Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu:

- Luyện cho HS viết chữ đúng và đẹp hơn.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng chữ cái chuẩn.

- HS: Vở luyện viết

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
Đạo đức
 Biết bày tỏ ý kiến (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu kiến thức đã học:
 - Thực hiện quyền được học tập của trẻ em (của mình).
 - Biết bày tỏ ý kiến của mình.
 - Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.
 - HS: SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự chuẩn bị của HS.
II. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Tiểu phẩm:"Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa".
- Yêu cầu HS thảo luận nêu ý nghĩa tiểu phẩm
- GVkết luận:
b) Hoạt động 2: Trò chơi: "Phóng viên".
- GV đưa ra một số câu hỏi khác:
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích hiện nay của bạn là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến.
c) Hoạt động 3: Hợp tác nhóm.
- Gv cho HS đọc bài tập 4.
- Từng nhóm lên viết, vẽ, kể chuyện.về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
- GV kết luận chung
III. Củng cố, dặn dò
- Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ, anh chị, cô giáo hoặc với bạn về những vấn đề liên quan đến bản thân em.
-Về nhà ôn lại bài- Đọc trước bài 4.
- HS nghe tiểu phẩm.
- HS thảo luận:
- HS có thể phỏng vấn theo nội dung các câu hỏi trong SGK và thêm các câu hỏi khác.
- Lớp nhận xét- Bổ sung.
- HS đọc bài 4 và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe, thực hiện.
Luyện viết
Bài 5
A. Mục tiêu:
- Luyện cho HS viết chữ đúng và đẹp hơn.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn.
- HS: Vở luyện viết
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết.
- Những chữ phải viết là những chữ nào? 
- Chúng ta đã học chưa?
- GV: Bài 5 chúng ta phải viết lại những con chữ đã học từ đầu năm.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS viết cẩn thận vào trong vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
c) Chấm bài.
- GV chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xétbài làm của các em.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về ghi nhớ cách viết các con chữ.
 - HS mở vở.
 - HS lắng nghe.
HS nêu A, B, C, D 
Cao 2,5 li- cỡ nhỏ
Cách viết: Viết như nhuũng lần trước thầy đã ginag
Hs chú ý lắng nghe
HS lắng nghe, ghi nhớ
Phụ đạo HSY
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a) 2547 + 7241 b) 3917 - 2567 c) 2968 + 6524
Bài 2 : Nếu a = 6 thì giá trị của biểu thức 7543 x a là 
A. 45248 B. 45058 C. 45258 D. 42358
Bài 3: Một trường có 315 học sinh nữ, số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ 
28 bạn. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?
Bài 4 : Tính tổng của số bé nhất có 8 chữ số và số lớn nhất có 7 chữ số . 
Đáp án 
Bài 1 : a. 9788 b. 1350 c. 9492
Bài 2 : C
Bài 3 : Số học sinh nam của trường là : 315 – 28 = 287 ( học sinh )
Trường đó có số học sinh là : 315 + 187 = 602 ( học sinh ) 
Đáp số : 602 học sinh 
Bài 4 : Số bé nhất có 8 chữ số là : 10 000 000
Số lớn nhất có 7 chữ số là : 9 999 999
Tổng của số bé nhất có 8 chữ số và số lớn nhất có 7 chữ số là :
 10000000 + 9999999 = 19999999
Đáp số : 19999999
Thứ ba, ngày 05 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về phép tính cộng và phép thử lại.
- Luyện cho HS cách vẽ hình theo mẫu
- Bước đầu làm quen với cách tìm diện tích.
- Cách giải bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Vở bài tập
- Hs: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- Gọi hs nêu lại cách đặt tính.
- Phép thử lại đối với phép cộng và phép trừ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Gọi HS tóm tắt bài toán
- Gọi HS nêu cách giải
Bài 3
- Gọi hs nêu 1 ô vuông có diện tích bằng bao nhiêu?
- Em hãy chia hình trên thành các ô vuông như ô vuông 1 cm2?
- Hình trên bao gồm mấy ô vuông 1 cm2?
b) Thực hành
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS
c) Chấm, chữa bài
- GV chấm 1 số vở.
- Thu vở, chữa bài
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- HS đặt tính rồi tính
 25893 + 76303 = ?
HS nêu
Hs đọc đề bài
Nêu cách giải toán 
1 cm2
10 ô vuông
Hs làm bài
Hs quan sát
- Hs chú ý lắng nghe
Luyện từ và câu
Luyện: Danh từ chung- danh từ riêng
 Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng
A. Mục đích, yêu cầu
1. Luyện nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. Luyện mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng
2. Luyện quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 4
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em nêu ghi nhớ tiết trước
- 1 em làm lại bài 2
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
 a) Luyện danh từ chung- danh từ riêng
 Bài tập 1
 - GV phát phiếu bài tập
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
 - GV treo bản đồ tự nhiên VN
 Bài tập 2
 - GV hướng dẫn h/s trả lời
 - GV nêu: Tên chung của 1 loại sự vật được gọi là danh từ chung.
 - Tên riêng của 1 sự vật nhất định gọi là danh từ riêng.
 Bài tập 3
 - GV gợi ý để h/s nêu nhận xét
Bài 1: GV treo bảng phụ
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2: Cho h/s thực hành 
b) Luyện mở rộng vốn từ : “Trung thực - Tự trọng”
Bài tập 3
 - GV phát cho học sinh mỗi em 1 trang từ điển có chứa các từ cần tìm nghĩa.
Bài tập 4
 - Tổ chức thi tiếp sức
III. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - HS làm bài
 - Nghe, mở sách
 - Học sinh làm lại bài tập 1 vào vở BT
 - 2 em làm bài trên bảng
 - Làm bài đúng vào vở
 - Chỉ trên bản đồ sông Cửu Long.
- 1 em đọc yêu cầu bài 2
 - Lớp trả lời miệng
 - Nêu ví dụ: sông, Cửu Long
 - Nêu ví dụ: vua, Lê Lợi
 - HS đọc yêu cầu của bài
 - DT riêng phải viết hoa
 - 1 em đọc yêu cầu của bài
 - Lớp làm bài cá nhân, nêu trước lớp
 - Học sinh làm lại bài tập 2
 - 1 -2 em đọc bài đúng
 - Tập tra từ điển
 - Đọc nghĩa các từ
 - Thực hành thi tiếp sức đặt câu
- HS lắng nghe ghi nhớ
Thứ tư, ngày 06 tháng 10 năm 2010
Thực hành Tiếng Việt
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng và phương pháp làm văn viết thư. Viết được bức thư thăm ông bà đúng theo chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy học
1. Viết thư
a) Gv hệ thống lại phần lý thuyết về văn viết thư.
b)Thực hành :
Đề bài : Nghe tin bà ngoại ở quê bị ốm, em hãy viết thư thăm bà và động viên để bà mau khỏi.
2. Luyện từ và câu
Tìm trong đoạn văn sau : a) danh từ chỉ sự vật ;b) danh từ chỉ hiện tượng.
Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông : gió càng mạnh thêm , mặc sức điên đảo trên cành cây.
 Hs tìm và nêu, nhận xét (danh từ chỉ sự vật : mây ; trời ;....
 danh từ chỉ hiện tượng : Gió ; Mưa)
Kỹ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
A. Mục tiêu:
- H/S biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . Khâu ghép được hai mép vải theo yêu cầu.
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng để áp dụng vào cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường trên giấy và trên vải.
- HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật 4.
C. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em nêu đặc điểm và các bước thực hành mũi khâu thường
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên đưa mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường cho h/s quan sát
- Khâu ghép 2 mép vải có tác dụng gì?
b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Đặt vải như thế nào?
- Vạch dấu và khâu như thế nào?
- Khâu lược có đặc điểm gì?
- Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- Giáo viên hướng dẫn các chú ý
- GV làm mẫu
c) Ghi nhớ
d) Hướng dẫn tập khâu
III. Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét việc chuẩn bị đồ dùng, ý thức và kết quả học tập của h/s.
- Dặn h/s về nhà đọc trước bài, tập khâu, chuẩn bị đồ dùng tiết 7.
Nghe giới thiệu
H/s quan sát, nhận xét (2mặt vải trái, phải và đường khâu ).
May tay áo ,cổ áo, khâu túi, vỏ gối 
Hai mặt phải úp vào nhau
Kẻ vạch dấu và đường khâu trên mặt trái
- Mũi khâu rất thưa
- Không nút chỉ cuối.
- Có 3 bước: 
+Bước1 vạch dấu đườn
+ Bước 2 khâu lược
+ Bước 3 khâu theo đường dấu
Nghe
- Quan sát ,2 em làm mẫu trước lớp
- Lớp nhận xét
- 2 em đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm.
- H/s tập khâu trên giấy ô li.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tập làm văn
Luyện: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
A Mục đích, yêu cầu
1. Luyện kĩ năng ban đầu về đoạn văn kể chuyện 
2. Luyện vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng lớp chép bài 1, 2, 3(nhận xét)
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 4
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi học sinh nêu thế nào là đoạn văn, cách trình bày đoạn văn ?
II. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài 
2. Bài mới
a) Luyện về đoạn văn trong bài kể chuyện 
Bài tập 1, 2
 - GV yêu cầu học sinh mở vở bài tập
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng(SGV 130)
 Bài tập 3
 - GV nêu: mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể 1 sự việc trong truỗi sự việc nòng cốt của chuyện. Hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng
b) Phần ghi nhớ
 - GV nhắc học sinh học thuộc
c) Phần luyện tập
 - GV giải thích thêm: 3 đoạn văn nói về 1 em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà .Yêu cầu hoàn chỉnh đoạn 3.
 - GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết tốt
III. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Yêu cầu học sinh học thuộc ghi nhớ
 - Viết vào vở đoạn văn thứ 2 với cả 3 phần: Mở đầu, thân đoạn, kết thúc đã hoàn chỉnh.
 - Hát
 - 1-2 em làm lại bài 1 tiết trước 
 - 1-2 em trả lời
 - Lớp nhận xét
 - Nghe giới thiệu 
 - 1-2 em đọc yêu cầu bài tập
 - Thảo luận theo cặp, ghi kết quả thảo luận vào vở bài tập.
 - 1-2 em đọc bài làm
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ nêu nhận xét rút ra từ 2 bài tập trên
 - 1-2 em nhắc lại nội dung GV vừa nêu.
 - 1 em đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm
 - Luyện đọc thuộc ghi nhớ
 - 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập
 - Nghe GV giải thích
 - Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ, tưởng tượng để viết bổ xung phần thân đoạn.
 - 1 số em đọc bài làm.
 - Nghe nhận xét
 - Thực hiện 
Thứ năm ngày 07 tháng 10 năm 2010
Toán (TH)
Tính chất giao hoán của phép cộng
A. Mục đích, yêu cầu
- Củng cố cho Hs kiến thức về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Tìm diện tích của một hình
B. Đồ dùng dạy – học
- GV: Vở bài tập
- HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng. HS khác nêu biểu thức thể hiện tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm bài
Bài 1, 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Để làm được bài này chúng ta phải vận dụng tính chất gì của phép cộng?
Bài 3:
Gọi Hs đọc đề bài
- Gọi HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Lưu ý HS khi khoanh vào đáp án
Bài 4:
- 1 ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
- Nửa ô sẽ có diện tích bao nhiêu?
- Để tìm được diện tích của các hình bên dưới ta phải làm như thế nào?
b) Thực hành
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Chấm 1 số bài
III. Củng cố, dặn dò
- NHận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài
HS nêu
HS lắng nghe
Viết chữ hoặc số thích hợp vào cjỗ chấm.
HS đọc đề bài
Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.
HS trả lời
Chia thành các ô vuông và nửa ô vuông.
HS làm bài
HS lắng nghe, ghi nhớ
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 6
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt động khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè.
 - Đi học đều, ra vào lớp ngay ngắn, khẩn trương Tuy nhiên vẫn còn tình trạng đi học chậm: Châu loan.
 b) Về học tập: 
 - Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Bên cạnh đó vẫn còn những ban chưa chú ý vào học tập còn nói chuyện trong lớp, không chịu làm bài tập.
c) Các hoạt động khác.
- Thể dục giữa giờ và múa hát sân trường được thực hiện, nhưng nhiều bạn còn tập hời hợt, chưa đúng tư thế
III. Phương hướng tuần tới
Tiếp tục thực hiện những hình phạt đã đặt ra với những bạn vi phạm kỷ luật. 
Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
IV. Tổ chức cho HS chơi trò chơi ( văn nghệ)
HĐNGLL
Vâng lời bác hồ dạy - em gắnghọc chăm
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được tầm được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
	- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh:
	- Vui văn nghệ
b. Hình thức hoạt động
Trình bày nội dung và ý nghĩa của thư Bác.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
	- Câu hỏi và đáp án.	
	- Khăn bàn, bình hoa.
b. Về tổ chức
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề. Việc phân công gồm:
+ Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
+ Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Đọc thư Bác có câu: "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một nền văn hoá nô lệ... Ngàu nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ thế nào?
Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì? Để làm theo lời bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào?
Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Các tổ chuẩn bị các câu hỏi trên để thảo luận.
- Cử ban giám khảo
- Cử người điều khiển chương trình
- Phân công người trang trí.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ và về học tập.
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- Đại diện tổ trình bày câu hỏi các thành viên trong tổ có thể bổ sung và các tổ khác nêu lên những vấn đề khác để trao đổi kĩ nội dung chính của thư Bác.
- Sau khi các tổ trình bày xong, cả lớp cùng trao đổi câu hỏi sau:
Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta làm gì để thực hiện lời Bác dạy?
Thư kí viết các ý lên bảng.
- Các tiết mục xen kẽ.
5. Kết thúc hoạt động
Cho lớp tự đánh giá về chất lượng chuẩn bị câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ trả lời hay nhất. Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thành các công việc đã được phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_le_ba_tung_day_buoi_c.doc