Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2 TẬP ĐỌC
Trung thu độc lập
I- MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung
- Hiểu một số từ ngữ: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường.
- Hiểu được nội dung bài:Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 7 Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tiết 2 TẬP ĐỌC Trung thu độc lập I- MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung - Hiểu một số từ ngữ: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường. - Hiểu được nội dung bài:Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài “Chị em tôi” trả lời các câu hỏi trong SGK. Nhận xét, đánh giá. 2: Dạy bài mới: * Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc. a. Luyện đọc: Gọi HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 các đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. Hướng dẫn các em ngắt giọng ở 1 số câu dài. Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc phần chú giải. Cho HS luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài. b.Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: - Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt? -Đối với thiếu nhi, Tết trung thu có gì vui? -Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? -Trăng trung thu có gì đẹp? Đoạn 1 nói lên điều gì? Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi: -Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai như thế nào? -Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? Đoạn 2 nói lên điều gì? -Cho HS hoạt động theo nhóm. Cho HS xem tranh, ảnh về các thành tựu kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm gần đây. - Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? Gọi 1 HS đọc đoạn 3. -Hình ảnh “Trăng mai còn sáng hơn” nói lên điều gì? -Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Đoạn 3 nói lên điều gì? - Nội dung của bài này nói là gì? GV chốt ý chính, ghi bảng. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài. GV hướng dẫn đoạn văn cần đọc diễn cảm. -Luyện đọc nhóm đôi - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả bài. Nhận xét, đánh giá. 3 Củng cố, dặn dò: - Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc bài “Chị em tôi” trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chú ý lắng nghe. 1 em đọc - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài. 3 em nối tiếp đọc nối đoạn HS luyện đọc theo cặp. Chú ý lắng nghe. 1 HS đọc to đoạn 1.Cả lớp đọc thầm đoạn1. - Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. -Trung thu là tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ. -Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em. -Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập : Trăng ngàn. núi rừng. -Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của các em. 1 HS đọc đoạn 2. HS đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi. -Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp : Dưới ánh trăng -Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày đầu năm học. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. HS trao đổi nhóm, giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được và phát biểu. - Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa nay đã thành sự thực . 1 HS đọc đoạn 3. Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi. -Nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. HS phát biểu. - Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. - HS phát biểu. Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - 3 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn. Đọc thầm và tìm cách đọc hay. -Luyện đọc nhóm - HS thi đọc diễn cảm. ....................................................................................... Tiết: 3 TOÁN Luyện tập I- MỤC TIÊU: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và cách thử lại phép cộng, trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. -Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL Hoạt động của GV Hoạt động của trò 5’ 1’ 30’ 4’ 1.Bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b của tiết 30, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - Gọi Hs nêu cách đặt tính và thực hiện -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi mục: Luyện tập. b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. -GV yêu cầu HS làm phần b. 35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074 Bài 2 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. -GV yêu cầu HS làm phần b. 4025 – 312; 5901 – 638 Bài 3a -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: ( KG) -Gv yêu cầu Hs đọc đề bài -Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu đề bài Núi Phan-xi-păng cao: 3141 m Núi Tây Côn Lĩnh cao: 2428 m Núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu m? 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập phép tính thứ 3 của bài 1b, 2b; bài 3b và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 80 000 941 302 + 48 765 + 298 764 31 235 642 538 -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -2 HS nhận xét -HS trả lời. -HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng (SGK). -HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại. -Hs nêu lại nhận xét của cách thử lại phép cộng. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -2 HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ. -HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở. -Tìm x. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586 -Hs đọc to trước lớp -Tóm tắt đề toán và giải Bài giải Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn là: 3 141 – 2 428 = 713 (m) Đáp số: 713 m -HS cả lớp. ............................................................................................................... Tiết 4 ĐẠO ĐỨC Tiết kiệm tiền của I- MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của . - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. - Giáo dục hs sử dụng tiết kiệm, quần áo ,sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, trong cuộc sống hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mỗi học sinh có 3 tấm bìa xanh., đỏ, trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 10’ 10’ 8’ 4’ 1. Bài cũ: Nêu ghi nhớ bài: Bày tỏ ý kiến 2. Bài mới - Giới thiệu bài - ghi đầu bài a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin - Yêu cầu HS thảo luân cặp đôi để TLCH (?) Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? (?) Theo em có phải do nghèo nên các cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không? (?) Họ tiết kiệm để làm gì? (?) Tiền của do đâu mà có? -G chốt: b.Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của. - GV nêu các tình huống và gọi HS trả lời (?) Thế nào là tiết kiệm tiền của? c.Hoạt động 3: - GV nêu yêu cầu - Trong ăn uống cần tiết kiệm như thế nào ? - Có nhiều tiền thì tiêu như thế nào cho tiết kiệm? - Sử dụng đồ đạc như thế nào là tiết kiệm? - Sử dụng điện, nước thế nào là tiết kiệm? *Những việc tiết kiệm là việc nên làm còn những việc gây lãng phí không tiết kiệm chúng ta không nên làm. Gọi HS đọc ghi nhớ 3. Củng cố dặn dò *HD thực hành: - GV phát phiếu quan sát - Yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu - Nhận xét tiết học - Học bài và làm bài - chuẩn bị bài sau 2 em, cả lớp nhận xét - Ghi đầu bài vào vở. - Thảo luận cặp đôi. Đọc các thông tin và xem tranh trả lời các câu hỏi. + Thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Các cường quốc như Nhật và Đức không phải do nghèo mà tiết kiệm. Họ rất giàu + Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu + Tiền của là do sức lao động của con người mới có - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung * Các ý kiến c,d là đúng * Các ý kiến a,b là sai +Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích hợp lý. có ích, không sử dụng thừa thãi, tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn - Làm việc cá nhân: ghi vào vở những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. + Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi. Chỉ mua những thứ cần dùng. + Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm + Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ hỏng mới dùng đồ mới. + Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt. + Tắt bớt những bóng đèn, điện không cần thiết. - Đọc phần ghi nhớ. - Nghe - Nghe ..................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam I- MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam ( BT1,BT2,mục III ), tìm ... khúc ruột miền trung Ai về với quê hương ta tha thiết Sông Hương, bến hải, cửa tùng... Tố Hữu HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng của người và dịa danh của Việt Nam Đáp án: Các từ gạch chân là các danh từ riêng. Bài 2: Ghi vào ô trống trước mỗi từ ghép dưới đây kí hiệu a hoặc b dựa theo nghĩa tiếng trung: Trung có nghĩa là ở giữa Trung có nghĩa là “ một lòng một dạ trung du trung nghĩa trung học trung tâm trung thành trung trực trung điểm trung bình trung thực miền trung Đáp án: nhóm có nghĩa a là: trung du, trung tâm, trung học, trung bình, trung điểm, miền trung Nhóm có nghĩa b là : trung nghĩa, trung thành, trung thực, trung trực. Bài 3: Viết hoa đúng tên: a) Bốn vị anh hùng trong lịch sử mà em biết. ( Lê Lợi, Quang Trung, Kim Đồng, Lí Tự Trọng.....) b) Bốn ca sĩ mà em yêu thích nhất.( Trọng Tấn, Mĩ Linh, Ngọc Ánh, Đan Trường, , Thanh Lam....) c) Bốn người mà em yêu thương nhất. - HS tự suy nghĩ để viết đúng theo y/c. - 3HS nối tiếp nhau nêu bài tập mình làm. Sau đó lên viết lên bảng. - Gv cùng cả lớp nhận xét và két luận. Bài 4: Giải các câu đố về tên riêng và ghi vào vở cho đúng các tên riêng. HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra tên riêng trong câu đố Vua gì đã bốn nghìn năm Vẫn ghi công đức nghìn năm phụng thờ. ( Vua Hùng) Vua nào dời chiếu dời đô. Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam. ( Lí Thái Tổ) Vua nào đại thắng quân thanh Đống đa lưu dấu sử xanh muôn đời. ( Quang Trung) Ai người bơi giỏi lăn tài Khoan ngầm thuyền giặc, đánh bài đặc công. Đáng đời lũ giặc Nguyên – Mông Xuống chầu hà bá, đáy sông nộp mình. ( Yết Kiêu) 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở - Nhận xét tiết học. ........................................................................ Tiết 4: LUYỆN TOÁN Luyện tập I/MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức đã học trong tuần và làm thành thạo các bài tập có liên quan. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm. a) 25 + 41 = 41 + .... b) a + b = ... + a 96 + 72 = .... + 96 a + 0 = 0 + ... = ... 68 + 14 = 14 + ... 0 + b = b + ...= ... - HS tự đọc đề bài và làm bài vào vở - Gv gợi ý cho HS dựa vàot/c giao hoán của phép cộng để làm. - HS làm bài xong và nối tiếp nhau nêu kết quả. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm: Nếu a =12 , b = 6 , c =2 thì a - (b + c) = ........................................................ và a - b - c = ....................................................... - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên. + HS đọc y/c đề bài và làm bài vào vở. + 1 HS lên bảng làm. - Gv chữa bài và nhận xét. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất . a, 37 + 18 + 13 + 32 = 85 + 99 + 1 + 15 = 67 + 98 + 33 +102 = 48 + 26 + 64 + 36 = - HS dựa vào t/c giao hoán và t/c kết hợp để làm bài. Bài 4: Cho biết a, b, c là cá số có một chữ số khác nhau. Viết tiếp vào chỗ chấm. a) Giá trị lớn nhất của biểu thức: a + b + c = ................................................ b) Giá trị bé nhất của biểu thức là: a + b + c = .............................................. - GV gợi ý cho HS là muốn có giá trị bé nhất thì các số đó phải bé nhất. (0 + 0 + 0 = 0) muốn có giá trị lớn nhất thì các số phải lớn nhất.( 9 + 9 + 9 = 27) Bài 5*: Tìm các số có ba chữ số biết trung bình cộng 3 chữ số là 3, chữ số hàng trăm là 5. Gợi ý: Tổng 3 chữ số là 3 x 3 = 9, tỏng chữ số hàng chục và đơn vị là 9 – 5 = 4 Ta có 4 = 4 + 0 = 3 + 1 = 2 + 2 Từ đó HS lập được số có 3 chữ số theo yêu cầu bài toán. 2- Hướng dẫn HS chữa bài: GV gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung và chữa vào vở nếu sai. - Nhận xét ý thức học tập của HS và khen những HS có ý thức học tập tốt. ............................................................................................................................................................ CHIỀU Tiết 1 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện viết bài 7 I. MỤC TIÊU:- Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, đúng độ cao từng con chữ. - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - GV nhận xét chung 2. Giới thiệu nội dung bài học. 3. Hướng dẫn luyện viết. + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ viết hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại lại quy trình viết? + Nêu một số chữ viết hoa và một số chữ khó. viết trong bài? - Yêu cầu HS viết vào vở nháp. - GV nhận xét chung 4. Hướng dẫn HS viết bài. - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 5. Chấm bài, chữa lỗi. - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi Dặn HS về nhà luyện viết thêm chữ nghiêng. - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - 1 HS đọc bài viết. - HS nêu Cả lớp theo dõi - HS nhắc lại quy trình viết - HS trả lời - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét. - HS trả lời - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - HS chữa lỗi ..................................................................... Tiết 2 : BDHSNK Môn toán I/ MỤC TIÊU: Ôn tập củng cố nâng cao kiến thức đã học trong tuần.Vận dụng làm tốt các bài tập nâng cao. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện: 2731 + 3412 + 2269 + 1588 = (2731 + 2269) + (3412 + 1588 ) = 5000 + 5000= 10 000 4567 – 347 – 653 = 4567 – (347 + 653) = 4567 – 1000 = 3567 1995 – ( 600 + 995) = 1995 – 995 – 600= 1000 – 600 = 400 Bài 2: Cả ba xã có 18478 người. Xã A có 6457 người. xã B kém xã B 1018 người. Hỏi xã C có bao nhiêu người? Bài giải: Xã B có số người là: 6457 - 1018 = 5439(người) Xã C có số người là: 18478 - (5439 + 6457) = 6562 (người) Đáp số: 6562 người Bài 3: Cho các số 3, 7 , 8 . a) Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số có các chữ số khác nhau. b. Tính nhanh tổng các số vừa lập b) Hãy tìm TB cộng của các số vừa lập được. Bài giải - Lập được các số là: 378 ,387 , 738 , 783 , 873 , 837. - Tính nhanh tổng các số vừa lập:378 + 387 + 873 + 837 + 738 + 783 Ta thấy mỗi chữ số ở mỗi hàng được lặp lại hai lần nên giá trị mỗi hàng là:( 7 + 3 + 8 ) x 2 = 36 Tổng các số trên là : 36 x 100 + 36 x 10 + 36 = 3996 - Trung bình cộng các số vừa lập là: 3996 : 6 = 666 Bài 4: Hiệu của hai số là 540. Nếu ta thêm vào số bị trừ 17 đơn vị, và bớt ở số trừ 23 đơn vị thì hiệu hai số mới là bao nhiêu? GV gợi ý cho HS : - Khi ta thêm ở số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu được tăng thêm bấy nhiêu đơn vị . - Khi ta bớt ở số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu tăng bấy nhiêu đơn vị Vậy hiệu mới là: 540 + 17 + 23 = 580 Bài 5: Một tủ sách có tất cả 3 ngăn, tổng số sách ngăn 1 và ngăn 2 là 101 quyển, tổng số sách ngăn 2 và ngăn 3 là 123 quyển, tổng số sách ngăn 3 và ngăn 1 là 112 quyển. Tính số sách ở mỗi ngăn. Gợi ý: Ta có ngăn 1 + ngăn 2 = 101 quyển Tính tổng 3 số ta thấy mỗi ngăn 2 + ngăn 3 = 123 quyển ngăn được tính hai lần nên ngăn 1 + ngăn 3 = 112 quyển tổng 3 số đó bằng hai lần tổng 3 ngăn Số sách cả 3 ngăn là: ( 101 + 123 + 112) : 2 = 112 ( quyển) Từ đó sẽ tính được số sách mối ngăn 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS chữa bài GV bổ sung và chốt lại để HS khắc sâu hơn. - Nhận xét tiết học. ............................................................................................ Tiết 3 BDHSNK Môn Tiếng Việt I- MỤC TIÊU: Củng cố nâng cao các kiến thức đã học.Vận dụng và làm tốt các bài tập nâng cao. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hướng dẫn HS làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây: làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình. ( bộ phân âm đầu trong các từ trên là gi ) Bài 2: Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Bài 3: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm: a. Từ ghép tổng hợp: hư hỏng, san sẻ, gắn bó,giúp đỡ. b. Từ ghép phân loại.bạn học, bạn đường, bạn đọc. c. Từ láy:thật thà, bạn bè, hư hỏng, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn. Bài 4: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường. Từ ghép tổng hợp: Học tập,học hành, anh em. Các từ còn lại là từ ghép phân loại. Bài 5: Tìm và gạch chân dưới các danh từ trong các câu văn sau. -Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. -"Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới". 2- Hướng dẫn HS chữa bài: GV cùng HS chữa từng bài và khắc sâu kiến thức cho HS. .......................................................................... Tiết 4: SINH HOẠT TUẦN 7 I-Nhận xét chung 1-Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. Song hiện tượng trêu chọc nhau vẫn còn. - Ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định . 2-Học tập: - Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn. - Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách, vở viết của một số HS : Đạt, Mạnh, Hải, Hân, Linh - Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số em làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Hân, Quang, Ngọc - Viết bài còn chậm - trình bày vở viết còn xấu.. 3-Công tác thể dục vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều em thiếu chổi quét. Y/c các em mang đầy đủ dụng cụ LĐ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. II-Kế hoạch tuần tới *Đạo đức: + Giáo dục HS thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt . * Học tập: + Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà + Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau.
Tài liệu đính kèm: