Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Trần Minh Phụng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Trần Minh Phụng

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm phù hợp với nội dung.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước (trả lời các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh học bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Khởi động: hát (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

3. Bài mới: (1’)

a) Giới thiệu bài:

b) Các hoạt động:

 

docx 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Trần Minh Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 24/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy TRUNG THU ĐỘC LẬP Tiết: 13
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc diễn cảm phù hợp với nội dung.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước (trả lời các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
Tranh minh học bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát (1’)
Kiểm tra bài cũ: (3’) 
2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bài mới: (1’)
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
10’
7’
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- 1HS đọc mẫu
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăngto lớn, vui tươi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
+ Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải: trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
Hoạt động 2 Tìm hiểu bài
- GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
- Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào? (Học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.”
+ GV đọc mẫu
+ Từng cặp HS luyện đọc 
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc 2-3 lượt.
- Các nhóm đọc thầm.
- Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
- HS đọc đoạn 1.
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
+ Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng).
- HS đọc đoạn 2
+ Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn..
+ Học sinh phát biểu.
- 3 học sinh đọc
Củng cố: (2’)
Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .........
.......................
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 24/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy NHỚ - VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO Tiết: 7
I. Mục tiêu:
Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
Làm đúng bài tập 2b, 3b.
Có ý thức rèn chữ viết.
II. Chuẩn bị:
Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2b.
Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT 3b.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát. 
Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ dễ viết sai tiết trước: Ban-dắc, tiệc, nói dối, ấp úng.
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
Bài mới: Gà Trống và Cáo. 
Giới thiệu bài: giới thiệu và ghi tựa bài
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
- HS đọc đoạn viết chính tả.
- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả trả lời câu hỏi về nội dung bài chính tả.
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: chó săn, hồn, khoái chí, gian dối. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài bài thơ
Dòng 6 lùi vào 2 ô ly 
Dòng 8 viết sát lề 
Chữ đầu dòng phải viết hoa..
- Giáo viên ra hiệu cho HS viết 
Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
- Giáo viên nhận xét chung 
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3 b. 
- Giáo viên giao việc, HS làm vào tập
- Cả lớp làm bài tập 
- HS trình bày kết quả bài tập trên bảng phụ. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
Bài 2b:Tìm chữ bị bỏ trống có vần ươn hay ương: bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.
Bài 3b: Tìm từ
Giáo viên NX chốt: vươn lên, tưỏng tượng. 
- HS khác theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm 
- HS viết bảng con 
- HS nghe.
- HS tự viết chính tả. 
- HS dò lại bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm bài 
- HS trình bày kết quả bài làm. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
Củng cố: (2’)
HS nhắc lại nội dung học tập
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có)
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm:
......
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 24/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP (Tr.40) Tiết: 31
I. Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
HS làm được bài 1; bài 2; bài 3
Yên thích môn Toán
II. Chuẩn bị:
Bảng HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát (1’)
Kiểm tra bài cũ: (3’) Phép trừ
 - GV yêu cầu HS làm bài tập
 - GV nhận xét
Bài mới: (1’)
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20’
12’
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng thực hành phép cộng, phép trừ và cách thử lại
Bài 1: Thử lại phép cộng. HS làm vào vở. 
- Lưu ý cho HS: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số còn lại thì phép tính làm đúng. 
Bài 2: Làm tương tự bài tập 1
Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
Hoạt động 2: Tìm thành phần chưa biết và giải toán
Bài 3: Khi HS làm GV hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết. 
Bài 4: (HS làm thêm)
- Gọi HS đọc đề, tóm tắt và cách giải
Tóm tắt
 Núi Phan – xi – păng: 3134 m
Núi Tây Côn Lĩnh: 2428 m
Núi nào cao hơn? cao hơn ..? m
- GV lưu ý HS cách trình bày
Bài 5: (HS làm thêm) HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số và tính hiệu của chúng 
- HS làm bài
b) 35 462 + 27 519 = 62 981
69 108 + 2074 = 71 182
267 345 + 31 925 = 299 270
- HS làm bài
b) 4025 - 312 = 3713
 5901 – 638 = 5263
 7521 – 98 = 7423
- HS làm bài.
a) x + 262 = 4848
 	x = 4848 - 262
	x = 4586
b) x – 707 = 3535
	x = 3535 + 707
	x = 4242
- HS đọc đề
- HS làm bài.
Bài giải
Ta có 3134 > 2428
Vậy núi Phan – xi – păng cao hơn và cao hơn là:
3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715 m.
- HS nêu
+ Số lớn nhất có năm chữ số là 99 999
+ Số bé nhất có năm chữ số là 10 000
+ Hiệu của hai số này là 89 999
Củng cố: (2’)
Muốn thử lại phép cộng, (phép trừ ) ta có thể làm gì?
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .........
....................
Kế hoạch bài học Môn Kể chuyện Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 25/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG Tiết: 7
I. Mục tiêu:
Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện” Lời ước dưới trăng”.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp manh lại niền vui, niền hạnh phúc cho con người.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to (nếu có).
Có thể sử dụng băng ghi âm lời kể của một nghệ sĩ hoặc một HS giỏi nhưng tránh lạm dụng (dẫn đến chủ quan, GV không nhớ câu chuyện).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát (1’)
Kiểm tra bài cũ: HS kể câu chuyện nói về lòng tự trọng. Nêu ý nghĩa của câu chuyện. (3’)
Bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã học
Giới thiệu bài: giới thiệu và ghi tựa bài (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
20’
Hoạt động 1: GV kể chuyện “Lời ước dưới trăng” giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng. 
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3 (nếu cần)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của các bài tập.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn bạn kể tốt.
- Lắng nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp, đặt câu hỏi cho bạn kể.
- Bình chọn bạn kể tốt.
Củng cố: (2’)
GV hỏi: “Câu chuyện cho em biết điều gì?”
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm:
......
Kế hoạch bài học Môn Luyện từ và câu Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 25/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Tiết: 13
I. Mục tiêu:
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
Biết vận dụng những quy tắc đã họcđể viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam. 
II. Đồ dùng dạy học:	
Bảng phụ nghi sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người, bản đồ.
Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (3’) Mở rộng vốn từ : Trung thực, tự trọng 
Tìm một số từ có tiếng “trung”, trung có nghĩa là “ở giữa”.
Tìm một số từ có tiếng “trung”, trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
 Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ biết được các bộ phận tạo thành tên người, tên địa lí Việt Nam, biết nguyên tắc viết hoa để viết đúng. 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
3’
20’
Hoạt động 1: Phần nhận xét 
- Nhận xét cách viết tên riêng sau: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.  ... uệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây 
- GV chốt ý: viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
- GV kết luận: Khi viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài 1: Viết tên em và địa chỉ gia đình em. 
- GV lưu ý HS: Các từ số nhà, phố, phường, quận, thành phố là danh từ chung nên không viết hoa. 
- Vài HS lên bảng viết địa chỉ gia đình mình.
- GV cho 2HS ngồi cạnh kiểm tra nhau. 
Bài 2: Viết tên một số phường, quận, thành phố của em
- GV cho HS làm tương tự bài tập 1. 
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- HS làm việc nhóm
- GV nhận xét 
- HS nêu nhận xét. 
- HS đọc ghi nhớ. 
- HS lắng nghe
- 3HS viết tên và địa chỉ gia đình mình. 
- HS viết vào vở. GV và cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
Củng cố: (1’)
HS nhắc lại phần ghi nhớ
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm:............
......
Kế hoạch bài học Môn Luyện chữ viết Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 27/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy BÀI 7 Tiết: 7
I. Mục tiêu:
Viết đúng bài 7 vở “Giúp em luyện và thi viết đúng chữ đẹp”
Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Có ý thức rèn luyện chữ, giữ gìn vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Mẫu chữ viết trong trường học: nét thường và nét thanh.
HS: vở “Giúp em luyện và thi viết đúng chữ đẹp”
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (3’)
Kiểm tra một số bài viết tiết trước chưa hoàn thành.
 Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
25’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu nội dung bài viết
+ Cách tiến hành:
Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài
- Cho HS nêu nội dung bài viết
Ôn lại kích thước các con chữ:
- Cho HS nêu các con chữ có độ cao và dấu thanh: 2,5 đơn vị; 2 đơn vị; 1,5 đơn vị;1,25 đơn vị và 1 đơn vị.
- Cho HS đọc thầm và tìm từ viết hoa trong bài.
- Hướng dẫn lại cách viết hoa các từ đó.
Hoạt động 2: Luyện viết
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết vào vở theo đúng mẫu
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- 1HS đọc
- 2,5 đơn vị: b, g, h, k l, y
2 đơn vị: d, đ, p, q
1,5 đơn vị: t
1,25 đơn vị: r, s
1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, e ,ê, i, u, ư, c, n, m và x
Dấu thanh viết trong phạm vi 1 ô có cạnh là 0,5 đơn vị
- B, H, T, M, C, A và V
Củng cố: (1’)
Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. Cho 2 HS thi viết tên 1 bạn bắt đầu bằng chữ B
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về luyện viết thêm ở nhà.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm:............
......
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Toán Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 27/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số
Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
Giải bài toán tìm số trung bình cộng
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát (1’)
Bài mới: 
Giới thiệu bài: giới thiệu và ghi tên bài (1’)
Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
a) 25 + 41 = 41 + ......; b) a + b = ...... + a
 96 + 72 = ...... + 96; a + 0 = 0 + ....= 
68 + 14 = 14 + ....; 0 + b = ... + 0 = ...
- Yêu cầu HS làm bài
- Hãy nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng
Bài 2: Đặt tính, tính rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại
a) 695 + 137 ; b) 8279 + 654 ; c) 239 + 721
- Yêu cầu HS làm bài
Bài 3: Tìm x:
a) x – 306 = 504 ; b) x + 254 = 680
- Khi HS làm GV hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết
- HS làm bài
- HS sửa bài. 
- HS làm bài
- HS sửa bài
 695 Thử lại: 137
 +137 + 695
 832 832
- HS làm bài.
- HS sửa bài
Củng cố:
Nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .....
..........
Kế hoạch bài học Môn Tập làm văn Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 28/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN Tiết 14
I. Mục tiêu:
Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:	
Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (3’)
Gọi 3 em đọc 1 đoạn văn hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
32’
Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý.
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
- Yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý:
+ Em gặp bà tiên trong trường hợp nào?
+ Bà tiên sẽ hỏi gì? Vì sao bà tiên tặng cho em ba điều ước? Em thực hiện ba điều ước như thế nào?
- Cho HS làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, sửa sai
- GV nhận xét phần làm bài của học sinh. 
- Thu một số vở chấm, nhận xét
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời miệng
- HS kể chuyện trong nhóm. 
- HS cử đại diện nhóm trình bày. 
Củng cố: (2’)
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS phát triển câu chuyện giỏi. 
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Yêu cầu HS ở nhà hoàn thiện câu chuyện và kể cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .....
..........
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 28/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Tr.45) Tiết 35
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài tập cần làm: Bài 1a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3 ; Bài 2 
II. Đồ dùng dạy học:	
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (3’) Biểu thức có chứa ba chữ
Yêu cầu HS làm bài tập
GV nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
- Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c và của 
a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này (so sánh kết quả tính).
- Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) 
- GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
- Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: HS làm được các bài tập: Bài 1 a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3; Bài 2 
Bài tập 1:
- HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS giải bài
Tóm tắt:
Ngày đầu: 75500000 đồng
Ngày thứ 2: 86950000 đồng ? đồng
Ngày thứ 3: 14500000 đồng
- Yêu cầu HS làm bài 
Bài tập 3: (HS làm thêm)
 - HS làm bài và chữa bài. 
- HS quan sát
- HS tính và nêu kết quả
- Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
- Vài HS nhắc lại
- Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
- HS thực hiện và ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
a) 4367 + (199 + 501) = 
 4367 + 700 = 5067
b) (921 + 2079) + 898 = 
 3000 + 898 = 3898
- HS làm bài
- HS sửa bài
Bài giải
Cả 3 ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75500000 + 86950000 + 14500000 = 176 950 000 (đồng)
Đáp số: 176 950 000 (đồng)
- HS làm bài
- HS sửa bài 
a) a + 0 = 0 + a = a
 b) 5 + a = a + 5
 c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
Củng cố: (2’)
GV cho các phép tính, yêu cầu HS dùng tính chất kết hợp và tính chất giao hoán để tính nhanh.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .....
..........
Kế hoạch bài học Môn Lịch sử Tuần 7
Ngày soạn: 10/09/2012
Ngày dạy: 28/09/2012
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO Tiết: 31
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
Vì sao có trận Bạch Đằng
Kể được diễn biến chính của trận Bạch Đằng
Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử của dân tộc
II. Chuẩn bị:
Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: hát (1’)
Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nhận xét và đánh giá
Bài mới: (1’)
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
10’
15’
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
 - GV phát phiếu học tập và hướng dẫn điền
 - Ngô Quyền là người làng Đường Lâm
 - Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
 - Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh quân Nan Hán
 - Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua
 - Gọi HS dựa vào phiếu nêu 1 số nét về tiểu sử Ngô Quyền
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
 - Yêu cầu HS đọc SGK và TLCH
 - Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
 - Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì?
 - Trận đánh diễn ra như thế nào?
 - Kết quả trận đánh ra sao?
 - Gọi HS thuật lại diễn biến trận BĐằng
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 - Sau khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì 
- GV nhận xét và đi đến KL
 - HS thực hành điền vào phiếu
 - Vài em kể về tiểu sử Ngô Quyền
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS đọc sách và trả lời
 - Sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh
 - Cắm cọc gỗ đầu nhọn để diệt thuyền giặc
 - HS nêu
 - Quân Nam Hán chết quá nửa...
 - Vài em thuật lại
 - Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta độc lập sau hơn 1 nghìn năm
 - HS đọc KL ở SGK-23
Củng cố: (2’)
HS đọc phần ghi nhớ
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: .........
....................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2012_2013_tran_minh_phung.docx