Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lãi Mạnh Thành

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lãi Mạnh Thành

Tiết 4: Khoa học

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :

 - Kể tên 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước

 - Biết 1 số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi

 - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện

 II. Đồ dùng dạy học

 Phiếu học tập.

 III. Các hoạt động dạy học.

 A. Bài cũ:

 ? Khi bị bệnh nen ăn uống n t n ?

 B, Bài mới

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lãi Mạnh Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: 
 Sáng: 
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
 Tiết 2: Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*KNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp thương lượng (PP: Làm việc nhóm –chia sẻ thông tin, trình bày một phút, đóng vai
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Đọc bài: đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu
- Bức tranh vẽ gì?
- Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Học sinh đọc tiếp nối nhau theo đoạn.
- Giáo viên sữa lỗi, phát âm ngắt giọng.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc: trao đổi, thân mật, nhẹ nhàng.
+ Vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh lò rèn. Có những người thợ đang miệt mài làm việc.
- Học sinh đọc bài tiếp nối theo trình tự:
+ Đoạn 1: từ ngày phải đi học... để kiếm sống
+ Đoạn 2: Mẹ Cương... đốt cây bông.
- 1 em đọc thành tiếng.
- 3 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh lắng nghe.
* Tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Gọi học sinh đọc đoạn 2 trả lời:
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nêu ý đoạn 2
- Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4SGK.
- Gọi học sinh trả lời và bổ sung.
- Nội dung chính của bài.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp tiếp nối nhau trả lời.
+ “Thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “Kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
ý 1: ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
- 2 em đọc thành tiếng.
+ Bà ngạc nhiên và phản đối.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+ Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
ý 2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
* Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai.
- Yêu cầu học sinh đọc theo cách đọc đã phát hiện.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm 
3. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
------------------000 -----------------
Tiết 3: Toán
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Có biểu tượng về 2 đường thẳng song song ( là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau 
II. Đồ dùng: Ê ke ,thước thẳng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tạo thành mấy góc vuông có đỉnh như thế nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh nêu tên hình.
- Giáo viên dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự kéo dài 2 cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là: AD và BC và hỏi: kéo dài 2 cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có 2 đường thẳng song song không?
* Giáo viên: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- Em hãy tìm cho cô 2 đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ 2 đường thẳng song song
3. Luyện tập
Bài 1: Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho học sinh thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
- Giáo viên: ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
- Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu học sinh tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ.
Bài 2: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
- Yêu cầu học sinh tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED)
Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trong bài.
- Trong hình MNPQ có các cặp nào song song với nhau?
- Trong hình EDIHQ có các căp cạnh nào song song với nhau
- Tạo thành 4 góc vuông và có chung đình.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh: hình chữ nhật ABCD
- học sinh theo dõi thao tác của giáo viên vẽ
- Được hai đường thẳng song song.
- 3 em nhắc lại, học sinh khác lắng nghe.
- 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa kính...
- Học sinh vẽ hai đường thẳng song song.
- Quan sát hình.
- Cạnh AD và BD song song với nhau.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh NQ song song với NP.
- 1 học sinh đọc.
- Các cạnh song song với BE là AG, CD.
- Đọc đề bài và quan sát hình.
- MN // QP
- DI // HG, DG // IH
3. Củng cố dặn dò
---------------000---------------
Tiết 4: Khoa học
phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :
 - Kể tên 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước 
 - Biết 1 số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi 
 - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
 II. Đồ dùng dạy học
	 Phiếu học tập.
	III. Các hoạt động dạy học.
	A. Bài cũ:
	 ? Khi bị bệnh nen ăn uống n t n ? 	 
	B, Bài mới
1. Hoạt động 1:.
	 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Thảo luận về những việc không nên và nên làm để phòng bệnh đuối nước
- Gv chốt ý đúng 
- Một số nguyên tắc khi đi tập bơi đi bơi :
? Thường ngày các em đi tập bơi hay đi bơi ở đâu ? 
? Trước khi bơi phải làm gì 
? Thời gian bơi cho 1 đứa trẻ như các em là mấy ? 
3. Thực hành tìmh huống bị đuối nước : 
- 	Gv đưa ra 1 số tình huống giả định 
- Rút ra kết luận và dặn Hs cách phòng bệnh đuối nước .
- Gv cho Hs đóng vai để các em rèn cách xử lí tình huống 
- Nhận xét
- Hs thảo luận nhóm 
- Đưa ra các ý kiến mà các em cho là đúng - Đại diện nhóm trình bày
- Hs suy nghĩ trả lời
- Hs báo cáo tình huống và cách xử lí 
- 	Cả lớp nhẫn xét , củng cố bài
III. Củng cố, dặn dò
 - Lưu ý HS nhắc nhở mọi người trong gia đình phòng tránh tai nạn đuối nước 
-----------------000-----------------
 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết 2: Chính tả
(Nghe –viết ) Thợ rèn
I. Mục đích, yêu cầu
 - Nhớ -viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài "Thợ rèn "
 - Viết đúng chính tảtiếng bắt đầu bằng những âm , vần dễ lẫn l/n uôn/uông 
II. Các hoạt động dạy học
	A. Kiểm tra: 
	 HS viết hai từ láy có chứa thanh hỏi, hai từ láy có chứa thanh ngã.
 Chú ý viết đúng từ có dấu thanh dể lẫn .Cả lớp nhận xét –bổ sung cho bạn .
 B. Dạy bài mới
	 1. Giới thiệu bài
	 2. Hướng dẫn HS nghe viết ,viết đúng 
	 GV nêu yêu cầu của bài, một HS đọc bài ,đoạn cần viết 
	 HS đọc thầm đoạn thơ .Ghi nhớ nội dung chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày.VD: các tiếng sau đây Hs hay sai : quai , giữa , quệt , nhẫy, nghịch 
	 GV chấm, chữa bài.
	 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
	 Bài 2: yêu cầu HS làm bài tập 2a 
 Bài 3: HS làm bài 3b
	 HS lần lượt trình bày kết quả- Nhận xét- bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò
	 GV nhận xét giờ học
----------------000 ----------------
Tiết 3: Toán
vẽ hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
 * Giúp Hs biết vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước đi qua điểm đó
 -Vẽ được đường cao của hình tam giác
II. Đồ dùng dạy học
 Bản phụ đã viết sẵn VD nh SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 3 tiết trước (SGK). 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
* Trường hợp E nằm trên AB
- Trước hết vẽ đường thẳng ab và điểm E nằm trên AB:
- Đặt đường thẳng trùng với AB và trượt 1 cạnh của êke trên AB , khi đỉnh của ê ke trùng với điểm E thì dừng lại , vạch đường thẳng vuông góc với AB , đi qua E 
Đó là đường thẳng CD đi qua E vuông góc với AB.
trường hợp điểm E nằm ngoài AB
Gv cho Hs tự vẽ vào giấy nháp, gọi 1 Hs lên bảng thao tác, 
- Gv vẽ 3 hình tam giác như BT2 ở sgk
? Khi ta vẽ đường cao tam giác là vẽ đường thẳng vuông góc trong trường hợp nào ?
* Luyện tập :
- Gv theo dõi và HD thêm cho các Hs còn lúng túng
- Chấm, chữa bà
- Một HS tóm tắt, một HS trình bày bài giải.
- Quan sát và lắng nghe
- Theo dõi và tiếp thu
- Học sinh lên thực hành
Hs lên bảng thao tác, cả lớp nhận xét
2. đường cao của hình tam giác :
- 3 hs vẽ 3 đường cao của 3 hình tam giác đó. Cả lớp nhận xét
- Điểm E nằm ngoài đường thẳng cho trước 
- Hs làm bt vào vở
 III. Củng cố, dặn dò
------------------000 ------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ : Uớc mơ
 I.Mục tiêu: 
 - Củng cố và MRVT thuộc chủ đề: “Trên đôi cánh ước mơ’’
 - Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập, sử dụng các từ bổ trợ và tìm VD minh hoạ
 3. Hiểu ý nghĩa 1 số câu tục ngữ thuộc chủ điểm
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
B. Bài mới
1: Giới thiệu.
HĐ 1: Hướng dẫn hs làm bìa tập
* Bài tập 1: hướng dẫn hs giở sgk trang 66 đọc bài” Trung thu độc lập” Và tìm tư đồng nghĩa với từ “ước mơ”
? Mơ tưởng là gì
? Mong ước là gì
- Nhận xét 
*Bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu, cả lớp cùng làm bài
+ Bắt đầu tiếng ước
+ Bắt đầu tiếng mơ
- Nhận xét 
* Bài tập 3: Gọi hs đọc đề bài. Cho thảo luận nhóm
- Kết luận
* Bài tập 4: Cho hs đọc yêu cầu bài tập
- Nhận xét 
* Lắng nghe
- Đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời” mơ tưởng, mong ước,
- Là mông ước và tưởng tượng điều mình muốn đạt được trong tương lai.
- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Học snh tự làm bài
- Lên bảng làm: 
+ ước mơ, ước muốn, ước vọng, ước mộng.
+ mơ ước, ... ----000 ------------------
Tiết 3: Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ, ê ke để vẽ được 1 hình chữ nhật biết độ dài 2 cạnh cho trước
II Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke
III. Hoạt động dạy học:
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi học sinh:
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không?
+ Hãy nêu các cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
- Ví dụ: vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm.
- Yêu cầu học sinh vẽ theo SGK.
2.3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Học sinh tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, rộng 3cm và đặt tên cho hình chữ nhật đó?
- Học sinh nêu cách vẽ.
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật đó?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh vẽ hình chữ nhật có chiều dài HB = 4cm; chiều rộng BC = 3cm.
- AB và BC là 2 đường chéo. Học sinh đo độ dài 2 đường chéo đó.
- Dùng thước chia cm đo và nhận xét: AC = BD = 5cm.
- Học sinh lắng nghe
 M	N
 Q	P
+ Đều là góc vuông
+ MN // QP
+ MQ // PN
 A B
 D	C
- 1 học sinh đọc thành tiếng
 N	B
 M	Q
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
 A 4cm	B
	3 cm
 C	D
Kết luận: Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật. Nhận xét tiết học
------------------000 ------------------
Tiết 4 Luyện từ và câu 
động từ
I.Mục tiêu:
 - Nắm được ý nghĩa của động từ là : chỉ hoạt động, trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng
 - Nhận biết được động từ trong câu .
II. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ :
 ? 2 Hs làm Bt 4 SGK( bài MRVT : ước mơ )
 ? Thế nào là danh từ chung, thế nào là danh từ riêng ? Tìm các danh từ trong BTđó
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Phần nhận xét:
- Gv cho Hs đọc nối tiếp BT1, 2
- Gv chốt ý : các từ chỉ HĐ, trạng thái của ngời, sự vật,. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì ?
- Cho Hs trả lời và nêu ghi nhớ ? Nêu VD?
3. Ghi nhớ:
- Thảo luận nhóm và tìm ra câu trả lời:
+ Các từ chỉ hđ gồm : anh ca sĩ:nhìn, nghĩ.
+ Thiếu nhi : thấy
+ Chỉ trạng thái của các sự vật : đỗ, bay
- Hs đọc ghi nhớ và làm Bt thực hành 
 4. Luyện tập, thực hành
- Bài tập 1: Cho hs đọc bài tập và hướng dẫn hs làm
- Cho hs nêu đáp án
- Nhận xét
- Bài tập 2: Cho hs đọc bài tập và tự làm
- Gv y/c Hs nhận xét bài làm của nhau
* Bài tập 3: T/c trò chơi : ( HĐ theo nhóm ) 
Luật chơi : * Mỗi nhóm cử lần lượt từng bạn lên chơi : Hành động của bạn đó là biểu diễn kịch câm
* Nhóm đôi diện phải tìm ra đáp án đúng . Nếu không, đội đó sẽ thua cuộc
*. Nội dung:
- Hoạt động ở lớp,
- HĐ ở nhà vào sáng sớm
- HĐ ở trên sân trường giờ ra chơi
Mỗi HĐ được đáp lại kết quả đúng, cả lớp vỗ tay động viên
* Hs đọc nối tiếp y/c Bt 1,sau đó cho hs trả lời vào vở Bt :
- Đáp án đúng : (đánh, rửa, tập, cho ụ chăn vịt ụ nhặt đãi, đu nụà)
- Hs làm Bt vào vở và đối chiếu đáp án với bạn trong nhóm
- Chia lớp thành 3 nhóm , cử trọng tài
- Lắng nghe và tham gia chơI một cách nhiệt tình
- Đọc, làm bài tập, viết
..
..
III. Củng cố dặn dò :
 Thế nào là động từ ?
 Các HĐ của nhân vật nhân hoá được coi là động từ không ? ( Đó là HĐ của người được gắn vào loài vật )
------------------000 ------------------
Tiết 5 Địa lý
Hoạt động sản xuất của ngời dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về HĐ SX của ngời dân ở Tây Nguyên ( khai thác sức nước, khai thác rừng )
- Nêu quy trình SX đồ gỗ
- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm KT .
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần Tn với nhau và giữa thiên nhiên với HĐ SX của con ngời
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí TN Việt Nam .
III. Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
 Nêu đặc điểm tiêu biểu của Tây Nguyên?
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài.
a, Khai thác sức nước
- Yêu cầu hs quan sát các sông chính ở Tây Nguyên, thảo luận và trả lời các cau hỏi.
? Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên
? Đặc điểm dòng chảy của các sông ở đây như thế nào? Điều đó có tác dụng gì?
? Em biết những nhà máy thủy điện nào nổi tiếng ở đây
- Cho hs chỉ trên lược đồ nhà máy thủy địên Y- a- li. Nằm ở trên con sông nào?
- Mô tả thủy điện Y- a – li
b, Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
- rừng tây nguyên có mấy loại? tại sao lại có sự phân chia như vậy?
- Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
- Việc khai thác ở đây ntn?
- Những nguyên chính ảnh hưởng đến rừng?
- Thế nào là du canh du cư?
- Chúng ta phảI làm gì để bảo vệ rừng?
- Có những biện pháp nào?
- Gv nhận xét
- HS làm việc theo nhóm
- Hs quan sát các sông chính ở Tây Nguyên, thảo luận và trả lời 
- Đại diện nhóm lên trả lời
- Chỉ và nêu tên
- Hs đọc và quan sát tranh
- Trả lời các câu hỏi
- Hs quan sát hình 8,9,10 trả lời câu hỏi
IV. Củng cố dặn dò
------------------000 ------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Tập làm văn 
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I.Mục tiêu: Xác định được mục đích trao đổi
- Xác định vai trò của mình trong trao đổi
- Lập được dàn ý ( ND) của bài trao đổi đạt mục đích .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra .
II. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra :
- Hs trả lời bài tập: Đọc đoạn đã được chuyển thể từ vở kịch Yết Kiêu ( Hs đã viết vào vở Gv nhận xét và cho điểm
B . Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. HD ý phân tích đề bài
- Gv cho Hs đọc và dùng dấu gạch ngang để gạch chân những từ quan trọng : nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị ) ủng hộ , cùng bạn đóng vai .
Xác định mục đích cuộc trao đổi :
? ND trao đổi là gì ?
? Đối tượng trao đổi là ai ?
? Mục đích trao đổi để làm gì ?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ấy là gì ?( em và bạn đóng vai thực hiện cuộc trao đổi)
- Gv HD HS nhận xét cuộc trao đổi :
? Cuộc trao đổi có đúng đề tài không ?
? Cuộc trao đổi có đạt được mục đích không ?
? Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp không, có sức thuyết phục không ?
- Học sinh đọc thầm đề bài -1 HS đọc thành tiếng : "Em có nguyện vọng học thêm môn năng khiếu ( hoạ, nhạc, võ thuật,) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh ( chị) để anh (chi ) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của mình. 
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị )để thực hiện cuộc trao đổi .
- Hs thực hành trao đổi : ( Theo nhóm đôi )
- Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp trao đổi trước lớp
- Bình chọn cặp trao đổi hay nhất có hiệu quả nhất
III. Củng cố, dặn dò :
 ? Khi cần trao đổi điều gì với người hơn tuổi mình phải chú ý điều gì ?
 Hoàn thành Bt .
------------000-------------
Tiết 2: Toán 
Thực hành vẽ hình vuông .
I.Mục tiêu :
 - Giúp học sinh biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
	Thước kẻ và ê ke
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Hai đường chéo của hình chữ nhật như thế nào với nhau?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài và chiều rộng bằng nhau.
+ Vẽ đường thẳng DC = 3cm
+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc DC tại D và lấy DA = 3cm
+ Vẽ đường thẳng CD vuông góc DC tại C và lấy CB = 3cm.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh vẽ được hình vuông cạnh 4cm (như SGK)
- Học sinh tính chu vi và diện tích hình vuông MNQP.
- Chu vi hình vuông:
4 x 4 = 16cm
- Diện tích hình vuông:
4 x 4 = 16cm2
Bài 2: Yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu
Bài 3:
+ Vẽ hình vuông ABCD cạnh là 5cm, rồi kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD:
a) Có vuông góc với nhau không?
b) Có bằng nhau hay không?
- 1 em lên bảng trả lời.
- Học sinh lắng nghe nhắc lại.
Lưu ý: tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là một hình vuông.
Lưu ý: Muốn vẽ hình b ta có thể vẽ như hình a rồi vẽ thêm hình tròn có tâm là giao điểm hai đường chéo cỷa hình vuông và có bán kính bằng 2 ô.
a) Hai đường chéo không vuông góc với nhau.
b) 2 đường chéo AC và BD bằng nhau.
	3. Củng cố, dặn dò
------------------000 ------------------
Tiết 3: Khoa học
 Ôn: con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs củng cố và hệ thống các kiến thức về :
- Sự trao đổi chất ở ngời
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Hs có khả năng :
áp dụng những Kt đã học vào cuộc sống hàng ngày .
- Hệ thống hoá những Kt đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế ban hành.
II.Hoạt động dạy học :
A. HĐ1: Trò chơi :" Ai đúng, ai nhanh"
Gv chuẩn bị câu hỏi để Hs bốc thăm :
Câu hỏi: 
1. Con người lấy gì từ ngoài môi trường và thải ra môi trường những gì ?
2. Kể tên các nhóm t/ă chứa từng loại chất dinh dưỡng cơ thể cần hàng ngày?
3. Đối với người lớn tb 1 tháng cần cung cấp đủ ( mức bình thường) những t/ă nào ? Nếu ăn ít thì ăn những gì? Ăn nhiều thì ăn những gì?
4.Tại sao phải thường xuyên thay đổi món ăn?
5.T/ăn trong trong 1 bận cần đảm bảo những y/c nào ?
Chia nhóm để thảo luận
Hs thảo luận theo nhóm, Gv hdẫn thêm để Hs nhớ lại các kiến thức đã học trong thời gian qua.
 - N1. Hoàn thành câu 1 và 2
 - N2 hoàn thành câu 2 
 - N3 hoàn thành câu 3và 4
 - N4 hoàn thành câu 4và 5
Các nhóm trình bày các đáp án của mình .
Nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn
Gv chốt ý cho từng câu hỏi và chọn ra nhóm có đáp án đúng nhất
B. HĐ2; Cho Hs chơi trò chơi học tập : Hs có thể dùng các món ăn đã viết vào giấy để cho nhóm bạn cử người làm nội trợ cho 1 bận ăn của người bình thường hoặc cho người giảm béo 
Gv cùng cả lớp nhận xét củng cố thêm để bận ăn ngon miệng đảm bảo sức khoẻ .
III. Củng cố :
Gv nhắc Hs ghi nhớ các nội dung câu hỏi đã ôn tập .
------------------000 ------------------
Tiết 4: Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Sơ kết mọi hoạt động trong tuần
- Học tập : Có tiến bộ hơn - Số em không thuộc bài ít hơn. Số em không chú ý học bài : giảm. 
- Về lao động vệ sinh : Có ý thức hơn song chưa đảm bảo thời gian.
- Công tác nề nếp và tự quản : Một số em còn hay tuỳ tiện trong giờ SH 15 phút 
2. Công tác tuần tới : Phát động phong trào chào mừng ngày 20 tháng 11.
- Thi đua dành nhiều điểm giỏi.
- Nề nếp vệ sinh cần tăng cường tích cực tự giác.
------------------000 ------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(58).doc