I. MỤC TIÊU :
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (TL được các CH trong SGK).
KNS:đảm nhận trách nhiệm(xác dịnh nhiệm vụ của bản thân)
II. đồ dùng DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
fgKẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 7 Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012 TẬP ĐỌC Tiết 13 TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU : - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (TL được các CH trong SGK). KNS:đảm nhận trách nhiệm(xác dịnh nhiệm vụ của bản thân) II. đồ dùng DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: - Gọi 3 HS đọc chuyện Chị em tôi: ? Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao? ? Nêu nội dung chính của truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Luyện đọc : - Cho HS đọc cả bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc. c. Tìm hiểu bài : KNS : đảm nhận trách nhiệm. - Gọi HS đọc thầm và TLCH. ? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ? ? Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui? ? Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? ? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? ? Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? ? Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? ? Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? ? Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Đại ý của bài nói lên điều gì? d. Đọc diễn cảm : - Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. - Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò : NX TIẾT HỌC - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS đọc bài và chia đoạn. - HS đọc tiếp nối. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc thầm và TLCH. - 2 HS trả lời, nhắc lại. - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn. - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm TOÁN Tiết 31 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Nội dung Phương pháp 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 30, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 - GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. ? Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)? - GV nêu cách thử lại. - GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 2 - GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. - GV nêu cách thử lại. - GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Gv thu vở, chấm điểm, nhận xét Bài 3 - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - 2 HS nhận xét. - HS trả lời. - HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng. - HS làm vào vở câu 1b. HS đặt tính và thực hiện phép tính - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS nhận xét. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. ĐẠO ĐỨC : Tiết 7 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA Tích hợp: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tích hợp: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Tích hợp: KĨ NĂNG SỐNG I.MỤC TIÊU Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày. BVMT: TÍCH HỢP bộ phận. SDNLTK&HQ: tích hợp toàn phần Kns:Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của. Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4 - Đồ dùng để chơi đóng vai - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến” ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em? - GV ghi điểm. 2.DẠY BÀI MỚI: KNS: Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân “Tiết kiệm tiền của” *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 ? Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. ? Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. ? Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. BVMT: để BVMT và tài nguyên thiên nhiên các em cần tiết kiệm những gì? - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. b. Kết nối *Hoạt động 2: KNS : Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của. Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: + Các ý kiến c, d là đúng. + a, b là sai. c. Thực hành : Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12) - GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm: òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì? òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì? - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. 3. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Chuẩn bị bài tiết sau. - HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu - Cả lớp trao đổi, thảo luận. - Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. - Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung. HS tự liên hệ. HS cả lớp thực hiện. KỂ CHUYỆN Tiết 7 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG Tích hợp: bảo vệ môi trường. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. lời ước dưới trăng do giáo viên kể. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều mơ ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. Tích hợp: gián tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK. Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn. Giấy khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: - Gọi 3 HS lên bảng kể câu truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (được đọc). - Gọi HS nhận xét lời kể của bạn. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. GV kể chuyện: - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì? - GV kể truyện lần 1, kể rõ từng cho tiết. - GV kể chuyện lần 2: Kể từng tranh kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh. c. Hướng dẫn kể chuyện: * Kể trong nhóm: - GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV cho HS kể dựa theo nội dung trên bảng. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi. - Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình. - Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay. 3. Củng cố – dặn dò: ? Qua câu truyện, em hiểu điều gì? Bvmt: Vẻ đẹp của ánh trăng đem lại cho con người điều gì? - Nhận xét tiết học - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn. - 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh (3 lượt HS thi kể) - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - 3 HS tham gia kể. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - HS trả lời. - HS trả lời. Đem lại cho con người niềm tin và hi vọng. Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 Mỹ thuật: Gv bộ môn HĐNGLL TẬP LÀM VĂN Tiết 13 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước. Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK. Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần để HS viết, mỗi phiếu ghi một đoạn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: - Gọi 3 HS lê bảng mỗi HS kể 3 bức trang truyện Ba lưỡi rìu. - Gọi 1 HS kể toàn truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc cốt truyện. - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng. - Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Bài 2: - Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện. - Y/ cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn. Chú ý nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn để viết nội dung cho hợp lý. - Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh 3. Củng cố - dặn d ... g dân tộc nào từ nơi khác đến ? ? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? ? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV kết luận 2/.Nhà rông ở Tây Nguyên : *Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau : ? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? ? Nhà rông được dùng để làm gì? ? Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? - GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 3/. Lễ hội : * Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau : ? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? ? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? ? Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? ? Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình . GVKL 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại. - 2 HS đọc - Vài HS trả lời. - Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ... - Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng. - HS trả lời. - Nhắc lại. - HS đọc SGK HS trả lời - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả - HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hs thảo luận nhóm - HS đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 14 LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa Việt Nam, viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT 1, viết đúng một vài tên riêng ở BT 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng phía dưới. Bản đồ địa lý Việt Nam. Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: - Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ? Cho Ví dụ ? - Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã giao về nhà và cho biết em đã viết hoa những danh từ nào trong đoạn văn? Vì sao lại viết hoa ? - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải. - Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại. - Gọi 3 nhón dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. - Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng. - 2 HS đọc và trả lời. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn. - Dán phiếu. - Nhận xét, chữa bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội. - 1 HS đọc thành tiếng. - Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm. - Viết tên các địa danh vào vở. TẬP LÀM VĂN Tiết 14 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU : Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa vào theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. KNS : thể hiện sự tự tin, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. KTBC: - Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: KNS :thể hiện sự tự tin, hợp tác. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. - Yêu cầu HS đọc gợi ý. - Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2/ Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3/ Em nghĩ gì khi thức giấc? - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Tiếp nối nhau trả lời. - HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn. - HS thi kể trước lớp. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. TOÁN Tiết 35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU : Biết được tính chất hợp của phép cộng. Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nội dung phần nhận xét. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 34, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng : - GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51 ? - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) ? - Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - GV vừa ghi bảng vừa nêu: * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) +c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) +c. * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501 GV yêu cầu HS thực hiện. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nhắc lại. - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện HS TRẢ LỜI - HS đọc. - HS nghe giảng. - HS lắng nghe. - Một vài HS đọc trước lớp. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. - HS đọc. HS trả lời. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Môn: Kĩ thuật KHÂU ĐỘT THƯA I. MỤC TIÊU : - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa . - Khâu được các mũi khâu đột thưa các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm. - Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh quy trình khâu mũi đột thưa . - Mẫu đường khâu đột thưa bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm . + Len hoặc sợi khác màu vải . + Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Nội dung Phương pháp 2. Bài mới *Giới thiệu bài Hoạt động 1: làm việc cá nhân * Mục tiêu: Hs thực hành ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. * Cch tiến hành: - Hs nhắc lại qui trình ghép? *Kết luận: như phần ghi nhớ. Hoạt động 2: làm việc cả lớp *Mục tiêu: Đánh giá kết quả *Cách tiến hành: - Gv yêu cầu hs lên trưng bày sản phẩm - Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá - Gv đánh giá chung *Kết luận: như mục ghi nhớ sgk 3. Củng cố, dặn dò. - Gv chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau : Khâu đột thưa - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs thực hành khâu ghép. - Lên trưng bày bài - Đánh giá cho nhau. - HS đọc lại ghi nhớ. Sinh hoạt lớp: TUẦN 7 I/ MỤC TIÊU: Tổng kết thi đua tuần 7 Đề ra phương hường hoạt động tuần 8 Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh. Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần II/ CÁCH TIẾN HÀNH 1/ Ổn định: 2/ Tổng kết thi đua tuần 7 Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần Lớp trưởng nhận xét chung. Giáo viên tổng kết Ưu điểm: Duy trì nề nếp tốt. Đi học đúng giờ và chuyên cần. Tham gia tốt các phong trào của lớp. Phong trào hoa điểm 10 luôn phát huy tốt,phong trào rèn chữ viết nhiều bạn tiến bộ. Lớp có nhiều thành tích,được nhận cờ luân lưu của Đội. Tồn tại: Một số học sinh chữ viết còn xấu. Một vài học sinh trong lớp còn nói chuyện. Một số học sinh chưa chuẩn bị bài vở tốt ở nhà. Tuyên dương phê bình: 3/ Phương hướng tuần 8: Tiếp tục củng cố nề nếp: Truy bài, múa hát tập thể. Chọn HS tham gia đội tuyển văn nghệ của lớp. Phát động học sinh thi đua hoa điểm 10 Nhắc nhở học sinh ăn uống, ngủ đúng giờ. 4/ Dặn dò: Khắc phục tồn tại Thực hiện tốt phương hướng tuần sau.
Tài liệu đính kèm: