I- Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về tính tổng các số, vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách hợp lí
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, phiếu bài tập
HS : Đồ dùng học tập
III- Các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức (1')
2- Kiểm tra bài cũ (3')
Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh
3- Dạy bài mới (28')
a) Giới thiệu bài
TUẦN 8 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2008 Tiết 1. Chào cờ: ___________________________________ Tiết 2. Tập đọc: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I- Mục tiêu : - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm cả bài thơ - Hiểu các từ: phép lạ, máy bay - Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. II- Đồ dùng dạy học GV :Tranh minh họa, bảng phụ HS : Đồ dùng dạy học. III- Các hoạt động dạy học. 1- Ổn định tổ chức ( 1') 2- Kiểm tra bài cũ (3') Đọc bài : ở vương quốc tương lai. 3- Dạy bài mới (28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung Yêu cầu học sinh mở SGK - Bài chia mấy đoạn? HS đọc nối tiếp 2lần - Kết hợp tìm từ khó và giải nghĩa từ GV Yêu cầu nhận xét cách đọc *Giáo viên đọc mẫu Đọc thầm và trả lời câu hỏi - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? - Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì? - Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trong sách - Em thích ước mơ nào nhất? Vì sao? *Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp diễn cảm - Tìm giọng đọc hay? Vì sao? - Nhận xét về giọng đọc của bạn? - Bài thơ có nội dung gì? - Giáo viên liên hệ 1- Luyện đọc 1 học sinh đọc bài Đọc nối tiếp 2lần 2-Tìm hiểu bài - Câu nếu chúng mình có phép lạ nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết + Khổ 1: Ước cây mau lớn ..quả + Khổ 2: Ước trẻ em ....làm việc + Khổ 3: Ước trái đất ...mùa đông + Khổ 4: Ước trái đất ...bi tròn - Ước Trái đất không có mùa đông chính là ước thời tiết dễ chịu ...người - Ước Hóa trái bom thành trái ngon Ước cho thế giới hòa bình Ví dụ: Em thích ước mơ hái triệu vì sao ...yêu mùa hè... 3- Đọc diễn cảm Đọc nối tiếp diễn cảm Đọc theo nhóm 2 Thi đọc diễn cảm đoạn3 Thi đọc thuộc bài thơ * ý nghĩa: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 4- Củng cố dặn dò (3') - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiết sau. _________________________________ Tiết 4. Toán : LUYỆN TẬP I- Mục tiêu Giúp học sinh: - Củng cố về tính tổng các số, vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách hợp lí - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải toán có lời văn. II- Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ, phiếu bài tập HS : Đồ dùng học tập III- Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ (3') Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh 3- Dạy bài mới (28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Tìm yêu cầu bài 1? - Tính như thế nào? Học sinh lên bảng giải Nhận xét bổ sung Bài 2 yêu cầu gì? Thực hiện như thế nào? Học sinh thực hiện vào vở -Đọc và nêu yêu cầu bài 3? - Hai em lên bảng giải bài 3 vào vở Thực hiện vào vở Thống nhất - Chữa bài Bài 4 cho biết gì? Bài hỏi gì? Nêu các bước giải? Tự giải vào vở bài tập Bài 1 (tr 46): Đặt tính rồi tính tổng a) 2814 b) 26387 + 3046 + 14075 1429 9210 7289 49672 Bài 2 ( tr 46) Tính bằng cách thuận tiện nhất a) 96 + 78 +4 b) 67 + 21 +79 =(96 + 4) +78 =(21 + 79) +67 =100 + 78 =100 + 67 =178 =167 Bài 3 (Tr 46) Tìm x ? * x - 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810 * x + 254 = 680 x = 680 - 254 x = 426 *Bài 4 Học sinh thực hiện vào vở bài tập 4- Củng cố dặn dò (3') - Nhận xét tiết học ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 5: Lịch sử ÔN TẬP I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết. - Buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì. II. Đồ dùng 1.Thầy: Trục thời gian, phiếu học tập. 2. Trò: Ôn lại nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') : Hát 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): Nêu ý nghĩa trận Bạch Đằng ? 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung * Hoạt động 1( Cá nhân) - Gọi hs đọc yêu cầu 1(Sgk-T24). - Vẽ trục thời gian và mốc giai đoạn lịch sử. *Hoạt động 2: ( Nhóm 4) - Gọi hs đọc yêu cầu 2 - Sgk. - Hs vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu. - Gv chốt nội dung. * Hoạt động 3 (Cặp đôi) - Hs trao đổi thi trình bày trước lớp. + Kể về đời sống người lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, và chiến thắng Bạch Đằng. 1. Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938 2. Các sự kiện lịch sử. Nước Văn Lang Âu Lạc rơi Chiến thắng Bạch ra đời vào tay Triệu Đà Đằng Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938 - Các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. 3. Thi hùng biện. + HS nêu: Sản xuất, ăn, mặc, ca hát, lễ hội, ở. + Nêu rõ thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa. 4 - Củng cố dặn dò (3') + Ta vừa ôn về nội dung gì? + Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau. - Giải các bài còn lại ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: 10/10/2009 Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 Đạo đức: BÀI 4:TIẾT KIỆM TIỀN CỦA( tiếp) I- Mục tiêu Học xong bài này: - Học sinh có khả năng thực hiện được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao phải tiết kiệm tiền của. - Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi ...trong sinh hoạt hàng ngày - ủng hộ hành vi tiết kiệm tiền của. II- Đồ dùng học tập GV: Bảng phụ HS: Chuẩn bị bài ở nhà. III- Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ (3') Vì sao cần bày tỏ ý kiến? 3- Dạy bài mới (28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung *Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa - Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên? - Theo em có phải nghèo nên họ mới tiết kiệm không? Họ tiết kiệm để làm gì? - Tiền của do đâu mà có? *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 Cả lớp trao đổi, trình bày ý kiến: Tán thành, không tán thành hay phân vân. *Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm Yêu cầu các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm việc không nên làm? - Học sinh tìm hiểu thông tin Các thông tin đó đều đúng Không phải do nghèo Tiết kiệm là thói quen của họ, có tiết kiệm mới có để mà dùng... *Ghi nhớ (12) *Bài tập 1 : Bày tỏ ý kiến + ý kiến đúng: c, d + ý kiến sai : a, b *Bài tập 2 Tiết kiệm Chưa tiết kiệm Tiết kiệm giấy Để điện sáng khi ra khỏi phòng Tiết kiệm điện ... Lãng phí giấy... 4- Củng cố dặn dò (3') - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài 2 tiết sau ________________________________________ Tiết 2: Chính tả: (Nghe - viết) TRUNG THU ĐỘC LẬP I. Mục tiêu - Nghe - viết chính xác, đoạn:" Ngày mai...to lơn vui tươi". - Viết đúng r / d / gi để điền vào ô trống. II. Đồ dùng 1. Thầy: Bảng phụ bài 2a, 3a. 2. Trò: Vở viết, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): Gv đọc cho hs viết: Chung thuỷ, trợ giúp. 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài b) Nội dung + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp ntn ? - Gv đọc cho hs viết từ rễ lẫn. - Gv đọc cho hs viết bài. - Đọc cho hs soát lại bài. - Gv nhận xét bài viết của hs. c) Luyện tập - Hs tự làm bài. - Nhận xét chữa bài. - Cho hs tự làm bài. - Chữa bài. Ghi đầu bài. * Tìm hiểu đoạn văn + Anh mơ đất nước tươi đẹp: Có máy phát điện, nhà máy chi chít,... * Viết từ khó - Mười mươi lăm năm, phấn khởi, bát ngát. * Viết chính tả - Hs nghe, viết bài. - Hs soát lại bài. - Thu 1/3 số vở chấm. * Bài 2(77) Đáp án (phần a) Kiếm giắt - kiếm rơi - đánh dấu- kiếm rơi-đánh dấu. * Bài 3(77) Đáp án phần a - Rẻ, danh nhân, giường. 4 - Củng cố dặn dò (3') + Nhận xét tiết học + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3. Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. Mục tiêu - Biết tìm hai số khi biết tổng và hiệu bằng hai cách. - Rèn kỹ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. Đồ dùng 1. Thầy: Bảng phụ bài toán phần lý thuyết . 2. Trò : Làm bài tập đầy đủ. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: (3') Kiểm tra vở bài tập của hs 3. Bài mới: (27'). a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Gọi hs đọc bài toán. - Gv hướng dẫn hs vẽ sơ đồ. + Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? + Muốn tìm hai số đó ta làm ntn ? - Gv cùng hs làm. - Yêu cầu hs đọc lại lời giải và nêu cách tìm số bé. - Tương tự cách 1hướng dẫn hs giải cách 2 - Gv và hs cùng làm. Þ Nhận xét và nêu cách tìm số lớn. c) Luyện tập - Gọi hs đọc yêu cầu. + Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? - 1 hs lên bảng, lớp nháp. - Nhận xét, chữa bài. - Gọi hs đọc yêu cầu. - Khai thác tương tự bài 2. - Hs làm bảng phụ, lớp làm vở vài tập. - Nhận xét, chữa bài. Ghi đầu bài. 1. Bài toán: (Sgk - 47) Số lớn: 70 Số bé: 10 Bài giải Hai lần số bé là: 70 - 10 = 60 Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40 Đáp số: Số lớn: 40 Số bé: 30 => Nhận xét: Số bé = (Tổng - hiệu) : 2 * Cách thứ 2 ? Số lớn: 70 Số bé: 10 Bài giải Hai lần số lớn là: 70 + 10 = 80 Số lớn là: 80 : 2 = 40 Số bé là: 40 - 10 = 30 Đáp số: Số lớn: 40 Số bé: 30 Nhận xét: Số lớn = ( Tổng + hiệu) : 2 * Bài 1(47) Bài giải Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi của bố là: 96 : 2 = 48 (tuổi) Tuổi của con là: 48 - 38 = 10 (tuổi) Đáp số Bố : 48 (tuổi) Con: 10 (tuổi) * Bài 2 (47) Bài giải Hai lần số hs trai là: 28 + 4 = 32 (hs) Số hs trai là: 32 : 2 = 16 (hs) Số hs gái là: 16 - 4 = 12 (hs) Đáp số: 16 hs trai; 12 hs gái. 4. Củng cố, dặn dò:( 4') + Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu? + Về làm 3. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4. Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI I. Mục tiêu - Biết được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. - Viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong khi viết. II. Đồ dùng 1. Thầy: Giấy khổ to, bút dạ. 2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: (3') Nêu cách viết tên người tên địa lí Việt Nam? 3. Bài mới: (27'). a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Gv đọc mẫu tên người và tên địa lý. - Hướng dẫn hs cách đọc. + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? + Cách viết một số t ... bài b) Nội dung - Gv vẽ hình và cho hs đọc tên đỉnh, các cạnh của góc. - Cho dùng êke kiểm tra. - Y/c hs đọc tên góc, tên đỉnh, cạnh của góc. - Yêu cầu hs dùng ê ke để kiểm tra. - Gv vẽ hình và yêu cầu hs đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc. - Yêu cầu hs dùng ê ke để kiểm tra. c) Luyện tập - 1 hs lên bảng, lớp nháp. - Nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - Hướng dẫn hs dùng êke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. Ghi đầu bài. * Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. a) Giới thiệu góc nhọn A 0 B - Góc nhọn đỉnh O có cạnh OA, OB. - Góc nhọn bé hơn góc vuông. b) Giới thiệu góc tù. M - Góc tù đỉnh O O N - Có cạnh OM, ON. Góc tù lớn hơn góc vuông. c) Giới thiệu góc bẹt C O D - Góc bẹt đỉnh O. - Cạnh OC, OD. Góc bẹt bằng hai góc vuông. * Bài 1 (49) Đáp án. + Góc nhọn: MAN, UDV + Góc vuông: ICK. + Góc tù: PBQ, GOH + Góc bẹt: XEY. * Bài 2 (49) Đáp án. + Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. + Hình tam giác DEG có một góc vuông. + Hình MNP có một góc tù. 4 - Củng cố dặn dò (3') + Ta vừa học những góc nào? + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3. Âm nhạc. GIÁO VIÊN CHUYÊN ––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4. Luyện từ và câu : DẤU NGOẶC KÉP I. Mục tiêu - Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II. Đồ dùng 1. Thầy: Bảng phụ bài tập 1. 2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới. III. Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') : Hát 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): + Kiểm tra vở bài tập của hs. 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Yêu cầu hs đọc và trả lời. + Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời nói của ai ? + Dấu ngoặc kép được dùng độc lập? + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp + Từ "lầu " chỉ cái gì ? + Tắc kè hoa có xây "lầu" theo nghĩa trên không ? - Gọi hs đọc ghi nhớ. c) Luyện tập - Cho hs đọc yêu cầu, nội dung. - Hs trao đổi và tìm lời nói trực tiếp. - Cho hs trao đổi trả lời - Nhận xét, chữa bài. Ghi đầu bài. I. Nhận xét. * Bài 1 + Những từ ngữ đó là lời nói của Bác Hồ. + Dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ * Bài 2 + Được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp. + Được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn là một câu chọn vẹn. * Bài 3 + " lầu" chỉ ngôi nhà tầng cao, to. + Tổ Tắc kè bé, không phải cái "lầu" theo nghĩa trên. II. Ghi nhớ : (Sgk-83). * Bài 1 (83). + " Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?". + "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa". * Bài 2 (83) - Hs trao đổi miệng - Chữa bài. 4 - Củng cố dặn dò (3') + Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 5. Khoa học : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: Sau bài học, hs có thể. - Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. - Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm. - Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh. II. Đồ dùng 1. Thầy: Phiếu ghi sẵn các tình huống. 2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới. III. Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): Nêu dấu hiệu khi bị bệnh? 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài b) Nội dung * Hoạt động 1:(Hoạt động cặp) - Cho hs quan sát hình (trang 34, 35). - Khi bị bệnh cần ăn uống ntn? + Đối với người ốm nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? + Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? + Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy đặc biệt là trẻ em ? * Hoạt động 2:(Cặp đôi ) - Cho hs quan sát hình (trang 35 - Sgk), trao đổi và trả lời. - Nhận xét. * Hoạt động 3:( Nhóm 4) - Gv phát tình huống cho mỗi nhóm. Ghi đầu bài. * Chế độ ăn uống khi bị bệnh. + Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín. + Nên cho ăn các loại thức ăn loãng như cháo thịt, cá, trứng,... + Ăn nhiều bữa trong một ngày. + Cho ăn uống bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch Ô- rê - dôn, uống nước, cháo muối. * Thực hành - Chăm sóc người bị tiêu chảy. - Hs thực hành theo nhóm. * Trò chơi: Em tập làm Bác sĩ. - Các nhóm tham gia giải quyết tình huống. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. 4 - Củng cố dặn dò (3') + Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: 13/10/2009 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 Tiết 1.Thể dục GIÁO VIÊN CHUYÊN ––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2. Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN. I. Mục tiêu: - Dựa trên những thông tin về đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh đoạn văn của một câu chuyện. - Biết đánh giá, nhận xét bài văn của mình. II. Đồ dùng: - Thầy: Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn. III. Các hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức (1') : Hát 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): 2 hs kể chuyện: Ba lưỡi rìu (theo tranh). 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: - Yêu cầu hs đọc và nêu sự việc chính của từng đoạn. - Cho hs hoàn thiện các đoạn. - Cho hs hoàn chỉnh các đoạn - Nhận xét. - Gọi các nhóm đọc các đoạn hoàn chỉnh. Ghi đầu bài. * Bài 1 (72): - Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc... - Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc... - Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ... - Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành diễn viên giỏi... * Bài 2: (73). - 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh. - Hs hoạt động nhóm 4. - Dán phiếu trình bầy. + Khuyên bạn thường xuyên tham gia để giảm cân. 4. Củng cố - Dặn dò: (4') + Nhận xét tiết học. + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3. Toán : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu - Hs nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết hai đường thẳng vuông góc tạo ra 4 góc vuông có đỉnh. - Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra. II. Đồ dùng 1. Thầy: Êke, thước thẳng. 2. Trò: Như thầy. III. Các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức (1') : Hát 2- Kiểm tra bài cũ ( 3'): Kiểm tra vở bài tập của hs. 3- Dạy bài mới ( 28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Gv vẽ hình chữ nhật ABCD cho hs đọc tên hình và cho biết đó là hình gì ? + Các góc của HCN ABCD là góc gì? + Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ? + Các góc này có chung đỉnh nào? - Cho hs lấy ví dụ đường thẳng vuông góc. - Gv hướng dẫn vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Yêu cầu cả lớp thực hành vẽ. c) Luyện tập + Bài tập yêu cầu gì ? - Yêu cầu dùng ê ke kiểm tra. - Yêu cầu hs đọc đề bài. - Gv vẽ HCN ABCD yêu cầu hs suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc. - Xác định yêu cầu. - Tự làm bài và trình bày bài . Ghi đầu bài. A B D C M N - Kéo dài hai cạnh DC và BC của HCN ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau. + Là góc vuông. + Đỉnh C. => VD: Quyển sách, quyển vở, cạnh bảng... M O N - Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh O. * Bài 1 (50) Đáp án a) HI và KI vuông góc với nhau. b) PM và MQ không vuông góc với nhau. * Bài 2 (50). - Các cặp cạnh vuông góc với nhau: AB và AD; AD và DC; DC và CB; CD và BC; BC và AB. * Bài 3 (50 a) Cặp cạnh vuông góc: AE và ED ; ED và DC. b) Các cặp cạnh vuông góc: MNvà NP; NP và PQ 4. Củng cố - Dặn dò: (4') + Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? + Về làm bài 4, VBT. Chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4. Địa lý: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN. I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên - Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê. - Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiênvà hoạt động sản xuất của con người. II. Đồ dùng: - Thầy: bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh trồng Cà phê. - Trò: Học bài cũ xem trước bài mới. III. Các hoạt động dạy học. 1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ (3') HS trình bày bài hát: “Bạn ơi hãy lắng nghe” và bài : “ Em yêu hoà bình” 3- Dạy bài mới (28') a) Giới thiệu bài b) Nội dung a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Hoạt động 1: - Yêu cầu hs quan sát (H.1), chỉ trên lược đồ kể tên các loại cây trồng chính. + Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? * Hoạt động 2: - Cho hs quan sát (H.1): + Kể tên vật nuôi chính ở Tây Nguyên? + Con vật nào được nuôi nhiều nhất ? + ở Tây Nguyên Voi được nuôi để làm gì ? - Yêu cầu hs sơ đồ hoá kiến thức vừa học. Ghi đầu bài. 1. Trồng cây công nghiệp trên đất Ba Zan. + Cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,... + Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất là cà phê. 2. Chăn nuôi trên đồng cỏ. + Trâu, bò. - Hs dựa bảng số liệu để trả lời. + Voi dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. Trồng cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, hồ tiêu trên đất Ba Zan. Chăn nuôi gia súc lớn: Trâu, bỏ trên các đồng cỏ. 4. Củng cố - Dặn dò: (4') + Nhận xét tiết học. + Về học bài. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 5: SINH HOẠT LỚP - TUẦN 8 I- Mục tiêu - Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần - Phương hướng phấn đấu vươn lên trong tuần tới. - Giáo dục học sinh yêu trường mến lớp chăm chỉ học tập. II- Nhận xét tuần 8 1) Đạo đức - Học sinh ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2) Học tập - Đi học đầy đủ, đúng giờ, học và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . - Bên cạnh đó còn một số em chưa thực sự chăm học : 3) Các hoạt động khác - Duy trì tốt nề nếp thể dục, vệ sinh - Ca múa hát tập thể có chất lượng. - Giữ vững mọi hoạt động Đội. III- Phương hướng tuần 9 - Đi học đều, chăm học, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài giành nhiều điểm tốt. - Duy trì và giữ vững mọi hoạt động Đội. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu đính kèm: