Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

I. Mục đích yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

II. Các hoạt động dạy học:

 A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')

- Học sinh đọc phân vai: Ở Vương quốc Tương Lai.

- Nêu nội dung?

 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1-2)

 - Giải nghĩa: phép lạ.

2. Luyện đọc đúng: (10-12)

- Bài chia làm mấy đoạn?

- Dặn HS nhẩm HTL.

- Luyện đọc đoạn:

* Đoạn 1:3 Khổ thơ đầu

- Đọc đúng tiếng :Lặn, xuống trong cụm từ lặn xuống đáy biển, âm l đọc cong đầu lưỡi.

- Hướng dẫn đọc đoạn 1: đọc to, rõ ràng, đúng nhịp thơ 6 chữ.( 2/4 hoặc 4/2)

* Đoạn 2: Còn lại

- Giọng tương tự đoạn 1 - Yêu cầu HS tự xác định đọc

- Hướng dẫn đọc cả bài: Đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng nhịp thơ.

- Giáo viên đọc mẫu cả bài.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12)

Câu 1:Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

- Việc lặp lại như vậy nói lên điều gì?

Câu 2: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?

- Gợi ý một số hs lúng túng: Hai khổ thơ đầu nói lên điều ước gì? Các bạn có những điều ước gì?)

-> chốt: đó là những ước muốn tốt đẹp ngây thơ của trẻ em.

Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:

a)Ước " không còn mùa đông"

b)Ước" hoá trái bom thành trái ngon"

Câu 4: Em thích hình ảnh thơ nào trong bài? Vì sao?

- Bài thơ nói lên điều gì?

 Chốt nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh và đáng yêu, các bạn muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10-12)

* Đoạn 1: Giọng đọc thể hiện sự vui vẻ, hồn nhiên.Nhấn giong: Phép lạ, bắt, đầy,.

* Đoạn 2: Hai câu cuối đọc giong chậm rãi thể hiện được ước muốn của trẻ thơ.

- Hướng dẫn đọc toàn bài: Cả bài đọc giọng vui, hồn nhiên nhấn giọng ở các từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em.

- Giáo viên đọc mẫu.

 - 1 Học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.

- 2 đoạn

- 2 HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy.

- HS đọc dòng 3 khổ 2.

- Hoàng, Minh đọc đoạn theo dãy

- Vũ, Mười đọc đoạn theo dãy

- HS đọc theo nhóm 2.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc thầm toàn bài + câu 1, 2.

- Nếu chúng mình có phép lạ.

- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.

- HS đọc thầm đoạn 1 + 2.

- HS trả lời cá nhân.

- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời.

- Không còn sự lạnh lẽo.

- Không còn chiến tranh.

- HS trả lời cá nhân.

- Trả lời.

- HS nhắc lại nội dung.

- Hương, Quỳnh đọc đoạn theo dãy

- Hiếu, Hồng đọc đoạn theo dãy.

- HS đọc đoạn thơ mình thích, đọc nối đoạn, đọc cả bài.

- Học sinh đọc thuộc lòng bài.

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
	Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 : Tập đọc 
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. 
II. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
Học sinh đọc phân vai: ở Vương quốc Tương Lai.
Nêu nội dung?
	B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
	- Giải nghĩa: phép lạ.
2. Luyện đọc đúng: (10-12’)
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Dặn HS nhẩm HTL.
- Luyện đọc đoạn: 
* Đoạn 1:3 Khổ thơ đầu
- Đọc đúng tiếng :Lặn, xuống trong cụm từ lặn xuống đáy biển, âm l đọc cong đầu lưỡi.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: đọc to, rõ ràng, đúng nhịp thơ 6 chữ.( 2/4 hoặc 4/2)
* Đoạn 2: Còn lại
- Giọng tương tự đoạn 1 - Yêu cầu HS tự xác định đọc
- Hướng dẫn đọc cả bài: Đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng nhịp thơ.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
Câu 1:Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại như vậy nói lên điều gì?
Câu 2: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Gợi ý một số hs lúng túng: Hai khổ thơ đầu nói lên điều ước gì? Các bạn có những điều ước gì?)
-> chốt: đó là những ước muốn tốt đẹp ngây thơ của trẻ em.
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a)Ước " không còn mùa đông"
b)Ước" hoá trái bom thành trái ngon"
Câu 4: Em thích hình ảnh thơ nào trong bài? Vì sao?
- Bài thơ nói lên điều gì?
à Chốt nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh và đáng yêu, các bạn muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10-12’)
* Đoạn 1: Giọng đọc thể hiện sự vui vẻ, hồn nhiên.Nhấn giong: Phép lạ, bắt, đầy,...
* Đoạn 2: Hai câu cuối đọc giong chậm rãi thể hiện được ước muốn của trẻ thơ.
- Hướng dẫn đọc toàn bài: Cả bài đọc giọng vui, hồn nhiên nhấn giọng ở các từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em.
- Giáo viên đọc mẫu.
- 1 Học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- 2 đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy.
- HS đọc dòng 3 khổ 2.
- Hoàng, Minh đọc đoạn theo dãy
- Vũ, Mười đọc đoạn theo dãy
- HS đọc theo nhóm 2.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm toàn bài + câu 1, 2.
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- HS đọc thầm đoạn 1 + 2.
- HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời.
- Không còn sự lạnh lẽo...
- Không còn chiến tranh...
- HS trả lời cá nhân.
- Trả lời.
- HS nhắc lại nội dung.
- Hương, Quỳnh đọc đoạn theo dãy
- Hiếu, Hồng đọc đoạn theo dãy.
- HS đọc đoạn thơ mình thích, đọc nối đoạn, đọc cả bài.
- Học sinh đọc thuộc lòng bài.
	C. Củng cố, dặn dò: (2-4’)
- Các bạn nhỏ mong ước có phép lạ để làm thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, đó là những ước mơ thật đẹp. Còn em, em có ước mơ gì?
-> Giáo dục liên hệ.
- Về nhà đọc thuộc bài thơ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: 
Giúp HS : Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Viết công thức và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng.
Hoạt động 2: Luyện tập. (32- 34’)
Bài 1/45 : Bảng con( 6 - 8')Mở rộng, phát triển phần a
- Kiến thức: Cách cộng 3 số tự nhiên.
- Chốt: Thực hiện lại, Nêu cách đặt tính?
* DKSL:HS có thể đặt tính còn ghi nhiều dấu cộng.
Bài 2/46: Vở( 10-12') Mở rộng, phát triển dòng 3.
- Kiến thức: Vận dụng một số tính chất để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Chốt: Để tính một cách thuận tiện, em áp dụng tính chất nào của phép cộng.
* DKSL: HS lúng túng khi vận dụng tính chất để tính.
Bài 4/46: Vở ( 13-15') Mở rộng, phát triển phần b.
- Kiến thức: Vận dụng phép tính cộng và giải toán.
- Chốt : 150 người chỉ gì? Còn 5400 người chỉ gì?
Bài 3/46: Nháp( 2-4’) - Bài dành cho HS mở rộng phát triển
- Kiến thức: Cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Chốt: Làm như thể nào em tìm được thành phần đó?
Bài 5/46:Nháp( 4-6’) Bài dành cho HS mở rộng phát triển 
Kiến thức: Cách tính chu vi hình chữ nhật.
Chốt: Muốn tính chu vi hình chữ nhật em làm thế nào?
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (3-5’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Chính tả (Nghe - viết)
	Trung thu độc lập
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ 1 đoạn trong bài Trung thu độc lập.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r,d.gi( bài 2- a, 3- a)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, vở mẫu
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) 
- HS viết bảng con các từ: Trí tuệ, chinh phục, chế ngự.
- Nhận xét bài viết trước.
	B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2')
2. Hướng dẫn viết chính tả: (10-12’)
- G đọc mẫu lần 1.
- HS đọc thầm.
- Hướng dẫn chữ khó: G nêu các từ khó, dễ lẫn: Q/uyền, mươi mười l/ăm n/ăm, d/ưới, gi/ữa, r/ải, n/ông tr/ường.
- HS đọc và phân tích các chữ khó.
- G xóa bảng và đọc các chữ khó cho H viết.
-> Nhận xét.
- HS viết bảng con.
3. Viết chính tả:(14-16')
- G hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- Quan sát vở mẫu.
- G đọc.
- HS viết bài vào vở.
4. Hướng dẫn chữa - chấm: (3-5')
- G đọc lại bài 1 lần.
- HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở, soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- G chấm một số bài, nhận xét bài viết.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả:( 7-9')
Bài tập 2 a: Vở
- HS đọc thầm yêu cầu- nêu.
- HD: Chỉ ghi lần lượt các từ cần điền.
- HS làm bài vào vở - Chữa bảng phụ
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
Bài tập: 3 a : Miệng 
- HS đọc thầm yêu cầu - nêu.
- Gv nêu câu đố.
- HS thi giải đố nhanh
- G nhận xét khen ngợi HS giải đố nhanh.
 C. Củng cố - Dặn dò: ( 1-2')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: đạo đức
 Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện , nước,... trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4.
Đồ dùng để chơi đóng vai.
Mỗi HS có 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Tại sao phải tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài( 1’)
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (8-10’)
* Mục tiêu: HS biết được hành động nào là tiết kiệm tiền của.
* Cách tiến hành:
-> GV kết luận:
- Các việc làm a,b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của.
- Các việc làm c, d, đ, e, i, là lãng phí tiền của.
-> GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm, nhắc nhở những HS khác.
 Hoạt động2: Thảo luận nhóm và đóng vai (9-10’)
* Mục tiêu: HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- GV lưu ý cách nhận xét:
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa?
- Có cách ứng xử nào khác không?
- Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
-> GV chốt: cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Cần sử dụng các đồ dùng đúng lúc đúng chỗ, biết giữ gìn không lãng phí
 Hoạt động 3 Trò chơi : “Phóng viên”(4-6’)
* Mục tiêu: thực hiện mục tiêu 3
* Cách tiến hành:
- G hướng dẫn câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, nội dung theo các câu hỏi gợi ý bài 7
=> Kết luận : Tiết kiệm sách, vở , đồ dùng, đồ chơi dành tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
 Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò (5’)
- Dặn dò: Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày.
- Nêu yêu cầu bài 4.
- HS Làm bài tập.
- HS trình bày bài và giải thích.
- HS cả lớp tranh luận nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, nêu YC bài tập 5.
- Mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
- Một vài nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét. 
- H xung phong tập làm phóng viên
- Phóng viên tự giới thiệu và đặt câu hổi phỏng vấn các bạn về dự định tiết kiệm sách, vở , đồ dùng, đồ chơi.
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Thu Mây dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
 II. Các hoạt đông dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 3’)
 - B/c: viết công thức tìm số lớn và số bé khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập ( 35-37')
Bài 1/48: Bảng con( 5-7') Mở rộng phát triển phần c
	- Kiến thức:Củng cố cách thực hiện tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
	- Chốt:Muốn tìm số lớn em làm thế nào?
	* DKSL: HS lúng túng có thể vận dụng hai công thức.
Bài 2/48: Vở ( 7-9')
	- Kiến thức: Củng cố rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu	- Chốt: Khi giải bài toán dạng này, em cần xác định rõ những yếu tố nào?
	* DKSL:HS có thể tìm lẫn số tuổi của hai chị em.
Bài 4/48: Vở ( 8-10')
	- Kiến thức: Củng cố rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu	- Chốt: Muồn tìm được hai phân xưởng 1 làm được bao nhiêu sán phẩm em làm thế nào?
	* DKSL: HS có thể tìm lẫn số sản phẩm của hai phân xưởng.-> GV lưu ý PX 1 ít hơn PX 2.
Bài 3/48: Nháp( 3-5’) Dành cho HS mở rộng, phát triển
	- Kiến thức: Giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
	- Chốt: Bạn vận dụng cách làm nào? Nêu cách làm khác?
	* DKSL: HS có thể lẫn hai loại sách với nhau.
Bài 5/48: Nháp ( 4-6’) Dành cho HS mở rộng, phát triển
	- Kiến thức: Giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu	
- Chốt: Khi giải bài này cần chú ý gì?
	* DKSL: HS lúng túng khi dổ đơn vị đo.
Hoạt đông 3: Củng cố dặn dò( 2-3')
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
Đôi giày ba ta màu xanh
I - Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong  ...  được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?
* Nhận xét 3:
- GV đưa đoạn thơ - Giải nghĩa" tắc kè hoa" : loài bò sát sống trên cây, dùng để làm thuốc, có thể biến đổi màu da theo màu của môi trường.( tranh con tắc kè)
- Từ nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
- Từ “lầu” thường để chỉ cái gì?
- Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo đúng nghĩa trên không?
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
( DKSL:HS không trả lời được giáo viên đưa đáp án)
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này có tác dụng gì?
à Chốt: Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Em có nhận xét gì về vị trí của dấu ngoặc kép trong câu?
-> Khi nó đánh dấu một từ hoặc một cụm từ thì nó có thể đứng ở vị trí đầu, cuối hoặc giữa câu phụ thuộc vào vị trí từ ngữ đó đứng.
- Qua các ví dụ trên em hãy nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép?
à Ghi nhớ /83.
3. Hướng dẫn luyện tập: (17-19’)
Bài 1/ 83: Vở( 7-9')
- Hướng dẫn cách trình bày: ghi mỗi lời nói trực tiếp trên một dòng.
à Chốt: ? Dựa vào đặc điểm nào em tìm đúng lời nói trực tiếp trong đoạn văn?
? Dấu ngoặc kép trong 2 trường hợp này được dùng phối hợp với dấu câu nào? Tại sao?
-> Vậy lời nói trực tiếp trong đoạn văn có thể đặt xuống dòng sau dấu gạch ngang không, ta làm bài 2*
Bài 2/83:Miệng( 3-5')
( DKSL: có 2 ý kiến khác nhau: GV đưa ra đáp án đúng- Có ý kiến thì cho rằng không thể đặt lời nói trực tiếp trong bài 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang, có ý kiến cho là không. Vậy các em cùng nghe đáp án xem ý kiến nào đúng nhé!
- Đáp án là: Không thể đặt lời nói trực tiếp trong bài 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang. Vì đề bài của cô giáo và bài làm của bạn học sinh không là lời đối thoại trực tiếp)
 - Khi nào lời dẫn trực tiếp được viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng?
-> Đôi khi trong đoạn văn không là lời hội thoại trực tiếp, người ta cũng có thể đặt những lời nói trực tiếp ấy xuống dòng được. Ví dụ như lời nói của Bác Hồ trong nhận xét 1.
Bài 3/83:VBT( 5-7')
- Phần a. Vì sao em đặt dấu ngoặc kép vào từ vôi vữa?
- Phần b. Từ trường thọ và đoản thọ, trong thực tế nói đến tuổi thọ của con người. ở đây trường thọ và đoản thọ muốn nói về giá trị của quả đào.
- Tại sao em đặt dấu ngoặc kép ở những từ đó?
- HS đọc rhầm yêu cầu đề bài- nêu.
- HS nêu.
- Lời của Bác Hồ.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc 1 người nào đó.
- HS nhắc lại tác dụng.
- HS đọc yêu cầu 
- 1 HS nêu.
- HS làm việc cá nhân ( 1’) -> trao đổi N2.
- Khi lời dẫn là 1 từ hay 1 cụm từ.
- Lời dẫn là một câu chọn vẹn hoặc 1 đoạn văn.
- 1 HS nêu lại.
- Học sinh đọc thầm yêu cầu.
- HS nêu: Lầu
- Ngôi nhà cao, to sang trọng, đẹp đẽ.
- HS trả lời.
- Từ lầu được dùng với ý nghĩa đặc biệt chỉ cái tổ nhỏ được ví như cái lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó.
- Đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- HS nêu lại 1 em.
- HS nêu đứng ở giữa câu, đánh dấu một câu trọn vẹn
- HS đọc 2 em.
- HS đọc thầm yêu cầu. 1 em nêu.
- HS làm vở
- Chữa miệng 1 em -> nhận xét * nêu lại
- Lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Phối hợp với dấu 2 chấm vì lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời miệng.
- Khi lời nói ấy là lời hội thoại trực tiếp giữa hai người.
- HS đọc yêu cầu và làm VBT.
- HS làm VBT- chữa miệng từng phần
- Vôi vữa là thứ nguyên liệu con người dùng hỗn hợp vôi, cát, ximăng và nước trộn đều với nhau. Con ong không thể xây tổ bằng thứ vôi vữa của con người mà bằng một chất liệu khác.( nước bọt của chúng)
- Những từ đó được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
	C. Củng cố, dặn dò (2-4’)
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?( Nếu còn thời gian)
- Nhận xét giờ học.
- Dăn dò về nhà.
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
	................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu: 
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV
II - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
- HS kể câu chuyện mình thích.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn thực hành: (32-34’)
 Bài 1/ 84:Miệng ( 12-14’)
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Là lời thoại trực tiếp .
- GV hướng dẫn kể lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
- HS thể hiện.
- GV treo bảng phụ lời thoại chuyển thành lời kể.
- HS đọc tiếp nối.
- HS quan sát tranh và kể cho nhau nghe theo nhóm 2.
- 3 - 5 HS kể cá nhân trước lớp.
à Nhận xét, cho điểm.
Bài 2/84:Miệng( 15-18’)
- HS đọc thầm yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
- Họ không đi cùng nhau.
- Hai bạn thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- Thăm Công xưởng xanh trước, Khu vườn kỳ diệu sau.
- GVHD: Giả sử họ không đi cùng nhau mà mỗi người đi một nơi thì khoảng thời gian như nhau ấy nhưng khác địa điểm thì sự kết nối 2 đoạn khi kể sẽ khác cách kể ở bài 1.
- HS kể theo nhóm 2.
- HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3/48: Nhóm 2( 4-6’)
- HS đọc thầm yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm về trình tự sắp xếp, về từ ngữ nối hai đoạn.
- Nhận xét, chốt lại bài. 
- Đại diện các nhóm trả lời.
 C. Củng cố, dặn dò. (2 - 4’)
- Nhận xét phần kể của HS.
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Khoa học
ăn uống khi bị bệnh
I- Mục tiêu: 
 HS biết:
- Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phảI ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị bệnh tiêu chảy.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ SGK trang 34, 35.
- Chuẩn bị theo nhóm một gói dung dịch ô- rê- dôn, một nắm gạo, một ít muối.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (3-5’)
- Nêu những biểu hiện khi cơ thể bị bệnh?
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Thảo luận. (10-12’)
* Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm 2 phát phiếu cho HS có ghi các câu hỏi thảo luận 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV ghi các câu hỏi ra phiếu rời.
- GV kết luận: Như mục Bạn cần biết.
Hoạt động 3: Đóng vai (8-10’)
* Mục tiêu: Có ý thức tự chăm sóc mình khi bị bệnh và biết chăm sóc người thân bị ốm.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV giao nhiệm vụ.
- GV gợi ý: (SGV).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Trình diễn.
+ GV: GV chốt nhận xét phần trình diễn của các nhóm.
-> GV kết luận: Mục bạn cần biết.
Hoạt động 4: Nhóm 4(3-4’)
* Mục tiêu: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị bệnh tiêu chảy.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv chia nhóm 4- giao nhiệm vụ.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
-> Nhận xét, chốt cách làm đúng.
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. (3’)
- Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Về nhà chuẩn bị tiết sau.
 - HS trả lời (2 em).
- HS thảo luận các vấn đề cô đặt ra.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
- Các nhóm đưa ra tình huống tập xử trí. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại diễn xuất, các bạn khác góp ý kiến.
- Các nhóm cử HS lên đóng vai, HS khác theo dõi, thảo luận đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
 - HS đọc mục bạn cần biết.
- Về nhóm 4.
- HS đọc hướng dẫn SGK tự pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo muối.
- Báo cáo kết quả.
- HS nêu lại mục bạn cần biết.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5 : hoạt động tập thể
 sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- HS biết tự kiểm điểm công tác trong tuần, khen thưởng những bạn có nhiều cố gắng trong học tập và nề nếp.
- Đề ra phương hướng thi đua tuần 9.
II. Hoạt động lên lớp :
A. ổn định tổ chức(2-3')
 - Cả lớp hát tập thể bài : Mẹ của em ở trường.
B. Nội dung(25')
1.Tổng kết thi đua tuần 8 (10')
 - Lớp trưởng nêu các nội dung chính của buổi sinh hoạt .
 - Các tổ thảo luận báo cáo kết quả thi đua 
 - Các cá nhân khác của lớp nhận xét bổ sung.
 - Lớp trưởng nhận xét chung, sơ kết thi đua .
 - Gv nhận xét chung:
a .Về học tập :
* Ưu điểm:
 + Các em đi học đều, tương đối đúng giờ.
 + Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo.
 + Nhiều bạn có tiến bộ trong học tập : Minh, Thảo, Vũ.
 + Chữ viết một số bạn có cố gắng hơn:Trọng Minh, Điệp, Vũ, Hoàng
 + Các bạn đạt nhiều điểm 9,10 trong tuần: Mai Anh, Hiếu, Vi, Quỳnh
* Tồn tại : 
 + Một số em chưa chú ý vào giờ học, còm làm việc riêng.
 + Một số em thao tác học tập còn chậm: Minh, Nhân, Điệp
 + Lớp học còn trầm, nhiều bạn chưa hăng hái xây dựng bài.
 + Vẫn còn tình trạng HS nói chuyện riêng trong lớp.
 + Một số em chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Hoàng, Văn Thảo.
b.Về đạo đức:
 + Cả lớp đã duy trì thực hiện tốt nề nếp nội quy của trường của lớp.
 + Các bạn đã đoàn kết, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
 + Biết vâng lời thầy cô.
c.Các hoạt động khác:
 + Tham gia tốt các hoạt động văn nghệ của trường của Đội .
 + Thể dục giữa giờ có tiến bộ nhưng còn nói chuyện riêng.
 + Vệ sinh cá nhân, trường, lớp có tiến bộ hơn.
 + Đã mang đầy đủ khăn quàng khi đến lớp.
- Tồn tại:
 + HS mặc đồng phục không đúng quy định: Quỳnh, Điệp
2. Phương hướng tuần tới.(5-7')
 - Phát huy tốt những ưu điểm khắc phục những tồn tại .
 - Phấn đấu dẫn đầu toàn trường về mọi mặt.
 - Tăng cường ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I.
- Thực hiện tốt vệ sinh, ăn mặc vào mùa đông.
- Đại hội liên đội
- Tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, đội tích cực có hiệu quả.
3. Văn nghệ ( 3-5')
- HS lớp chọn hát tập những bài hát về mẹ và cô - Chủ đề ngày 20-10
- Nhận xét tuyên dương.
4.Nhận xét ,dặn dò(1-2')
 - Nhận xét giờ học .
 - Học sinh cả lớp hứa quyết tâm thưc hiện tốt kế hoạch đề ra của tuần tới. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc