Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - GV: Trần Thị Anh Thi

Tập đọc (Tiết 11) : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I/ Mục tiêu:

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,tình cảm ,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện

-Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây –ca thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55 SGK

- Bảng phụ

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (Tiết 11) : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,tình cảm ,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện 
-Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây –ca thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ) 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55 SGK
- Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi SGK 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- Y/c HS mở SGK trang 55 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nêu có
- Gọi 1 HS đọc từng đoạn + chú giải 
- HS đọc trrong nhóm
- Nhóm thi đọc trước lớp 
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường mua thuốc cho ông ?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+ An-đrây-ca tự giằng cặt mình ntn?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đray-ca là một cậu bé ntn?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Gọi HS đọc toàn bài: Cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính cảu bài
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc “Bước vbào phòng  ra khỏi nhà” 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Y/c HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay
- Thi đọc toàn truyện 
- Y/c HS đọc phân vai
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Bức tranh vẽ cảnh một câu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu nghĩ về trận bóng đá mà cậu đã tham gia 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc cả bài 
- HS đọc nối tiếp theo trình tự
+ Đoạn 1: An-đrây-ca  mang đến nhà 
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Đọc thầm và trả lời
- An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang chơi bong đá và rủ nhập cuộc. Mãi chơi cậu quên lời mẹ dặn.Sau mới nhớ ra, cậuchậy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà 
- An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời 
. An-đrây-ca khóc, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Cả đêm ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng. Mãi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình
- Rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm  
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
- 1 HS đọc thành tiếng
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 4 HS đọc toàn truyện 
Chính tả (Tiết 6): NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ , trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài 
-Làm đúng bài tập (CT chung ), BTCT phương ngữ (3)a/b hoặc bài tập do GV soạn 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Từ điển hoặc vài trang pho to
- Giấy khổ to bút dạ
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết 
- Nhận xét về chữ viết của HS 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu 
2. Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc truyện
- Hỏi: Nhà văn Ban – dác có tài gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn, khi viết chính tả 
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được 
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
- Nghe viết
- Thu chấm nhận xét bài của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở BT
- Chấm một số bài của HS 
- Nhận xét
Bài 2:- Gọi HS đọc 
- Hỏi: 
+ Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc x là từ láy ntn?
- Y/c HS hoạt động trong nhóm 
- Nhóm xong trước đánh giá lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có một phiếu hoàn chỉnh 
- Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất 
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
- Đọc và viết các từ 
+ Lang ben, cái kẻng, leng keng 
- Lắng nghe 
- 2 HS đọc thành tiếng
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài 
- Các từ: Ban-đắc, truyện dài 
- HS tự viết vào giấy nháp 
- Dấu 2 chấm và gạch ngang đầu dòng 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c và mẫu 
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi
- 1 HS đọc y/c và mẫu 
+ Từ lấy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- Hoạt động trong nhóm 
- Nhận xét bổ sung 
Luyện từ và câu (Tiết 11) : DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I/ Mục tiêu:
-Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ)
-Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng và trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1,mục III ), nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam ( có sông Cửa Long )
- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung, danh từ riêng + bút dạ
- Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng trả lời câu hỏi: Danh từ là gì? Cho ví dụ
- Y/c HS đọc đoạn văn viết về con vật và tìm các từ đó có trong đoạn văn đó 
- Nhận xét cho điểm HS 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? Bài tập hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu đó 
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi:
- Nhận xét và giới thiệu bản đồ và giới thiệu vua Lê Lợi người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta\
Bài 2:- Y/c HS đọc đề 
- Y/c HS trao đổi cặp đôi
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung 
- Những từ chỉ tên chung của một loại vật như sông, vua được gọi là danh từ chung 
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng
Bài 3:- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung 
- Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa
3 .Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS 
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
- Hỏi: Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung? Và từ Thiên Nhẫn vào danh từ riêng
- Nhận xét tuyên dương những HS hiểu bài 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Y/c HS tự làm bài 
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng 
3 Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau
- 1 HS lên thực hiện y/c 
- 2 HS đọc bài 
- lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Thảo luận tìm từ 
a – sông b - Cửu Long
c – vua d – Lê lợi
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Thảo luận cặp đôi
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Thảo luận cặp đôi
- Lắng nghe 
- 2 – 3HS đọc thành tiếng
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Hoạt động trong nhóm 
- Chữa bài 
- Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp liền nhau. Thiên Nhẫn là tên riêng của 1 dãy núi và được viết hoa
- 1 HS đọc y/c 
- Viết tên bạn vào VBT hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng viết 
Kể chuyện Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý sách giáo khoa biết chọn và kể lai câu chuyện đã nghe đã đọc nói về lòng tự trọng 
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chínhcủa truyện 
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về lòng tự trọng
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện tính trun thực và ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét cho điểm từng HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu
2. Tìm hiểu bài:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài. GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe được đọc lòng tự trọng
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý
+ Lòng tự trọng biểu hiện ntn? Lấy ví dụ một truyện về lòng tự trọng mà em biết?
- Em đọc câu chuyện ở đâu?
- Y/c HS đọc kĩ phần 3
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS 
- GV ghi giúp đỡ từng nhóm, y/c HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình 
- Gợi ý cho HS các câu hỏi 
c) Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS Nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu 
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuỵên hấp dẫn nhất?
3. Củng cố dặn dò:
- Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS thực hiện theo y/c 
- Lắng nghe
+ 1 HS đọc đề
+ 1 HS phân tích đề băng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề 
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Tự trọng là sự tôn trọng bản than mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình 
- Trên sách báo, sách đạo đức, ti vi 
- 2 HS đọc lại thành tiếng 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau nghe
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng
- Nhận xét bạn kể 
Tập đọc(Tiết 12) : CHỊ EM TÔI
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng ,bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa :Khuyên Hs không nên nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người với mình .( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trang 60 SGK
- Bảng phụ viết sẵn 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọcỏtuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi về nội dung truyện
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
- GV phân đoạn. 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn câu chuyện (3 lượt HS đọ ... cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
 -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
 -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS theo dõi.
-HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
-HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
-HS quan sát hình và nêu.
-HS nêu.
-HS thực hiện thao tác.
-HS thực hiện.
-HS nhận xét.
-HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp
Toán Tự học (Tuần 6) :	ÔN: SO SÁNH CÁC SỐ-GIẢI TOÁN CÓ
 LỜI VĂN - XEM BIỂU ĐỒ
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng xem biểu đồ 
- Củng cố kiến thức về so sánh số tự nhiên, giải toán có lời văn
II/ Đồ dùng:- Biểu đồ hình cột về số kg giấy vụn đã thu được của các tổ HS lớp 4A 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 Hoạt động 1 :
-Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng (nếu chưa xong)
Hoạt động 2 :
- Bài 1: GV treo biểu đồ nêu số kg giấy vụn đã thu được của các tổ HS lớp 4A (đã chuẩn bị)
- Y/c HS đọc số kg giấy vụn của các tổ? Số kg giấy vụn cả lớp thu
- Thảo luận: nhóm 6
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2: - Cho HS thảo luận nhóm đôi
a) Xếp các số theo thứ tự lớn dần
3572; 3275; 7523; 3527
b) Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
253785 ; 40397; 235785 ; 105675
- Nhận xét 
Bài 3:
 Số tạ lúa gia đình bác An thu được qua các năm lần lượt là: Năm 2000 thu được 12 tạ, năm 2001 thu được 14 tạ, năm 2005 thu được 16 tạ. Hỏi trung bình mỗi năm ggia đình bác An thu được bao nhiêu tạ thóc ?
- Bài này y/c gì?
- Đề toán cho ta biết gì?
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học
- HS làm bài
- Sửa bài nhận xét 
- HS nêu y/c 
 -HS thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày 
a) Tổ 1: 30kg
 Tổ 2: 35kg
 Tổ 3: 25kg
 Tổ 4: 45kg
b) Cả lớp thu được là
30 + 35 + 25 + 45 = 135 kg
- Nhận xét 
- HS thảo luận 
- HS trình bày: 
a) 3275 ; 3527 ; 3572 ; 7523
b) 253785; 235785 ; 105675 ; 40397
- Nhận xét
- HS đọc đề
- Phân tích đề 
- Làm bài vào vở 
Giải
Trung bình mỗi năm gia đình bác An thu: 
 (12 + 14 + 16) : 3 = 14 kg
ĐS: 14 kg
Nhận xét 
-HS trả lời 
Tiếng việt Tăng cường (Tuần 6): Tập làm văn 
 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố để HS nắm vững đoạn văn kể chuyện
- Kể được câu truyện theo cốt truyện 1 cách hấp dẫn, sinh động
II/ Đồ dùng: 
- Giấy khổ to và bút dạ
- Bài thi tham khảo “Gà Trống và Cáo”
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1 : - GV hướng dẫn học sinh ôn tập
 Hỏi: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
* Hoạt động 2 : Luyện tập:
 Bài 1: Thảo luận nhóm 4
Quan sát tranh và đọc thầm bài thơ “ Gà Trống và Cáo”
 Hãy chuyển đoạn: “ Nghe lời Cáo  tin này” thành đoạn văn xuôi và kể bằng lời văn của mình 
- GV Hướng dẫn 
- Theo đõi giúp đỡ các nhóm chậm
- GV nhận xét 
Bài 2: Viết đoạn văn trên vào vở
* Hoạt động 3 : 
 Nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm viết đoạn văn hay đúng với nội dung
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK trang 54
- Mở đầu là chỗ đầu dòng viết lùi một ô. Kết thúc chấm xuống dòng 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Nêu y/c của đề bài 
- Sinh hoạt nhóm 4 
- HS thảo luận nhóm, góp ý để chuyển đoạn thơ thành văn xuôi bằng lời văn kể chuyện 
- Đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét 
- HS lắng nghe
Toán Tăng cường (Tuần 6) : LUYỆN TẬP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ 
CÓ NHIỀU CHỮ SỐ XEM BIỂU ĐỒ VÀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I.Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố cho học sinh cộng, trừ các số có nhiều chữ số( có nhớ và không nhớ ) xem biểu đồ, giải toán có lời văn.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ( có nhớ và không nhớ ) chính xác, nhanh.
- Thái độ: Tự tin, hứng thú học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động1: Cho học sinh hoàn thành bài buổi sáng
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính và tính
37561 + 41327; 57639 + 31250
41730 - 10320; 75329 - 41573
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
3764 - 5864 : 8 + 4153
57143 - 3172 x 9 - 108709
4136 + ( 72369 - 13410 ) : 9
Bài 3: Xem biểu đồ và trả lời câu hỏi
H: Mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách?
H: Cả bốn bạn có bao nhiêu quyển sách?
H: Trung bình mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách? 
Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi:
 Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 13cm, chiều dài hơn chiều rộng 7cm. Người ta cắt miếng bìa đó thành hai hình (hình chữ nhật và hình vuông) hình vuông có diện tích lớn nhất
a) Tính diện tích miếng bìa lúc đầu
b) Tính diện tích hình chữ nhật mới
Gợi ý: Tìm chiều rộng miếng bìaTính diện tích miếng bìa lúc đầu Biện luận à hình vuông có diện tích lớn nhất Tính diện tích miếng bìa hình chữ nhật mới
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học
Bài 1:
- Cả lớp làm bảng con, bảng lớp
Đối chiếu kết quả
Cá nhân nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
Bổ sung
Cá nhân xem
Trả lời câu hỏi giáo viên nêu
Đọc đề bài- Tóm tắt- Phân tích- Giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 13 -7 = 6 (cm)
 Diện tích miếng bài là:
 13 x 6 = 78 (cm2)
Vì hình vuông có diện tích lớn nhất nên diện tích của hình vuông phải là 64 cm2 ( 8 x 8 = 64)
 Diện tích hình chữ nhật mới là: 
 78 – 64 =14 (cm2 )
 Đáp số: 14 cm2
Tiếng Vệt Tăng cường (Tuần 6):ÔN MRVT: TRUNG THỰC-TỰ TRỌNG
 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu:
- Ôn lại các từ thuộc chủ điểm Trung thực-Tự trọng
 - Nhận biết và phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng.
II. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ôn tập:
H: Thế nào là trung thực?
H: Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì?
H: Khi viết danh từ riêng được viết như thế nào?
B. Luyện tập:
Bài 1: Một bạn đã xếp các từ thuộc chủ điểm Trung thực – tự trọng thành hai nhóm như sau:
a) Bạn có nhầm lẫn ở hai từ. Em hãy giúp bạn phát hiện từ xếp sai, gạch chân từ đó và xếp lại cho đúng.
b) Hoàn chỉnh sơ đồ. Ghi tiêu chí sắp xếp của từng nhóm.
Nhóm 1
Nhóm 2
Trung bình
Trung thu
Trung tâm
Trung thực 
Trung gian
trung thành
trung nghĩa
trung ương
trung hậu
trung kiên
Bài 2: Em hãy đặt câu với 1 từ ở bài tập 1
Bài 3: Đọc, gạch 1 gạch dưới các danh từ chung, tô đậm dưới các danh từ riêng trong bài văn sau:
Cọp xay thóc.
	Một đêm động rừng, cọp bò về làng nhiều vô kể. Lúc ấy, bà Ba Phi đang xay thóc. Mấy con chó trong nhà đánh hơi thấy có cọp, sợ hãi, cứ quanh quẩn bên chân bà. Khi cối đã vợi, bà Ba vào buồng lấy thêm thóc. Bỗng một con cọp vọt qua cửa sổ vồ lấy con chó đang đứng cạnh cối xay
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời
- HS viết đề và làm bài vào vở. 
Bài 1: Gạch chân các từ sai: Nhóm 1: trung thực. Nhóm 2: trung ương.
Xếp lại: Trung thực đưa về nhóm 2. Trung ương đưa về nhóm 1.
b) Đặt tên (ghi tiêu chí) cho từng nhóm.
Nhóm 1; Trung có nghĩa là ở giữa.
Nhóm 2: Trung có nghĩa là một lòng một dạ.
- Làm bài 2
Cọp xay thóc.
	Một đêm động rừng, cọp bò về làng nhiều vô kể. Lúc ấy, bà Ba Phi đang xay thóc. Mấy con chó trong nhà đánh hơi thấy có cọp, sợ hãi, cứ quanh quẩn bên chân bà. Khi cối đã vợi, bà Ba vào buồng lấy thêm thóc. Bỗng một con cọp vọt qua cửa sổ vồ lấy con chó đang đứng cạnh cối xay
Hoạt động tập thể (Tuần 6) : AN TOÀN GIAO THÔNG
 Bài 3: 	ĐI XE ĐẠP AN TOÀN	
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
* Kiến thức : 
- Biết xe đạp là phương tiện gia thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn
- Hiểu được vì sao đối với trẻ em phải có đỉ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe ra đường phố.
* Kĩ năng : - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi, kiểm tra các bộ phận của xe
* Thái độ :- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết
- Có ý thức thực hiện các qui định đảm bảo an toàn giao thông
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: - Hai xe đạp nhỏ, một xe có đầy đủ các bộ phận, một xe thiếu bộ phận
* Học sinh: - Sách ATGT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:- Vạch kẻ đường có tác dụng gì?
- Hàng rào chắn gồm có mấy loại?
- Nhận xét, chốt ý
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Lựa chọn đi xe đạp an toàn
H: Ở lớp ta, những em nào đã biết đi xe đạp?
H: Nếu các em xó một chiếc xe đạp, xe đạp của các em cần phải như thế nào?
- Đưa ra một chiếc xe đạp cho học sinh thảo luận theo chủ đề: Chiếc xe đạp
* Kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường, trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp còn phải tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh (thắng) và đèn
* Hoạt động 2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và sơ đồ, yêu cầu
+ Chỉ trên sơ đồ hướng đi đúng và hướng đi sai
+ Chỉ trong tranh những hành vi (phân tích nguy cơ tai nạn)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu đại diện phân tích, nhận xét
* Nhận xét và tóm tắt ý đúng của học sinh
- Không được lạng lách, đánh võng
- Không đèo nhau, đi dàn hàng ngang
- Không được đi vào đường cấm, ngược chiều
- Không buông thả hai tay
Hỏi: Theo em, để đảm bảo an toàn, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày, lớp bổ sung ý kiến
* Kết luận: Nhắc lại qui định đối với người đi xe đạp.
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông- Dùng sơ đồ trên bảng hoặc sa bàn giao thông
- Gọi từng học sinh lên bảng nêu lần lượt các tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường,
+ Khi phải đi qua vòng xuyến,
+ Khi đi từ trong ngõ ra,
+ Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ những qui định đối với người đi xe đạp khi đi đường và hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và thực hiện tốt 
- Bài sau: Lựa chọn đường đi an toàn
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- Quan sát và thảo luận
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm đôi, đại diện trình bày
- Thảo luận nhóm và trình bày
- Học sinh trả lời
- Học sinh tham gia trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 sua.doc