Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Tổng hợp)

Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY – CA

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu: Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định :

2. Bài cũ:

+ HS đọc bài học thuộc lòng: Gà trống và Cáo

+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

3. Bài mới:

a, Giới thiệu bài

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
 Ngày soạn: 10 /10 /2009
 Giảng ngày: Thứ hai 12/10/2009
Chào cờ
***************************************
Toán.
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
- Thực hành lập biểu đồ, BT 1, 2.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ bài 3
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Dựa vào biểu đồ bài tập 1 ( 31 ) kể tên những lớp tham gia trồng cây?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài tập 1 ( 33 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Gọi HS nêu miệng 
- Gọi HS nhận xét
* Bài tập 2 ( 33 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét bài, đánh giá
* Bài tập 3 ( 34 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài theo nhóm 4
- Nhóm nào làm xong mang bài lên bảng đính
- Gọi HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- Kết quả: S, Đ, S, Đ, S.
- Gọi HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng phụ.
a. Tháng 7 có 18 ngày mưa
b. Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là 12 ngày
c. Trung bình cộng của 18, 15 và 3 là: ( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12
Vậy trung bình của mỗi tháng có 12 ngày mưa.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm
- Các nhóm đính bài trên bảng
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu
4. Củng cố:
+ Muốn làm được bài tập về bản đồ chúng ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau
 *********************************************
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu: Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng:
- tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định :
2. Bài cũ:
+ HS đọc bài học thuộc lòng: Gà trống và Cáo
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài
b,Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu...mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng ít năm nữa. 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: An - đrây – ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở.
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: ( giọng trầm, buồn, xúc động )
2. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2:
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ An - đrây – ca lúc đó như thế nào?
+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây – ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi HS đọc cả bài
+ Qua bài cho ta biết điều gì?
3. Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài
- GV đưa đoạn cần luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc, các HS khác theo dõi tìm ra giọng đọc.
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi 
- Gọi HS thi đọc
- Gọi HS đọc bài phân vai
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc bài
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đoc nối tiếp đoạn
- HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1
- An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An - đrây – ca nhanh nhẹn đi ngay
- An - đrây – ca gặp mấy cậu bạn
- An - đrây – ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc đoạn 2
- An - đrây – ca hốt hoảng thấy mẹ đang khóc nức lên. Ông cậu đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất.
- An - đrây – ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là nỗi của mình.
- An - đrây – ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình
- Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca
- Gọi HS đọc lại bài
- HS nêu nội dung
- 2 HS đọc nối tiếp bài
- HS quan sát
- 1 HS đọc bài
- HS đọc bài theo nhóm 
- HS thi đọc trước lớp
- HS đọc theo vai
- HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
+ Đặt lại tên cho chuyện theo ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau
 **********************************************
Chính tả.
Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm S/X (BT2)
II. Đồ dùng:
- Từ điển, giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Cho HS viết bảng con, bảng lớp: lẫn lộn, làm nên.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Viết chính tả:
- Gọi HS đọc truyện
+ Nhà văn Ban – dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
- Cho HS viết các từ dễ lẫn ra nháp
- Gọi HS đọc các từ dễ viết lẫn
- Cho HS viết bảng con: Ban – dắc; truyện dài; truyện ngắn.
- Nhắc lại cách trình bày lời thoại
- GV đọc bài
- GV quan sát uốn nắn
- GV đọc lại bài
- Chấm chữa bài, nhận xét
2. Luyện tập:
* Bài tập 2( 56 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
* Bài tập 3:( 56 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm VBT
- Tổ chức cho HS chữa bài dưới hình thức trò chơi tiếp sức 
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- HS đọc truyện
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- HS viết các từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó
- HS viết bảng con, bảng lớp: Ban – dắc, truyện dài, truyện ngắn.
- HS nhăc lại
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT
- 2 Nhóm thi tìm các từ láy có âm s/x
chứa âm s
chứa âm x
sàn sàn, san sát, sanh sánh, săn sóc, sần sùi
Xa xa, xà xẻo, xam xám, xa xôi, xao xác, xót xa 
- HS nhận xét
4. Củng cố:
+ Thế nào là từ láy?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Làm bài tập 3 b, chuẩn bị bài sau
 *********************************************
 Ngày soạn: 10 /10 /2009
 Giảng chiều ngày: Thứ hai 12/10/2009
Khoa học
 Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn : Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II. Đồ dùng:
- Hình trang 24, 25 SGK
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Vì sao cần ăn nhiều rau, quả chín?
+ Nêu cách sử dụng thực phẩm sạch và an toàn?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, G ảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động1: Tìm hiểu cách bảo quản thức ăn.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Cho HS quan sát hình 24, 25 SGK
+ Chỉ và nói cách bảo quản thức ăn trong từng hình?
- Chia 4 nhóm làm theo mẫu:
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1, 2 nhóm lên trình bày
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
Bước 1: GV giảng.
- Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu. Vậy muốn bảo quản được thức ăn chúng ta phải làm thế nào?
Bước 2: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- GV: Làm cho vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc không cho các sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
Bước 3: Cho HS làm bài tập
- Trong các cách bảo quản dưới đây cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
a. Phơi khô, nướng, sấy
b. Ướp muối, ngâm nước mắm
c. Ướp lạnh
d. Đóng hộp
e. Cô đặc với đường
- Cho HS làm phiếu bài tập, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 3: Một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
- Cách tiến hành.
Bước 1: Phát phiếu bài tập 
- Điền vào bảng sau tên của 3 – 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1. 
2.
3.
4.
5.
- Cho HS làm vào phiếu học tập, 1 HS làm bảng phụ
- GV chấm phiếu bài tập
- Gọi HS nhận xét bài
- HS quan sát hình trong SGK
- HS lên bảng trình bày
Hình
Cách bảo quản
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Phơi khô
Đóng hộp
Ướp lạnh
Ướp lạnh
Làm mắm ( ướp mặn )
Làm mứt ( cô đặc với đường )
Ướp muối ( cà muối )
- HS nghe GV giảng
- Làm cho thức ăn khô để vi sinh vật không phát triển được.
- HS đọc bài tập
- HS làm vào phiếu, 1 HS làm bảng phụ
+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e.
+ Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nhận phiếu bài tập, 1 HS làm bảng phụ.
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1. Tôm
2.Cá
3. Hành củ
4. Mít
5. Cà
Làm mắm tôm, phơi khô
Làm cá khô
Ướp muối
Sấy khô làm mứt
Ướp muối
- HS nhận xét bài, đánh giá
4. Củng cố:
+ Khi mua các thức ăn đã được bảo quản cần làm gì?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau
 *********************************************
Thư viện:
Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp
của người phụ nữ Việt Nam.
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động của tổ chức phụ nữ xã, sự quan tâm đến phong trào học tập của nhà trường.
II. Đồ dùng:
- Sách, tài liệu tham khảo của thư viện.
- Tài liệu HS sưu tầm ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
 Kiểm tra tài liệu HS đã sưu tầm ở nhà.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
Hoạt động 1: HS đưa ra các thông tin tài liệu về người phụ nữ Việt Nam.
Thông tin về người phụ nữ Việt Nam.
Thông tin về người phụ nữ địa phương.
Những quan tâm ,đóng góp của tổ chức phụ nữ xã tới hoạt động học tập của HS trường mình.
Hoạt động 2: HS đọc thông tin trong tài liệu về hoạt động phụ nữ địa phương.
Gọi một số HS đọc tài liệu.
GV bổ sung thêm những hiểu biết về tổ chức phụ nữ địa phương.
HS đưa ra ý kiến của mình.
4. Củng cố:
 GV củng cố thái độ đúng của HS đối với tổ chức phụ nữ địa phương.
5. Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu về người phụ  ...  hoạ kể lại cốt chuyện “Ba lưỡi rìu ”.
- Gọi HS nhận xét.
- GV tuyên dương những HS nhớ cốt chuyện và lời kể có sáng tạo.
* bài tập 2 ( 64 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV làm mẫu tranh 1
- Cho HS quan sát tranh và đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét
- Cho HS thực hiện theo nhóm đôi với 5 tranh còn lại.
- Gọi 1 số nhóm trình bày, GV ghi ý chính lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn 
- Gọi HS nhận xét sau mỗi lượt HS kể
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh và đọc thầm gợi ý
+ Truyện có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và cụ già.
- Việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà và trung thực qua việc mất rìu.
- Truyện khuyên chúng ta hãy thật thà, trung thực trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc gợi ý dưới mỗi bức tranh
- HS kể lại cốt chuyện .
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh và đọc thầm ý dưới bức tranh.
- Đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Chàng nói: “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
- Chàng trai nghèo ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn 1 chiếc khăn màu nâu. 
- Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- HS xây dựng đoạn 1
- HS nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện theo nhóm 4
- 1 số nhóm trình bày
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể 1 đoạn
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu
4. Củng cố:
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò
- VN Kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau
 ***********************************************
Thể dục
 Đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai.
Trò chơi" Ném trúng đích".
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
 - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, 1 cái còi. 
 - 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. 
III. Các HĐ dạy- học:
 Nội dung
 Định lượng
 Phương pháp
1. Phần mở đầu: 
- Nhận lớp, phổ biến ND. 
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo địa hình TN 100- 200m.
- Trò chơi: Thi đua xếp hàng. 
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ. 
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nghịp.
- Gv điều khiển cả lớp tập. 
- Tập theo tổ. T2 điều khiển. 
- Từng tổ thi trình diễn. 
- Cả lớp tập, cán sự điều khiển. 
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi" Ném trúng đích".
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. 
- 1 tổ chơi thử. 
- Cả lớp cùng chơi. 
3. Phần kết thúc: 
- Tập ĐT thả lỏng. 
- Đứng tại chỗ hát + vỗ tay. 
- Trò chơi" Diệt các con vật có hại" 
- NX, đánh giá giờ dạy.
 6'
 22'
 2' 
 4' 
 3' 
 3'
 6'
- GV điều khiển. 
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
- Cán sự điều khiển. 
 * *
 * *
 * *
 * *
 * * *
- HS thực hành.
 X 
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
- Gv hệ thống bài. 
 X
x x x x x x x x x
x x x x x x x x
 ********************************************
Sinh Hoạt lớp
I. Sơ kết tuần 6
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Kh.Ly, N,Linh, Hậu, Mai.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Uyên, T,Anh, D,Linh.
- trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Hiếu, Định, Bình.
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 7:
1. Nền nếp:
- ổn định duy trì nền nếp
2. Học tập:
- Tổ 3 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết
3. Vệ sinh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
 ******************************************************************
Ngày soạn: 12 / 10 / 2008
Giảng chiều: Thứ sáu 17/ 10/ 2008
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
I. Mục tiêu
 - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường, các mũi khâu có thể chưa đều 
 nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường, bộ đồ dùng 
cắt khâu thêu
 - HS: Vải, kim, chỉ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ Nêu cách khâu thường?
+ Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu
- - GV cho HS quan sát mẫu, yêu cầu HS nhận xét: Đường khâu, mũi khâu, cách đặt 2 mảnh vải, đường khâu ở mặt trái của mảnh vải?
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải 
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải ?
_ GV kết luận về đặc điểm của đường khâu ghép 2 mép vải và ứng dụng của nó
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát H1,2,3 ( Sgk)
+ Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- Yêu cầu HS quan sát H1 ( Sgk) 
+ Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải?
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải
- Hướng dẫn HS quan sát H2, 3 (Sgk) 
+ Nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thươmngf và TLCH Sgk
- Gv hướng dẫn HS một số điểm cần lưu ý 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn
- Gọi HS khác nhận xét, GV sửa chữa 
- Gọi hS đọc ghi nhớ
- Cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vả bằng mũi khâu thường
HS quan sát mẫu
HSTL
HS nêu ứng dụng
HS nhắc lại
HS quan sát
HSTL
HS quan sát
HSTL
HS theo dõi
2 HS lên bảng vừa nói vừa thực hiện thao tác
HS nhận xét
2 HS đọc ghi nhớ
HS thực hành
4.Củng cố:
 Khi khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn CB cho giờ sau. 
 **********************************************
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu:
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 26, 27 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ Nêu một số cách bảo quản thức ăn mà gia đình em sử dụng?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển.
- Quan sát H 1, 2 trong SGK nhận xét, mô tả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Thảo luận nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Gọi Các nhóm khác bổ sung.
+ Kết luận: Nếu không được ăn đủ lượng, đủ chất đặc biệt là thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng.
- Nếu thiếu I ốt, cơ thể chậm phát triển, kém thông minh, bị bướu cổ.
* Hoạt động 2: Cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Cách tiến hành.
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết thêm bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
+ Bệnh quáng gà, khô mắt: do thiếu vi – ta – min A.
+ Bệnh phù: do thiếu vi – ta – min B
+ Chảy máu chân răng: do thiếu vi – ta – min C.
+ Phải ăn đủ chất dinh dưỡng
* Hoạt động 3: Trò chơi kể tên một số loại bệnh.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 HS lên rút thăm.
- Xem đội nào được nói trước
Bước 2; Cách chơi và luật chơi.
- Nếu đội 1 nói “Thiếu chất đạm” thì đội 
2 sẽ phải trả lời nhanh : sẽ bị “ Suy dinh dưỡng”. Tiếp theo đội 2 lại nêu “ Thiếu I ốt”. Đến lựơt đội 1 phải nói được tên bệnh (nếu đội 1 nói sai thì đội 2 tiếp tục ra câu đố )
- Kết thúc đội chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 1, 2 mô tả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ.
- Không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Thiếu I ốt, thiếu vi – ta – min D..
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Bệnh quáng gà, bệnh khô mắt, bệnh phù, bệnh chảy máu chân răng
- Trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Cần điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ em đến bệnh viện khám và chữa trị.
- HS chia thành 2 nhóm
- HS tham gia chơi
4. Củng cố:
+ Nêu nguyên nhân của bệnh thiếu chất suy dinh dưỡng và cách phòng bệnh?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau
 **************************************************
Hướng dẫn tự học:
Hoàn thành bài trong ngày- BD, PĐ Môn toán
Mục tiêu.
Giúp HS củng cố KT trong một ngày học phép cộng, phép trừ.
Rèn luyện kĩ năng giải toán, cách đặt tính, thực hiện phép tính.
Phụ đạo HS yếu về kĩ năng làm tính cộng, tính trừ.
Bồi dưỡng HS khá- Giỏi về thực hành các phép tính cộng, trừ.
II. Hướng dẫn học.
1, Hoàn thành bài trong ngày.
 - GV hướng dẫn HS 
+ Hướng dẫn củng cố kiến thức về cộng, trừ các số tự nhiên.
+ Chú ý trong quá trình cộng hoặc trừ: Đặt tính, hàng thẳng hàng, trừ(cộng)từ trái qua phải.
Bài tập ứng dụng: Đặt tính rồi tính
a) 46 218 + 54 728 = b) 6 972 + 24 854 =
 c) 50 505 – 11 706 = d) 950 909- 98 789 =
- 2HS lên bảng thực hiện.
- Dưới lớp làm bài vào vở.
- Thống nhất kết quả đúng.
2, Hướng dẫn BD- PĐ
HS trung bình- Yếu
HS khá- Giỏi
Bài tập 1: Thực hiện đặt tính rồi tính.
5630 - 2300 = 
7654 – 1234 =
8756 + 1230 =
8679 – 4345 =
Bài tập 2: Tìm x.
 a) x-123 = 206 b)x+ 123= 607
 x= 206+123 x= 607-123
 x=329 x= 830
Bài tập 1: Thực hiện đặt tính rồi tính.
a.85630 - 27357 = 
b.97654 – 19939 =
c. 18756 + 19230 =
 d. 28679 – 4395 =
Bài tập 2: Tìm x.
a) x-123 = 1206 b)x+ 123= 3607
 x= 1206+ 123 x= 3607- 123
 x= 1329 x= 3484
3, Củng cố bài học.
 -GV hệ thống bài trong ngày.
 - Nhận xét giờ học.
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_tong_hop.doc