Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Cao Trí (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Cao Trí (Bản 2 cột đẹp)

I - MỤC TIÊU :

 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: SGK HS: SGK ,vở tập toán

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép cộng.

2/ Bài mới:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Cao Trí (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY TRONG TUẦN :08
( Từ ngày: 04 / 10 / 2010 đến ngày: 08 / 10 / 2010)
Lớp : 4/1
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
04/10
1
2
3
4
TĐ
T
KH
ĐĐ
Nếu chúng mình có phép lạ
Luyện tập 
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh 
Tiết kiệm tiền của ( t2 )
Ba
05/10
1
2
3
4
5
T
CT
LTVC
ÂN
MT
Tìm hai số khi ....và hiệu của hai số đó
Trung thu độc lập
Cách viết tên người tên địa lí nước ngoài
Tư
06/10
1
2
3
4
5
TĐ
T
KH 
KC 
TD
Đôi giày ba ta màu xanh
Luyện tập
Aên uống khi bị bệnh
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Quay sau, .. trái – TC “ Ném trúng đích”
Năm
07/10
1
2
3
4
5
T
TLV
ĐL
LTVC
KT
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Luyện tập phát triển câu chuyện
Hoạt động sản xuất của .... Tây Nguyên
Dấu ngoặc kép 
Khâu đột thưa
Sáu
08/10
1
2
3
4
5
TLV
T
LS 
TD
SHL
Luyện tập phát triển câu chuyện
Hai đường thẳng vuông góc
Oân tập 
Động tác TDPTC- TC “ Nhanh lên ... ơi”
Tuần 8 + NHĐ Bài 4
THỨ HAI NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2010
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi
 - Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp( trả lời được các câu hói, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài học trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ . Kiểm tra bài cũ: Ở Vương quốc tương lai.
2/. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài, chú ý ngắt nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui
 Tìm hiểu bài:
Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài?
Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ?
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm bài thơ.
 -Yêu cầu học sinh thi đọc thuộc lòng. 
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Hỏi và HS khác trả lời. 
Câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết 
HS trả lời
HS khá giỏi trả lời
(HS đọc thầm suy nghĩ và phát biểu )
4 học sinh đọc
Học sinh đọc
-HS K-G đọc
-HS thi đọc 1,2 khổ thơ. HS K-G đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3/ Củng cố: 
Ý nghĩa của bài thơ: ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn. 
Nhận xét tiết học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 GV: SGK 	HS: SGK ,vở tập toán
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép cộng. 
2/ Bài mới: 
Giới thiệu:
Luyện tập:
Bài 1:
HS làm vào bảng con . 
Bài 2: HS tính bằng cách thuận tiện nhất. 
Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để thực hiện phép tính. 
Bài 4: HS đọc đề . GV tóm tắt đề toán. 
Bài 3: Khi HS làm cần nêu lại cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. 
Bài 5: Tính chu vi hình chữ nhật theo yêu cầu. (HS K-G về nhà làm)
HS làm bài b, hS giỏi làm thêm 1a
HS sửa bài
HS làm dòng 1,2 HS giỏi làm thêm các dòng còn lại của bài
HS sửa bài
HS làm bài a
HS sửa bài
-HS giỏi làm bài. HS sửa bài
3/ Củng cố – Dặn dò : 
GV chốt lại nội dung bài.
Nhận xét tiết học
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được một số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, dau bụng, nôn, sốt
- Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu hoặc không bình thường.
 - Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và cơ thể bị bệnh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 32,33 SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/ Bài cũ:Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
2/ Bài mới:
Giới thiệu:Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
Hoạt động 1:Quan sát các hình trong SGK và kể chuyện 
-Hs làm việc nhóm,xếp các hình trong SGK thành 3 câu chuyện
-Hãy kể tên một số bệnh em đã mắc?
-Khi bị bệnh đó em thấy thế nào?
-khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em nên làm gì? Tại sao?
*Kết luận:Yêu cầu hs đọc mục “Bạn cần biết”
Hoạt động 2:Trò chơi “Mẹ ơi! Con sốt..” 
-Cho các nhóm thảo luận để sắm vai các tình huống ki bản thân bị bệnh.
-Nhận xét chung.
-Xếp hình kể chuyện trong nhóm. Đại diện các nhóm kể lần lượt.
-Kể ra.
-Nêu 
-nêu..
-Các nhóm thảo ..nhất trong nhóm về lời thoại, cách diễn
-Các nhóm trình bày..
-Ý kiến nhóm khác về nội dung, cách ứng xử tình huống.
3/ Củng cố - Dặn dò:
-Khi em cảm thấy không khoẻ thì em nên làm việc gì trước tiên?
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 1 (Tuần 7) : ND 27/10	 ĐẠO ĐỨC 
Tiết 2 (Tuần 8) : ND 04/10	 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (2 tiết)
I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong đời sống hàng ngày.
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
GV : - SGK 
HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ - Kiểm tra bài cũ : bày tỏ ý kiến
2/ - Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( các thông tin trang 11 )
- Chia nhóm , yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
-> Kết luận : 
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến , thái độ (bài tập 1 SGK )
- Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu .
- Yêu cầu từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
-> Kết luận : 
Hoạt động 4 : Thảo luận bài tập 2 (SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-> Kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
Hoạt động 5: HS làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK ) GDBVMT
- Mời một số HS làm bài tập và giải thích lí do .
=> Kết luận : 
Hoạt động 6: Thảo luận nhóm và đóng vai ( Bài tập 5 SGK )
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5 .
-> thảo luận :
+ Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào hay hơn không ? Vì sao ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
* Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS tự lựa chọn theo quy ước :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
- Từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- Cảc nhóm trao đổi thảo luận .
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp nhận xét , bổ sung .
- Làm bài tập .
- Cả lớp trao đổi , nhận xét .
- HS tự liên hệ .
- Các nhóm thảo luận và thảo luận đóng vai.
- Vài nhóm đóng vai.
3/ - Củng cố – dặn dò: 
- Tự liên hệ thực tiễn .
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ BA NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2010
TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I - MỤC TIÊU : 
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
 - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tấm bìa, thẻ chữ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Bài cũ: Luyện tập
2/ Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
GV yêu cầu HS đọc đề toán.
GV đặt câu hỏi để HS nêu: đề bà ... Nêu các tiêu chuẩn đánh giá để hs tự đánh giá và nhận xét bạn.
-Mặt phải giống nhau, nhưng mặt trái khâu đột thưa kín khít.
-quan sát mẫu.
-Thao tác trên giấy.
-Thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.
III.Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ. 
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ SÁU NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2010
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích doạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai( bài TĐ tuần 7)-BT1.
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV( BT2, BT3). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tranh minh họa trong SGK (phóng to).
Các tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Bài cũ: Luyện tập phát triển câu chuyện
2/ Bài mới: 
Bài tập 1: 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 
Cho HS giỏi làm mẫu. Chuyển từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể. 
Ví dụ: Tin –tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì đối với cánh tay ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. 
Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
Bài tập 2: 
HS đọc yêu cầu đề.
GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
Kể theo một cách khác: Hai nhân vật không cùng thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu.
Bài tập 3: 
HS đọc yêu cầu của bài.
GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai đoạn mở đầu đoạn 1,2.
GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Về trình tự sắp xếp : Có thể kể đoạn nào trước cũng được. 
Về từ ngữ: Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 có thay đổi. 
HS thực hiện. 
Ba học sinh thi kể. 
Cả lớp nhận xét. 
Từng HS tập kể theo câu chuyện trình tự không gian. 
Hai HS thi kể. 
HS khác nhận xét. 
HS phát biểu ý kiến.
3/ Củng cố – Dặn dò: 
HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện. 
Nhận xét tiết học.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I - MỤC TIÊU : 
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc . 
 - Kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc nhau bằng ê ke ?
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Ê – ke (cho GV & HS)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Bài cũ: Góc nhọn – góc tù – góc bẹt.
2/ Bài mới: Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
GV kéo dài hai cạnh BC & DC thành hai đường thẳng DM & BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo & xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng DM & BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ)
Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó)
 + Bước 1: Vẽ đường thẳng AB
+ Bước 2: Đặt một cạnh ê ke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke, ta được 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. 
Bài tập 2:
HS nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật đã cho. 
Bài tập 3:(3a)
Yêu cầu HS dùng ê- ke kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình trong SGK, (HS K-G làm cả câu b)
Bài tập 4: (Dành HS K-G)
Yêu cầu HS chỉ ra các cặp cạnh vuông góc với nhau và các cặp canh cắt nhau mà không vuông góc với nhau. 
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
3/ Củng cố - Dặn dò: 
GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn.
Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
ÔN TẬP 
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
- Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Băng và trục thời gian
- Một số tranh , ảnh , bản đồ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ Bài cũ: 
HS thuật lại diễn biến của trận đánh trên sông Bạch Đằng.
Ngô Quyền xưng vương vào năm nào, kinh đô đóng ở đâu?
 2/ Bài mới:
 Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV treo trục thời gian lên bảng va yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 .
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- GV nhận xét
- HS hoạt động theo nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận .
HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng
Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện nhóm báo cáo .
3/ Củng cố - Dặn dò: 
Về nhà ôn bài .
Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI “
I-MUC TIÊU:
- Bước đầu biết thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
 – Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi “.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
x x x x x
x x x x x
x x x x x
GV
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Trò chơi mà HS thích. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài thể dục phát triển chung: 
Lần 1: GV nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. Tiếp theo, GV hướng dẫn cho HS cách hít vào và thở ra. 
Lần 2: GV vừa hô nhịp vừa quan sát HS tập .
Lần 3: GV hô cho HS tập toàn bộ động tác.
 x x x x x
GV x x x x x
 x x x x x
Lần 4: GV có thể mời lớp trưởng lên hô nhịp cho cả lớp tập. GV dành thời gian để sửa sai cho các em. 
b. Trò chơi vận động
x x x x x
x x x x x
x x x x x
GV
Trò chơi: Nhan lên bạn ơi. GV cho HS tập hợp theo hình thoi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Tập một số động tác thả lỏng. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
Tuần : 8
1/ Mục đích-Yêu cầu:
_Nhận định tình hình của lớp trong tuần .
_Đề ra phương hướng tuần sau .
2/ Tiến hành sinh hoạt:
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo:
 +Tổ 1: 
 +Tổ 2:
 +Tổ 3:
_Các lớp phó báo cáo tình hình của lớp trong tuần về các mặt:HT, Lđ, VTM,
_Lớp trưởng tổng kết:
_GVCN nhận xét tình hình của lớp trong tuần.
_Đề ra phương hướng tuần tới:
 +Đi học đều
+Oân tập chuẩn bị thi GHKI
 +Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 +Vệ sinh lớp,vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 +Mang đầy đủ dụng cụ học tập .
 +Đội viên mang khăn quàng từ nhà đến trường .
 _Chuẩn bị bài và học tốt tuần : 9

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nguyen_cao_tri_ban_2_cot_dep.doc