Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Khoa học BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,

- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường

- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh

II. Chuẩn bị: các hình trang 32, 33

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai 
12/10
Tập đọc
Toán
Khoa học
Kể chuyện
15
36
15
8
Nếu chúng mình có phép lạ
Luyện tập
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ba
13/10
Đạo đức
Chính tả
Toán 
LTV câu
Thể dục
8
8
37
15
15
Tiết kiệm tiền của (t2)
Trung thu độc lập
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. TC: Ném trúng đích
Tư 
14/10
Tập đọc
Toán 
Địa lí 
TLVăn 
Kĩ thuật
16
38
8
15
8
Đôi giày ba ta màu xanh
Luyện tập
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Luyện tập phát triển câu chuyện
Khâu đột thưa (t1)
 Năm 
 15/10
LTVCâu
Lịch sử
Toán 
Mĩ Thuật
Thể dục
16
8
39
8
16
Dấu ngoặc kép
Ôn tập
Luyện tập chung
Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật quen thuộc
Động tác vươn thở và tay. TC: Nhanh lên bạn ơi
Sáu 
16/10
Âm nhạc
TLVăn
Toán 
Khoa học
ATGT
8
16
40
16
4
Trên ngựa ta phi nhanh
Luyện tập phát triển câu chuyện
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Ăn uống khi bị bệnh
Lựa chọn đường đi an toàn
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tập đọc 	NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài . Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên . HSK-G thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các CH 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
II. Chuẩn bị: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Y/c 2 nhóm phân vai đọc 2 màn kịch của vở kịch " Ở Vương quốc tương lai"
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Luyện đọc.
- Y/c 1 HS đọc bài.
Y/c HS luyện đọc đoạn lần 1.
- GV HD luyện đọc từ khó.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3.
- Y/c HS đọc theo cặp.
- gọi 1 -> 2 em đọc bài.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
HĐ2. Tìm hiểu nội dung bài.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại đó nói lên điều gì?
 + Những điều ước ấy là gì?
 +Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: a/ Ước không còn mùa đông 
b/ Ước hóa trái bom thành trái ngon
 + Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
 + Em thích ước mơ nào trong bài? 
 - Nội dung của bài thơ là gì?
HĐ3: Luyện đọc diễm cảm và HTL bài thơ.
 - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của từng khổ thơ.
 - Yêu cầu HS thi đọc diễm cảm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Nhóm HS đọc 2 màn kịch
+ HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc: Đứa, triệu vì sao, ruột,  
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
- HS đọc theo cặp.
- 2 em đọc lại bài.
- Câu : "Nếu chúng ...phép lạ". Việc đó nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ 1: Cây nhanh lớn để cho quả.
+ Khổ2: Trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ 3:Trái đất không còn mùa đông
+ Khổ 4: Trái đất không còn bom đạn
- HS nêu: Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc...
+ HS suy nghĩ, phát biểu.
- 2-3 HS nêu nội dung bài.
+ 4 HS đọc nối nhau các khổ thơ của bài thơ.
+ HS luyện đọc diễm cảm và HTL các khổ thơ.
+ HS thi đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ.
+ Thi học thuộc lòng từng tổ.
Toán 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
II. Chuẩn bị: bảng phụ, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Làm bài tập 3.
 - Củng cố về những TH đặc biệt của T/C giao hoán và T/C kết hợp của phép cộng.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1 Thực hành vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng.
Bài1: Nêu yêu cầu bài tập 1?
- Cách thực hiện từng biểu thức như thế nào?
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài2: Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
 - Như thế nào là tính thuận tiện nhất ?
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài và giải thích cách làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ2. Thực hành giải toán có lời văn
Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài toán.
 + Yêu cầu 1 HS lên bảng lớp , học sinh khác làm vào vở .
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà làm bài 5, VBT, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm.
+ HS khác nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
- 2 Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con (cột b)
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng vào tính nhanh các biểu thức.
+ Lựa chọn các cặp số để được các số tròn chục, rồi cộng với các số còn lại.
 VD: 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) +78 = 100 + 78 = 178.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng chữa bài tập, HS khác làm bài vào vở, so sánh và nhận xét.
a) Sau hai năm số dân của xã tăng thêm :
 79 + 71 = 150 (người)
b) Sau hai năm số dân xã đó có là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
Khoa học 	BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường
- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh
II. Chuẩn bị: các hình trang 32, 33
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
 - Quan sát và nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Mô tả Hùng bị bệnh?
 - Kể tên một số bệnh em đã bị mắc?
+ Khi mắc bệnh đó em cảm thấy như thế nào?
 + Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì ? Vì sao?
HĐ2: Trò chơi đóng vai: Mẹ ơi, con ...sốt! 
 - GV đưa ra các trường hợp:
+TH1: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường?
 +TH2: Hùng đau đầu, đau họng, mẹ mãi chăm em không để ý tới Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Giáo viên gọi các nhóm đóng vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt.
 - GV chốt lại nội dung hoạt động .
3. Củng cố - dặn dò.
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu miệng
+ HS khác nghe,nhận xét.
- HS theo dõi, mở SGK
- HS làm việc theo cặp: Sắp xếp các hình liên quan ở trang 32 thành 3 câu chuyện như SGK theo yêu cầu.
+ Kể lại với các bạn trong nhóm 1 câu chuyện.
- Đau răng, đau bụng, sốt, ...
+ Vài HS nêu : Cảm thấy khó chịu và không bình thường...
- Phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
- HS tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, đóng vai xử lý các tình huống giáo viên đưa ra.
+ Nếu là Lan em sẽ ....
+ Nếu là Hùng, em sẽ...
- Đại diện các nhóm lên bảng đóng vai.
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm đóng vai xử lý tình huống tốt.
- 2 học sinh nêu lại mục : Bạn cần biết.
- Học sinh về nhà vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Kể chuyện 	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện
II. Chuẩn bị: một số sách, báo, truyện viết về ước mơ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Kể truyện "Lời ước dưới trăng".
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài.
 - GV ghi đề bài lên bảng.
 + Nêu những từ là trọng tâm của đề?(Gạch chân)
 + Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý.
 + Nêu những chuyện mà em định kể ?
 Lưu ý: 
 Kể chuyện phải có đầu có cuối: đủ 3 phần. Kể xong chuyện cần trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 HĐ2. Thực hành kể chuyện.
 - Yêu cầu học sinh luyện kể theo cặp, trao đổi trong cặp về ý nghĩa câu chuyện.
 - Giáo viên gọi học sinh thi kể chuyện trước lớp.
 - Giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay, bạn có câu hỏi hay,...
 3. Củng cố - dặn dò.
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
 - Nhớ truyện về nhà kể cho mọi người nghe.
- 2 HS kể nối tiếp.
+ HS khác nghe,nhận xét.
- HS theo dõi, mở SGK
- 1 HS đọc đề bài.
+ Nêu được : được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, viễn vông, phi lí.
+ 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý trong sách giáo khoa, HS khác đọc thầm.
- HS nêu tên chuyện mà em đã chuẩn bị.
- HS nắm vững yêu cầu của đề và bài học
+ Chuẩn bị luyện kể cùng bạn
- HS luyện kể cùng bạn(theo cặp). Góp ý, trao đổi nội dung. ý nghĩa từng truyện. 
+ Thi kể chuyện trước lớp.
+ Học sinh bình xét bạn kể hay nhất, bạn có câu hỏi hay,...
VD: Tôi muốn kể câu chuyện: “Cô bé bán diêm” của nhà văn An - đéc - xen. Truyện kể về ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi đọc truyện này.
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009
Đạo đức 	TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t2)
I. Mục tiêu: như tiết 1 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu những việc làm là tiết kiệm tiền của.
- Yêu cầu học sinh nêu những việc làm là tiết kiệm tiền của đối với người học sinh?
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của. GDHS biết tiết kiệm sách vở, ĐDHT, điện, nước,.
BT4(SGK) Yêu cầu HS nêu được những việc làm là tiết kiệm tiền của?
 + Yêu cầu 1 số HS chữa bài tập và giải thích.
 Bài 5(SGK) GV nêu yêu cầu thảo luận và đóng vai theo các trường hợp.
 + Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi , Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh thảo luận: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
 - Giaó viên kết luận về cách ứng xử 
phù hợp trong mỗi tình huống.
 + Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ.
HĐ3: Hoạt động tiếp nối.	
 - Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, đi ...  vật gì ?
+ Hình dáng, các bộ phận của con vật ?
+ Hình dáng con vật khi hoạt động ?
+ Kể thêm 1 số con vật mà em biết ?
- GV tóm tắt:
- GV cho xem sản phẩm của HS lớp trước.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách nặn.
- GV y/c HS nêu các bước nặn con vật.
- GV hướng dẫn: Có 2 cách nặn
C1: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại.
C2: Nặn con vật từ 1 thỏi đất,....
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV y/c HS chia nhóm
- GV bao quát lớp, nhắc nhở nhóm nào yếu chọn con vật đơn giản để nặn,...tạo dáng cho sinh độg.
- GV giúp đỡ nhóm yếu,động viên nhóm khá giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV y/c các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét , đánh giá bổ sung.
- GDHS biết yêu mến và chăm sóc các con vật nuôi
* Dặn dò:
-Về nhà quan sát, sưu tầm tranh, ảnh hoa, lá
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,...
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Con mèo, con thỏ, con gà,...
+ Đầu, thân, chân,...
+ H.động hdáng con vật thay đổi
+ Con vịt, con chó,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời:
+ Nặn các bộ phận chính trước.
+ Nặn chi tiết.
+ Ghép dính các bộ phận.
+ Tạo dáng và sữa chữa con vật
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS chia nhóm 4.
- HS làm bài theo nhóm. Nặn con vật theo ý thích.
- Đại diện nhóm trình bày s.phẩm 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Thể dục 	ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY. TC: NHANH LÊN BẠN ƠI
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
II. Địa điểm – phương tiện: sân trường, còi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV cho HS khởi động và chơi trò chơi tại chỗ
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút
 a. Bài thể dục phát triển chung:
- Động tác vươn thở:
 + Lần 1: GV nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích, giảng giải từng nhịp để HS làm theo. GV hướng dẫn HS cách hít vào (bằng mũi) và thở ra (bằng miệng)
 + Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với các em
 + Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác
 + Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho các em
- Động tác tay: tập 4 lần 2 x 8 nhịp. GV nêu tên động tác, rồi làm mẫu, giải thích cho HS
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
 b. Trò chơi vận động:
- GV nhắc lại cách chơi
- GV cho cả lớp cùng chơi
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- HS khởi động và chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS làm theo từng động tác của GV
- Cả lớp cùng tập
- HS làm tập theo GV. 1 – 2 HS tập tốt ra làm mẫu
- HS chơi thử 1 lần
- Chơi chính thức có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt
- Tập một số động tác thả lỏng hoặc bằng trò chơi vui, nhẹ nhàng để thả lỏng
Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
TLV 	LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) – BT1
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3)
II. Chuẩn bị:bảng phụ ghi VD về cách chuyển lời thoại thành lời kể
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
Bài1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS làm mẫu: Chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
 - GV dán giấy ghi một mẫu chuyển thể.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
 - GV nhận xét.
HĐ2. Củng cố về cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
Bài2: Yêu cầu kể theo một cách khác: Tin - tin đến thăm công xưởng xanh, Mi - tin tới thăm khu vườn kì diệu.
 + GV yêu cầu học sinh kể.
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét.
Bài3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV dán phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 ( Kể theo ttrình tự thời gian/ Kể theo trình tự không gian).
 + GV nêu nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian.
+ HS khác nghe,nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Thể hiện 2 dòng đầu trong màn kịch: Trong công xưởng xanh " từ ngôn ngữ kịch sang lời kể
+ 1 HS đọc, HS khác đọc thầm đoạn kể.
+ Từng cặp đọc trích đoạn " Ở Vương quốc Tương Lai".
+ HS luyện kể theo cặp.
+ 2 -3 HS thi kể.
+ Lớp đọc và phát biểu ý kiến.
- Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- 2-3 HS thi kể.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến:
+ Về trình tự sắp xếp sự việc: Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 và đoạn 2 thay đổi: Cách 1: Mở đầu: Trước hết, 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh..
Cách 2: Mở đầu đoạn 1: Mi – tin đến thăm khu vườn kì diệu.
Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi – tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin – tin tìm đến ...
Toán 	 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu:
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke)
II. Chuẩn bị: ê ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Chữa bài tập 3.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. A
 a) Giới thiệu góc nhọn.
 - GV vẽ góc nhọn lên bảng.
 + GV đây là góc nhọn O B
 + Cho ví dụ về góc nhọn khác.
 + GV áp êke vào góc nhọn.
 b) Giới thiệu góc tù.
 - GV vẽ góc tù lên bảng và giới thiệu góc tù. 
 M
 c) Giới thiệu góc bẹt. O N
 - GV vẽ góc bẹt lên bảng và giới thiệu góc bẹt.
 C O D
HĐ2: Thực hành.
Bài1: Y/C HS nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- GV gọi học sinh đọc.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài2: Yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình có 3 góc nhọn, có góc vuông, có góc tù.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố - dặn dò
- Chốt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lên bảng làm..
+ HS khác nhận xét.
- HS quan sát góc nhọn
+ Đọc: Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA, OB.
- HS khác đọc góc.
+ Nhận biết : Góc nhọn là góc bé hơn góc vuông.
- HS nhận biết và đọc góc tù đó.
+ Nhận biết : Góc tù là góc lớn hơn góc vuông.
- HS nhận biết và đọc góc bẹt đó.
+ Nhận biết: Góc bẹt = 2 góc vuông.
- 2 HS nhắc lại.
- HS nêu: Góc đỉnh A: Cạnh AM, AN.
- Góc đỉnh D: Cạnh DV, DU.
 ( là các góc nhọn)
- Góc tù: Góc đỉnh B(BP, BQ)
 Góc đỉnh O, ...
- HS dùng êke để nhận biết các góc trong mỗi hình tam giác có là góc nhọn, có góc vuông, có góc tù không.
+ HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại kiến thức về các góc.
Khoa học 	ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy
II. Chuẩn bị: các hình trang 34, 35 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
 - Khi bị bệnh bạn cảm thấy như thế nào?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
 - Kể tên một số thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
+ Khi mắc bệnh cần ăn thức ăn đặc hay loãng? Vì sao?
 - Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn ít quá, nên cho ăn như thế nào?
HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô-rê-dôn.
 - Yêu cầu HS quan sát và đọc lời dẫn trong tranh 4, 5, 6, 7.
 + Khi bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào? (Nhắc lại lời khuyên của bác sĩ)
 + Lưu ý: Có 1 số bệnh cần ăn kiêng.
 * Hướng dẫn cách pha dung dịch Ô-rê-dôn và nấu cháo muối.
 - Y/C HS nêu các thao tác.
- Y/C đại diện lên thực hiện trên bảng.
- GV theo dõi, nhận xét.
HĐ3: Trò chơi" Đóng vai"
 - Chia nhóm, chọn nội dung, tình huống và thảo luận để chọn ra cách giải quyết bằng cách đóng vai để diễn.
- Giáo viên gọi các nhóm đóng vai.
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt. 
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
+ HS khác nghe, nhận xét.
- HS nói về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường: Trứng, cá, sữa, rau xanh, ...
+ Ăn thức ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá.
+ Ăn làm nhiều bữa trong ngày.
+ HS đọc nội dung bức tranh theo nhóm đôi.
+ Cho uống Ô-rê-dôn và vẫn phải cho ăn đủ chất.
+ HS theo dõi giáo viên hướng dẫn.
- Quan sát hình 7 để thực hiện.
+ 2-3 HS nêu.
+ HS lên bảng thực hiện.
- Lớp quan sát, nhận xét.
+ Chia làm 4 nhóm.
- HS thảo luận, phân vai diễn.
+ Các nhóm diễn.
+ Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Học sinh về nhà vận dụng bài học vào cuộc sống.
ATGT 	LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn, không an toàn. Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường
- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường
- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Đi xe đạp an toàn
2. Bài mới:
- GV dùng tranh ảnh cho HS quan sát: một con đường an toàn, ngã tư an toàn, đường chưa an toàn
- GV đặt câu hỏi	
 + Thế nào là đường an toàn?
+ Thế nào là đường chưa an toàn?
- GV kết luận: Khi đi đường phải biết lựa chọn con đường an toàn. Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn em phải chú ý và đi sát lề đường
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: thực hành điều đã học
- 2 HS nêu
- HS thảo luận nhóm: nhận xét về con đường an toàn, không an toàn
- HS trả lời
 + đường bằng phẳng, mặt đường có phân làn xe chạy, có biển báo hiệu giao thông, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường,
 + Lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy hai chiều, vỉa hè hẹp hoặc có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi xuống lòng đường
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc