
 - Nhân dân ta không chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.(HS giỏi)
 - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại PK phương bắc.
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
2. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Câu hỏi 1, 2 / tr 17.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS TLCH ( nội dung bài trước).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: So sánh tình hình nước ta trước và sau khi triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
(GV cho HS đọc thông tin SGK, TLCH).
- Câu hỏi 1 / tr 18.
- Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta cực khổ như thế nào?
HĐ2: ý chí kiên cường của dân tộc ta.
- ý chí kiên cường của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?
- Câu hỏi 2/tr 18.
* GV chốt kiền thức cần nhớ /tr 18.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, đọc thông tin SGK /tr 17, 18, TLCH.
...nước ta trở thành quận huyện ...bị phụ thuộc.../tr 17, 18.
-..dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác... cống nạp cho chúng...
HS thảo luận ,TLCH:
-...dân ta không chịu khuất phục, vẫn gìn giữ các phong tục truyền thống....
-... cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.../tr 18.
HS đọc nhắc lại thông tin /tr 18.
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài. 
 - Chuẩn bị bài sau : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Tiết 5: Đạo đức
Bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
I. Mục tiêu:Giúp HS hiểu:
1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến và quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến người khác.
II Đồ dùng dạy - học- SGK đạo đức 4.
- 1 số tranh và đồ vật.
- Bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Đánh giá nhận xét cho điểm .
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: Trò chơi: " Diễn tả"
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Thảo luận: Nêu ý kiến của cả nhóm.
GV :Mỗi người có thể có ý kiến , nhận xét khác nhau về cùng một sự vật .
*HĐ2: Thảo luận nhóm 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Thảo luận lớp: Điều gì sẽ xảy ra khi em không được bày tỏ ý kiến?
- GV kết luận : Mỗi người , mỗi trẻ em , có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình . 
* HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT2 SGK)
- Phổ biến bày tỏ ý kiến qua tấm bìa màu.
- GV nêu từng ý kiến trong BT2.
- HS giải thích lí do.
- GV kết luận.
+ HS đọc ghi nhớ .
C .Củng cố -dặn dò
- Đánh giá nhận xét giờ học
- 2 HS nêu lại ghi nhớ.
-HS nhận xét bổ xung .
- Biết bày tỏ ý kiến
- Chia lớp 4 - 6 nhóm cầm đồ vật hoặc tranh ảnh.
- Các nhóm nêu ý kiến của mình về đồ vật hoặc bức tranh...
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến.
- Lớp thảo luận.
+Khi em không bày tỏ ý kiến mọi người không hiểu và đưa ra quyết định không phù hợp với nhu cầu và mong muốn của em ...
- HS nhận các tấm bìa.
- HS giơ các tấm biển màu.
- Lớp thảo luận chung.
-ý kiến đúng :a – b –c – d , đ là sai 
- 1-2 HS đọc ghi nhớ.
	Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009.
Tiết 1: Thể dục.
Tập hợp hàng ngang dóng hàng điểm số quay sau
đi đều vòng phải vòng trái đứng lại
trò chơi: Bịt mắt bắt dê
I - Mục tiêu:
 - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại: Thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
 - Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp :HS biết cách bước đệm khi đổi chân .
 - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê : rèn luyện vào nâng cao khả năng tập trung chú ý , khả năng định hướng , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình trong khi chơi .
II - Địa điểm , phương tiện .
- Còi , 2-3 chiếc khăn sạch để bịt mắt khi chơi .
III Hoạt động dạy học 
Nội dung
T
Phường pháp tổ chức
1 Phần mở đầu : 
- GVnhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
- Chấn chỉnh đội ngũ trang phục luyện tập .
* Trò chơi : Tìm người chỉ huy .
2 Phần cơ bản : 
a - Đội hình đội ngũ : 
+ Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái, đứng lại .
+ Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp .
b- Trò chơi vận động : 
Trò chơi : Bịt mắt bắt dê .
3 Phần kết thúc : 
- HS chạy vòng tròn quanh sân.
- Hệ thống bài : 
- Đánh giá nhận xét .
6’
18’
5’
- Lớp tập trung 4 hàng dọc nghe phổ biến .
- làm theo khẩu lệnh của lớp trưởng .
- HS chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng .
- HS luyện tập theo hàng ngang.
- GVđiều khiển lớp tập 2lần .
Nhận xét sửa sai cho HS .
- Chia tổ luyện tập : 6 lần .
Tổ trưởng điều khiển .
GV quan sát , nhận xét sửa sai cho HS ...
- Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố .
- GV làm động tác mẫu và giảng giải.
- HS luyện tập .
- Dạy HS bước đệm tại chỗ và bước đệm trong bước đi .
- HS tập hơp đội hình chơi .
- Nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luận chơi .
- Cả lớp cùng chơi .
- GV quan sát nhận xét ...
- HS chạy theo vòng tròn.
-Nhắc lại nội dung bài .
- GVđánh giá và nhận xét giờ học .
 Tiết 2: Mĩ thuật
 (GV chuyên dạy) 
Tiết 3: Toán
 Tìm số trung bình cộng.( SGK/tr 26).
1.Mục tiêu:
 - HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng, bước đầu biết tìm số trung bình cộng.
 - Rèn kĩ năng thực hành giải bài toán tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực. 
2. Chuẩn bị : Viết lại đề toán 1.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ1 : Giới thiệu số trung bình cộng:
GV cho HS đọc( chưa mở SGK), phân tích đề toán, lập sơ đồ và giải toán ( như hướng dẫn SGK/ tr 26).
HĐ2 : Hướng dẫn tìm số trung bình cộng.
GV hướng dẫn HS phân tích dề toán, tìm ra cách giải toán.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
( SGK / tr 27).
- Nêu cách tìm số trung bình cộng?
GV cho HS nhắc lại theo ý hiểu/tr 27.
HSKG nêu thêm ví dụ minh hoạ.
HĐ3 ...  hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.	
2.Chuẩn bị: Biểu đồ tranh /tr 28, 29.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra:- GV hỏi lại bài 2 .
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS TL các câu hỏi đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Giới thiệu biểu đồ cột.
GV giới thiệu như hướng dẫn SGK/ 
tr 30 về số cột, các nội dung biểu hiện trên các hàng và cột. GV cho HS đọc các thông tin trên biểu đồ.
VD :
- Hàng dưới cho ta biết điều gì?
HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập/tr 31, 32.
Bài1 /tr 31: GV cho HS thảo luận theo cặp, TLCH.
VD :- Những lớp nào tham gia trồng cây?
Bài 2a /tr 32: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với biểu đồ, viết tiếp các thông tin còn thiếu vào biểu đồ, TLCH, báo cáo lại kết quả thực hành.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
HS hiểu : Hàng dưới ghi tên của các thôn : thôn Đoài, thôn Trung, thôn Đông, thôn Thượng.
Các số ghi bên trái của biểu đồ chỉ số chuột : từ 0 đến 3000 con.
...SGK/tr 30.
HS đọc, thực hành trên biểu đồ, TLCH theo cặp.
a, Những lớp tham gia trồng cây: 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
b, Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 5B trồng được 40 cây.
....
VD : Số lớp Một của năm học 2003-2004 nhiều hơn số lớp học của năm 2002-2003 là 3 lớp.
C. Củng cố, dò: - Nhận xét giờ học.
 - Ôn bài. - Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
Tiết 3: Địa lí
 Trung du Bắc Bộ (SGK tr79).
1. Mục tiêu:
 - HS biết một số đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ, (HS giỏi)nêu được quy trình chế biến chè.
- Nêu một số hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ
- Giáo dục ý thức học tập, có ý thức bảo vệ rừng.
2. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh, ảnh về đồi chè ở trung du Bắc Bộ.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số hộat động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
...trồng lúa, ngô, chè trên nương, rẫy, làm nghề thủ công: thêu, may, dệt..., khai thác khoáng sản...
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học. 
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu : Trung du Bắc Bộ vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận, TLCH.
- Mô tả sơ lược vùng trung du?
-Xác định trên lược đồ vị trí các tỉnh Thái Nguyện, Phú Thọ...?
HĐ2 : Tìm hiểu: Chè và cây ăn quả ở vùng trung du.
GV cho HS quan sát tranh, đọc tư liệu SGK/tr80, TLCH.
- Trung du Bắc Bộ thích hợp với trồng loại cây gì?
HĐ3 : Tìm hiểu hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp. 
- Vì sao có vùng đất trống đồi trọc?
- Cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
*GV chốt kiến thức : Thông tin cần biết (SGK/tr80).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS xác định vị trí của trung du Bắc Bộ trên bản đồ.
HS thực hành theo yêu cầu của GV: đọc tư liệu SGK, quan sát hình minh hoạ, thảo luận,TLCH.
-....vùng đồi tròn, sườn thoải../tr79.
HS thực hành tìm đối tượng địa lí trên bản đồ.
HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận , TLCH
-...trồng cây che, cây ăn quả: cam, chanh, dứa...
HS giỏi nêu quy trình chế biến chè/tr 80.
HS quan sát hình, hiểu từ đồi trọc, thảo luận, TLCH.
-...do khai thác rừng một cách bừa bãi, do đốt rừng làm nương rẫy...
- ...cần phải trồng rừng, cải tạo đất, khai thác rừng có quy hoạch...
HS đọc, nhắc lại thông tin cần biết SGK/tr80.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài: Tây Nguyên.
Tiết 4: Âm nhạc 
Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe
Giới thiệu hình nốt trắng
Bài tập tiết tấu
I./ Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời và truyền cảm bài bạn ơi lắng nghe. Trình bày bài bạn ơi lắng nghe kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Trình bày bài hát kết hợp múa hoặc các động tác phụ hoạ.
- HS nhận biết đượpc nốt trắng và tập thể hiện độ dài của nó
- Thực hiện đúng 2 bài tập tiết tấu: đọc đúng hình nốt, gõ đúng tiết tấu và kết hợp 2 hoạt động trên.
II./ Chuẩn bị của giáo viên:
Băng đĩa nhạc bài Bạn ơi lắng nghe.
Trong bài tập tiết tấu, quy ước với HS cách thể hiện nốt trắng: phách 1 vỗ hai tay, phách 2 xoè 2 tay, lòng bàn tay ngửa lên cao.
III./ Hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của HS
ôn tập bài hát
Bạn ơi lắng nghe
Đặt câu hỏi để HS nhắc lại tên bài hát.
GV cho HS nghe lại bài bạn ơi lắng nghe qua băng đĩa.
HS ôn bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. GV chỉ định nhóm 4-5 HS trình bày trước lớp.
GV hướng dẫn HS trình bày bài theo cách hát nhắc lại:
+ cả lớp hát, GV hát nhắc lại làm mẫu.
+ chia lớp thành 2 nửa, nửa hát trước, nửa hát nhắc lại. Đổi lại cách trình bày.
HS ôn bài hát kết hợp múa hoặc các động tác phụ hoạ.
Lời 1:
Câu 1: Đầu nghiêng sang trái, ngón trỏ tay trái chỉ ngang tai( trùng vào tiếng nhau). Chân nhún nhẹ nhàng.
Câu 2: Bàn tay phải ngửa, đưa ra trước mặt( trùng vào tiếng xa), tay trái chống ngang sườn.
Câu 3: Giống câu 2 nhưng đổi tay ngược lại.
Câu 4: Hai bàn tay úp thấp phía trước, làm động tác lượn sóng bằng cổ tay.
Lời 2:
Câu 1: Giống câu 1 của lời 1.
Câu 2: Giống câu 2 của lời 1
Câu 3: Hai tay làm động tác m” phỏng cánh chim( tay vẫy trùng vào tiếng vê).
Câu 4: Một bàn tay úp, một bàn tay ngửa, hai tay cùng lượn tạo thành làn sóng( giống số 8 n”m ngang). Khi chuyển động, xoay cổ tay để hai bàn tay đổi tư thế cho nhau.
+ GV thể hiện động tác minh hoạ
+ GV hướng dẫn HS thể hiện.
+ Chỉ định tổ, nhóm, cá nhân trình bày.
GV chỉ định nhóm 4-5 HS trình bày trước lớp. GV nhận xét.
Từng tổ trình bày trước lớp, HS nam hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. HS nữ hát kết hợp vận động theo nhạc.
Giới thiệu hình nốt trắng
- Về hình thức: gồm thân nốt và đuôi nốt. Thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng, đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt.
- GV viết hình nốt trắng lên bảng, hướng dẫn HS tập viết.
- Về giá trị độ dài: độ dài của nốt trắng bằng 2 nốt đen:
Nếu ta quy định độ dài mỗi nốt đen b”ng 1 phách( 1 lần gõ) thì độ dài nốt trắng bằng 2 phách.
Bài tập: tìm trong SGK những bản nhạc có sử dụng nốt trắng, đọc tên đầy đủ cả cao độ( tên nốt) và trường độ( hình nốt).
Bài tập tiết tấu
Bài tập 1:
GV viết bài tập lên bảng.
Bài tập có hình nốt nào?
HS đọc hình nốt.
GV vỗ tay(hoặc gõ) thể hiện nốt trắng: phách 1vỗ 2 tay, phách 2 xoè 2 tay, lòng bàn tay ngửa lên cao. Quy ước với HS đó là cách thể hiện nốt trắng.
- GV vỗ tay 6 nốt( có thể kết hợp đọc hình nốt), chỉ định HS thực hiện.
- GV vỗ tay cả 13 nốt, chỉ định HS thực hiện.
 Ai có thể cho biết, tiết tấu trên có trong bài hát nào?
-Giống tiết tấu câu Vào đây chơi rừng hoa tươi chim líu lo hót nghe vui vui của bài Vào rừng hoa.
Tiết tấu trên cũng giống tiết tấu câu hát Tôi là lá, tôi là hoa, tôi là hoa lá hoa mùa xuân của bài hoa lá mùa xuân.
Bài tập 2:
GV viết bài tập lên bảng.
GV hướng dẫn HS tập tiết tấu tương tự bài tập 1.
Ai có thể cho biết, tiết tấu tên có trong bài hát nào?
Có trong bài Múa vui( có ở trang 31-SGK). Câu Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa ca.
- Tổ, nhóm, cá nhân thể hịên tiết tấu vừa học.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập
HS trả lời
HS nghe
HS hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
-HS hát và nghe mẫu
-HS thực hiện
-HS hát và kết hợp múa phụ hoạ.
HS quan sát
HS thể hịên
-HS trình bày theo nhóm
HS thực hiện
-HS nghe, quan sát
HS quan sát tập viết
HS nghe, quan sát
HS thực hiện
HS thực hiện
HS quan sát
1-2 em trả lời
1-2 em đọc
HS nghe và ghi nhớ
-HS nghe và thực hiện
HS thảo luận và trả lời
HS nghe
Tiết 5: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp.
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 5, đề ra phương hướng hoạt động tuần 6.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu diểm: 
- HS thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Ban cán sự lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành lớp.
- Tham gia hoật động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Cá nhân HS đã mua sách vở bổ sung đủ.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu :
*Tồn tại:
- Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như :Thành, Chiều, Hành,Vui.
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả, còn có hiện tượng chơi trong giờ truy bài :.
- Chưa thực hiện nghiêm túc việc xếp hàng ra vào lớp.
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm: 
b, Phương hướng: 
 - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
 -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
 - Tham gia giao thông an toàn.
 - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
 - Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Văn nghệ theo chủ đề : Mái trường thân yêu.
1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề Mái trường thân yêu.
- Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Mái trường thân yêu.
GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD :
+ Mái trường thân yêu.
+ ở trường cô dạy em thế.
+ Ngày đầu tiên đi học.
+ Hôm qua em tới trường.
...
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
VD : Em yêu mái trường vì nơi đó có thầy cô và các bạn. Mái trường đã cùng em vui đùa thoả thích trong những ngày thơ ấu. Mái trường cho em biết bao kỉ niệm êm đềm, đã nâng bước chân tuổi thơ em...
HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ
VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? – Qua lời ca, bạn muốn nhắn nhủ tuổi học trò chúng ta điều gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_vo_the_hai.doc