Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I.Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu ND: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 * HS khá, giỏi đọc diễn cảm cả bài .

 2 Kĩ năng: Thể hiện giọng đọc diễn cảm đoạn văn theo yêu cầu.

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để xây dựng đất nước ngày thêm tươi đẹp.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục.

- Xác nhận giá trị.

- Đảm nhận trách nhiệm.( Xác định nhiệm vụ của bản thân).

III.Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ SGK /66.

- Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế của nứơc ta.

IV.Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tập đọc: 
Tiết 13 : Trung thu độc lập
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
 - Hiểu ND: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 * HS khá, giỏi đọc diễn cảm cả bài .
 2 Kĩ năng: Thể hiện giọng đọc diễn cảm đoạn văn theo yêu cầu.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để xây dựng đất nước ngày thêm tươi đẹp. 
II. Các KNS cơ bản được giáo dục.
- Xác nhận giá trị.
- Đảm nhận trách nhiệm.( Xác định nhiệm vụ của bản thân).
III.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK /66.
- Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế của nứơc ta.
IV.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Ổn định 
- Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bài: Chị em tôi và trả lời câu hỏi ở SGK /61.
- Nhận xét. 
C/. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh và giới thiệu bài.
- Ghi tựa.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Ỵêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV hướng dẫn HS chia đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu ... các em.
+ Đoạn 2 : Tiếp ... vui tươi.
+ Đoạn 3 : Còn lại.
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV sửa lỗi đọc sai cho HS 
- Hướng dẫn HS phát âm : man mác, vằng vặc, phấp phới, chi chít.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào, ước mơ ( đoạn 1 & đoạn 2). Đoạn 3: giọng ngân dài, chậm rãi.
b) Tìm hiểu bài: 
* Đoạn 1 : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và hỏi.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
GV: Trung thu là tết của thiếu nhi ( 15/ 8). Đêm đó, trăng rất sáng, các em được rước đèn, phá cỗ.
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? 
- GV chốt ý chung.
* Đoạn 2 : Hoạt động nhóm 2
- Gọi HS đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi :
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- GV: Điều mơ ước của anh chiến sĩ đến nay đã hơn 50 năm và đã thành hiện thực 
Hỏi: Cuộc sống hiện nay theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
- GV cho HS quan sát tranh về những thành tựu, đổi mới của đất nước ta & giảng tranh.
* Đoạn 3 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đoạn 3 
Hỏi + Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển thế nào?
- GV nhận xét chung.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc lần lượt 3 đoạn
Hỏi : Nêu cách đọc của từng đoạn.
* Luyện đọc diễn cảm đoạn văn
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn “Anh nhìn trăng ...vui tươi”
- GV đọc mẫu đoạn văn.
Hỏi : Cần đọc giọng thế nào, nhấn giọng, ngắt nghỉ ra sao?
- GV gạch chân các từ cần nhấn giọng.
* Đọc diễn cảm đoạn văn : Hoạt động nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
+ Thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài tập đọc. 
- Hỏi : Tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào ?
- Nêu ý nghĩa bài thơ.
D. Củng cố 
- Cuộc sống hiện nay theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
- Giáo dục tư tưởng: Bác Hồ có dạy: “Non sông Việt Nam  cũng chính là nhờ  của các cháu”. Vì vậy, các em phải cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để xây dựng đất nước ngày thêm tươi đẹp. 
E. Dặn dò:
- Về đọc trước vở kịch: Ở Vương quốc Tương Lai.
- Nhận xét , tuyên dương.
- HS cả lớp thực hiện.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp quan sát tranh.
- 1 HS đọc.
- HS dùng bút chì tách đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
- 4 HS phát âm.
- 3 HS đọc và giải nghĩa từ
- 3 HS đọc 
- HS nghe.
-1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm 
- HS lần lượt trả lời.
1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Nhóm đôi thảo luận .
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn 3. 
- HS phát biểu.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS đọc 3 đoạn.
- 3 HS nêu cách đọc.
- Cả lớp cùng quan sát.
- Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS nêu.
- Nhóm đôi đọc cho nhau nghe.
- 2 HS thi đua đọc diễn cảm 
- 2 HS đọc nối tiếp.
- 2 HS nêu, bạn nhận xét.
- 3 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Toán
Tiết 31 : Luyện tập 
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. Làm các bài tập 1,2,3.
 * Học sinh khá giỏi hoàn thành các bài tập trong SGK.
 2 Kĩ năng: Thực hành phép cộng, trừ và tìm thành phần chưa biết một cách chính xác, thành thạo.
 3.Thái độ: Trình bày bài làm rõ ràng, sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Sách toán 4, bảng con. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm vào bảng con 2 phép tính của bài 1b.
839 084 – 246 937 ; 628 450 – 35 813
- Gọi HS chữa bài 2a
- GV nhận xét 
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
- Ghi tựa: Luyện tập.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
* Bài 1: SGK/40: Hoạt động cả lớp.
- GV nêu phép tính 2 416 + 5 164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính vào bảng con
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
- GV hỏi: Muốn tìm một số hạng ta làm sao ?
- Yêu cầu HS thực hiện lấy tổng trừ đi một số hạng.
- Nêu nhận xét kết quả.
- Muốn thử phép trừ ta làm sao ?
- Yêu cầu HS làm tiếp phần 1b vào vở.
- GV nhận xét chung.
* Bài 2: SGK/40: Hoạt động nhóm đôi.
- GV nêu phép tính trừ 6 839 – 482
- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ và thảo luận cách thử phép trừ.
- Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ?
- GV yêu cầu HS làm phần b vào vở
- GV nhận xét chung.
 * Bài 3: SGK/41: Hoạt động cá nhân.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
Hỏi :+ Muốn tìm số hạng chưa biết em làm sao ?
 + Muốn tìm số bị trừ em làm sao?
- GV nhận xét chung.
 * Bài 4: SGK/41: Hoạt động nhóm bàn.
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu thảo luận cách giải và giải vào phiếu học tập.
Hỏi : muốn tính núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu em làm sao ?
- GV nhận xét chung.
* Bài 5: SGK/41: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu : Suy nghĩ tìm Số lớn nhất có năm chữ số, số bé nhất có năm chữ số, rồi tính hiệu của hai số đó.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố
- Muốn thử lại phép cộng ta làm sao ?
- Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ?
5. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài : Biểu thức có chứa hai chữ số
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con
- 2 HS chữa bài.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài bảng con.
- 2 HS nhận xét ?
- HS trả lời.
- Cả lớp làm bài vào bảng con, 1 HS làm ở bảng lớp.
- 2 HS nêu nhận xét.
- 2 HS nêu.
- Cả lớp làm bài, HS đọc kết quả bài làm
- HS theo dõi.
- Nhóm đôi thảo luận cách thử phép trừ 
- Thực hiện kết quả vào phiếu học tập
-1 HS dán kết quả ở bảng.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Lần lượt mỗi nhóm nêu cách thử.
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng thực hiện
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm bài tập vào vở, 2 HS giải vào phiếu. Dán phiếu lên bảng
- HS nhận xét bài.
- HS lần lượt nêu. Bạn nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Nhóm bàn thảo luận và giải bài tập.
- Dán kết quả và đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nêu : Cần so sánh độ cao của 2 ngọn núi, sau đó tính..
- 1 HS đọc bài giải đúng.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp suy nghĩ theo yêu cầu đề bài
- Lần lượt HS nêu miệng : Số lớn nhất có năm chữ số là 99999, số bé nhất có năm chữ số là 10000, hiệu của hai số này là 99 999 – 10 000 = 89 999.
-2 HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 32 :Biểu thức có chứa hai chữ
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. 
 - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. Làm được các bài tập 1; 2a,b; 3 (hai cột) .
 - HS khá, giỏi làm được các bài tập SGK.
 2 Kĩ năng: Thực hành tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ theo yêu cầu một cách chính xác.
 3.Thái độ: Trình bày bài làm sạch sẽ, rõ ràng. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Muốn thử lại phép cộng ta làm sao ?
- Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ?
- GV nhận xét 
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa hai chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 
b.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: 
- GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ SGK/41
- GV treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá va ... iới thiệu biểu thức có chứa ba chữ :
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn như SGK, yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- Mỗi chỗ chấm trong bảng biểu thị điều gì ?
- GV hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì số cá của cả ba người là bao nhiêu ?
- GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.
- Tương tự các ví dụ ở SGK, GV cho HS làm miệng, Gọi HS ghi kết quả vào bảng.
- Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì số cá ba bạn là bao nhiêu ?
- GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
- So với biểu thức a +b thì biểu thức a + b + c có gì khác ?
* Giới thiệu giá trị của biểu thức chứa ba chữ
- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và 
c = 4 thì giá trị của a + b + c như thế nào ?
- GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tương tự HS thực hiện nêu miệng các trường hợp còn lại : a= 5, b = 1, c = 0 
- Mỗi lần thay chữ a, b, c các giá trị cụ thể ta tính được gì ?
- Gọi HS nêu dòng cuối của SGK/43.
c.Luyện tập, thực hành :
* Bài 1: SGK/44: Hoạt động nhóm đôi.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu : nhóm đôi thảo luận và nêu cách tính giá trị của a+b+c.
- Khi thay giá trị cụ thể vào a, b, c ta sẽ tính được gì ?
- GV nhận xét 
* Bài 2: SGK/44: Hoạt động nhóm bàn.
- Gọi HS đọc đề bài 
Hỏi : Nếu a = 4, b = 3 c = 5 hãy tính giá trị của a x b x c.
- Nêu biểu thức có chứa 3 chữ ở bài tập 2
Hỏi : Muốn tính giá trị của biểu thức a x b x c em làm sao ?
- Thảo luận nhóm bàn và ghi kết quả vào phiếu học tập
- GV nhận xét chung.
* Bài 3: SGK/44: Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu : suy nghĩ và tính giá trị biểu thức đã cho làm vào vở. 
- GV nhận xét .
* Bài 4: SGK/44: Hoạt động nhóm 6
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 viết công thức tính chu vi hình tam giác và tính chu vi các hình đã cho.
Nêu công thức tính chu vi hình tam giác đó ?
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố
- Hãy nêu ví dụ về biểu thức có chứa 3 chữ ?
5.Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng 
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS nêu.
- HS thực hiện vào bảng con. 
- HS nghe .
- 1 HS đọc ví dụ, cả lớp cùng theo dõi.
- HS nêu : phải viết số hoặc chữ số.
- HS nêu : 2 + 3 + 4 
- Cả lớp ghi kết quả vào bảng con, 1 HS lên bảng ghi kết quả.
- HS nêu 
- HS nhắc lại.
- 2 HS lần lượt nêu.
- 2 HS nêu.
- 3 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- Nhóm đôi làm việc và đọc cách tính giá trị biểu thức cho nhau nghe.
- Lần lượt HS các nhóm nêu. Bạn nhận xét.
- HS nêu.
- 1 HS nêu.
-1 HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét.
- HS nêu.
- HS nêu .
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, bạn bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3 HS làm bài vào phiếu học tập.
- Trình bày kết quả. Bạn nhận xét
- 6 HS lần lượt đọc bài làm của mình
- 1 HS đọc.
- Nhóm 6 thảo luận và làm bài theo yêu cầu .
- Dán kết quả ở bảng, bạn nhận xét.
- 1 HS nêu.
- 3 HS nêu miệng bài giải.
- Cả lớp ghi ví dụ vào bảng con.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Thứ sáu ngày 1 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn:
Tiết :14: Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. 
 2 Kĩ năng: Xây dựng được câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng của mình.
 3.Thái độ: Có hứng thú viết truyện. Suy nghĩ và làm bài để hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục.
-Tư duy sáng tạo, phân tích , phán đốn.
-Thể hiện sự tự tin.
-Hợp tác
III.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
IV.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- Nhận xét, cho điểm HS .
C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
-Luyện tập phát triển câu chuyện.
- GV ghi tựa lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý.
- Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào?
3/. Em nghĩ gì khi thức giấc?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu cho HS .
D. Củng cố: 
- Tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn.
- Giáo dục HS yêu thích việc phát triển câu chuyện.
E. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện (tiếp theo).
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau trả lời.
-HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài kể chuyện của bạn.
-HS thi kể trước lớp.
-Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
Toán:
Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Biết tính chất kết hợp của phép cộng .
 - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. Làm được các bài tập 1 a dòng 2,3; bài 1b dòng 1,3 ; bài 2 SGK trang 45.
 * HS khá, giỏi làm được các bài tập trong SGK.
 2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính nhanh.
 3.Thái độ: Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ. 
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như SGK/45 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp cùng làm vào bảng con : Tính chu vi hình tam giác với a =18dm ; b = 25dm ; c = 8 dm
- HS nêu miệng lại BT1
- GV nhận xét chung.
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
- Chúng ta đã học được tính chất nào của phép cộng, hãy phát biểu quy tắc về tính chất này?
- Bài học hôm nay sẽ giớiù thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng. 
b. Tìm hiểu bài.
* Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
- GV treo bảng đã kẽ sẵn như SGKở dòng đầu
- Nêu giá trị cụ thể của a, b, c; với a = 5 b = 4 c = 6 viết vào cột a, b, c
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tính giá trị của các biểu thức (a + b) +c và a + (b + c) 
 Yêu cầu : Với 2 dòng còn lại : a= 35; b= 15; c=20
a = 28 ; b = 49 ; c = 51 ; HS làm vào phiếu học tập.
- GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) 
- Hãy nêu kết luận đó bằng lời.
- GV chốt : Tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nêu lưu ý SGV/86.
c.Luyện tập, thực hành :
 * Bài 1: SGK/45: Hoạt động nhóm đôi.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu: thảo luận nhóm đôi với yêu cầu của bài, chú ý vận dụng các tính chất trong phép cộng.
Hỏi : Trong bài tập này em đã vận dụng tính chất gì trong phép cộng ?
 * Bài 2: SGK/45: Hoạt động nhóm bàn.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu thảo luận cách giải và giải vào giấy khổ lớn.
- Muốn tính được cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được bao nhiêu tiền, em làm sao ?
- GV nhận xét chung.
 * Bài 3: SGK/45: Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu : Đọc kĩ bài và điền số hoặc chữ vào chỗ trống.
- Để giải được bài tập này em đã vận dụng tính chất gì ở bài a, b, c.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
5. Dặn dò:
 - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài : Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- HS làm vào bảng con, 1 HS làm ở bảng lớp.
 - 2 HS lần lượt nêu.
- Đã học tính chất giao hoán của phép cộng.
- HS phát biểu.
- HS cả lớp cùng quan sát
- Cả lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày và ghi kết quả vào bảng lớp.
- Cả lớp làm vào phiếu 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gọi 2 HS gắn kết quả
- HS nêu.
- 2 HS nêu.
- Cả lớp cùng lắng nghe.
- 2 HS nêu tính chất kết hợp.
- 1 HS đọc đề.
- Nhóm đôi làm việc 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm.
- HS nêu, bạn bổ sung.
- 1 HS nêu.
- Nhóm bàn làm việc 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Bạn nhận xet, bổ sung.
- Lần lượt 3 HS nêu.
- 3 HS đọc lại cách giải của nhóm mình theo 3 cách khác nhau.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp thực hiện bài tập vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa
- Bạn nhận xét.
- 3 HS lần lượt nêu.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Luyện Tiếng Việt ( luyện viết)
Bài: Tiết 2- Tuần 7

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc_k.doc