A. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
B. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tuần 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011 Chào cờ Tập trung toàn trường ________________________________________________ Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ A. Mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ C. Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4 5 1 22 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch “ở vương quốc tương lai” và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung: - Hát, báo cáo sĩ số. - HS đọc phân vai đóng kịch. a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. - HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt). - GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1, 2 em đọc cả bài. - Luyện đọc theo cặp. - 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi. + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Câu ‘‘Nếu chúng mình có phép lạ”. + Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì? - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. + Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì? Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả. Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. - GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói: + ‘‘Ước không còn mùa đông” - Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người. + ‘‘Hóa trái bom thành trái ngon” - Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh. + Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài? - Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình. + Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao? HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ. 2 - GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm. - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng. - Nhận xét, cho điểm - Gọi 1, 2 HS đọc diễn cảm. - GV đọc diễn cảm. IV. Củng cố - dặn dò: - GV hỏi về ý nghĩa bài thơ. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - HS: Luyện đọc diễn cảm, thuộc lòng theo nhóm. - Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - Lắng nghe. _____________________________ Toán Luyện tập A. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. B. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 4 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài 2 trang 45 - SGK. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 em lên chữa bài tập. 1 27 III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài. - Yêu cầu 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp. - GV chữa bài, nhận xét. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở nháp. * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm. - 2 em lên bảng làm. 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 = 178 Hoặc: 96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4) = 78 + 100 = 178. * Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. - GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x. + ở biểu thức a thì x được gọi là gì? - x gọi là số bị trừ. + Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm vào vở. - Lấy hiệu cộng với số trừ. - 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. x - 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810. - GV hỏi tương tự với phần b. * Bài 4: b) x + 254 = 680 x = 680 - 254 x = 426. 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - Gọi các nhóm phát biểu. * Bài 5: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật - Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm bài cho HS. - Nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm phát biểu. a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm số người là: 79 + 71 = 150 (người) b) Sau hai năm số dân của xã đó có số người là: 5256 + 150 = 5406 (người) - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trả lời. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm bài. a) Chu vi hình chữ nhật là: P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm) b) Chu vi hình chữ nhật là: P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm) a là chiều dài hình chữ nhật. b là chiều rộng hình chữ nhật. (a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật (a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật. ___________________________ Mĩ thuật Tập nặn tạo dáng. Nặn con vật quen thuộc A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số con vật nu”i quen thuộc. - HS biết cách nặn, nặn được con vật quen thuộc theo ý thích. - HS thêm yêu quý biết chăm sóc và bảo vệ các con vật. B. Chuẩn bị: - Bài của HS năm trước. - Đất nặn. - Hình gợi ý cách nặn. C. Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 3 1 25 5 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng của HS. - Nhận xét về sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - Gọi HS đứng tại chỗ phát biểu. + Em hãy kể tên các con vật trong tranh. + Hình dáng của chúng? + Các bộ phận chính? + Đặc điểm, màu sắc của chúng? + Giữa các con vật đó có đăc điểm gì giống và khác nhau? + Tư thế của chúng khi đi, đứng chạy? - GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét. - GV kết luận : Có rất nhiều các con vật khác nhau, mỗi con vật cómàu sắc và vẻ đẹp riêng. Muốn vẽ được các con vật đó thật đẹp các em cần nắm chắc đặc điểm hình dáng của con vật. - GV: Đặt câu hỏi. - Vật nuôi có ích lợi gì với con người? b. Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp để nhớ lại cách vẽ. - GV: Yêu cầu đại diện hai cặp trình bày. - GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét. - GV kết luận: Tương tự như cách vẽ nặn chúng ta cũng tiến hành các bước như sau: + Nặn các bộ phận chính trước. + Nặn chi tiết. + Nặn thêm các phần phụ. + Tạo dáng theo ý thích. c. Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước. - GV: Yêu cầu HS thực hành. - GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng. - GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí: + Hình dáng. + Đặc điểm. + Màu sắc. + Theo em bài nào đẹp nhất. - GV: Nhận xét chung. + Khen ngợi HS có bài nặn đẹp. + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài. IV. Củng cố, dặn dò. - GV: Yêu cầu HS nêu lại cách nặn con vật. - GV: Nhận xét và đặt câu hỏi: ? Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật đó. - GV: Dặn dò HS. + Quan sát kỹ các con vật. + Giờ sau mang đầy đủ đồ dùng học tập. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày + Lợn, chó, mèo, gà, thỏ.... + Mỗi con có một dáng vẻ riêng. + Đầu, mình, chân. + Mỗi con cã mét đặc đióm riêng,màu sắc rất đa dạng. + Thỏ tai dài, đuôi ngắn. Mèo đuôi dài tai ngắn.... + Mỗi một động tác đều phù hợp với từng tư thế khác nhau. - HS nhận xét. - HS trả lời. + Chúng rất có ích cho con người như là chúng giúp chúng ta trông nhà, mèo bắt chuột, trâu, bò cho ta sức kéo. Ngoài ra chóng còn là nguồn thức ăn vô cùng bổ dưìng và là nguồn cân bằng sinh thái. - HS trao đổi cặp. - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS chú ý quan sát thầy hướng dẫn. - HS tham khảo bài. - HS thực hành. - HS hoàn thành bài. - HS nhận xét theo cảm nhận riêng. + HS lắng nghe c” nhận xét. -HS nêu. + Cho chúng ăn đầy đủ, không đánh đập chúng và còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giữ vệ sinh .... - HS lắng nghe thầy dặn dò. Buổi chiều: Khoa học Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh A. Mục tiêu: - Sau bài học, HS có thể nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. - Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường. B. Chuẩn bị: - SGK, SGV C. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3 4 1 25 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? - Nhận xét, cho điểm. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: - Hát, báo cáo sĩ số. - 2 HS nêu. a. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện. * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc cá nhân. - HS: Thực hiện theo yêu cầu ở mục ‘‘quan sát và thực hành” (trang 32 SGK). + Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ. - Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK và kể lại trong nhóm. + Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên kể chuyện, các nhóm khác bổ sung. - GV hỏi 1 số câu hỏi: + Kể tên 1 số bệnh em bị mắc? - HS: Tự kể. + Khi bị bệnh đó em thấy như thế nào? - Tự kể... + Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Vì sao? - Báo cho bố mẹ để đưa đi khám bác sĩ vì nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. b. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai: Mẹ ơi con sốt * Cách tiến hành: + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - HS: Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh. - Tình huống 1: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? - Tình huống 2: Đi học về, Hùng thấy mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng mẹ mải chăm em, không để ý đến nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì? + Bước 2: Làm việc nhóm. - Các nhóm thảo luận đưa ra tình ... chốt lại lời giải đúng. + Về trình tự sắp xếp các sự việc. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. - Lắng nghe. 2 Cách kể 1: - Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin - tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu. Cách kể 2: - Mi - tin đến khu vườn kỳ diệu - Trong khu Mi - tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin - tin tìm đến công xưởng xanh. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện. _______________________________ Toán Hai đường thẳng vuông góc A. Mục tiêu: - Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. B. Chuẩn bị: - Ê - ke. C. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 5 1 6 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên chữa bài 2 trang 49 SGK. - GV nhận xét và cho điểm. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: - HS lên bảng chữa bài. - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau. A B D C - GV cho HS nhận xét. + Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông? - Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. - GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. 20 - Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. 3. Thực hành: - HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau. * Bài 1: - Hướng dẫn HS dùng ê ke kiểm tra. - Gọi HS nêu. Nhận xét, cho điểm. - HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau. b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. * Bài 2: - HS đọc yêu cầu và tự làm. - Gọi HS đứng tại chỗ nêu. - Nhận xét, cho điểm - HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - HS đứng tại chỗ nêu. + BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. * Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận nhóm đôi. A B C D E - Gọi HS phát biểu. - HS: Đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu. a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có: + AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: M N P Q R + PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 2 * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài và tự làm vào vở. - GV chấm vở. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, ghi điểm. A B D C IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. - HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - HS trình bày trước lớp. a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau. AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau. ____________________________ Khoa học ăn uống khi bị bệnh A. Mục tiêu: - HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh. - Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. - Pha dung dịch ô - rê - dôn và nước cháo muối. - Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. B. Chuẩn bị: - SGK, SGV. C. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 4 1 27 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào? - Nhận xét, cho điểm. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: - HS nêu. a. Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường: * Cách tiến hành: + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV phát phiếu có ghi câu hỏi. - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường? - HS: Thảo luận trong nhóm. - Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín. - Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? - Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá... - Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? - Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày. - GV kết luận mục ‘‘Bạn cần biết” SGK trang 35. b. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát SGK. - Gọi 2 HS đọc câu hỏi và trả lời. - HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK. - 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ. - Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? - Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối. - Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất. - Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ. - 1 vài HS nhắc lại. - GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm. - Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu). c. Hoạt động 3: Đóng vai. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống. 2 - Tổ chức cho HS đóng vai. - GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Có thể đóng vai thể hiện nội dung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn. - HS đóng vai. __________________________________ Buổi chiều: Toán (BS) Luyện tập Hai đường thẳng vuông góc A. Mục tiêu: - Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. B. Chuẩn bị: - Vở BT Toán nâng cao 4. C. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3 4 1 25 I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. - Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng vuông góc. - Nhận xét, cho điểm. III. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: - Hướng dẫn HS làm các bài tập trong Vở bài tập Toán nâng cao - tập 1. - Hát, báo cáo sĩ số. - HS nêu. * Bài 1: (Tr.61) - Luyện tập dùng ê ke kiểm tra sau đó viết tiếp vào chỗ chấm. - GV gọi 2 hs lên bảng. - HS dùng ê - ke kiểm tra rồi điền vào chỗ chấm. - 2 HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở * Bài 2: (Tr.62) - GV hướng dẫn HS, gọi HS lên bảng. - Chấm bài cho HS - Dưới lớp HS làm vào vở và nhận xét chữa bài của bạn trên bảng. 2 * Bài 3. (Tr.63) Cắt ghép hình theo mẫu trong VBT - GV hướng dẫn HS - Chấm chữa bài cho HS. IV. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét - Về nhà xem lại bài. - HS làm theo. Tiếng việt (BS) Luyện tập phát triển câu chuyện A. Mục tiêu: * Giúp HS: - Nâng cao kỹ năng phát triển câu chuyện và kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình. - HS thấy được tác dụng của biện pháp nhân hoá. Biết sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt cho câu văn thêm sinh động, gợi cảm. B. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 4 1 27 I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Có thể kể chuyện theo trình tự nào? - Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS ôn luyện. *Bài 1: - GV gắn bảng phụ viết các tình tiết. Câu chuyện cười ngớ ngẩn có các tình tiết như sau, em hãy sắp xếp lại cho đúng. a. Ông ơi!Đồng nào mua mắm , đồng nào mua tương ạ? b. Ông bảo: mua một đồng mắm, một đồng tương. c. Một hôm, ông sai cháu ra chợ d. Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông. Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm? e. Đồng nào cũng được mà! g. Một hối lâu, lại mang hai cái bát không trở về, hỏi: h. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ, nhưng đi được một quãng sực nhớ ra điều gì, quay trở lại hỏi ông: i. Thằng bé lại chạy đi. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. Ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập. - Gọi HS trình bày trước lớp. - HS nêu. - HS đọc lại các tình tiết trong bảng. - HS thảo luận theo nhóm 4. - HS trình bày trước lớp. 2 - GV chốt lại thứ tự đúng: c - h - a - b - e - i - g - h. * Bài 2: - GV viết đề bài. Yêu cầu HS đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, cho điểm. Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm đúng. a. Những bông hoa nở trong nắng sớm. b. Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây c. Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ trên mặt nước hồ trong xanh. IV.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà ôn lại - HS làm vào vở. - HS diễn đạt lại. + Những bông hoa tươi cười trong nắng sớm. + Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây. + Những chị gió nhón chân đi nhè nhẹ nước trong xanh. ___________________________ Hoạt động tập thể sơ kết tuần 8 A. Mục tiêu: - HS thấy ưu nhược điểm của mình của tập thể lớp, của trường trong tuần vừa qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau. - Giúp HS có định hướng trong tuần học tiếp theo. B. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5 15 5 9 1 I. ổn định tổ chức: - Cho HS hát bài hát đã học trong tuần II. Nội dung sinh hoạt: 1. Sơ kết các hoạt động trong tuần 8: - Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp. - Yêu cầu HS cả lớp thảo luận, bình chọn tổ xuất sắc. - GV khen 1 số em trong tuần có ý thức học tập tốt: - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - 1 số bạn có ý thức học tập tốt. - Nhắc nhở 1 số em chưa ngoan để tuần sau tiến bộ. 2. Phương hướng tuần 9: - Thi đua dành nhiều điểm 10 và dành những lời chúc tốt đẹp nhất để mừng bà, mẹ, chị, em gái, bạn gái nhân ngày 20 - 10. - Lao động san cổng trường. - Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học. Giữ sạch sẽ khu vệ sinh đã được phân công 3. Vui văn nghệ: - Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được học trong tuần. Bài “Trên ngựa ta phi nhanh”. - Gọi 1, 2 HS hát trước lớp. III. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ sinh hoạt. - Chuẩn bị tốt tuần sau. - HS hát - Lớp trưởng nhận xét. - HS bình chọn - Lắng nghe. - Lắng nghe. - HS hát. kí duyệt giáo án Nhận xét của Tổ trưởng chuyên môn Nhận xét của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: