I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
2. Kĩ năng:- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lới nhân vật với lời người kể chuyện .
3. Thái độ : Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tuần 6 Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Chào cờ toán Tiết 26: Luyện tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức:- HS nắm được cách đọc và phân tích sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . - Thực hành lập biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ . III. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - KT vở bài tập của HS 2. Dạy bài mới - GV tổ chức cho HS làm bài tập . (30 phút) Bài 1 . GV gọi HS trả lời và chữa 3-4 câu, GV có thể bổ sung thêm một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS . Ví dụ: - Cả 4 tuần cử hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa? - Cả 4 tuần cử hàng bán được bao nhiêu mét vải trắng? Bài 2 - Gọi một HS lên bảng làm câu a , một HS làm câu c . - GV cho HS nhận xét theo mẫu sau : Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: ( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 ( ngày ) - Có thể cho HS tự đặt câu hỏi cho bạn trả lời. Bài 3 - GV treo bảng phụ và cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán trong SGK - GV gọi một HS lên bảng làm vào bảng phụ , cả lớp làm vào vở . - GV cho HS nhận xét ,chữa bài 3. Củng cố , dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - HS trả lời miệng. - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của đề bài. So sánh với biểu đồ cột trong tiết trước - Đọc yêu cầu - Làm vở. đạo đức Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em . 2. Kĩ năng : Biết thực hiệnquyền tham gia ý kiến cảu mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường . 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tôn trọng ý kiến của những người khác . III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(3 phút) : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới : 2.1. Giới thiệu bài .(1 phút) 2.2. Các hoạt động Hoạt động 1 : Tiểu phẩm "Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa"(10 phút) - HS cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. + Các nhân vật : Hoa, Bố Hoa, Mẹ Hoa. + Nội dung : Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. - HS thảo luận : + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ? + Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ? - GV kết luận. Hoạt động 2 : Trò chơi "Phóng viên" (10 phút) - Cách chơi : Một số bạn xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi ở bài tập 3. - GV kết luận : Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3 : HS làm bài tập 4 SGK. (5 phút) - GV đưa ra kết luận chung. 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. Tập đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài . - Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân . 2. Kĩ năng:- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lới nhân vật với lời người kể chuyện . 3. Thái độ : Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người . ii. đồ dùng dạy học :- Bảng phụ iii. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi 2 HS đọc bài Gà Trống và Cáo. NX tính cách hai nhân vật . 2. Dạy bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.2. Hướng dẫn HS luỵện đọc và tìm hiểu bài .(30 phút) a, GV đọc diễn cảm toàn bài : b, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: - GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh, sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS. +Luyện cho cả lớp phát âm tên người nước ngoài An - đrây -ca . + Đọc lời ông với giọng mệt nhọc, nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và 3 chấm . + Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ dù không có dấu câu . - Giúp HS hiểu nghĩa từ "dằn vặt ". - Tìm hiểu nội dung đoạn văn : - HS đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời cân hỏi: ? Khi câu chuyện xảy ra An -đrây - ca mấy tuổi , hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? ? Mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông , thái độ của An - đrây - ca thế nào ? - GV hướng dẫn tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm toàn đoạn. c, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: - Tìm hiểu nội dung đoạn văn . + Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà ? + An - đrây - ca tự dằn vặt như thế nào ? + Câu chuyện cho thấy An - đrây -ca là một cậu bé như thế nào ? - GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc , luyện đọc và thi đọc diễn cảm một vài câu trong đoạn . d, Thi đọc diễn cảm toàn bài - GV hướng dẫn một vài tốp thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai . 3. Củng cố dặn dò. (4 phút) ? Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện? - GV nhận xét tiết học. - HS đọc, trả lời câu hỏi - HS theo dõi - Một vài HS đọc đoạn 1 . - HS đọc - Từng cặp HS luyện đọc. - Một , hai HS đọc lại cả đoạn . - HS đọc, trả lời - Hai , ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2 . - Từng cập HS luyện đọc . - Một , hai em đọc lại cả đoạn . - HS nêu - Thi đọc Buổi chiều Luyện đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca I. Mục tiêu : - Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca. - Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa truyện. II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Luyện đọc . (35 phút) - Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài. - GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ: "hoảng hốt, khóc nấc,qua đời, oà khóc, an ủi, không có nỗi, cứu nổi...".Đồng thời lưu ý cho HS ngắt nhịp ở một số câu thơ đầu và một số câu thơ cuối bài. - GV đọc mẫu toàn bài - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - Gọi từng nhóm lên thi đọc. - GV nhận xét, đánh giá. - Qua bài tập đọc này giúp các em hiểu thêm điều gì? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân). 3. Củng cố - dặn dò. (3 phút) - NX tiết học. - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - HS mở SGK đọc thầm bài đọc - Theo dõi, NX: giọng đọc, nhịp độ đọc,... - HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau. - Lớp nhận xét - HS trả lời. Luyện từ và câu Danh từ chung và danh từ riêng I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. - Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế. 2. Kĩ năng: - Viết đúng danh từ riêng trong khi viết bài. Xác định đúng danh từ chung và danh từ chung. 3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả. ii. đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên VN. - Bảng phụ . iii. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2. Dậy bài mới 2.1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.2. Phần nhận xét (10 phút) Bài tập 1 - Gọi 2 HS lên bảng làm . GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 - GV đưa ra lời giải . - GV chốt lại : + Những tên chung của một loại sự vật như sông ,vua được gọi là danh từ chung . + Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long , Lê Lợi gọi là DT riêng . Bài tập 3 + Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng của một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa . + Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng của một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa . 2.3. Phần ghi nhớ (5 phút) 2.4. Phần luyện tập (15 phút) Bài tập 1 - GV nhận xét , chữa bài . + Danh từ chung : núi , sông , dòng , dãy mặt , ánh , nắng, đường , dãy , nhà , trái , phải , giữa , trước . + Danh từ riêng : Chung , Lam , Thiên Nhẫn , Trác , Đại Huệ , Bác Hồ . Bài tập 2 - GV thu một số vở chấm . Nhận xét bài làm của HS. 3. Củng cố dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước . - Một HS làm bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp . - HS làm bài vào VBT - Một HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ sông. -HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau . - Một , hai HS đọc lại phần ghi nhớ . - Một HS đọc yêu cầu của đề bài . - HS làm việc theo cặp . - Hai HS lên bảng làm bài . - Một HS đọc yêu cầu của bài - Lớp làm bài vào vở . Kỹ thuật Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2) I.Mục tiêu 1.Kiến thức: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 2. Kỹ năng: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy – học - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Hai mảnh vải hoa giống nhau có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch III. Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra : Đồ dùng học tập của HS (5 phút) 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2.Các hoạt động Hoạt động 1(20 phút): HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Gọi Hs nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải. - GV nhận xét và nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường: + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu lược. + Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, - HS thựuc hành, GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. Hoạt động 2(7 phút): Đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + KHâu ghép đwocj hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải. + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối phẳng. + Các mũi khâu tương đối bằng nhau, cách đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. - HS tự đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Nhận xét - dặn dò(3 phút) - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS . - Về nhà tập khâu. Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006 Th ... đoạn văn, làm bài vào vở hoặc VBT - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân. Chọn ra những từ có nét nghĩa "ở giữa" xếp vào một loại, chọn ra những từ có nét nghĩa " một lòng một dạ" xếp vào một loại. - HS suy nghĩ, đặt câu. Toán Luyện tập: Phép cộng I. Mục tiêu: Củng cố cho HS: 1. Kiến thức : - Cách thực hiện phép cộng ( không nhớ và có nhớ ) 2. Kĩ năng : - Kĩ năng làm tính cộng. II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút) - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính 3454 + 2345 5389 + 4055 2575 + 2347 2785 + 567 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 325 + 1268 + 332 + 675 b. 2547 + 1456 + 6923 - 456 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: a. 3242 + 2326 + 192 b. 86572 - (58406 + 9275) c. 54210 + 3859 - 16278 Bài 4: Trường tiểu học Kim Đồng có 780 học sinh, trường tiểu học Lí Tự Trọng có nhiều hơn trường tiểu học Kim Đồng 128 học sinh. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh? - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chấm, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò. (3phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài. - HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập. - HS chữa bài, nhận xét. Luyện từ và câu Luyện tập: Danh từ I. Mục tiêu: Củng cố cho HS: - Thế nào là danh từ, danh từ chung, danh từ riêng. - Làm các bài tập có liên quan. II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút) - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau: Bài 1: Tìm 5 danh từ, rồi đặt câu với mỗi danh từ tìm được. Bài 2: Gạch chân dưới các danh từ trong các câu văn sau: a. Cuộc sống quá nghèo khổ khiến người đàn bà ấy càng thêm khắc khổ, rách nát. b. Mưa vừa ngớt, nắng đã soi xuống khắp không gian. c. Lúa năm nay được mùa, các bà con nông dân tươi cười rạng rỡ. Bài 3: Phân loại các danh từ trong đoạn văn sau thành hai nhóm: Một hôm, Trung đi học bỗng em nhìn thấy một em bé nằm ngay bên vỉa hè kêu khóc. Em suy nghĩ một lúc rồi bế em bé đến đồn công an quận Hoàn Kiếm. Thì ra, em bé đó bị bỏ rơi. Trung thấy lòng thật buồn........ Thế là năm học đó cậu bé Trung của trường tiểu học Kim Đồng vinh dự được đi dự " Cháu ngoan Bác Hồ " của toàn quốc. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chấm, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò. (3phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài. - HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập. - HS chữa bài, nhận xét Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006 Toán Tiết 30: Phép trừ i. Mục tiêu 1. Kiến thức - Cách thực hiện phép trừ ( không nhớ và có nhớ ). 2. Kĩ năng - Kỹ năng làm tính trừ. ii.các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi HS lên thực hiện tính: 2345 +3547; 7639 + 478 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.2. Củng cố cách thực hiện phép trừ. (10 phút) - GV nêu phép trừ trên bảng, chẳng hạn: 865279 - 450237 - Gọi HS lên bảng thực hiện phép trừ ( đặt tính cộng theo thứ tự từ phải qua trái ) vừa nói vừa viết ( như SGK) - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phépửtừ, chẳng hạn GV nêu câu hỏi: " Muốn thực hiện phép trừ ta phải làm thế nào ?" - Cho vài HS nêu lại như trên. - Ví dụ 2: GV hướng dẫn tương tự, rút ra nhận xét: Phép trừ có nhớ và phép trừ không nhớ. 2.3. Thực hành. (20 phút) - GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa. - Cho HS làm bài rồi chữa các bài tập phần bài 1, bài 2, bài 3. Bài tập 4 HS tự làm khi tự học. 3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - HS thực hiện - HS nêu cách thực hiện HS có thể trả lời:"Muốn thực hiện phép trừ, ta làm như sau: * Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ "- " và gạch kẻ ngang. * Tính: trừ theo thứ tự từ phải qua trái. địa lí Tây Nguyên i. mục tiêu 1.Kiến thức - HS nắm được đặc điểm vị trí , địa hình khí hậu của Tây Nguyên - Dựa vào lược đồ , bảng số liệu ,tranh ảnh để tìm kiến thức 2. Kĩ năng - Chỉ được vị trí cao nguyên ở tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên 3. Thái độ - ý thức học tập và yêu thích môn học ii. đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam iii. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)- Trình bày mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ ? 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.2. Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng (18 phút) * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên VN lên bảng và chỉ vị trí khu vực tây Nguyên và nói : Tây nguyên là vùng đất cao , rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau . - GV yêu cầu HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao đó theo hướng từ Bắc xuống Nam . - GV gọi HS lên bảng chỉ bản đồ địa lí tự nhiên VN và đọc tên các cao nguyên . - GV yêu cầu HS dựa vào mục 1 trong SGK xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - Bước 1 : + Gv chia lớp thành 4 nhóm , phát tranh ảnh cho mỗi nhóm về cao nguyên . + GV yêu cầu các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc diểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình được phân công tìm hiểu . - Bước 2 : + Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với việc minh hoạ bằng tranh ảnh . - Bước 3 : + GV sửa chữa , bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày . 2.3. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô (10 phút) * Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân - Bước 1 : + Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 trong SGK , từng HS trả lời các câu hỏi sau: ? ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ? ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ? - Bước 2 : + Một vài HS trả lời câu hỏi trước lớp . + GV nhận xét bổ sung . 3. Củng cố , dặn dò (5 phút) - GV hệ thống lại nội dung toàn bài : Đằc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của Tây Nguyên . - GV nhận xét tiết học . tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu 1.Kĩ năng :- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn chuyện dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển mỗi ý dưới tranh thành một đoạn văn kể chuyện. 2. Kiến thức :- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu. 3. Thái độ : Giáo dục HS tính thật thà trung thực II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS làm lại BT phần luyện tập ( bổ xung phần thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn b). (5 phút) 2. Dạy bài mới. 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28 phút) Bài tập 1: ( Dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu). - GV yêu cầu HS xem 6 tranh minh hoạ trong SGK truyện Ba lưỡi rìu cùng phần lời dưới mỗi tranh, nói: Đây là câu chuyện " Ba lưỡi rìu", gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh hoạ. Mỗi tranh kể lại một sự việc. - HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghĩa từ Tiều phu. - HS cả lớp QS tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới mỗi tranh để nắm sơ lược cốt truyện, và trả lời các câu hỏi sau: + Truyện có mấy nhân vật? + Nội dung truyện nói về điều gì? - Sau em HS tiếp theo, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh. - Hai HS dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Bài tập 2 :- Một HS đọc nội dung bài tập 2 . Cả lớp đọc thầm . - GV hướng dãn HS làm mẫu theo tranh 1 : + Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh , suy nghĩ trả lời theo gợi ý a, b . + HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét . + Một , hai HS tập xây dựng đoạn văn . Cả lớp và GV nhận xét . - HS thực hành phát triển ý , xây dựng đoạn văn kể chuyện : + HS làm việc cá nhân . Các em quan sát lần lượt từng tranh 2,3,4,5,6 suy nghĩ , tìm ý cho các đoạn văn . + HS phát biểu ý kiến về từng tranh . Sau phát biểu của HS , GV kết luận, đưa ra đáp án đúng. Đoạn Nhân vật làm gì Nhân vật nói gì Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu vàng ,bạc , sắt 2 Cụ già hiện lên Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai . Chàng chắp tay cảm ơn Cụ già râu tóc bạc phơ vẻ mặt hiền từ 3 Cụ già vớt dưới sông lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai.Chàng ngồi trên bờ xua tay . Cụ bảo : " Lưỡi rìu của con đây ". Chàng trai nói : " Đây không phảI rìu của con " . Chàng trai vẻ mặt thật thà . Lưỡi rìu vàng sáng loá . 4 Cụ già vớt lên một lưỡi rìu thứ hai . Chàng trai vẫn xua tay . Cụ hỏi : " Lưỡi rìu này của con chứ ? " . Chàng trai đáp : " Lưỡi rìu này cũng không phải của con". Lưỡi rùi bàc sáng lấp lánh . 5 Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ 3, chỉ tay vào lưỡi rìu . Chàng trai giơ hai tay lên trời Cụ hỏi " Lưỡi rìu này có phải của con không ?" Chàng trai mừng rỡ : " Đây mới đúng là rìu của con" Chàng trai vẻ mặt hớn hở . Lưỡi rìu sắt 6 Cụ già tặng chàng trai cả ba lưỡi rìu . Chàng trai chắp tay tạ ơn . Cụ khen : " Con là người trung thực , thật thà . Ta tặng con cả ba lưỡi rìu ". Chàng trai mừng rỡ nói : " Cháu cảm ơn cụ ". Cụ già vẻ mặt hài lòng . Chàng trai vẻ mặt sung sướng - HS kể chuyện theo cặp ,phát triển ý xây dựng từng đoạn văn . - Đại diện các nhóm thi nhau kể từng đoạn . 3. Củng cố ,dặn dò : (5 phút):- GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học . - GV nhận xét tiết học . hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 6 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần. - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II. Nội dung : 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần. 2. GV nhận xét. a. Ưu điểm - Nhìn chung lớp đã đi vào nề nếp : đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu. - HS có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập. Sách vở đóng bọc, dán nhãn 100%. b. Tồn tại : - Bên cạnh đó vẫn còn một số HS ý thức chưa cao. Việc thực hiện đồng phục chưa đều như : Thành Công, Trần Phương. - Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Khương, Bá Đạt, Thành Công. 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được. - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Tài liệu đính kèm: