Tập đọc:
Tiết 17
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ. Hiểu nội dung bài.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: thợ rèn, kiếm sống, quan sang, phì phào, cúc cắc, bắn toé, mồn một, nhễ nhại, cúc cắc, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.
3. Thái độ
- Luôn ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tình huống.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ.
HS: sgk
TUẦN 9 Ngày soạn: 12/ 10 /2010 Giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2010 Tập đọc: Tiết 17 THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ. Hiểu nội dung bài. 2. Kĩ năng - Đọc đúng các tiếng, từ khó: thợ rèn, kiếm sống, quan sang, phì phào, cúc cắc, bắn toé, mồn một, nhễ nhại, cúc cắc,Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm . - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật. 3. Thái độ - Luôn ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tình huống. II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ. HS: sgk III, Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính. +GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a, Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ). GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu b.Hoạt động2. Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi: + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Gọi HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK. + Nội dung chính của bài là gì? c.Hoạt động3. Luyện đọc: - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: “Cương thấy nghèn nghẹn khi đất cây bông”. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố + Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì? 4. dặn dò: - Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người xem trước bài Điều ước của vua Mi-đát - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm - HS đọc tiếp nối nhau theo trình tự. + Đoạn 1: Từ ngày phải sống. + Đoạn 2: mẹ Cương cây bông. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, trao đổi + Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. + Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. - 2 HS đọc thành tiếng. - Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. - Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. - Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. - ND: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. - 3 HS đọc phân vai. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. ***************************************************** Toán: Tiết 41 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS nhận biết đuợc hai đường thẳng song song. - Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng về đo cho hs. 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thưc vưa Đôc được II. Đồ dùng dạy học: GV: Thước thẳng và ê ke. HS: Đồ dùng vẽ hình iii.hoạt động-dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết 41. +GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a, Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng song song : - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. - Yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC + Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không ? - GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. - Yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. - GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được). b, Hoạt động2: Luyện tập, thực hành : - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. + Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ? - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. - HS quan sát kĩ các hình trong bài. + Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? + Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ? - GV vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song 3.Củng cố - 2 HS lên, vẽ 2 đường thẳng song song + Hai đường thẳng song song với nhau có cắt nhau không? GV tổng kết giờ học. 4.Dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - Hình chữ nhật ABCD - HS theo dõi thao tác của GV - Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. - HS nghe giảng. -Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, -HS vẽ hai đường thẳng song song. Bài 1 -Quan sát hình. -Cạnh AD và BC song song với nhau. - Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP. Bài 2: - 1 HS đọc. - Các cạnh song song với BE là AG,CD. Bài 3: - Đọc đề bài và quan sát hình. - Cạnh MN song song với cạnh QP. - Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH. - 2 HS lên bảng vẽ hình. - Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. ********************************************************* Khoa học: Tiết 17 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS nêu được một số việc làm và không nên làm để phòng tránh bệnh sông nước. - Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi. 2. Kĩ năng - Nêu được tác hại của tai nạn sông nước. 3. Thái độ - Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn cùng thực hiện. - Bảo vệ môi trường nước trong khi bơi II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: vbt III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài trước. + Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? + Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? +GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a. Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ? + Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? - Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết. b. Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi - Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Theo em nên tập bơi, đi bơi ở đâu ? + Trước và sau khi bơi cần chú ý gì ? c. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến. + Nhóm 1: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ? + Nhóm 2: Tình huống 2: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ? + N3: Tình huống 3: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ? 3..Củng cố - GV nhận xét tiết học 4. dặn dò: - Dặn về học thuộc mục Bạn cần biết. -2 HS trả lời. -HS lắng nghe. - Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp. - Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. + Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ + H3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. - Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: - ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. - cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi. - Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm. + Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ. + Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối. Đạo đức: Tiết 9 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. + Cách tiết kiệm thời giờ. + Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng biết tiết kiệm sách vở, ĐDHT. 3. Thái độ: + GD hs có ý thức rèn luyện đạo đức. II.Đồ dùng d ... trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức aHoạt động 1: Khai thác sức nước - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trả lời: + Kể tên một số con sông lớn ở Tây Nguyên? + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? + Nguời dân Tây Nguyên khai thác sức nớc để làm gì? + Những con sông này bắt nguồn từ đâu? + Các hồ nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? + Vị trí thuỷ điện Ya Ly và cho biết nó nằm ở đâu trên con sông nào? b.Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên - Hoạt động nhóm 4 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H6, 7 và đọc mục 4SGK và trả lời. + Tây Nguyên có những loại rừng nào? + Vì sao ở Tây Nguyên lại có những loại rừng khác nhau? + Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Nêu qui trình sản xuất ra đồ gỗ. + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Thế nào là du canh, du cu? + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? 3: Củng cố, + 2 - 3 em đọc mục bạn cần biết 4. Dặn dò + Về nhà học bài + Nhận xét tiết học - 2 học sinh lên trả lời câu hỏi. Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát trả lời. + Sê san, Ba, Đồng Nai. + Các sông này chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. + Chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con ngời. + Học sinh tự trả lời. + Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. + Nằm trên con sông Sê san. - 1 em đọc mục 4SGK và trả lời. + 2 loại: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô. + Do khí hậu ở Tây Nguyên có 2 mùa ma và khô rõ rệt. + Nhất là gỗ. Ngoài gỗ rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và thú quý. Quy trình sản xuất ra đồ gỗ: gỗ đợc khai thác và vận chuyển đến xởng ca, xẻ gỗ sau đó đa đến xởng để làm ra các sản phẩm đồ gỗ. + Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nơng rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý và tập quán du canh, du c. + Du canh: hình thức trồng trọt với kỹ thuật lạc hậu làm cho độ phì nhiêu của đất cạn kiệt. Vì vậy, phải luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác. + Du cu: hình thức sinh sống không có nơi c trú nhất định. + Khai thác rừng hợp lý. + Tạo điều kiện để đồng bào định canh, định c. + Không đốt phá rừng. + Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lý. Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Toán: Tiết: 45 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giúp HS: Biết sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình cho hs. 3. Thái độ: - GD hs yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: GV: Thước, ê ke. HS: Thước, ê ke. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AD là 5 dm, AB là 7 dm, HS 2 vẽ hình chữ nhật MNPQ có độ dài cạnh MN là 9 dm, cạnh PQ là 3 dm. Hai HS tính chu vi hình chữ nhật mình đã vẽ. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a. Hoạt động 1:. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: - GV hỏi: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ? - Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? - GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. -GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. b.Hoạt động2. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình. - GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. Bài 2 - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào VBT, hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuông của vở ô li để vẽ hình. Bài 3 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không. - GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau. 3. Củng cố - GV tổng kết giờ học 4- Dặn dò: Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -HS nghe GV giới thiệu bài. -Các cạnh bằng nhau. -Là các góc vuông. - HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. Chu vi hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm) Diện tích hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm2) - HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - HS tự vẽ hình vuông ABCD vào VBT, sau đó: + Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài hai đường chéo. *************************************************** Khoa học: Tiết: 18 ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I.Mục tiêu: 1. Kiến thức + Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ. + Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. 2. Kĩ năng: + Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ. HS: vbt. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a. Hoạt động 1: Thảo luận: Con người và sức khoẻ - Thảo luận nhóm + Quá trình trao đổi chất của con người. + Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. + Các bệnh thông thường + Phòng tránh tai nạn sông nước? - Tổ chức cho học sinh trao đổi cả lớp. + Yêu cầu mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh. 3. Củng cố - Nêu quá trình trao đổi chất của người? - Nêu cách phòng tránh tai nạn sông nước - Nhận xét tiết học 4.Dặn dò Chuẩn bị bài sau. Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lý là một bữa ăn cân đối. - 4 nhóm. + Nhóm 1: Trình bày quá trình sống con người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? + Nhóm 2: Giới thiệu về nhóm các chất dinh dưỡng, vai trò của chúng đối với cơ thể người. + Nhóm 3: Giới thiệu về các bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá, dấu hiệu để nhận ra bệnh và cách phòng tránh, cách chăm sóc người thân khi bị bệnh. + Nhóm 4: Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - Các nhóm lắng nghe nhận xét: + Nhóm 1: - Cơ quan nào có vài trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? - Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống? + Nhóm 2 - Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? - Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. + Nhóm 3 - Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? - Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì? + Nhóm 4 - Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? - Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì? Tập làm văn: Tiết 18 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: 1.Kiến thức - Xác định được mục đích trao đổi. - Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. - Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi. 2. Kĩ năng - Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. 3.Thái độ: - Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: vbt. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức a. Hoạt động 1:. Hướng dẫn làm bài: - Gọi HS đọc đề bài trên bảng. - GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. - Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nội dung cần trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? + Mục đích trao đổi là để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? + Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)? + Trao đổi trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. + Trao đổi trước lớp: - Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. - Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo - Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. 3. Củng cố + Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học. 4– Dặn dò: - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có) và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - 3 HS lên bảng kể chuyện. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần. Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời. + Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. + Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em. + Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy. + Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em. - Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối. - Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật. - Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. - HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất. - Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp. + Các tiêu chí nh?n xét nhu sau: + Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? ************************************************
Tài liệu đính kèm: