Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 12: CHỊ EM TÔI

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

+Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.

+Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được ND câu chuyện.

 + Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.(trả lời đuợc các câu hỏi trong Sgk).

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

-Tranh SGK.

-Bảng phụ viết câu văn dài HD học sinh ngắt câu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Hoạt động 1: Luyện đọc.

-1 Hs đọc toàn bài.

-GV chia đoạn (3 đoạn).

 Đoạn 1 : từ đầu tặc lưỡi cho qua

 Đoạn 2; Tiếp theo .cho nên người ( chi làm 2 phần)

 Đoạn 3; Còn lại

-Đọc tiếp nối từng đoạn. (lần 1)

-GV viết bảng 1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn HS đọc lại

-Hs tiếp nối đọc lần 2.

-Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài và 1 số từ ngữ khác.

-Gv đính câu dài “thình thoảng , hai chị em . làm cho tôi tỉnh ngộ” , Hd hcọ sinh ngắt nghỉ đúng chỗ.

-HS độc tiếp nối lần 3

- Luyện đọc theo cặp.

-2 em đọc toàn bài. Lớp nhận xét.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Từ :05.10.09
Đến:09.10.09
Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 12: CHỊ EM TÔI
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.
+Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được ND câu chuyện.
 	+ Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.(trả lời đuợc các câu hỏi trong Sgk).
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Tranh SGK.
-Bảng phụ viết câu văn dài HD học sinh ngắt câu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Hoạt động 1: Luyện đọc.
-1 Hs đọc toàn bài.
-GV chia đoạn (3 đoạn).
	Đoạn 1 : từ đầu tặc lưỡi cho qua
	Đoạn 2; Tiếp theo .cho nên người ( chi làm 2 phần)
	Đoạn 3; Còn lại
-Đọc tiếp nối từng đoạn. (lần 1)
-GV viết bảng 1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn HS đọc lại
-Hs tiếp nối đọc lần 2.
-Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài và 1 số từ ngữ khác.
-Gv đính câu dài “thình thoảng , hai chị em.. làm cho tôi tỉnh ngộ” , Hd hcọ sinh ngắt nghỉ đúng chỗ.
-HS độc tiếp nối lần 3
- Luyện đọc theo cặp.
-2 em đọc toàn bài. Lớp nhận xét.
-GV hướng dẫn giọng đọc và đọc diễn cảm toàn bài.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. Lớp theo dõi TLCH:
+Cô chị xin phép ba đi đâu?
+Cô có đi học nhóm không? Em đoán xem cô đi đâu?
+Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
-GV nhận xét.
-Đọc thầm đoạn 2. TLCH:
-HS trao đổi nhóm đôi.
	+Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- 1 số Hs phát biểu.
- 1 em đọc đoạn 3. lớp theo dõi TLCH:
+Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
+Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
+Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách.
-Gv nhận xét và liên hệ giáo dục HS.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3 em đọc tiếp nối 3 đoạn của bài.
-Gv đính đoạn văn “ Hai chị em về đến nhàmà học cho nên người”.
-Trong đoạn này từ nào đọc nhấn giọng? Vì sao ?
-Gv gạch dưới từ: thủng thẳng, sững sờ. Im như phỗng, cuồng phong.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
-1 số tốp thi đọc theo cách phân vai.
-GV và HS nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố –Dặn dò.
+Ý nghĩa câu chuyện nói lên điều gì?
-GV đính nội dung ý nghĩa câu chuyện – HS đọc
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
-Chuẩn bị: Trung thu độc lập / 66 (đọc trước bài và trả lời các câu hỏi cuối bài)
--------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết13 :PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I.MỤC TIÊU.
 Giúp HS :
+Nêu cách phòng bệnh béo phì :
	-Aên uống hợp lí , điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
	-năng vận động cơ thể, đi bộ và tập TDTT
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC.
-Tranh minh họa. Phiếu học tập
III.CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Hoạt động 1 :Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì .
 Bước 1: Hoạt động cả lớp.
- GV liên hệ Hs : Hằng ngày, em ăn những loại thức ăn và đồ uống nào?
	+ Trong lớp bạn nào có thân hình to nhất?
-Hs nêu các đồ uống và thức ăn mà hàng ngày các em ăn.
 *Bước 2; Làm việc theo cặp.
- Gv đính các câu hỏi lên bảng, yêu cầu từng cặp HS trao đổi và khoanh vào trước ý trả lời đúng.
Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là :
Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
Mặt to, hai má phúng phính, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh.
Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5 kg trở lên.
Bị hụt hơi khi gắng sức.
Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ bị gặp những bất lợi là:
 Hay bị bạn bè chê.
 Lúc nhỏ đã béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
 Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp vàrối loạn về khớp xương.
 Tất cả các ý trên.
- 2 em lên bảng khoanh, lớp nhận xét
-GV nhận xét –chốt lại
	Câu 1: a, c, d.	câu 2 d
2. HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì .
* Bước 1; Làm việc cả lớp
- Yêu cầu Hs quan sát hình trang 28, 29 SGK.
	+ Hình 1 / 28 vẽ gì?
	+Hình 2, 3 / 29 vẽ gì?
*Bước 2; Thảo luận nhóm 4.
- Gv yêu cầu các nhóm lên bốc thăm và thảo luận câu hỏi ghi ra giấy ( môĩ nhóm 1câu)
	+Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
	+Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
	+Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
-Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết qûua thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Gv kết luận – đính nội dung ghi nhớ lên bảng.
- Hs tiếp nối nhau đọc.
	3.Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
-Yêu cầu các tổ thảo luận tình huống sau, mỗi tổ 1 tình huống.
+ Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Tình huống 1: Em bé nhà Hà có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa?
Tình huống 2: Nam nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Nam sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Đạt rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được.
Tình huống 4; Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất trhích ăn quà vặt . Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn.
- Các tổ thảo luận.
- Đại diện mỗi tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
- GV nhận xét , kết luận: Chúng ta luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,.
- GV liên hệ và Gd học sinh.
4.Củng cố –Dặn dò.
- Hs thực hiện trò chơi và TLCH:
	+ Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
	+Làm thế nào để phòng bệnh béo phì?
	+Người bị bệnh béo phì còn có nguy cơ gì?
- Nhận xét –tuyên dương.
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc bài mục Bạn cần biết SGK.
- CB: Phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MÔN TOÁN
Tiết 30: PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU
-Biết đặt tính và thực hiện tính trừ các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Các bông hoa, tấm bìa.
- Bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép trừ.
-GV viết lên bảng: 
 	 865279 – 450237 = ?
- 1 Hs đọc phép tính.
	+ Muốn thực hiện được phép trừ này, ta phải làm thế nào ?
-1 HS lên bảng đặt tính rồi tính. Lớp làm bảng con.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
- Gv viết bảng VD 2:
	647253 – 285749 = ?
- 1 Hs lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con
- Hs nêu cách thực hiện.
	+Cách thực hiện 2 phép trừ này có gì khác nhau?
	+Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào ?
2.Hoạt động 2: luyện tập.
Bài 1: đăït tính rồi tính.
- Làm việc cá nhân.
-GV đính lần lượt các phép tính.
- Hs làm vào vở và trên tấm bìa ( mỗi dãy làm 1 phép tính )
-Kiểm tra kết quả. Hs nêu cách trừ.
	987864	969696	839084	628450
	783251	656565	246937	 35813
204613	313131	592147	592637
Bài 2: Tính
* Làm việc theo nhóm 4.
-GV đính 4 phép tính lên bảng.
- Phát cho mỗi nhóm 1 tấm bìa (ghi sẵn phép tính) thảo luận làm bài.
- Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng trình bày.
-Kiểm tra kết quả.
39145; 51243	 b) 31235 ; 642538
Bài 3: Giải toán.
-GV đính bài toán.
- 1 Hs đọc đề bài.
-GV hướng dẫn phân tích và tìm cách giải.
	+Bài toán cho biết gì?
	+Bài toán hỏi gì?
- Gv vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng lớp.
-1 em giải trên tấm bìa, lớp giải vào vở.
- Đính bài gảii lên bảng, Gv nhận xét.
	Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM là:
	1730 – 1315 = 415 ( km)
	Đáp số : 415 km.
- Chấm điểm.	
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Thi đua Ai nhanh hơn?
	48600 – 9455
- yêu cầu 2 Hs đại diện 2 đội lên thi đua đặt tính rồi tính.
-Nêu cách thực hiện phép tính trừ.
*Nhận xét tiết học.
-Liên hệ Hs biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống
CB: Luyện tập.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết :LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
+Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (Do Gv kể).
+Hiểu truyện : Những điều ước cao đẹp mang lạiï niềm vui ,hạnh phuc cho mọi người.
II ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Tranh minh họa truyện .
-Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát tranh , nghe kể chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và đọc lời dưới tranh.
	+Câu chuyện kể về ai ?
	+ Nội dung câu chuyện là gì?
- GV kể toàn câu chuỵện lần 1, lớp theo dõi.
- Gv đính tranh minh hoạ lên bảng.
-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh trên bảng
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo nhóm 4. Hs trong nhóm kể cho nhau nghe ( 1 nội dung 1 bức tranh) – 1 em kể toàn truyện.
+ Thi kể trước lớp.
-1 số nhóm thi kể tiếp nối nhau từng tranh trước lớp.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
- Một số Hs thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
	+ Cô gái mù cầu nguyện điều gì ?
	+Hành động cảu cô gái cho thấy cô là người như thế nào ?
-Qua câu chuyện trên ,em hiểu gì?
-GV chốt ý. Liên hệ và GD học sinh.
3.Củng cố. Dặn dò.
Nhận xét  ... 
-Học thuộc lòng ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 14 :PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA.
I.MỤC TIÊU.
-Nêu được 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa:tiêu chảy, kiết lị,.
-Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa :uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
-Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua dường tiêu hóa:
	+ Giữ vệ sinh ăn uống.
	+ Giữ vệ sinh cá nhân .
	+ Giữ vệ sinh môi trường.
-Thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh
 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Các hình minh họa SGK.30/31, phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Bước 1: làm việc cả lớp.
Gv Hỏi: em hoặc những người trong gia đình đã khi nào bị đau bụng chưa?
+Khi đau bụng em cảm thấy thế nào và bệnh đó là gì?
- 1 số Hs kể .
 * Bước 2: Thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu Hs ngồi gần nhau kể cho nhau nghe một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- 1 số Hs trình bày trước lớp.
	+ Các bệnh lay qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?
	+ Khi bị mắc các bệnh lây qua dường tiêu hoá cần phải làm gì?
- Hs trả lời cá nhân.
- Gv kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách.
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Bước 1 : Làm việc cả lớp.
- yêu cầu Hs quan sát hình minh hoạ SGK / 30, 31.
	+ Hình trang 30 ( 31) vẽ gì ? 
 * Bước 2:Làm việc nhóm 4.
 - Gv yêu cầu Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm cau hỏi thảo luận của nhóm mình.
	+ Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì?
	+ Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá
	+Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
	+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Hs đọc câu hỏi mà nhóm mình bốc thăm được.
- Các nhóm tiến hành thảo luận và viết ra phiếu. Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- Gv kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Gv đính ghi nhớ lên bảng – Hs tiếp nối nhau đọc.
Hoạt động 3; Củng cố - Dặn dò.
- Hs chơi trò chơi Tiếp sức.
- Gv đính nội dung lên bảng, yêu cầu Hs hai dãy lên khoanh vào trước ý kiến em cho là đúng.
	Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá là:
Cảm cúm, 
Ho, sốt.
Tả, lị, tiêu chảy. 
Khi bị các bệnh lây qua đường tiêu hoá em cảm thấy:
Đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục.
b. Mệt mỏi và chán ăn và khát nước
tất cả các ý trên.
- Nhận xét –truyên dương.
- Gv liên hệ và giáo dục Hs.
+Nhận xét tiết học
Về nhà học thuộc bài.
CB: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 09 tháng 10 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học , bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bốn tờ giấy khổ to viết đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
	1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1:
-1 HS đọc cốt truyện “Vào nghề.” Lớp đọc thầm SGK. TLCH:
+Theo em cốt truyện vừa đọc có mấy sự việc?
+Bức tranh này minh họa sự việc nào trong cốt truyện?
- HS phát biểu, GV chốt lại: Trong cốt truỵên trên mỗi lần xuống dòng đánh dấu 1 sự việc.
Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh giày.
Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
Sau này, Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi nhyư em hằng mơ ước.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
Bài 2. Đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi 4 em đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.
-Gv đính 4 đạon văn lên bảng và giao việc.
	Nhóm 1,3 hoàn chỉnh đoạn 1.
	Nhóm 2,4 hoàn chỉnh đïoan 2.
	Nhóm 5,7 hoàn chỉnh đoạn 3.
	Nhóm 6,8 hoàn chỉnh đoạn 4.
-Hs các nhóm viết vào vở. 1 số Hs viết trên tờ giấy khổ to.
- Gọi Hs đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh trong vở.
- 4 nhóm đính bảng trình bày.
- Gv nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố –Dặn dò.
-Câu chuyện nói lên ươc mơ gì của bé Va-Li-a?
-Về nhà viết lại đoạn văn vào vở. 
-Luyện tập phát triển câu chuyện .
*Nhận xét tiết học .
------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
Tiết 7: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU.
Học xong bài này HS biết:
-Một số dân tộc cùng sinh sống ở Tây Nguyên như.:Gia Rai, Eâ-đê, Ba-na, Kinh,nhưng lại là nơi dân cư thưa nhất nước ta.
-Sử dụng tranh ảnh để mô tả đựơc trang phục của các dân tộc Tây Nguyên
-Trang phục truyền thống :Nam đóng khố, nữ quấn váy
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Tranh ảnh về nhà, buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1.HOẠT ĐỘNG 1: Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống.
*Thảo luận theo cặp
- Yêu cầu Hs đọc thầm phần 1 và quan sát hình SGK / 84, trao đổi và TLCH:
-GV đính câu hỏi.
+Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+Trong các dân tộc, dân tộc nào sống lâu đời nhất ở Tây Nguyên?
+Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì riêng biệt?
-1 số Hs phát biểu.
-GV chốt ý- đính tranh ảnh về trang phục
2 .HOẠT ĐỘNG2: Nhà Rông ở Tây Nguyên.
*Làm việc cá nhân.
- Hs đọc thầm phần 2 và quan sát tranh SGK / 85, TLCH:
+Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+Nhà rông được dùng để làm gì?
-GV nhận xét –chốt lại.
Gv đính ảnh nhà rông lên bảng cho HS xem.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Trang phục, lễ hội.
*Thảo luận theo nhóm 4
- Hs đọc thầm SGK và xem hình 5 , 6.
- Các nhóm thảo luận và TLCH:
 	+Em hãy nêu cách ăn mặc của nam nữ ở Tây Nguyên? 
+Lễ hội ở Tây Nguyên thường tổ chức khi nào?
+Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+Họ sử dụng các loại nhạc cụ đôïc đáo nào?
- Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV và HS nhận xét. Chốt ý.
- Gv đính ghi nhớ lên bảng – HS đọc.
4.Củng Cố. Dặn dò.
- Hs chơi chuyền hộp vàTLCH:
	+ Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
	+ Nhà rông dùng để làm gì?
	+ Hãy kể tên một số lễ hội đặc sắc ở tây Nguyên?
- Nhận xét tiết học.
- Gv giáo dục Hs qua nội dung bài.
- Về nhà học thuộc bài 
-CB: Hoạt đôïng sản xuất của người dân Tây Nguyên.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 34 : BIỂU THỨC CHỨA BA CHỮ.
I.MỤC TIÊU.
-Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
-Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC.
-Bảng phụ đã viêt sẵn VD và kẻ 1 bảng theo mấu SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức chứa ba chữ.
-GV nêu ví dụ (viết sẵn ở bảng phụ) và hướng dẫn HS tự giải thích mỗi chỗ chỉ “” chỉ gì?
-Cho HS nêu phải viết số ( chữ ) thích hợp vào mỗi chỗ “.” Đó.
-GV nêu mẫu và viết vào cột đầu bảng.
-Tiếp tục như thế viết đến cột cuối cùng.
-Cho HS nhắc lại mẫu trên.
-Theo mẫu trên ,GV hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo ở dòng cuối.
+Cả ba người a+b+c là 1 biểu thức chứa chữ ba số.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
-GV nêu biểu thức có chứa 3 chữ .Chẳng hạn a+b+c rồi tập cho HS nêu như trong SGK.
Nếu a = 2 , b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4= 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
-Khi đó 9 là 1 giá trị của biểu thức a+b+c.
-GV làm tương tự các bài còn lại.
-Mỗi lần thay các chữ a,b,c bằng các số ta tính được gì?.
- Gv đính ghi nhớ – Hs tiếp nối đọc
3.Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? .
-GV phát 2 tấm bìa cho2 HS và làm , cả lớp làm bảng con ( mỗi dãy làm 1 bài)
-GV nhận xét.
	a) 22	b) 36
Bài 2: Làm việc cá nhân.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gv hướng dẫn mẫu như SGK cho cả lớp nắm.
 - Hs tự làm bài vào vở. 2 em làm trên tấm bìa.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
	a) 90	b) 0
Bài 3: gv hướng dẫn hs khá giỏi làm
 GV yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gv phát tấm bài cho các nhóm làm bài.
- Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng.
- Gv và Hs nhận xét.
	a) 17; 17	b) 3; 3
Bài 4: Làm việc cả lớp.(học sinh khá giỏi làm)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Muốn tính chu hình tam giác ta làm thế nào ?
- Cả lớp viết công thức tính chu vi vào bảng con
- Gv nhận xét: a + b + c.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Khi thay chữ bằng số ta tính được gì ?
-Thi đua “Ai nhanh hơn”
Tính giá trị a+b-c.
 Với , a =125 , b = 5 c = 8.
- 2 Hs đại diện 2 dãy lên thi đua
- Nhận xét tuyên dương.
- Xem lại Bt đã làm.
- CB: Tính chất kết hợp của phép cộng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 Tuan 7 Mot cot3336.doc