1. CHÀO CỜ TRONG LỚP
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. SINH HOẠT:
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập:
- Tuyên dương: .
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
- Nhắc nhở, phê bình:
3. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TUẦN NÀY
Tuần 6 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 Hoạt động tập thể 1. Chào cờ trong lớp - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ. 2. Sinh hoạt: *Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ . * GV nhận xét: a. Về học tập: - Tuyên dương:.. - Nhắc nhở, phê bình: b. Lao động – Vệ sinh: - Tuyên dương: - Nhắc nhở, phê bình: 3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này ------------------------------------------------ Tiết 3 tập đọc Nỗi dằn vặt của An- Đrây- ca I. Mục đích yêu cầu: - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hạn, dằn vặt của An - Đrây – Ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- Đrây – Ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - HS đọc thuộc bài: Gà trống và Cáo. - Bài thơ khuyên ta điều gì? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ....ghi tên bài. b. Luyện đọc đúng: - 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn. - Bài này chia mấy đoạn? - Đọc nối tiếp đoạn. - Rèn đọc đoạn. + Đoạn 1: Đọc đúng An- Đrây – ca Đoạn này đọc giọng trầm buồn, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy. - Hs đọc đoạn. + Đoạn 2: đọc đúng: nấc lên. Đọc đúng lời của mẹ thông cảm, an ủi, dịu dàng. - HS đọc lời mẹ. - HS đọc chú giải. - HS đọc đoạn. - Em hiểu dằn vặt là như thế nào? Đoạn 2 đọc đúng lời mẹ, ý nghĩ của An-Đrây – ca đọc với giọng day dứt. - HS đọc theo nhóm đôi. GV hướng dẫn đọc cả bài: Cần ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy. Đọc đúng lời của ông mệt mỏi, lời của mẹ ân cần, ý nghĩ của An - Đrây –ca thì day dứt. - HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài. * Đoạn 1: - HS đọc thầm. - Tại sao mẹ nhờ An- Đrây –ca đi mua thuốc cho ông? - An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mau thuốc cho ông? - Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca trở về? Các em đọc thầm đoạn 2. * Đoạn 2: - Hs đọc thầm. - Chuyện gì xẩy ra khi An- đrây-ca mang thuốc về nhà? -> mẹ đang khóc rất nhiều bởi mẹ đau khổ khi ông qua đời. - An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? - HS quan sát tranh. Giảng: An-đrây-ca tự trách mình có lỗi chỉ chỉ vì mình mải chơi và An-đrây-ca đem đó đã ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng mà khóc, mà suy nghĩ... Bức tranh SGK cho các em thấy... - Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? - Bài văn giúp em hiểu được điều gì? -> Nội dung bài - Trung thực, có ý thức trách nhiệm, nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.... nỗi dằn vặt của An-đrây-ca... d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn đọc từng đoạn: HS đọc đoạn theo dãy. - GV HD đọc cả bài : Cả bài đọc giọng trầm buồn... - Gv đọc mẫu. - HS đọc đoạn mình thích. - HS đọc cả bài. e. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung bài - Liên hệ: Khi gặp tình huống gia đình có người thân... Rút kinh nghiệm:. .. ______________________________________ Tiết 3 Toán Tiết 26: Luyện tập I- Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng đọc, phấn tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra: - GV chấm một số VBT. HĐ2: Luyện tập: Bài 1/33: HS làm SGK. - Củng cố lĩ nămg đọc, phân tích số liệu trên biểu đồ. => Chốt Tại sao điền đúng ở ô: Số m vải hoa tuần 4 cử hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m? Bài 2/33: HS làm SGK, HS trả lời miệng. - Củng cố cách đọc số liệu trên biểu đồ. => Nêu cách tìm trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa? Bài 3/34: HS làm SGK. - Củng cố cách lập biểu đồ. => Nêu cách biểu thị số cá đánh bắt trong tháng 3 trên biểu đồ? * Sai lầm của HS: - Lúng túng khi làm bài 2 phần c. - Vẽ biểu đồ chưa đẹp, chưa chính xác. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Chốt kiến thức ở phần luyện tập. Rút kinh nghiệm:. .. __________________________________ Tiết 4 mĩ thuật __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 tiếng anh ____________________________________ Tiết 2 toán Tiết 27. Luyện tập chung I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên. - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian. - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1- HĐ1 : Kiểm tra . Chấm vở bài tập 2- HĐ 2 : Luyện tập . Bài 1/35 - HS làm bảng con - Kiến thức : Củng cố về số tự nhiên liền trước, liền sau và giá trị của chữ số trong số . => Chốt : Nêu cách viết số liền trước, liền sau của một số ? Bài 2/35 – HS làm SGK + làm vở . - Kiến thức : Củng cố cách so sánh các số, các đơn vị đo khối lượng . => Chốt : Nêu cách điền ? Bài 3/35 + 36 – HS làm SGK . - Củng cố về biểu thức .......... Bài 4/36 – HS làm miệng - Kiến thức : Củng cố về thế kỷ . => Chốt : 1 thế kỷ gồm ? năm ? Bài 5/36 – HS làm vở - Củng cố cách tìm số tự nhiên tròn trăm trong khoảng => Chốt : Nêu cách tìm . * Sai lầm của HS . - Lúng túng khi làm bài 4, bài 5 - Trình bày chưa đẹp 3- HĐ3 : Củng cố, dặn dò . - Hôm nay các em được luyện tập những kiến thức nào ? Rút kinh nghiệm:. .. ___________________________________ Tiết 3 Chính tả (Nghe- Viết) Người viết truyện thật thà I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: Người viết truyện thật thà. - Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả. - Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Viết bảng con: lời giải, nộp, lần này, lòng, làm bài. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài:Hôm nay cô và các em sẽ được biết đến một người víêt truyện nổi tiếng qua bài tập đọc: Người viết truyện thật thà. b. Hướng dẫn chính tả - GV đọc mẫu. - HS theo dõi SGK. - Tại sao khi nói dối, nhà văn Ban –dắc lại đỏ mặt và ấp úng? - Pháp, Ban- dắc: Viết hoa tên riêng. s/ắp nói d/ối th/ẹn truyện ngắn: truyện ≠ chuyện. - GV đọc chữ khó. c. Viết chính tả: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn tư thế viết, cách trình bày. - GV đọc to. - HS viết bài. d. Chấm chữa - GV đọc soát lỗi 2 lần. - HS soát. - Kiểm tra lỗi. - HS ghi lỗi ra lề. -HS tự chữa lỗi. - GV chấm. đ. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2/56- HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS đọc lỗi sai, sửa. Bài 3/57 a. Gv chấm, chữa. e. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm:. .. ____________________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu Danh từ chung và danh từ riêng I. Mục đích -yêu cầu - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. - Nắm được quy tắc viết hao danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Thế nào là danh từ? Lấy ví dụ? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ... ghi tên bài. b. Hình thành khái niệm * Nhận xét: - HS đọc thầm nhận xét. Bài 1 yêu cầu gì? - Hs nêu. - HS làm bảng con. - GV ghi bảng 4 từ: a) sông b) Cửu Long. c) vua d) Lê Lợi. - HS đọc. - HS làm VBT theo nhóm đôi. - Hãy đọc yêu cầu bài 2. - So sánh a với b; c với d. ->Gv chốt: + Tên chung của 1 loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. + Những tên riêng của 1 sự vật, nhất định gọi là danh từ riêng. - Thế nào là danh từ chung? - Thế nào là danh từ riêng? Bài 3: - HS đọc thầm - đọc to. - HS trả lời. *Ghi nhớ: - GV: Qua phần nhận xét, hãy cho biết thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng? - HS đọc ghi nhớ. c. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1/58- HS đọc thầm. - HS đọc to đoạn văn. Bài 1 yêu cầu gì? - HS nêu. - HS làm VBT nhóm đôi. - HS trình bày theo nhóm đôi: 1 em danh từ chung, 1 em danh từ riêng. -> Thế nào là danh từ chung? danh từ riêng? nêu cách viết danh từ riêng? Bài 2/58- HS nêu. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. - Là danh từ riêng vì chỉ 1 người cụ thể -> Chốt: cách viết danh từ riêng. d. Củng cố, dặn dò: - Lấy ví dụ 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng. Rút kinh nghiệm:. .. ____________________________________________________________ Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 Thể dục Bài 12 I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. YC đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. đều, đúng khẩu lệnh - Trò chơi:YC tập chung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích II.Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập, Còi. 4-->6 Quả bóng. III.Nội dung giảng dạy: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1)Nhận xét: -ổn định tổ chức lớp. -GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học. 2)Khởi động: B. Phần cơ bản: 1.Đội hình đội ngũ: +Ôn đi đều vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi sai nhịp. +Cả lớp tập-GV điều khiển +Chia tổ tập luyện. -GV quan sát phát hiện sai sót, sửa chữa. + Tập cả lớp. +GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 2) Trò chơi: Ném trúng đích. -GV nêu tên trò chơi. -Giải thích cách chơi, luật chơi +GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình. C. Phần kết thúc: 1) Động tác điều hoà: 2) GV nhận xét tiết học. -GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 5 - 8 phút 20 - 22 phút 2- 3phút 4- 5 phút 3- 5phút 8- 10phút 3 - 5 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo. -HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện -Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai -Chạy nhẹ nhành trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu. -HS tập cả lớp. - lớp trưởng điều khiển. -Tổ trưởng điều khiển. -Các tổ thi đua trình diễn -HS tập hợp theo đội hình chơi. -1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát. - Cả lớp chơi. -HS chạy thường quanh sân 1-->2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang làm ĐT thả lỏng . - Vỗ tay nhịp nhàng, hát. Tiết 2 toán Tiết 28. Luyện tập chung I- Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố về : - Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất ( hoặc bé nhất ) trong một nhóm các số . - Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng ... ăng làm tính cộng . II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ . III- Các hoạt động dạy học : 1. HĐ1 : Kiểm tra . - Làm bảng con : 48352 + 21026=? Nêu cách cộng . -> Giới thiệu vào bài mới : 2. HĐ2 : Dạy bài mới : a. HĐ2.1 : Củng cố cách thực hiện phép cộng : - Một em hãy nêu cách thực hiện phép cộng bạn vừa làm ? 48352 + 21026 - Muốn thực hiện phép cộng trên em đã làm theo mấy bước? Là những bước nào ? + áp dụng thực hiện tiếp bảng con 367859 + 541728 - Nêu cách cộng ? - Phép cộng này có gì khác phép cộng trước? GV : Khi thực hiện phép cộng có nhớ các em cần chú ý nhớ sang hàng bên cạnh liền trước . 3. HĐ3 : Luyện tập . Bài 1/39 : - Kiến thức : Củng cố về phép cộng . - Chốt : Nêu cách cộng . Bài 2/39 : a, HS làm bảng con . - Kiến thức : Củng cố về phép cộng, chú ý cách đặt tính . - Chốt : Lưu ý câu lời giải . Bài 4/39 : HS làm vở . - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết . - Chốt : Nêu cách tìm STB, SH chưa biết . * Sai lầm của HS : - Đặt tính sai, cộng còn sai . - Lúng túng khi cộng có nhớ . 4. HĐ4 : Củng cố, dặn dò : - Nêu cách thực hiện phép cộng ? Rút kinh nghiệm . ___________________________________ Tiết 2 Khoa học Một số cách bảo quản thức ăn I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn. - Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng - Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn dã được bảo quản. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình vẽ SGK Phiếu bài tập III.Các hoạt động dạy- học: *Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ. -Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? +GV giới thiệu bài: -HS mở SGK trang24 *Hoạt động2: Quan sát và thảo luận: +MT: Kể tên các cách bảo quản thức ăn +Các bước: B 1 :Làm viêc nhóm đôi. - Quan sát H trang 24, 25: -HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi và YC trên. B 2: - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến . Nhóm khác bổ sung. *GV kết luận: Người ta có thể bảo quản thức ăn bằng cách: Phơi khô, nướng, sấy, ướp muối, nhâm nước mắm, ướp lạnh, đóng hộp, cô đặc với đường... *Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập +MT: Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng. Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. + Các bước: Bước 1: GV chia nhóm, phát phiếu BT có nội dung như trong SGV -Từng nhóm HS làm việc theo phiếu HT. Bước 2: Làm việc cả lớp. -Đại diện các nhóm trìmh bày, nhóm khác bổ sung. -HS đọc mục Bạn cần biết. *GV kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu không bị mất dinh dưỡng và ôi thiu. *Củng cố-Dặn dò: - GV dặn HS về nhà thực hành bảo quản thức ăn. - Về chuẩn bị bài sau. _________________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Trả bài văn viết thư I. Mục đích, yêu cầu - Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ. - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùngtừ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa lỗi. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giáo viên nhận xét chung kết quả bài viết của cả lớp. a. Giới thiệu bài:... ghi đề bài. b. Nhận xét: * Ưu điểm: - Viết đúng bố cục của bài văn viết thư. - Xác định và viết đúng trọng tâm của đề bài. - Biết đặt câu đúng ngữ pháp, diễn đạt hay. * Nhược điểm: - Còn một số em trình bày chưa đẹp. - Một số em viết sơ sài, nội dung quá ngắn chưa đảm bảo nội dung đề yêu cầu. - Còn viết sai chính tả. 2. Hướng dẫn học sinh chữa bài: a. Hướng dẫn từng học sinh chữa lỗi. - GV phát phiếu bài tập cho học sinh. - GV yêu cầu học sinh: + Đọc lời nhận xét của cô. + Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài. + Viết vào phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi. + Đổi bài nhóm đôi. + GV theo dõi, kiểm tra học sinh. b. Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chép lỗi cần chữa trên bảng. - HS phát hiện chữa. + Lỗi chính tả. + Lỗi dùng từ, đặt câu. + Lỗi đoạn văn. 3.Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay. - Gv đọc đoạn thư, lá thư hay để học sinh học tập. 4. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm:. .. ____________________________________ Tiết 4 Đạo đức Biết bày tỏ ý kiến ( 2 tiết) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: 1.Nhận thức được: - Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của người khác. II. Đồ dùng dạy- học: Sách đạo đức lớp 4 Một và bức tranh cho HĐ khởi động. Tranh SGK. III. hoạt động dạy- học (Tiết 2) *Hoạt động 1: Tiêủ phẩm: Một buổi tối trong gia đình Hoa. -HS đã được chuẩn bị từ tiêt trước. -Một số em đóng tiểu phẩm. -Cả lớp theo dõi +Thảo luận: -Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc HT của Hoa? -Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến đó có phù hợp không? -Nếu là Hoa em, Em sẽ giải ưuyết NTN? +GV kết luận: -Mỗi GĐ có những vấn đề, Những khó khăn riêng... *Hoạt động2:Trò chơi phóng viên: - GV hướng dẫn trò chơi. HS tham gia trò chơi. +GV chốt: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. *Hoạt động3: HS làm việc cá nhân: +Bài tập4: -HS trình bày bài viết., tranh vẽ đã chuẩn bị ở nhà. +GV Chốt: Kết luận SGV trang 26 * Hoạt động nối tiếp: củng cố, dặn dò +ý kiến của trẻ cần được tôn trọng tuy nhiên không phải ý kiến nào cũng được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. -Trẻ em cần phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. +Về học thuộc phần ghi nhớ. _______________________________________________________ Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 Tiếng anh _______________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: trung thực – Tự trọng I. Mục đích yêu cầu - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng. - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Lấy 2 ví dụ: danh từ chung, danh từ riêng ( viết bảng con) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ... ghi tên bài. b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1/62- HS đọc thầm, đọc to yêu cầu. - Bài 1 yêu cầu gì? - Hướng dẫn học sinh điền từ Tự trọng? - Gv treo bảng phụ, chữa. - Hãy đọc các từ vừa điền. - Các từ đó thuộc chủ đề nào? Bài 2/63 - HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ làm SGK (nối) - HS đọc. - Em hãy đọc các từ trong Bài 2? -> Đó là các từ thuộc chủ đề Trung thực, tự trọng Bài 3/63 - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS nêu: a) Trung thu, trung bình, trung tâm. - HS đọc yêu cầu - HS làm vở. - HS đọc câu, cả lớp chữa. -> những từ ở mục b thuộc chủ đề trung thực, tự trọng. Bài 4/63 : GV chấm - Chữa d. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề Trung thực – Tự trọng trong bài? - Chuẩn bị bài: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Rút kinh nghiệm:. .. ____________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục đích, yêu cầu - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, Hs nắm được cốt truyện: Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện. - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ba lưỡi rìu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Đọc ghi nhớ bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:.... ghi tên bài. b. H Bài 1/64 - HS đọc yêu cầu. - Bài 1 yêu cầu gì - Có mấy bức tranh? - GV: Mỗi bức tranh là 1 sự việc chính của truyện. + Truyện có mấy nhân vật? Là ai? - Nội dung truyện nói về điều gì? - HS kể theo dãy, mỗi em 1 tranh. - Kể nhóm đôi. - Kể cá nhân cả truyện. - GV nhận xét : Mỗi sự việc của câu chuyện, các em đã biết kể lại bằng 1 đoạn văn nhưng không nói quá chi tiết vì đây mới là cốt truyện. . - HS đọc chú ý. - HS làm VBT. Nhận xét: Đã biết phát triển ý thành 1 đoạn văn chưa? Đã có nhân vật và tả được ngoại hình của nhân vật chưa? Cách phát triển ( dùng từ, ý...) đã phù hợp chưa? - Tập kể nhóm đôi. - HS kể trước lớp theo đoạn. - HS kể cả truyện. c. Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu cách phát triển câu chuyện trogn bài vừa học? + Quan sát tranh, đọc gợi ý để nắm cốt truyện. + Phát triển ý dưới tranh thành 1 đoạn... + Liên kết các đoạn thành 1 câu chuyện. Về viết lại câu chuyện. chuẩn bị bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm:. . __________________________________ Tiết 4 Toán Tiết 30 .Phép trừ I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố : - Cách thực hiện phép trừ ( không nhớ và có nhớ ) . - Kỹ năng làm phép trừ . II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ . III - Các hoạt động dạy học : 1. HĐ1 : Kiểm tra :- Chấm 1 số VBT . - Làm bảng con : 865279 - 405237 2. HĐ2 : Dạy bài mới : a. HĐ2.1 : Giới thiệu bài : Dựa vào phần kiểm tra . b. HĐ2.2 : Hãy Củng cố cách thực hiện phép trừ . - Hãy nêu cách thực hiện phép trừ trên? - Em đã thực hiện mấy bước ? - Nhắc lại cách thực hiện ? - Thực hiện tiếp bảng con : 647253 – 285479 - Em hãy nêu cách làm ? - Phép trừ này có gì khác phép trừ trên? GV lưu ý HS khi trừ có nhớ. - Nêu cách trừ 2 số ? 3. HĐ3 : Luyện tập : - Kiến thức : Củng cố cách đặt tính và tính trừ . - Chốt : Nêu cách làm . Bài 2/40 : - HS làm bảng con .... - Củng cố cách trừ . ( HS có thể làm hàng dọc hoặc hàng ngang ) - Chốt : Lưu ý khi trừ 2 số có lượng chữ số khác nhau . Bài 3/40 : - HS làm nháp . - Củng cố giải toán về phép trừ . Bài 4/40 : - HS làm vở . - Củng cố cách thực hiện phép trừ . - Chốt : Nêu cách làm . * Sai lầm của HS : - Trừ có nhớ còn sai . - Vẽ sơ đồ tóm tắt chưa đúng, đẹp . 4.HĐ4 : Củng cố, dặn dò - Nêu cách trừ 2 số . Rút kinh nghiệm. __________________________________________________________________ Tuần 7 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 Hoạt động tập thể 1. Chào cờ trong lớp - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ. 2. Sinh hoạt: *Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ . * GV nhận xét: a. Về học tập: - Tuyên dương:.. - Nhắc nhở, phê bình: b. Lao động – Vệ sinh: - Tuyên dương: - Nhắc nhở, phê bình: 3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này _____________________________________
Tài liệu đính kèm: