Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành

HĐ1:-Khởi động

 - Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 - Giới thiệu, ghi đầu bài

HĐ2: Đọc đúng

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn

- Cho HS đọc đoạn

 Sửa lỗi phát âm cho HS. Giải nghĩa từ (chú giải SGK). Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giọng đọc phù hợp

- Luyện đọc theo nhóm

- Giảng từ: + Ngỏ ý (Bày tỏ tình cảm, ý nghĩ)

 + Cắt nghĩa ( Giải thích cho rõ nghĩa)

+ Dòng dõi quan sang( từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.)

- Yêu cầu HS đọc toàn bài

- Đọc mẫu toàn bài

HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài

- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời:

+ Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì?

 + Cương đã nói với mẹ như thế nào?

+ Mẹ Cương lúc đầu có đồng ý không?

+ Nêu ý đoạn 1?

- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

- Cho HS đọc thầm toàn bài. Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương.

 + Nêu ý đoạn 2?

- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài

Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống đỡ mẹ.

HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp

- Cho HS đọc lại toàn truyện

HĐ5:Củng cố, dặn dò:

- Củng cố bài, nhận xét tiết học

- Liên hệ thực tế.

 

doc 27 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 10 tháng10 năm 2011
Tiết 1:Chào cờ
(tập trung toàn trường)
______________________________________
Tiết 2:Tập đọc
Tiết 17:THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiêp nào cũng đáng quý.(trả lời được các câu hỏi sgk)
*GDKNS:	+Lắng nghe tích cực
	`	+Giao tiếp
	+Thương lượng
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Đọc đúng 
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- Cho HS đọc đoạn
 Sửa lỗi phát âm cho HS. Giải nghĩa từ (chú giải SGK). Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giọng đọc phù hợp
- Luyện đọc theo nhóm
- Giảng từ: + Ngỏ ý (Bày tỏ tình cảm, ý nghĩ)
 + Cắt nghĩa ( Giải thích cho rõ nghĩa)
+ Dòng dõi quan sang( từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.)
- Yêu cầu HS đọc toàn bài 
- Đọc mẫu toàn bài
HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: 
+ Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì?
 + Cương đã nói với mẹ như thế nào? 
+ Mẹ Cương lúc đầu có đồng ý không? 
+ Nêu ý đoạn 1? 
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? 
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? 
- Cho HS đọc thầm toàn bài. Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương.
 + Nêu ý đoạn 2? 
- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài
Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống đỡ mẹ.
HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp
- Cho HS đọc lại toàn truyện
HĐ5:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Liên hệ thực tế.
- Hát
- 2 HS đọc nối tiếp 
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, chia đoạn (2 đoạn)
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn (2 - 3 lần)
- Theo dõi, lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
-2 HS đọc, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Cương thương mẹ vất vả, học nghề để kiếm sống giúp mẹ
-Nhờ mẹ xin thầy cho đi học nghề rèn
- Mẹ Cương lúc đầu không đồng ý nhưng Cương đã cắt nghĩa cho mẹ hiểu
1. Cương ước mơ trở thành thợ rèn. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 -Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ nói Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương không cho làm thợ rèn
- Cương nói với mẹ là nghề nào cũng quí trọng, ăn trộm ăn cắp, ăn bám mới đáng bị coi thường
- Cương xưng hô với mẹ lễ phép kính trọng mẹ Cương xưng hô dịu dàng âu yếm. Cách xưng hô thể hiện tình cảm mẹ con rất thân ái
-2. Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ )
- Nêu nội dung
-2 HS nhắc lại
- Nêu cách đọc
- Đọc theo cách phân vai
Tiết 3:Toán
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không bằng ê ke.
*BTCL: Bài 1,2 3a. HSK-G: Bài 3b, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ê-ke
- HS: Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- GV vẽ một số góc lên bảng cho HS dùng ê-ke để xác định các góc đó.
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
- Cho HS đọc tên hình và cho biết đó là hình gì? - Thực hiện thao tác kết hợp nêu: kéo dài 2 cạnh DC, BC ta được hai đường thẳng DC; BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Hai đường thẳng DC; BC có mấy góc vuông? Có chung đỉnh nào?
 - Cho HS kiểm tra lại
- Hướng dẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc rồi nhận xét. 
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, bổ sung:
- Hai đường thẳng vuông góc ON và OM tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về hai đường thẳng vuông góc trong thực tế.
HĐ3:Thực hành:
Bài tập 1: Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+ Hình a là hai đường thẳng vuông góc
+ Hình b là 2 đường thảng không vuông góc.
Bài 2: Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
- Cho HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả:
+ Có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau?
Bài 3: Dùng Ê-ke kiểm tra góc vuông rồi nêu tên chúng
- Cho 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đo các hình trong SGK 
- Gọi HS nêu kết quả
- Chốt câu trả lời đúng
Bài 4:(HS K-G)
- Cho 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đo các hình trong SGK 
- Gọi HS nêu kết quả
- Chốt câu trả lời đúng
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập 4 (trang 50).
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát
- (hình chữ nhật ABCD; các đỉnh A; B; C; D của hình chữ nhật đều là góc vuông)
- Theo dõi, lắng nghe
-(4 góc vuông). (Chung đỉnh C
-kiểm tra lại
- Thực hiện theo hướng dẫn
- 1 HS lên bảng làm
- Theo dõi
- 1 số HS lấy ví dụ
- 1 HS nêu 
- Làm bài 
- 1 số HS nêu kết quả
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ trên bảng
- Nêu kết quả
- Cạnh BC và CD vuông góc với nhau
Cạnh CD và AD vuông góc với nhau
Cạnh AD và AB vuông góc với nhau
Cạnh AB và BC vuông góc với nhau
- 1 HS nêu yêu 
-Dùng ê-ke đo các hình trong
 SGK 
- Nêu kết quả
a) Góc đỉnh A và góc đỉnh D là góc vuông
+ AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông
+ MN và NP là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ NP và PQ là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- HS nêu yêu 
-Dùng ê-ke đo các hình trong
 SGK 
- Nêu kết quả
A, DA vuông góc với AB
 AD vuông góc với DC
Tiết 4:Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết 9:THỢ RÈN
I. Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
-Làm đúng BTCT phương ngữ 2a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chép sẵn nội dung bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Viết các từ BT2 (T8).
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Đọc bài “Thợ rèn”
- Tóm tắt nội dung: “Sự vất vả và niềm vui của người thợ rèn”
- Cho HS đọc thầm bài phát hiện từ viết khó
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con (thợ rèn, quệt, nực, quai, nghịch).
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc từng câu 
- GV đọc lại bài
- Chấm 5 – 6 bài; nhận xét từng bài
HĐ4:Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l/n?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 
+ Các từ được điền lần lượt theo thứ tự như sau: Năm; le; lập loè; lưng; làn; lóng lánh; loe.
- Cho HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh
HĐ5:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
- Hát
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Nêu từ khó
- Nghe, viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài bảng phụ
Năm; le; lập loè; lưng; làn; lóng lánh; loe.
- Lắng nghe
- HS đọc bài đã làm
Tiết 5:Mĩ thuật
(giáo viên chuyên biệt dạy)
_______________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:Luyện từ và câu:
Tiết 17:MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
-Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1,2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biếtđược sự đánh giá của từ ngữ đó(BT3), nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ (Bt4)
*Giảm tải: BT5
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ
- HS: Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại ghi nhớ của bài “Dấu ngoặc kép”
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Tìm từ
Bài tập 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp đọc thầm bài “Trung thu độc lập”; tìm từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Gọi HS phát biểu, kết hợp giải nghĩa từ
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Mơ tưởng
+ Mong ước
Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ “mơ ước”
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập và mẫu
- Cho HS làm bài vào VBT
- Thi giữa hai nhóm (làm bài trên bảng lớp – mỗi nhóm 3 HS)
- Cả lớp nhận xét
- Chốt kết quả đúng
HĐ3: Ghép từ
Bài tập 3
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 3
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
HĐ4: Ví dụ 
Bài tập 4: Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ trên
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhắc nhở HS tham khảo gợi ý 1 trong tiết kể chuyện (trang 80 SGK) để tìm ví dụ
- Tổ chức cho HS trao đổi
- Cho HS trình bày trước lớp
HĐ6: Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm, tìm từ
- Phát biểu, lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 2 nhóm làm bài trên bảng lớp
a) Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, 
ước ao, ước mong, ước vọng.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ tưởng, mơ mộng
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
 - Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhóm khác nhận xét 
+ Đánh giá cao: Ước mơ đẹp đẽ; ước mơ cao cả; ước mơ lớn; ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viển vông; ước mơ kỳ quặc; ước mơ dại dột.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Trao đổi theo nhóm 2
- 2 HS trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét
Tiết 2:Toán
Tiết 42:HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
-Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
-Nhận biết được 2 đường thẳng song song.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước kẻ, Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu miệng bài tập 4 (SGK trang 50)
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Giới thiệu: Hai đường thẳng song song
- Vẽ hình chữ nhật: ABCD lên bảng kéo dài về hai phía – tô màu hai đường kéo dài giới thiệu cho HS “Hai đường thẳng AB ...  điểm M và song song với đường thẳng CD
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét 
Bài tập 2:(HS K-G)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Tiến hành tương tự bài tập 1
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
Bài tập 3: 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài, 
- Đáp án đúng:
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về ôn bài.
- Hát
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Quan sát 
- HS nêu lại cách vẽ
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Vẽ ra nháp, 1 HS làm trên bảng lớp
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Thực hiện yêu cầu bài tập 
- Cạnh AB song song với cạnh DC
- Cạnh AD song song với cạnh BC
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào vở
- 1 HS làm bài bảng phụ
 C
B E 
A D
+ Góc đỉnh E là góc vuông 
BEDA là hình chữ nhật
- Theo dõi, lắng nghe
Tiết 4:Khoa học
Tiết 18:ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T1)
I. Mục tiêu:
-Ôn tập các kiến thức về:
	+Sự trao đổi đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
	+Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
	+Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu thức hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
	+Dinh dưỡng hợp lý.
	+Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 3 lá cờ nhỏ. Phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề: Con người và sức khỏe.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Nêu câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ giơ cờ
+ HS được trả lời theo thứ tự giơ cờ
+ Cử 3 HS làm giám khảo để chấm điểm
+ Hệ thống câu hỏi (như ở phiếu)
- Điều khiển cuộc chơi.
HĐ3: Tự đánh giá
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Đã phối hợp ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+ Đã phối hợp ăn đạm, chất béo động vật, thực vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- Đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài, ôn tập tiếp
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi, lắng nghe
- 3 nhóm chơi trò chơi, chấm điểm, cộng điểm tuyên bố đội thắng cuộc.
- Tự đánh giá trao đổi theo bàn về kết quả tự đánh giá.
- 1 số HS trình bày kết quả tự đánh giá.
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
Tiết 5:Kỹ thuật (Dạy buổi 2)
Tiết 9:KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2)
I. Mục ti êu:
-Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
-Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu khâu đột thưa, vải kim chỉ
- HS: Vải, kim, chỉ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
Sự chuẩn bị của học sinh 
 - Giới thiệu bài
HĐ2: Học sinh thực hành khâu đột thưa
- Yêu cầu nhắc lại các bước khâu đột thưa.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Cho HS thực hành khâu đột thưa.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS trình bày sản phẩm
- Nêu tiêu chí đánh giá
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
HĐ4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về thực hành.
- Hát
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại
Nhận xét.
- HS thực hành cá nhân
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:Tập làm văn:
Tiết 18:LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trong trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục thuyết phục.
*GDKNS: 	+Thể hiện sự tự tin
	+lắng nghe tích cực
	+Thương lượng
	+Đặt mục tiêu, kiên định
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Viết sẵn đề bài tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch “Yết Kiêu”
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài:
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh, chị để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cả lớp đọc thầm để xác định trọng tâm đề
HĐ3:Xác định được mục đích câu hỏi, hình dung câu hỏi sẽ có:
- Cho HS đọc các gợi ý (SGK trang 95)
- Hướng dẫn xác định đúng trọng tâm đề
+ Nội dung trao đổi là gì? 
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi là gì? 
+ Hình thức trao đổi là gì? 
- Cho HS đọc gợi ý 2 (SGK)
HĐ4:Tổ chức cho HS trao đổi
- Đến từng nhóm giúp đỡ
- Tổ chức cho học sinh trao đổi trước lớp
- Tuyên dương nhóm trao đổi tốt
HĐ5:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về viết ý kiến trao đổi vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS kể
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Đọc gợi ý 
- Theo dõi
-(Về nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu)
- (Anh (chị) em của em)
-(Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em để ủng hộ em thực hiện nguyện vọng).
-(em và bạn: bạn đóng vai anh, chị của em)
- Đọc thầm, hình dung câu trả lời giải đáp thắc mắc của anh (chị) có thể đặt ra
- Trao đổi theo nhóm 2
- Chọn bạn để trao đổi (có đổi vai)
- 3 nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét 
Tiết 2:Toán:
Tiết 45:THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke)
*BTCL: Bài 1a trang 54, Bài 1a trang 55(Bài 2 giảm tải)
*HSK-G: Bài 3 trang 55
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước kẻ và ê-ke
- HS: Thước kẻ và ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 3 (SGK trang 54)
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình chữ nhật:
* Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm; chiều rộng 2cm
- Nêu yêu cầu 
- Vẽ mẫu lên bảng kết hợp nêu cách vẽ (SGK trang 54)
- Cho HS thực hành vẽ vào vở
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình vuông:
* Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Vẽ mẫu lên bảng kết hợp hướng dẫn cách vẽ
- Yêu cầu học sinh vẽ lại
HĐ4:Thực hành
Bài tập 1: (tr 54)
a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm; chiều rộng 3cm
b) Tính chu vi hình đó
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS vẽ hình rồi tính chu vi hình chữ nhật ra nháp
- Cho HS làm bài, nhận xét 
Bài tập 1: (tr 55)
 a) vẽ hình vuông có cạnh 4cm 
 b) Tính chu vi hình vuông đó
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu cả lớp làm bài 
- Gọi HS lên chữa bài
- Nhận xét, chữa bài:
b) 
Bài tập 3 ( tr 55) (Hoạt động góc)
-HS hoạt động góc
-Chữa bài cho nhóm góc
HĐ5:Củng cố,dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về ôn lại cách vẽ hình chữ nhật.
- Hát
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- Nghe yêu cầu bài toán
- Quan sát, lắng nghe
- Vẽ vào vở
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Vẽ hình, tính chu vi 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- 1 HS nêu 
- Quan sát SGK, thực hành vẽ 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét. 
- Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Vẽ vào vở
- HS thực hiện 5 cm
 3cm
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(5 + 3) 2 = 16 (cm)
 Đáp số: 16 cm
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải:
Chu vi hình vuông đó là:
4 4 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông đó là:
4 4 = 16 (cm2)
Đáp số: 16 cm
A B
 D C
 a , AC vuông góc với BD
b, AC=BD
Tiết 3:Thể dục
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
___________________________________________
Tiết 4: Địa lý:
Tiết 9:HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
	+Sử dụng sức nước để sản xuất điện.
	+Khai thác gỗ và lâm sản.
-Nêu được vai trò của rừng nhiệt đới với đời sống và sản xuất:cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,...
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
-Biết đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
-Mô tả sơ lược: Rừng rầm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
-Chỉ trên bản đồ (lược đồ)và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Đồng Nai.
THMT: Tích hợp bộ phận
*HSK-G:+Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
 +Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Khai thác sức nước
- Cho HS đọc SGK, quan sát lược đồ H4 thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Kể tên một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên?
+ Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây ntn? Có tác dụng gì? 
- Kể tên những nhà máy thủy điện mà em biết?
- Chỉ vị trí thủy điện Y-a-li trên ban đồ
-Kết luận
HĐ3: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên 
- Cho HS quan sát H6,7 – SGK, thảo luận nhóm:
+Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao lại có sự phân chia như vậy?
-Rừng TN có ích lợi gì?
-Việc khai thác rừng hiện nay ntn?
-Nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng?
-Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
*Kết luận-
HĐ5: Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ thực tế.
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận theo nhóm 5
- Đại diện các nhóm trình bày
- Sông Ba, sông Xê Xan, Đồng Nai
-Các con sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông nắm thác ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
- Y-a-li... 
-2 HS chỉ
- Quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi
-Có 2 loại: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vì khí hậu TN có 2 mùa rõ rệt. 
-Rừng cho ta gỗ, tre, nứa, mây,..thuốc quý, động vật quý hiếm.
-Hiên nay khai thác chưa tốt, khai thác bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường.
-Khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy, tập quán du canh du cư.
-HS trả lời
Tiết 5:Sinh hoạt lớp
An toàn giao thông
Bài 4

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 LOP 4.doc