Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

 Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

I. Mục têu:

- Biết đọc với giọng kẻ chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các CH trong SGK).

- KNS: HS biết ứng sử lịch sự trong giao tiếp thể hiệ sự cảm thông, xác định giá trị

II. Đồ dùng và phương phápdạy học:

1.Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.+SGK

2.Phương pháp: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Nhận xét ghi điểm.

2. Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài

b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

. GV đọc diễn cảm toàn bài

. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 - kiểm tra 2 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”.

- Nhận xét về tính cách 2 nhân vật Gà Trống và Cáo.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Ngày soạn: 30/9/2011.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011.
Giáo dục tập thể 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn
 Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. Mục têu:
- Biết đọc với giọng kẻ chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các CH trong SGK).
- KNS: HS biết ứng sử lịch sự trong giao tiếp thể hiệ sự cảm thông, xác định giá trị
II. Đồ dùng và phương phápdạy học:
1.Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.+SGK
2.Phương pháp: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
. GV đọc diễn cảm toàn bài
. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 
- kiểm tra 2 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”.
- Nhận xét về tính cách 2 nhân vật Gà Trống và Cáo.
- GV gọi 1 vài em đọc đoạn 1 kết hợp quan sát tranh và sửa lỗi phát âm cho HS.
HS: 1 - 2 em đọc đoạn 1.
- Luyện phát âm tên riêng nước ngoài.
- Giải nghĩa từ “dằn vặt”.
- Đặt câu với từ “dằn vặt”.
HS: Luyện đọc theo cặp. 
- 1 - 2 em đọc cả đoạn.
? Khi câu chuyện xảy ra, An - đrây - ca lúc đó mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình thế nào
HSTB: lúc đó An - đrây - ca 9 tuổi, em đang sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
? Mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An - đrây - ca thế nào
HSK: An - đrây - ca nhanh nhẹn đi ngay.
? An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông
HSTB: Được các bạn rủ chơi đá bóng, mải chơi quên lời mẹ dặn, mãi sau mới nhớ ra . mua mang về.
- HD HS cả lớp tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm cả đoạn văn hoặc 1 vài câu trong đoạn.
HS: Luyện đọc trong nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
c. Đọc và tìm hiểu đoạn 2 (còn lại):
- GV nghe, sửa lỗi phát âm.
HS: 2 - 3 em nối tiếp nhau đọc đoạn 2.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 vài em đọc lại cả đoạn.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà
HS: An - đrây - ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
? An - đrây - ca tự dằn vặt mình như thế nào
HS: Oà khóc khi thấy ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi quên mua thuốc về chậm mà ông chết. An - đrây - ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi bảo An - đrây-ca không có lỗi dằn vặt mình.
? Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là 1 cậu bé như thế nào
- ND: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
HS: . Rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn.
An - đrây - ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với nỗi lòng của bản thân.
- HS nhắc lại
- GV hướng dẫn HS tìm và đọc 1 đoạn diễn cảm.
Luyện đọc diễn cảm theo vai
- Thi giữa các nhóm.
 3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, đọc lại bài và xem trước bài sau. 
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Toán: 
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ .
- HS có ý thức tự giác học bài.
II. Đồ dùng: 
 Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ bài 3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: . Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
GV gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.
: Đọc yêu cầu bài tập.
GV hỏi các câu hỏi đã có.
- HS nhìn vào SGK và trả lời .
- Tuần1: Cửa hàng bán được 2 m vảỉ hoa và 1m vải trắng : S
- Tuần 3 Cửa hàng bán được 400m vải: Đ
- Tuần 3 Cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất : Đ
- Số m vải hoa tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 100 mét : Đ
- Số m vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100 mét : S
+ Bài 2:
Đọc yêu cầu bài tập.
 - Cả lớp làm vào vở 
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa
Tháng 9 có 3 ngày mưa.
Số ngày mưa tháng 8nhiều hơn tháng 9 là
 - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
15 - 3 = 12 (ngày)
c) Số ngày mưa TB của mỗi tháng là:
 (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
+ Bài 3: HSKG
- GV treo bảng phụ cho HS quan sát.
HSK: Nêu đầu bài dựa vào quan sát biểu đồ trên bảng.
- GV nhận xét và sửa chữa nếu cần.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau. 
Ngày soạn: 1/10/2011.
Ngày giảng : Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011.
 Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm về DT chung và DT riêng.(ND ghi nhớ)
- Nhận biết được DT chung và DT riêng, dựa trên dấu hiêu về ý nghĩa khái quát của chúng ( BT1 mục III ); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế (BT 2 )
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ tự nhiên, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
1 em làm bài tập 2.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu và ghi đầu bài:
b. HD làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- GV treo bảng phụ.
- GV chốt lại lời giải đúng:
HS: 2 em lên bảng làm bài.
HS: Làm bài vào vở.
a.Sông, b.Cửu Long
c.Vua, d.Lê Lợi
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ (sông - Cửu Long - vua - Lê Lợi), trả lời câu hỏi:
- GV dùng phiếu ghi lời giải:
a) Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
b) Cửu Long: Tên riêng 1 dòng sông.
c) Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Lê Lợi: Tên riêng của 1 vị vua.
Kết luận: - Những tên chung của 1 loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những tên riêng của 1 loại sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
 Nhiều HS nhắc lại.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách viết các từ trên xem có khác nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Tên chung của dòng (sông) không viết hoa. Tên riêng của 1 dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
+ Tên chung của người đứng đầu (vua) không viết hoa. Tên riêng của vua (Lê Lợi) viết hoa.
c. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc phần ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- DTC: Núi, dòng, sông. dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
- DTR: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
+ Bài 2: 
- GV chữa bài, chấm, nhận xét
HS: - 1 em đọc yêu cầu.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Viết, đọc , so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong 1 số.
- Đọc được thông tin về biểu đò cột.
- Xác định được một năm thuộc thể kỉ nào.
II. Đồ dùng dạy học:
 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: GT bài
Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: làm miệng
GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
Đọc yêu cầu bài tập, tự làm rồi chữa bài.
củng cố cho HS về số liền trước, số liền sau.
2 835 918.
2 835 916.
2 000 000, 200 000, 200.
Nhiều học sinh đọc lại KQ.
+ Bài 2: không làm
+ Bài 3: Trình bày miệng
 QS biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm.
GV gọi HS quan sát biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm
3 lớp ; 3A, 3B, 3C.
3A có 18 HS, 3B có 27 HS, 3C có 21 HS
.
3B, 3A
22 HS
+ Bài 4: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
HS: Tự làm bài vào vở nháp.
HSK lên bảng
Nhận xét, chốt KQ đúng.
Năm 2000 thuộc thế kỷ XX
Năm 2005 thuộc thể kỷ XXI
Thế kỷ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
+ Bài 5: HS KG
Thu chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
Các số tròn trăm lớn hơn 540, bé hơn 870 là: 600; 700; 800.
Vậy là 600; 700; 800.
HS chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm các bài tập trong vở bài tập.
 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý ( SGK ), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
.- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Một số truyện viết về lòng tự trọng, 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu – ghi tên bài
b.Hướng dẫn HS kể chuyện:
B1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
: 1 em đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
 4 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. : Đọc lướt gợi ý 2.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện
- Nhắc HS nên chọn những câu chuyện ngoài SGK.
của mình.
 HS: Đọc thầm dàn ý của mình.
B2. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Thi kể trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tính điểm cho bạn kể hay nhất.
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu:
- Kể tên 1 số cách bảo quản thức ăn. Làm khô, ướp lạnh, ướp mămựn, đóng hộp
- Thực hiện được 1 số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 24, 25 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*) Hoạt động 1: 
Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn:
Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình trang 24, 25 SGK.
- Chỉ ra và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- KQ làm việc của nhóm ghi vào mẫu.
+ Bước 2: Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
2
Đóng hộp
3
Ướp lạnh
4
Ướp lạnh
5
Làm mắm
6
Làm mứt (cô đặc với đường)
7
Ướp muối (cà muối)
b. HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV giảng (SGV).
+ Bước 2: Nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận theo câu hỏi.
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì
- Làm cho thức ăn khô, các vi sinh vật không phát triển được.
+ Bước 3: Cho HS làm bài tập.
? Trong các cách dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện ... 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV chấm bài cho HS và chốt lại lời giải đúng:
Bài giải:
Số cây huyện đó đã trồng được là:
325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
Đáp số: 358 994 cây
+ Bài 4: HSKG
GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm x.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
x - 363 = 975
x = 975 + 363
x = 1 338,.
GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
.
Địa lý 
TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
 - Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 + Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 - Biết ở Tây Nguyên có nhiều sông suối phục vụ cho thuỷ điện do đó cần phải bảo vệ.
 - Có nguồn tài nguyên rừng phong phú vì vậy cần bảo vệ và khai thác hợp lí, tích cực trồng rừng.
- Tây nguyên là nơi bắt nguồn của của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghènh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện to lớn. Vì vậy cần phảp bảo vệ nguồn nước phục vụ cuộc sống.
- Tài nguyên rừng phong phú cuộc sống người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm cần khai thác hợp lí rừng tích cực tham gia trồng rừng
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs đọc ghi nhớ bài trước 
2.Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu- ghi đầu bài:
b.Tây Nguyên - Xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
* Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ và nói:
Tây Nguyên là vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
HS: Quan sát bản đồ GV chỉ.
HS: Chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ H1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc đến Nam. Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
HS: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 số tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên:
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc.
Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum.
Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh.
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viêm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên.
- GV nghe, nhận xét, bổ sung.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
c. Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc mục 2 và bảng số liệu để trả lời:
? Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? Mùa khô vào tháng nào
? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào
? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
HS: Suy nghĩ và trả lời.
Tổng kết: GV nghe và bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Ở Tây Nguyên có nhiều tiềm năng như vậy các em cần làm gì để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đó?	
- Nhận xét giờ học
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
Ngày soạn: 4/10/2011.
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011.
Toán 
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừcác số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Củng cố cách thực hiện phép trừ:
- GV viết bảng 2 phép tính:
865 279 – 450 237
674 253 – 285 749
2 HS lên bảng chữa bài tập.
2 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp.
 415042 361504
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
 Tính trừ phải sang trái.
- Y/c cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn.
- GV ghi cách tính lên bảng.
HS: 2 – 3 em nêu lại.
c. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
 204613 313131,
Lớp đổi nháp và so sánh KQ,
+ Bài 2: 
GV nhận xét chung
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
 38145 51243
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
+ Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm.
HS: - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 1730 - 1 315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km.
+ Bài 4: 
- GV chấm bài cho HS.
HS: Đọc đề bài và tự làm vào vở.
Bài giải:
 Năm ngoái trồng được số cây là:
 214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được số cây là:
214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
Đáp số: 349 000 cây
2HSG chữa bài
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Thể dục
 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI,VÒNG TRÁI 
TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều bị sai nhịp. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không bị xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: "Ném trúng đich" y/c tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm - phương tiện:
	 Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 1 còi, 2®4 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học.
(10')
ĐHTT:
 x x x x x 
 x x x x x
- Cho H khởi động.
ĐHKĐ: x x x x 
 x x x x 
- Trò chơi "Thi đua xếp hàng"
- Cán sự điều khiển.
- T quan sát - sửa sai.
2) Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
(20')
12'
1®2 
lần
 x x x x
 x x x x 
- Cán sự điều khiển
- Chia tổ tập luyện
- Thi đua trình diễn
- T quan sát - nhận xét
- Cho lớp ôn lại
b. Trò chơi vận động
Trò chơi " Ném trúng đích"
8'
- T phổ biến luật chơi, cách chơi.
- H chơi trò chơi thi đua.
3/ Phần kết thúc:
4®5'
- H thả lỏng.
Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp.
- T nhận xét - đánh giá giờ học.
ĐHKT:
Âm nhac
GV bộ môn soạn giảng
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh, để kể lại được cốt chuyện (BT1). 
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành2, 3 đoạn văn kể chuyện BT2
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sáu tranh minh họa truyện, phiếu học tập, 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
- 1 HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ trong tiết trước.
- 1 HS làm bài tập phần luyện tập.
+ Bài 1:
- GV dán lên bảng 6 tranh minh họa truyện và nói: Đây là câu chuyện “Ba lưỡi rìu” gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa. Mỗi tranh kể 1 sự việc.
HS: Quan sát tranh, đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi bức tranh. Đọc giải nghĩa từ “tiều phu”. 
- Cả lớp đọc thầm câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để nắm sơ lược cốt truyện và trả lời câu hỏi:
? Truyện có mấy nhân vật
- Có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và ông tiên.
? Nội dung truyện nói về điều gì
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
HS: 6 HS mỗi em nhìn vào 1 tranh đọc câu dẫn giải ở dưới tranh.
2 HS nhìn vào tranh thi kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét, bổ sung.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn học sinh làm mẫu theo tranh 1.
Cả lớp quan sát kỹ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo gợi ý a và b.
HS: Phát biểu ý kiến, ghi vào phiếu và dán lên bảng lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng:
? Nhân vật làm gì
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì chiếc rìu bị văng xuống sông.
? Nhân vật nói gì
- “Cả nhà ta chỉ trông chờ vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây.”
? Ngoại hình nhân vật
- Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
? Lưỡi rìu sắt
- Lưỡi rìu bóng loáng.
- GV nghe và bổ sung.
HS: 1, 2 em giỏi nhìn phiếu tập xây dựng đoạn .
HS: Thực hành phát triển ý xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Kể chuyện theo cặp.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm lại bài.
 Giáo dục tập thể:
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu: 
	 - Học sinh nắm được, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua.
 - Biết phơng hướng tuần tới 
 - GD ý thức phê, tự phê cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: 	Các đồ dùng học tập
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Vui văn nghệ 
- Lớp trởng đánh giá u, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua 
- Gv đánh giá chung 
 1. Đạo đức : 
 Ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn.
2.Học tập : 
Có ý thức học bài trước khi đến lớp.
 3. Thể dục vệ sinh : - TD. Ra nhanh,tập đều
 - Lớp, CN sạch, gọn, ngăn nắp.
 4. Chuyên cần: Đi hoc đều, đúng giờ.
 *) Hoạt động đội: - Hát đội ca. Đồng Thanh 
 Hát về chủ điểm tháng 10 Nêu tên bài hát Đồng thanh, cá nhân.
 	-GV nhận xét chung Hát + biểu diễn.
- Tuyên dương: 
 - nhắc nhở 
- Phương hướng tuần sau: - Thực hiện đầy đủ theo y/c của trường đề ra.
 - Thực hiện đầy đủ theo y/c của khu đề ra
 - Đi học đều, đúng giờ.
 - Nêu gương bạn học tốt.
 An toàn giao thông
 BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết thêm 12 biển báo giao thông phổ biến.
- Hiểu ý nghĩa, tácdụng và tầm quan trọng của biển báo giao thông.
2. Kỹ năng: 
- HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà 
3. Thái độ: 
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- Tuân theo và đi đúng phần đường quy định của biển báo.
II. Nội dung an toàn giao thông:
1. Ôn các biển báo đã học.
2. Học các biển báo mới.
III. Chuẩn bị: Biển báo
IV. Các hoạt động chính:
1. Hoat động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV gọi 2, 3 HS lên bảng nói tên biển báo và cho biết em đã nhìn thấy nó ở đâu?
HS: Lên dán bản vẽ về biển báo và nêu tên.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV đa ra biển báo mới 110a, 122
HS: Quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc, 
- Hình tròn, màu nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Biển báo”
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
Chia lớp thành 5 nhóm, GV treo 25 biển báo lên bảng.
HS: Quan sát 1 phút rồi nhớ tên của biển báo.
- Đại diện nhóm lên báo cáo.
- GV nx, chữa và khen nhóm nói đúng.
4. Củng cố Dặn dò:
	- GV tóm tắt lại một lần cho HS ghi nhớ.
	- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_ki.doc