1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11, SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
+ KL: Tiết kiệm là thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
2- Hoạt động 2 : Biết tỏ ý kiến, thái độ (bài tập1, SGK)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến; yêu cầu HS bày tỏ thái độ.
+ KL: Các ý kiến (c), (d) là đúng.
Các ý kiến (a), (b) là sai.
3 - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
+ KL về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của
* Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK
TUẦN 07 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007 ĐẠO ĐỨC: Tiết : 7 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Tiết 1 ) I - Mục tiêu : HS có khả năng: - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? - Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng,trong sinh hoạt. - Biế đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4 III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11, SGK) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. + KL: Tiết kiệm là thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. 2- Hoạt động 2 : Biết tỏ ý kiến, thái độ (bài tập1, SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến; yêu cầu HS bày tỏ thái độ. + KL: Các ý kiến (c), (d) là đúng. Các ý kiến (a), (b) là sai. 3 - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm . + KL về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của * Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK 4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK. -Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập , sau đó lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Một số HS trình bày . Cả lớp trao đổi, nhận xét. - Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của, đại diện nhóm trình bày trước lớp. --------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC : Tiết : 13 TRUNG THU ĐỘC LẬP I - Mục tiêu bài học: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II - Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ bài III - Các hoạt động dạy - học : A - Kiểm tra bài cũ : Bài “ Chị em tôi ” và trả lời câu hỏi + GV nhận xét ghi điểm. - Nhận xét chung B - Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài đọc bằng tranh minh hoạ. 2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc : - Chia bài 3 đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài. - Đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài : - Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK (Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ). + KL: Những ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực. Nhiều điều mà cuộc sống hôm nay của chúng ta đang có còn vượt qua ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa. 3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài. - Cho HS đọc diễn cảm đoạn 2. 4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài. - Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. - Lắng nghe. - HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - 1,2 HS đọc cả bài. - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - 3 HS đọc tiếp nối. - HS luyện đọc và thi đọc . - HS rút ý chính của bài. --------------------------------------------------------------------------------- TOÁN : Tiết : 31 LUYỆN TẬP I - Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại. - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. II - Đồ dùng dạy học III - Các hoạt động dạy - học : A - Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh lên làm phép tính trên bảng - Nhận xét ghi điểm - Nhận xét chung. B - Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 2. Hoạt động 2: Luyện tập - Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài 1, 2, 3, 5/ SGK và chữa bài ( bài 4 nếu còn thời gian cho HS làm ) bằng bảng con, bảng lớp và vở. - Hướng dẫn học sinh yếu kém cách làm và chữa bài. 3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học. - Lắng nghe. - HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở --------------------------------------------------------------------------------- KHOA HỌC : Tiết: 13 PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I - Mục tiêu : Sau bài học HS có thể: - Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh, có ý thức phòng tránh bệnh. II- Đồ dùng dạy - học : - Tranh, hình trong SGK . III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : Bài Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, và trả lời câu hỏi. - Nhận xét ghi điểm từng HS. - Nhận xét chung. B) Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Tìm hiểu về bệnh béo phì - Cho HS quan sát các hình trong SGK trang 28, 29 và cho biết : Tác hại của bệnh béo phì? + Kết luận : Phần hai của mục Bạn cần biết trang 28 SGK. 3. Hoạt động 3 : HS làm việc cá nhân: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - Cho HS tìm hiểu và trả lời: Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? làm thế nào để phòng tránh béo phì? + KL : - Ăn quá nhiều, hoạt động ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì. - Ăn uống hợp lý, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kỹ. Năng vận động cơ thể. 4. Hoạt động 4 : Trò chơi đóng vai. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống. 5. Hoạt động 5: Củng cố - Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài. - Liên hệ ngoài thực tế. - Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận - Lần lượt các nhóm trình bày - HS sử dụng Sgk tìm hiểu và trình bày. HS khác nhận xét bổ sung. - HS thực hiện trò chơi đóng vai. - HS trả lời. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2007 CHÍNH TẢ : Tiết 7 ( Nhớ - viết ) GÀ TRỐNG VÀ CÁO I- Mục đích, yêu cầu : 1. Nhớ - viết đúng chính tả bài, trình bày đúng 1 đoạn trong bài. 2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh,vần dễ viết lẫn. II - Đồ dùng dạy học : - Viết sẵn bài tập 2a III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp từ khó bài trước. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ - viết : - GV cho 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - Hỏi: Nội dung bài nói lên điều gì?. - Nhắc HS chú ý cách trình bày bài và những từ ngữ dễ viết sai. - GV tự để HS viết - Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài - GV thu chấm 7 - 10 bài. - GV nêu nhận xét chung 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2a ): - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ). 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - 1 HS đọc .Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời - HS gấp SGK. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở và làm bài trên bảng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ TOÁN : Tiết : 32 BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I - Mục tiêu :Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ . - Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản. II - Đồ dùng dạy học : III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh lên làm tính trên bảng - Nhận xét ghi điểm - Nhận xét chung. B) Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2 : Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ Hình thức : theo lớp bằng SGK Phương pháp: Đàm thoại a) Ví dụ: SGK trang 41 - Nêu ví dụ và câu hỏi để HS trả lời b) Nhận xét: - a + b là biểu thức có chứa hai chữ. - Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b 3.Hoạt động 3: Thực hành GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bằng bảng lớp, bảng con, vở ) Bài 1 : HS tự làm bài trên bảng. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 : HS làm bài vào vở Bài 3,4 : HS tự làm. - Gv nhận xét và chữa bài + Kèm cặp HS yếu kém. 4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò - Gv tổng kết giờ học. - HS theo dõi và trả lời , - HS nhắc lại. - HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở --------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 13 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I- Mục đích, yêu cầu : 1. Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 2. Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý. II - Đồ dùng dạy học: - Viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT3 (phần Luyện tập). III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : Bài Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng và đặt câu. - Nhận xét và ghi điểm. - Nhận xét chung. B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: HD học sinh cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. - GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải a) Phần nhận xét: - GV cho HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét và làm bài. b) Phần ghi nhớ: - Kết luận SGK. 3 - Hoạt động 3: Luyện tập Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân - Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở, GV nhận xét. - Bài tập 2: HS viết tên xã, huyện của mình. Kèm cặp HS yếu kém. - Bài tập 3: HS làm việc theo nhóm GV cùng cả lớp nhận xét. 4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết -Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong Sgk. -Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi. - 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm - HS sử dụng Sgk tự tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu của bài. - HS trả lời. --------------------------------------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN : Tiết: 7 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I- Mục đích, yêu cầu :1.Rèn kỹ năng nói: - Kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.. 2.Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe,nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II - Đồ dùng dạy học III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện em đã đọc về lòng tự trọng. - Nhận xét, cho điểm từng HS. ... Làm việc cá nhân thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng. - Yêu cầu HS đọc SGK và nội dung của bài để thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng. - GV nhận xét. + KL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938. 4) Hoạt động 4 : Thảo luận cả lớp tìm hiểu Kết quả của trận Bạch Đằng. - HS đọc sách và thảo luận: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Chiến thắng Bạch Đằng có kết quả như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ? + KL: Mùa xuân năm 938, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phướng Bắc đô hộ. 5) Hoạt động 5 : Tổng kết: - Đặt câu hỏi để rút ra KL như SGK . - HS tìm hiểu và trình bày kết quả. Sau đó các em khác bổ xung. - HS tự đọc trong SGK và trình bày. Các em khác bổ xung - HS thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả. Sau đó các nhóm khác bổ xung. - Trả lời , ghi nội dung chính. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- TOÁN : Tiết : 34 BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I - Mục tiêu : Giúp HS:- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. II - Đồ dùng dạy học III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2 : Giới thiệu biểu thức và giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. Hình thức : theo lớp bằng SGK Phương pháp: Đàm thoại a) Ví dụ: SGK trang 43 - Nêu ví dụ và câu hỏi để HS trả lời b) Nhận xét: - a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ. - Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c 3.Hoạt động 3: Thực hành GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1, 2, 3, 4 / trang 44 bằng bảng lớp, bảng con, vở. + Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài. 4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò - Gv tổng kết giờ học. - Tìm hiểu ví dụ, cách tính và tính kết quả. - HS nêu lại. - HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở --------------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN : tiết 13 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I - Mục đích, yêu cầu : Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn. II - Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập . III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nhìn tranh phát triển ý dưới mỗi bức tranh của truyện Ba lưỡi rìu. + Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. + Nhận xét chung. B) Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: Cho HS đọc truyện và trả lời . Bài tập 2: Cho HS nối tiếp làm bài cho hoàn chỉnh đoạn văn. - Gv cùng cả lớp nhận xét. 3. Hoạt động 3 : Củng cố - Nhận xét tiết học - HS đọc trao đổi và trình bày - HS trao đổi, thảo luận, trình bày trên bảng. --------------------------------------------------------------------------- MĨ THUẬT VẼ TRANH: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG Mục tiêu:- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp c ủa phong cảnh quê hương. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh . - HS thêm yêu quê hương. Đồ dùng dạy học: Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Dạy bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài - Tranh phong cảnh là vẽ cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Vẽ cảnh vật là chính. - Tranh phong cảnh không phải là sự sao chép y nguyên mà có ý sáng tạo theo cảm xúc. - Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không? - Em đã được tham quan nghỉ hè ở đâu? - Phong cảnh ở đó như thế nào? Tả lại một cảnh đẹp mà em thích. Hoạt động 2: Cách vẽ - Gv giới thiệu hai cách vẽ tranh phong cảnh. + Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp(vẽ ngoài trời: sân trường, đường phố,...) + Vẽ bằng cách nhớ lại hình ảnh từng quan sát. + Gv vẽ bảng các bước lên bảng. Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn. + Chọn cảnh trước khi vẽ, sắp xếp hình ảnh cân đối với tờ giấy. + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau nên thêm người hay con vật cho tranh sinh động. Hoạt động 4: Đánh giá và nhận xét - GV nêu yêu câif đánh giá và nhận xét. - HS nghe. - HS trả lời. - HS nghe. - Cả lớp quan sát. - HS nghe - HS theo dõi. - HS thực hành vẽ. - 10 em lên trưng bày sản phẩm. Củng cố và dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học và chuẩn bị cho bài sau. --------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 14 LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I- Mục đích, yêu cầu :- biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam. II - Đồ dùng dạy học - Phiếu viết nội dung BT1. III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : Cho HS quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. + GV nhận xét ghi điểm. + Nhận xét chung. B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 2 .Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm Bài tập 1: - Cho HS thảo luận nhóm . + Cả lớp và GV nhận xét Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài và cho HS thi làm bài đúng + GV nhận xét 3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết - Nhận xét tiết học. - HS đọc yêu cầu BTvà thảo luận , đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS chia nhóm và thực hiện. --------------------------------------------------------------------------------- ĐỊA LÝ : Tiết 7 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I - Mục tiêu : Giúp HS biết:- Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt , trang phục, lễ hội. II - Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh trong SGK. - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Tây Nguyên ” và trả lời câu hỏi SGK. - Nhận xét ghi điểm cho từng hS. - Nhận xét chung. B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc sinh sống. Hình thức làm việc cá nhân. - Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên? - Dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? + KL: Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây là nơi thưa dân nhất nước ta. Các dân tộc ở đây đã và đangchung sức xây dựng Tây Nguyên ngày càng trở nên giàu đẹp. 3. Hoạt động 3: Nhà rông ở Tây Nguyên. Hình thức theo cặp. - Yêu cầu HS đọc mục 2 và bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: - Mỗi buôn ở Tây nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt? - Nhà rông được dùng để làm gì? + KL: Ở Tây Nguyên, các dân tộc thường sống tập trung thành buôn. Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. 4. Hoạt động 4: Trang phục, lễ hội - Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và hình để thảo luận theo câu hỏi gợi ý: - Nhận xét về trang phục truyền thống cùa các dân tộc? - Lễ hội thường được tổ chức khi nào? + KL: Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, người dân thường tổ chức lễ hội . 5. Hoạt động 5: Củng cố. - Đặt câu hỏi để rút ra kết luận như phần ghi nhớ Sgk trang 86 - HS tìm hiểu và trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung . - HS đọc - HS tự đọc trong Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - HS đọc - thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Trả lời, ghi nội dung vào vở. ------------------------------------------------------ TOÁN : Tiết : 35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I - Mục tiêu : Giúp HS:- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II - Đồ dùng dạy học III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ : - Nêu phép tính cho HS thực hiện tính trên bảng. + Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. + Nhận xét chung. B) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. Hình thức : theo lớp bằng SGK Phương pháp: Đàm thoại - Cho HS so sánh của hai biểu thức (a + b) + c và a + ( b + c ), mỗi lần cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị rồi so sánh. + KL: (a + b) + c = a + ( b + c ). - Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 3.Hoạt động 3: Thực hành GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3/trang 45 bằng bảng lớp, bảng con, vở. + Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài. 4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò - Gv tổng kết giờ học. - Tìm hiểu ví dụ, cách tính và tính kết quả. - HS nêu lại. - HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở ------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN: Tiết : 14 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I - Mục đích, yêu cầu : 1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện. 2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. II - Đồ dùng dạy học : - Vở BT Tiếng Việt 4/1 III - Các hoạt động dạy - học : A) Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc đoạn văn Vào nghề tiết TLV trước. + Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. + Nhận xét chung. B) Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập. - HD học sinh tìm hiểu đề: Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để HS nắm vững yêu cầu của đề. - Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý, suy nghĩ, trả lời - Thực hành : Cho 1-2 HS đọc và trả lời lần lược các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý trong SGK . - Cho HS thực hành kể. Cả lớp và GV nhận xét. - Gv kèm cặp và hướng dẫn HS yếu kém. Nhận xét một số bài hay. 3. Hoạt động 3 : Củng cố - Nhận xét tiết học - HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp - HS làm theo yêu cầu của bài tập và trình bày bài trước lớp sau khi viết xong. --------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP - Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua. - Nêu phương hướng tuần tới. ------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: