Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu.

- Đánh giá các hoạt động Đội của chi đội trong tuần qua.

- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.

- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. Tiến trình sinh hoạt.

1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.

 a. Các phân đội thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong phân đội.

- Phân đội trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.

- Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của chi đội.

- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.

- Đánh giá xếp loại các phân đội.

b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của chi đội .

- Về học tập:

- Về đạo đức:

- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:

- Về các hoạt động khác.

• Tuyên dương, khen thưởng.

• Phê bình.

2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.

 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.

- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.

- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.

- Thực hiện tốt ATGT.

______________________________________________________________________

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt Đội
KIỂM ĐIỂM TUẦN 6
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động Đội của chi đội trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các phân đội thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong phân đội.
Phân đội trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của chi đội.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các phân đội. 
b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của chi đội .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng. 
Phê bình.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt ATGT.
______________________________________________________________________
TUẦN 7
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ .
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ .
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi tính toán.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- GV: Bảng nhóm 
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
* HĐ1: Luyện tập
Bài 1: Thử lại phép cộng. 
- Yêu cầu HS tự lấy VD phép tính cộng và tính. 
- Muốn kiểm tra một phép cộng đã đúng hay chưa ta làm như thế nào?
Kết luận: SGK
Bài 2: Thử lại phép trừ.
Làm tương tự bài tập 1
- Nhận xét, cho điểm
Bài 3: Tìm x.
- Khi HS làm GV hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết. 
- GV nhận xét, chấm - chữa bài
Bài 5: Cho HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số và tính hiệu của chúng 
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ.
- HS làm bảng con- 2 HS làm bảng.
Thử lại. 
HS thử lại phép cộng trên.
- HS làm bài. Thử lại để kiểm tra.
HS làm bài. 1 HS lên bảng chữa
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.
HS làm bài. 1 HS lên bảng chữa
 x + 262 = 4848
 x = 4848 - 262
 x = 4586
x - 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
- HS làm miệng:
-Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999. Số bé nhất có 5 chữ số là 10 000. HS tính nhẩm kết quả và nêu.
_________________________________________
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS yêu chuộng hoà bình .
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy- học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
 - GV đánh giá, ghi điểm
2.Bài mới :
* Giới thiệu chủ điểm và bài
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*HĐ1 : Luyện đọc :
- GV hướng dẫn luyện phát âm
 - Giúp học sinh hiểu từ ngữ khó
 - Treo bảng phụ
 GV đọc diễn cảm toàn bài
 *HĐ2 : Tìm hiểu bài :
+ Trăng thu trong bài có gì đẹp ?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với hiện tại ?
+ Hiện nay cuộc sống có giống với điều anh chiến sĩ đã mong ước không ?
+ Em mơ ước về tương lai sau này đất nước ta như thế nào ?
*HĐ3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - Thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, khen HS đọc tốt
*HĐ4 : Củng cố- Dặn dò : 
- Nêu ý nghĩa của bài
- GV nhận xét tiết học
 - 2 em đọc bài : Chị em tôi + Trả lời câu hỏi SGK
- Mở sách quan sát tranh chủ điểm, nêu nội dung. Quan sát tranh trong bài.
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn(3 lượt)
 - Nhiều em luyện phát âm
 - 1 em đọc chú giải
 - Luyện đọc câu dài
 - Luyện đọc đoạn theo cặp, 1 em đọc cả bài
 - Nghe theo dõi sách
 - Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi
 - HS nối tiếp trả lời
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - HS tự liên hệ và nêu mơ ước của mình 
 - 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn
 - Lớp luyện đọc đoạn 2
 - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc đoạn 2
 - Lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay
- 2 HS nối tiếp nêu 
___________________________________
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục tiêu :
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1;BT2, mục III); tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV:Bảng phụ ghi họ, tên riêng, tên đệm của người VN, bản đồ địa phương
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt đọng của trò
1. Kiểm tra :
- GV đánh giá, ghi điểm 
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC tiết học
 *HĐ1: Nhận xét :
 - GV nêu nhiệm vụ để học sinh nhận xét
 + Mỗi tên riêng gồm mấy tiếng?
 + Chữ cái đầu mỗi tiếng viết như thế nào?
 - GV nêu kết luận
 *HĐ2: Ghi nhớ:
 - GV nêu những lưu ý khi viết tên riêng người Tây Nguyên.
 *HĐ3: Luyện tập :
 Bài tập 1
 - GV nêu yêu cầu, kiểm tra học sinh viết
 - Lưu ý học sinh danh từ chung không viết hoa: số nhà, phố, phường...
 Bài tập 2
 - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 Bài tập 3
- GV treo bản đồ VN
- Yêu cầu HS viết tên các địa danh của địa phương.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
* HĐ4: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh học thuộc ghi nhớ
- 1 em làm lại bài 1
- 1 em làm bài 2
- Nghe, mở sách
 - 1 em đọc yêu cầu của bài
 - 2 em nêu
 - 1-2 em nêu
 - Học sinh nhắc lại
 - 3 em đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
 - Nghe, thực hành viết: Kông- hoa,
 - Lớp đọc thầm yêu cầu
 Tự viết tên mình và địa chỉ nhà mình.
 2 em thực hành viết bảng.
 HS nhận xét
 - Đọc thầm yêu cầu
 Tự viết tên phường, thành phố mình
 2 em làm bảng lớp
 HS nhận xét , bổ sung 
 - HS đọc yêu cầu
 Thảo luận nhóm
 Đại diện nhóm đọc kết quả
 2-3 em chỉ bản đồ
 Nêu tên các địa danh đã ghi
 Các nhóm khác bổ sung
___________________________________________
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.Mục tiêu :
- Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ(SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
- Yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học : 
- GV:Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- GV ghi điểm
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: SGV 157
*HĐ1:GV kể chuyện
 - GV kể lần 1 : Lời ước dưới trăng
 - GV kể lần 2 chỉ vào tranh minh hoạ
*HĐ2: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất 
*HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
 - Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh tiếp tục tập kể câu chuyện
 - Chuẩn bị trước 1 câu chuyện về những ước mơ
 - 2 em kể chuyện về lòng tự trọng 
 - Lớp nhận xét
- Nghe giới thiệu, mở SGK
- HS nghe GV kể
- HS nghe, quan sát tranh
- HS đọc phần tóm tắt dưới tranh 
- HS kể theo nhóm 4 (1HS kể 1 đoạn )
- 1 số nhóm lên kể trước lớp
- HS trao đổi về ý nghĩa , nội dung truyện 
- 2-3 HS thi kể cả câu chuyện 
- Lớp bình chọn bạn kể hay
 - Nhiều em nêu ý nghĩa: Những điều ước cao đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người nói ra điều ước, cho tất cả mọi người.
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ .
- Giáo dục HS ý thức học toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Bảng phụ kẻ như SGK, nhưng chưa đề số
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
a. Biểu thức có chứa 2 chữ
- GV nêu bài toán .
Hướng dẫn HS xác định: Muốn biết số cá của hai anh em là bao nhiêu ta làm thế nào?
- GV nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu?
- GV giới thiệu: a + b là biểu thứa có chứa hai chữ a và b
- Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
b. Giá trị của biểu thứa có chứa hai chữ
a và b là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm gì? 
GV nêu từng giá trị của a và b cho HS tính: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
5 được gọi là gì của biểu thức a + b? 
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 4, b = 0; a = 0, b = 1.
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được gì?
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1:
HS thực hiện trên vở. Một HS lên bảng làm bài. 
GV nhận xét, cho điểm
Bài tập 2: ( a;b)
HS thực hiện trên vở. Một HS lên bảng làm bài. 
Bài tập 3:
GV kẻ bảng như SGK và cho HS làm theo mẫu. 
*HĐ2: Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
- Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?
- Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép cộng
- HS đọc bài toán, xác định cách giải
HS nêu: nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá, có tất cả 3 + 2 con cá.
-Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì hai anh em câu được a + b con cá.
HS nêu thêm ví dụ: n + m; t x k ;
 a : b 
- Ta phải thay giá trị của a và b rồi tính.
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 
3 + 2 = 5
- 5 được gọi là giá trị của biểu thức a + b
HS thực hiện trên giấy nháp
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
- HS làm bài vào vở. HS chữa bài
- HS làm bài
HS đổi vở để kiểm tra & thống nhất kết quả
- HS làm bài theo mẫu: Làm nháp, 3 HS lên bảng điền kết quả vào cột.
HS dưới lớp nhận xét.
__________________________________
Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II.Đồ dùng dạy- học :
- GV:Tranh minh hoạ. Bảng phụ chép câu, đoạn cần luyện đọc 
III.Các hoạ ... ất. Các bạn khác góp ý kiến.
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng.
- 1 HS đọc.
_______________________________________
Chính tả( Nhớ - viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.Mục tiêu :
 - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
 - Làm đúng BT2a và BT3a.
 - Có ý thức rèn viết trong giờ học .
II.Đồ dùng dạy-học : 
- GV:Bảng phụ chép bài tập 2a
- HS :Bảng con, phấn, vở
III.Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- GV đánh giá, ghi điểm
2. Bài mới :
*Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC giờ học
*HĐ1:Hướng dẫn học sinh nhớ viết
 - GV hỏi: Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
 - Chấm 10 bài, nhận xét
*HĐ2:HD làm bài tập chính tả
Bài tập 2 a: GV nêu yêu cầu bài tập 
 - GV treo bảng phụ
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 Bài tập 3a
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:
“Tìm từ nhanh”
 - GV nhận xét, tính điểm
*HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài 2.
 - 2 học sinh làm lại bài tập 3
 - Lớp làm bảng con
 - HS lắng nghe
 - 2 em đọc thuộc đoạn thơ cần viết
 - HS nêu nội dung đoạn 
 - HS tìm và luyện viết từ khó vào bảng con + 3 em viết bảng lớp
 - HS nhận xét, bổ sung
 - HS nêu cách trình bày
 - HS nhớ bài , tự viết vào vở, đổi vở soát lỗi
 - HS nêu yêu cầu bài 2
 - Cả lớp làm vào vở
 - 1 HS làm bảng phụ 
 - Lớp chữa bài theo lời giải đúng
 - 1 em đọc yêu cầu bài 3
 - HS nghe GV phổ biến cách chơi.
 - HS viết vào bảng con 
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
- Giáo dục ý thức học Toán
II. Đồ dùng dạy-học : 
- GV: Bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a. Biểu thức chứa ba chữ
- GV nêu bài toán 
- HD HS xác định: muốn biết số cá của ba người là bao nhiêu ta làm như thế nào?
- GV nêu vấn đề: nếu số cá của An là a, số cá của Bình là b, số cá của Cư là c thì số cá của tất cả ba người là gì?
- GV giới thiệu: a + b + c là biểu thứa có chứa ba chữ a, b và c
- Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ
b.Giá trị của biểu thứa có chứa ba chữ
a, b và c là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm gì? 
GV nêu từng giá trị của a, b và c cho HS tính: nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = ?
9 được gọi là gì của biểu thức a + b + c?
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 5, b = 1, c = 0.
Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số ta tính được gì?
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1:Tính giá trị của biểu thức 
a+ b+c
a. a = 5 , b =7 , c =10 
b. a =12 , b = 15 , c = 9
- Nhận xét, chữa bài
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức 
a x b xc
- HD HS làm bài.
- Cho HS làm vở, gọi 1 HS làm bảng 
- Chấm, chữa bài
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ
Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?
Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng
- HS đọc bài toán, xác định cách giải
HS nêu: số cá của ba người là: 
 2 + 3 + 4 = 9
- Nếu số cá của An là a, số cá của Bình là b, số cá của Cư là c thì số cá của tất cả ba người là a + b + c
HS nêu thêm ví dụ.
- Thay chữ bằng số
Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 
9 được gọi là giá trị của biểu thức a +b +c
- HS thực hiện trên giấy nháp
Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
Vài HS nhắc lại
HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
2 HS chữa bài
HS sửa & thống nhất kết quả
- HS thực hiện theo mẫu: thực hiện tính trong ngoặc trước.
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
_____________________________________
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng dược tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- GV: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
*HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
- Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này
- Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: 
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất( a: dòng 2,3; b: dòng 1,3)
HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- GV cho các phép tính, yêu cầu HS dùng tính chất kết hợp & tính chất giao hoán để tính nhanh
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
- Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
- HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
- HS đọc đề bài. Phân tích bài toán- nêu cách làm, 1HS làm bảng nhóm, cả lớp làm bài- chữa bài .
__________________________________________
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể :
-Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa : Tiêu chảy, tả lị
-Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
-Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường
-Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- GV + HS: Sưu tầm tranh ảnh về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
- Nêu cách phòng bệnh béo phì?
Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: 
*HĐ1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
 - GV đặt vấn đề
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
+ Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa mà em biết?
- GV giảng thêm về triệu chứng của một số bệnh Tiêu chảy, tả, lị,...
- GV đặt câu hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?
Kết luận: SGK
*HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình?
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đuờng tiêu hóa? Tại sao?
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao?
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đuờng tiêu hóa?
Bước 2 :- Gọi các nhóm trình bày.
*HĐ1: Vẽ tranh cổ động
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Vẽ tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Bước 2 : Thực hành
GV đi tới các nhóm KT và giúp đỡ HS gặp khó khăn
*HĐ4: Củng cố - Dặn dò: 
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trong SGK. GV nhận xét tiết học.
- 2-3 HS trả lời.
+ Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, 
+ Tả, lị, tiêu chảy, thương hàn, ...
- HS trả lời:Các bệnh như tiêu chảy, tả , lị,  đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách.
- HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nghe GV giao nhiệm vụ.
- HS tự làm bài theo nhóm 4
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn.
1-2 HS đọc
______________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.Mục tiêu : 
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 - Có ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy- học : 
- GV:Bảng phụ chép gợi ý. Bảng lớp chép đề bài.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- GV ghi điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- GV treo bảng phụ
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc yêu cầu đề bài
- HD HS nắm chắc yêu cầu đề bài; gạch chân dưới những từ ngữ :
Giấc mơ / bà tiên cho 3 điều ước / trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý
- Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em 3 điều ước ? 
 - Em thực hiện những điều ước như thế nào?
 - Em nghĩ gì khi thức dậy ?
- GV chấm 1 số bài , nhận xét, biểu dương HS có bài hay.
*HĐ2: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Khen những học sinh tưởng tượng giỏi, phát triển câu chuyện hợp lô gíc.
 - Về nhà hoàn chỉnh câu chuyện.
- 2 học sinh mỗi em đọc 1 đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện “ Vào nghề”
 - 1 em đọc yêu cầu đề bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ và trả lời.
- 1 vài em nhận xét, bổ sung.
- HS viết vào vở
- 1 số HS đọc trước lớp 
- HS nghe nhận xét
____________________________________
Sinh hoạt 
KIỂM ĐIỂM TUẦN 7
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Về học tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 7 BUOI 1.doc