Bài 39: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 1 (a), bài 2 (dòng 1), bài 3, bài 4
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ +giáo án
III. Các hoạt động dạy- học
TUẦN 9. Thứ hai ngày 17/10/2011 Tiết 1: CHÀO CỜ. (LỚP 5C) ----------------------------------------------------------------------- Tiết 2: THỂ DỤC. (Đ/C TÌNH DẠY) ----------------------------------------------------------------------- Tiết 3: TẬP ĐỌC. THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I- Mục tiêu - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II- Đồ dùng dạy - học : - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về đốt pháo hoa, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc - HS : Sách vở môn học III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A Kiểm tra bài cũ : (5’) - Gọi 3 HS đọc bài : “ Đôi giày ba ta màu xanh” + trả lời câu hỏi - GV nhận xét – ghi điểm cho HS B. Dạy bài mới: 1, Giới thiệu bài(1’) – Ghi bảng. 2, Luyện đọc(12’) - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải( cây bông ) - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi vài nhóm đọc - GV đọc toàn bài 3, Tìm hiểu bài(12’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + Từ : “ Thưa” có nghĩa là gì? + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương học nghề thợ rèn để làm gì? Kiếm sống: Tìm cách làm việc để tự nuôi mình. TK:. Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình? Mẹ cương nêu lý do phản đối như thế nào? Nhễ nhại: mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm + Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: + Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con, cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện? + Nội dung chính của bài là gì? GV ghi nội dung lên bảng 4,Luyện đọc diễn cảm(10’) - Gv đọc mẫu và nêu cách đọc - Y/c luyện đọc theo đoạn - HD HS đọc phân vai cả bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét chung. C. Củng cố– dặn dò:(2’) + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Điều ước của Vua Mi - đát - 3 HS thực hiện yêu cầu HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn -2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Thưa: trình bày với người trên về một vần đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. - Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. - Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả nên muốn tự mình kiếm sống. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Mẹ cho là Cương bị ai xui vì nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. - Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha, nghề nào cũng đáng quý trọng, chỉ có những nghề trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương lễ phép. mẹ âu yếm. Tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm. * Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí - HS nắng nghe - 2 hs đọc - 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp. - 3,4 nhóm HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------ Tiết 4: LỊCH SỬ. (Đ/C DƯỠNG DẠY) ------------------------------------------------------------------------ Tiết 5: TOÁN. Bài 39: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số. - Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 1 (a), bài 2 (dòng 1), bài 3, bài 4 II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ +giáo án III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt dộng của trò A. KTBC (5p) - Gọi 2 hs nêu công thức tìm số lớn , số bé . Nhận xét, chữa bài B. Bài mới 1:Gtb (1’) * Giới thiệu và ghi đầu bài Bài 1a: - Gọi hs đọc yêu cầu Cho hs làm bảng con , bảng lớp. * *Nhận xét, chữa bài Củng cố cách tính phép cộng, phép trừ và cách thử lại Bài 2: (5’) * Gọi hs đọc yêu cầu Mẫu : 570 – 225 – 167 + 67 = 345 – 167 + 67 = 178 + 67 = 245 Gọi hs nêu cách tính giá trị của biểu thức Nhận xét chữa bài Bài 3: (5’) *Gọi hs đọc yêu cầu - Gọi hs nêu lại tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng Cho hs làm bảng , nháp Nhận xét , chữa bài Bài 4: (4’) - Gọi hs đọc yêu cầu Tóm tắt : ?l Thùng bé: 120lít 600 Thùng to: lít ?l Cho hs giải bảng , vở Nhận xét , chữa bài Bài 5: (Nếu còn thời gian) Gọi hs đọc yêu cầu CH:Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? CH:Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào? - Cho hs làm, bảng lớp.vở - NX 3, Củng cố dặn dò (2 ) - Nhận xét chữa bài - Nêu lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - 2hs nêu công thức tìm số lớn , số bé. - Ghi đầu bài - 2hs đọc yêu cầu Làm bài bảng lớp , bảng con a. Thử lại b. Thử lại * 2hs đọc yêu cầu Làm vở a, 168 x 2 : 6 x 4 = 336 : 6 x 4 = 56 x 4 = 224 b, 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200 5625 – 5000 : (726: 6 - 113) = 5625 – 5000 : (121 - 113) = 5625 – 5000 : 8 = 5625 – 625 = 5000 - 2hs đọc yêu cầu - 2 hs nêu tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng a, 98+3+97+2=(98+2)+(97+3) = 100+100 =200 56+399+1+4=(56+4)+(399+1) = 60 + 400 = 460 b, 364+136+219+181 = (364+136)+(219+181) = 500 + 400 = 900 178+277+123+ 422 =(178+422)+(277+123) = 600 + 400 = 1000 - 2hs đọc yêu cầu Giải Thùng bé chứa số lít nước là: (600 - 120): 2 = 240(lít) Số nước trong thùng to là: 240 + 120 = 360 (lít) Đáp số :Thùng bé:240lít Thùng lớn:360lít - 2hs đọc yêu cầu a, X x 2 = 10 X = 10 : 2 X = 5 b, X : 6 = 5 X = 5 x 6 X = 30 ------------------------------------------------------------------ Tiết 6: KĨ THUẬT. KHÂU ĐỘT THƯA (2 tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. -Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. -Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm). -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm. +Len (hoặc sợi), khác màu vải. +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi : +Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ? +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. -Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa. -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ). * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV treo tranh quy trình khâu đột thưa. -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. -Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa. -Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa. +Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa. -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len. -GV và HS quan sát, nhận xét. -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu. * GV cần lưu ý những điểm sau: +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, +Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. -Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV kết luận hoạt động 2. -Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS quan sát. -HS trả lời. -HS đọc phần ghi nhớ mục 2. -Cả lớp quan sát. -HS nêu. -Lớp nhận xét. -HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi. -HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác. -HS nêu. -HS lắng nghe. -2 HS đọc. -HS tập khâu. -HS cả lớp. ============================================ Thứ ba ngày 18/10/2011 BUỔI SÁNG. Tiết 1: TOÁN. Bài 40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. Mục tiêu Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke). Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý) II. Đồ dùng dạy học Ê ke III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC(3p) CH:Nêu tên các góc đã được học ? NX-ND B. Bài mới Giới thiệu và ghi đầu bài 1.Giới thiệu góc nhọn , góc tù, góc bẹt .(15p) *Giới thiệu góc nhọn . - Vẽ góc AOB lên bảng - Cho hs so sánh với góc vuông đã học - Cho hs đọc:Góc nhọn AOB nhỏ hơn góc vuông , có đỉnh O cạnh OA, OB *Giới thiệu góc tù - Vẽ góc MON - Cho hs so sánh với góc vuông - Cho hs đọc : Góc tù MON có đỉnh O cạnh OM,ON *Giới thiệu góc bẹt - Vẽ góc COD So sánh với góc vuông Cho hs đọc : Góc bẹt COD có đỉnh O cạnh OC,OD 2. Thực hành Bài 1(7’) * Gọi hs đọc yêu cầu Cho hs thảo luận nhóm đôi, dùng ê ke kiểm tra góc và nêu nhận xét về các góc đó Nhận xét * Củng cố về đặc điểm của các góc so với góc vuông Bài 2:(5) -Gọi hs đọc yêu cầu * Cho hs dùng ê ke kiểm tra góc các hình tam giác và báo cáo Nhận ... ục tiêu - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. - Tập đóng vai trao đổi ý kiến với người thân II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC(5p) - KT sự chuẩn bị của HS - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu và ghi đầu bài 1. Đề bài (3p) - Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài - Cho hs xác định yêu cầu 2. Xác định mục đích trao đổi (10p) */Gợi ý : CH: Nội dung trao đổi là gì ? CH:Đối tượng trao đổi là gì? CH:Mục đích trao đổi để làm gì ? CH:Hình thức của cuộc trao đổi là gì ? - Cho hs nêu tên cuộc trao đổi em sẽ chọn nguyện vọng nào, học thêm môn năng khiếu nào. 3.Trao đổi theo nhóm đôi . (5p) - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi * Gọi các nhóm trình bày Nhận xét *Tiêu chí đánh giá : - Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đề ra không? - Lời lẽ cử chỉ của hai bạn có phù hợp với nhân vật đóng vai không? có sức thuyết phục không? C. Củng cố dặn dò(2p) - Gọi hs nêu lại nội dung - Nhận xét giờ học - HS báo cáo sự chuẩn bị - Ghi đầu bài - HS đọc y/c - 3 hs đọc gợi ý sgk - Nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. - Anh hoặc chị em - Làm cho anh, chị hiểu được nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn , thắc mắc để anh, chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. - Đóng vai em và anh, chị . - Đọc thầm gợi ý 2 - Hình thành câu trả lời cho những thắc mắc. - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày - Nhận xét, chọn bạn kể hay nhất và nhóm bạn đóng vai thuyết phục nhất . Nêu lại nội dung bài --------------------------------------------------------- Tiết 2: TOÁN. Bài 44. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). Bài 1, bài 3 II. Đồ dùng dạy - học - Thước thẳng và êke (giáo viên + học sinh). III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A, KTBC (5’) - Gọi học sinh lên bảng vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E - Nhận xét, cho điểm. B, Bài mới 1, Gtb (1’) - Ghi đầu bài 2, Nội dung (10’) * Cách vẽ hai đường thẳng song song - Giáo viên thực hiện bước vẽ như SGK, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho học sinh quan sát - Giáo viên: Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài đường thẳng AB. - Vẽ đường thẳng MN đi qua E vuông góc với đường thẳng AB. - Yêu cầu vẽ đường thẳng DC đi qua E vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. ? Nhận xét gì về đường thẳng vừa vẽ được và đường thẳng AB ? - Giáo viên nhắc lại trình tự các bước vẽ. 3, Luyện tập Bài 1(7’) - Giáo viên vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1. ? Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với CD, trước tiên ta vẽ gì? - Yêu cầu học sinh thực hiện bước vẽ và nêu. ? Chúng ta tiếp tục vẽ gì ? - Đó chính là đường thẳng AB cần vẽ. Bài 2(Nếu còn thời gian) - Gọi một học sinh đọc đề bài và giáo viên vẽ lên bảng tam giác ABC. - Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng A X qua A và song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB - Yêu cầu quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song - Nhận xét, cho điểm. Bài 3(8’) - Yêu cầu học sinh đọc bài, tự vẽ hình, gọi một học sinh lên bảng, cả lớp vẽ vào vở . - Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. ? Góc đỉnh E của tứ giác BEDA có là góc vuông không ? CH HSG: Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ? C, Củng cố dặn dò(2’) - Nhận xét, cho điểm. - GV nx đánh giá tiết học - Dặn dò bài sau - 2 học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ hình vào giấy nháp. - Chữa bài. - HS ghi - Nghe.+ thao tác theo - Học sinh theo dõi thao tác.+ thực hiện - 1 học sinh vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp. - Hai đường thẳng này song song với nhau. - HS đọc y/c - Vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với CD. - Trước tiên ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với CD. - Một học sinh lên vẽ, cả lớp vẽ vào vở bài tập. - Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với CD. - Học sinh đọc. - Vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên. B A D C - Học sinh thực hiện vẽ hình. -AB// DC, AD// BC C B E A D - Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB đường thẳng này song song với AD. - Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông (dùng êke để kiểm tra lại) - Là hình chữ nhật vì có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông. --------------------------------------------------------------- Tiết 3: TIẾNG ANH. (Đ/C HƯƠNG DẠY) ---------------------------------------------------------------- Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. BÀI 18. ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu - Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III). II. Đồ dùng dạy – học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC(5p) - Gọi hs đọc nội dung bài tập 4 CH: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Nhận xét, cho điểm ND: B. Bài mới - Giới thiệu và ghi đầu bài I. Nhận xét(10p) Bài 1 (4’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs đọc đoạn văn Bài 2(6’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs thảo luận , báo cáo KL: Các từ chỉ hoạt động , trạng thái của người , sự vật , hiện tượng . Đó là động từ . CH:Động từ là gì? II. Ghi nhớ(1p) *Cho hs đọc ghi nhớ sgk Hướng dẫn hs làm bài tập III. Luyện tập(20p) Bài 1(7’) - Gọi hs đọc yêu cầu Cho hs viết ra nháp các động từ vừa tìm được. - Gọi hs đọc bài làm - Nhận xét , chữa bài Bài 2(10’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu hs làm vào vở Nhận xét, chữa bài * Củng cố về từ chỉ trạng thái , hoạt động của người , sự vật , hiện tượng . Bài 3(4’) - Gọi hs đọc yêu cầu * Tổ chức trò chơi “Xem kịch câm” - Hướng dẫn hs chơi - Nhận xét C. Củng cố dặn dò (2p) - Nêu lại nội dung bài - Cho hs đọc ghi nhớ - Nhận xét giờ học - 1 hs đọc to - 2 hs trả lời - Ghi đầu bài - 2 hs đọc yêu cầu - 4 – 5 hs đọc bài - 1 hs đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi báo cáo Các từ chỉ hoạt dộng : - Anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ - Thiếu nhi: thấy - Các từ chỉ trạng thái của sự vật: - Dòng thác: đổ (đổ xuống) - Lá cờ : bay 3 – 4 hs đọc ghi nhớ - 2 hs đọc yêu cầu - Làm nháp * Hoạt động ở nhà : - đánh răng, rửa mặt, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho gà ăn, đãi gạo, đun nước ... * Hoạt động ở trường : - học bài, làm bài, đọc sách, trực nhật lớp, chăm sóc cây, tập nghi thức, sinh hoạt văn nghệ, chào cờ ... - 2 hs đọc yêu cầu * Làm bài vào vở a, Yết Kiêu đến kinh thành Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông . Nhà vua: -Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí . Yết Kiêu : - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt . Nhà vua: - Để làm gì ? Yết Kiêu :- Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước . b, Thần Đi - ô - ni – dốt mỉm cười ưng thuận . Vua Mi - đát thử bẻ một cành sồi , cành sồi liền biến thành vàng . Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt , tưởng không có ai trên đời này sung sướng hơn thế nữa . - Đọc yêu cầu - 3 đội chơi mỗi đội 6 hs - Nhận xét và bình chọn nhóm đóng kịch hay nhất -------------------------------------------------------------- Tiết 5: TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG. ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I. Mục tiêu - HS ôn lại động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Đặt được câu có sử dụng động từ, XĐ được động từ trong một câu văn. II. Đồ dùng dạy – học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC(5p) CH: Thế nào là động từ? B. Bài mới - Giới thiệu và ghi đầu bài I. Nhận xét(10p) Bài 1 (4’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs đọc đoạn văn Bài 2(6’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs thảo luận , báo cáo KL: Các từ chỉ hoạt động , trạng thái của người , sự vật , hiện tượng . Đó là động từ . CH:Động từ là gì? II. Ghi nhớ(1p) *Cho hs đọc ghi nhớ sgk Hướng dẫn hs làm bài tập III. Luyện tập(20p) Bài 1(7’) Thực hiện bài tập 3(Trang 94) Trò chơi"xem kịch câm" - Gọi hs đọc yêu cầu - Gọi hs đọc bài làm - Hướng dẫn hs chơi - Nhận xét Bài 2: Đọc lại bài: Đôi giày ba ta màu xanh - tìm động từ trong đoạn văn đó. - GV ghi các động từ lên bảng. thấy, đi, chạy, nhìn, vận động, đến, run run, ngọ nguậy, đeo, nhảy. C. Củng cố dặn dò (2p) - Nêu lại nội dung bài - Cho hs đọc ghi nhớ - Nhận xét giờ học - 1 hs đọc to - Ghi đầu bài - 2 hs đọc yêu cầu - 4 – 5 hs đọc bài - 1 hs đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi báo cáo Các từ chỉ hoạt dộng : - Anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ - Thiếu nhi: thấy - Các từ chỉ trạng thái của sự vật: - Dòng thác: đổ (đổ xuống) - Lá cờ : bay - 2 hs đọc yêu cầu - Một số em lên bảng thực hiện một số động tác - Yêu cầu các em còn lại nói tên hoạt động. - Nhận xét và bình chọn nhóm đóng kịch hay nhất - 2 HS đọc lại bài Tập đọc. - Ghi ra nháp các động từ. - Một số em nêu bài làm - HS khác nhận xét. Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 9 I/ Yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ Lên lớp 1. Tổ chức: Hát 2. Bài mới *Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Đạo đức - Học tập - Các hoạt động khác *GV đánh giá nhận xét: a. Nhận định tình hình chung của lớp Ưu điểm: + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ. + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc. - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo Nhược điểm: - Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thiệp, Ái, - Một số em chưa làm bài tập: Thuận, Thiệp, Hà - Đi học muộn: b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Doanh, Hường, Thảo, Trang, Dũng, Huyền, Hiếu Hăng hái phát biểu XD bài - Một số em đạt điểm giỏi: Dũng c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Chuẩn bị KT định kì lần 1. *Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: