Toán – Tiết 41
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Thước thẳng và ê-ke.
H: - Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Bài cũ:
- Cho H nêu miệng bài tập 4.
- Hai đường thẳng vuông góc tạo với nhau thành mấy góc vuông.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu hai đường thẳng song song:
- T vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Cho H nêu tên hình chữ nhật. - HCN:
ABCD
- Nếu kéo dài 2 cạnh AB và DC của hình chữ nhật ta được gì?
- Ta được hai đường thẳng song song với nhau.
Tuần 9 Thứ hai, ngày 5 tháng 11 năm 2007 Tập đọc – Tiết 17 Thưa chuyện với mẹ I. mục đích - yêu cầu: 1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. 2/ Hiểu các từ ngữ mới trong bài: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp mẹ em hiểu: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý. II. Đồ dùng dạy - học: GV : Tranh đốt pháo hoa. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: A- Bài cũ: - Đọc và nêu ý chính bài: Đôi giày ba ta màu xanh. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: a. Luyện đọc: - T kết hợp với việc sửa lỗi phát âm. - 2 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1. - 2 học sinh đọc tiếp nối lần 2. - T hướng dẫn giải nghĩa từ. + Thầy, dòng dõi quan sang + Bất giác + Cây bông - H đọc chú giải - H luyện đọc theo cặp. - 1 đ2 H đọc toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu b. Tìm hiểu bài + Cho H đọc thầm lướt để trả lời câu hỏi + H đọc thầm đoạn 1 - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? *Nêu ý 1. - Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? - Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào. - Em hiểu"thiết tha" ? - Nêu nhận xét cach trò truyện giữa 2 mẹ con Cương về: + Cách xưng hô: + Cử chỉ của 2 mẹ con ra sao? - Của mẹ Cương? - Của Cương? *Nêu ý 2 - Cương thương mẹ vất vả, mứôn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ * Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ - Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. - Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha - Gần gũi, ấm áp, dễ thuyết phục - Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình , Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm . Cách xưng hô thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái. + Cử chỉ lúc trò chuyện: thân mật tình cảm . - Cử chỉ của mẹ: xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ - Cử chỉ của Cương: mẹ nêu lý do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha. * Cương đã thuyết phục và được mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng. *ý nghĩa: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm : - Nêu cách đọc thể hiện tính cách , tình cảm của từng nhân vật? - 2 H đọc tiếp nối + Giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng + Giọng mẹ Cương: Ngạc nhiên khi thấy con xin học một nghề thấp kém ; cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con - 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên + Cho H đọc lại bài theo hướng dẫn - 2 H đọc tiếp nối - T hướng dẫn H luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn VD: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài - H nghe T đọc mẫu - Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. - T cho H đọc phân vai - H thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp nhận xét - đánh giá - Bình chọn người đọc diễn cảm, đọc hay... - 3 H thực hiện 3/ Củng cố - dặn dò: - Nêu ý nghĩa của bài - NX giờ học. - VN ôn bài + chuẩn bị bài sau =======================*****========================== Toán – Tiết 41 Hai đường thẳng song song I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được hai đường thẳng song song. - Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Thước thẳng và ê-ke. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: A- Bài cũ: - Cho H nêu miệng bài tập 4. - Hai đường thẳng vuông góc tạo với nhau thành mấy góc vuông. B- Bài mới: A B D C 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu hai đường thẳng song song: - T vẽ hình chữ nhật lên bảng. - Cho H nêu tên hình chữ nhật. - HCN: ABCD - Nếu kéo dài 2 cạnh AB và DC của hình chữ nhật ta được gì? - Ta được hai đường thẳng song song với nhau. - Em có nhận xét gì khi kéo dài 2 cạnh AD và BC? - Khi kéo dài 2 cạnh đó ta cũng được 2 đường thẳng //. - Hai đường thẳng // với nhau là hai đường thẳng ntn? - Là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. - Cho H quan sát và nêu tên các đồ dùng có đường thẳng // trong thực tế. VD: 2 mép đối diện của quyển sách HCN, 2 cạnh đối diện của bảng, cửa số cửa chính, khung ảnh. - Cho H thực hành vẽ 2 đường thẳng song song. - T nhận xét- đánh giá - H vẽ trên bảng - Lớp vẽ nháp. 3/ Luyện tập: a. Bài số 1: - T vẽ hình chữ nhật: ABCD - Cho H nêu tên các cặp cạnh của hình chữ nhật ABCD. - H quan sát hình. Hình chữ nhật: ABCD có các cặp cạnh AB và CD; AD và BC; AB và BC; CD và DA. - Chỉ cho H thấy có 2 cạnh AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau Cho H tìm cặp cạnh khác. - Ngoài ra còn có cặp cạnh AD và BC cũng // với nhau. - Tương tự T vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu H tìm các cặp cạnh song song với nhau. Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì? - Hình vuông MNPQ có các cặp cạnh: MN và PQ; MQ và NP song song với nhau. b. Bài số 2: - Cho H đọc yêu cầu của bài tập. - Cho H quan sát hình trong SGK, nêu các cạnh // với BE. - Các cạnh // với BE là AG; CD. - T có thể cho H tìm các cạnh // với AB hoặc BC; EG; ED. - T đánh giá chung. - H tìm và nêu. Lớp nhận xét - bổ sung. c.Bài số 3: - Cho H quan sát kỹ các hình trong bài và nêu: + Hình MNPQ có các cặp cạnh nào // với nhau? - Trong hình MNPQ có các cặp cạnh MN//QP. + Hình EDIHG có các cặp cạnh nào //với nhau? - Hình EDIHG có cạnh DI // HG, cạnh DG//IH. 3/ Củng cố - dặn dò: - Cho H chơi trò chơi: "Tìm nhanh đường thẳng song song". - T phổ biến luật chơi, cách chơi. - Cho H chơi trò chơi. - Cho lớp bình chọn. - Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng //. - NX giờ học. - Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau. =======================*****=========================== Chính tả – Tiết 9 Thợ rèn I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn. 2. Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n (uôn/uông). II. Đồ dùng dạy học: GV : - Tranh minh hoạ cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ. - Viết bảng phụ có nội dung bài tập 2a. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A- Bài cũ: T đọc cho H viết các từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần iên/yên/iêng. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn H nghe - viết: - T đọc toàn bài thơ: "Thợ rèn" - H đọc thầm - Cho 1đ 2 H đọc lại bài thơ. - Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn?. - Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn. - Cho H luyện viết tiếng khó. T đọc cho H viết. Nhọ mũi, quệt ngang, quai, nhẩy diễn kịch, râu. Nên nụ cười - 1 đ 2 học sinh lên bảng. Lớp viết bảng con. Mũi = m + ui + T ngã Quai = qu + ai + T ngang Nhẩy = nh + ây + T ngã - H soát lỗi - Hướng dẫn H trình bày bài thơ Các chữ đầu dòng viết ntn? - Viết hoa và thẳng hàng. - T đọc cho H viết - H viết bài - Soát lỗi chính tả. - T thu vở chấm bài. 3/ Luyện tập: a. Bài số 1: - Cho H đọc yêu cầu của bài. - 1 H đọc Lớp đọc thầm. - Bài tập yêu cầu gì? - T cho H làm bài. - Chữa bài. - Điền vào chỗ trống l hay n. 1 H lên bảng - lớp làm vở. Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe - T hướng dẫn tương tự phần b. * uôn hay uông - Uống nước nhớ nguồn - Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. - T cho H chữa bài - Lớp nhận xét - T đánh giá - Đố ai lặn xuống vực sâu Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa - Người thanh nói tiếng cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu 4/ Củng cố - dặn dò: - T cho H chơi trò chơi "Thi tìm chữ nhanh" - T chia 2 đội - mỗi đội 4 H. - T phổ biến luật chơi, cách chơi. - Ghi nhanh những từ láy bắt đầu bằng chữ l. đội nào ghi nhanh và nhiều từ láy trong đúng 2' đội đó sẽ thắng. .VD: Len lỏi, luồn lạch, long lanh, lấp lánh, lưng lửng, lạnh lùng, là lượt, lay lắt, le lói, lo lắng, làn lạnh.... - Nhận xét đánh giá đ Cho H bình chọn. - T nhận xét qua bài viết. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau. ==========================*****============================= Đạo đức – Tiết 9 tiết kiệm thời giờ I. Mục tiêu: 1. KT: Giúp học sinh hiểu: - Cần phải tiết kiệm thời gian vì thời giờ rất quý giá cho chúngta làm việc và học tập . Thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được việc có ích. Nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích. Không thể lấy lại thời gian. - Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lần chần, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp việc hợp lí, không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc- học tập và nghỉ ngơi phù hợp. 2. Thái độ: Tôn trọng và quý thời gian, có ý thức làm việc khoa học, hợp lí. 3. Hành vi: - Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi. - Phê phán nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời gian. * Nội dung điều chỉnh: Bài tập 1 II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1) - Bảng phụ ghi các câu hỏi. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. A- Bài cũ: - Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì? B- Bài mới: 1/ HĐ1: Tìm hiểu truyện kể. - T kể cho H nghe truyện "Một phút" - H nghe kết hợp với quan sát tranh. - Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian ntn? - Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người. - Chuyện gì xảy ra vớ Mi-chi-a? - Sau đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? - Mi-chi-a đã thua cuộc trượt tuyết. - Em đã hiểu rằng một phút cũng làm nên chuyện quan trọng. - Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a? - Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ. - Cho H kể chuyện - H kể theo nhóm 3 - phân vai thảo luận lời thoại. - T cho đại diện 2 nhóm lên đóng vai và kể lại câu chuyện "Một phút" *Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? - H thực hiện Lớp nhận xét - bổ sung - Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút. 2/ Hoạt động ... ũi đ ngửi. * Kết luận: Nước có tính chất gì? * Trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 2/ HĐ 2: Phát hiện ra hình dạng của nước: Mục tiêu: - H hiểu khái niệm: "Hình dạng nhất định" - Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm để tìm hiểu hình dạng của nước. * Cách tiến hành: + Cho các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn. + H quan sát và đặt chai ở vị trí khác nhau. - Khi ta đổi chỗ vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của cốc hoặc chai có thay đổi không? - Hình dạng của chai, cốc không thay đổi. - Cho H làm thí nghiệm. - Đổ nước vào chai, đậy nút chặt, đặt chai ở vị trí khác nhau. - Nhận xét về hình dạng của nước? - Nước không có hình dạng nhất định. * Kết luận: T chốt ý 3/ HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? * Mục tiêu: - Biết làm thí nghiệm để rút ra t/c chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi. - Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. * Cách tiến hành: - T kiểm tra vật liệu thí nghiệm - H làm thí nghiệm Đổ nước vào tấm kính đ nước chảy từ caođthấp, lan ra mọi phía. 4/ HĐ4: Phát hiện tính thấm qua hoặc không thấm của nước đối với 1số vật * Mục tiêu: - Làm thí nghiệm, phát hiện nước thấm qua và không thấm qua 1 số vật. - Nêu ứng dụng thực tế. * Cách tiến hành: - T cho H làm thí nghiệm - Đổ nước vào túi ni lông - Nhúng vào các vật: vải, báo... - Cho H nhận xét và nêu t/d - Những vật liệu không cho nước thấm qua dùng làm đồ chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa. * Kết luận: Nước thấm qua 1 số vật. 5/ HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất: - T cho H thực hành - Cho H nhận xét - H pha đường, muối, cát. - Muối và đường tan trong nước. - Cát không tan * Kết luận: Nước còn có t/c gì? - Nước có thể hoà tan 1 số chất. 6/ Bài học (SGK) - T cho vài H nhắc lại - 3 đ 4 học sinh đọc mục bạn cần biết (T43- SGK) 7/ Hoạt động nối tiếp. - Nước có những tính chất gì? - Nhận xét giờ học. - VN làm lại thí nghiệm. - Chuẩn bị bài giờ sau. =======================***========================== Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007 Kĩ Thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh biét cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột thưa hoặc đột mau. - Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình kỹ thuật. - Yêu thích sản phẩm của mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước lớn và một số sản phẩm đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hay may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải...) - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học. A- Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của học sinh. B- Bài mới: 3/ HĐ 3: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải. - Nêu các thao tác gấp mép vải? - Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải? - Vạch dấu - Gấp theo đường vạch dấu. + Gấp mép vải. + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - T nhắc nhở H thêm một số điểm cần lưu ý. - T kiểm tra sự chuẩn bị của H. - H để vật liệu lên mặt bàn. - Cho H thực hành. - T quan sát hướng dẫn, uốn nắm thao tác chưa đúng và chỉ dẫn cho H còn lúng túng. - Nhắc nhở H các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá làm bị dúm. - H thực hành trên vải. - H thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. 4/ Củng cố - dặn dò: - Để nguyên vật liệu giờ sau thực hành tiếp để hoàn thành sản phẩm. - Nhận xét giờ học. =================***==================== Luyện từ và câu + tập làm văn Kiểm tra giữa kì Ban giám hiệu ra đề =======================*****========================== Toán - tiết 50 Tính chất giao hoán của phép nhân I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Kẻ sẵn bảng số. H: - Đồ dùng học tập. III. Hoạt động dạy và học: A- Bài cũ: - Nêu cách tìm tích của phép nhân. - Nêu miệng bài 4. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau. - T cho H so sánh 5 x 7 và 7 x 5 - 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35 Vậy 5 x 7 = 7 x 5 - Hướng dẫn T2 với 4 x 3 và 3 x 4 - 4 x 3 = 12 ; 3 x 4 = 12 Vậy 4 x 3 = 3 x 4 - Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau? - Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. + T treo bảng số a b a x b b x a 4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 = 32 6 7 6 x 7 = 42 7 x 6 = 42 5 4 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a khi a = 4 và b = 8 - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32. - So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a khi a = 6; b = 7 - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42. - T hướng dẫn H so sánh tương tự đến hết. ịVậy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a. - Luôn bằng nhau - Ta có thể nói ntn? - Em có nhận xét gì về TS trong 2 tích. - a x b = b x a - 2 tích đều có TS là a và b nhưng vị trí khác nhau. - Khi ta đổi chỗ các TS trong 1 tích thì tích đó ntn? - Tích đó không thay đổi. - T kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân. - 3 đ 4 H nhắc lại - Bài tập dạng tổng quát - a x b = b x a c. Luyện tập: - Bài tập yêu cầu gì - T hướng dẫn mẫu - Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau 4 x 2 145 = (2100 + 45) x 4 3 964 x 6 = (2 + 4) x (3000 + 964) 102 87 x 6 = (3 + 2) x 10 287 d. Bài số 4: - Cho H làm bài tập - Cho H nêu t/c nhân với 1; 0 a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 3/ Củng cố - dặn dò: - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau. =======================*****========================== Địa lí - Tiết 10 thành phố đà lạt I. Mục tiêu: Sau bài học, H có khả năng: - Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. - Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ. - Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát. - Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh. - Rèn luyện kỹ năng xem bản đồ, lược đồ. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên. - Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. A- Bài cũ: - Tây Nguyên có các con sông chính nào? Đặc điểm dòng chảy của chúng ra sao? - Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? B- Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. * Mục tiêu: - Nêu được vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt. * Cách tiến hành: + T treo bản đồ và lược đồ. - H quan sát và tìm vị trí thành phố ĐàLạt trên bản đồ và lược đồ. - Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? - Nằm trên cao nguyên Lâm Viên. - Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? - Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển. - Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu ntn? - Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm. * Kết luận: Nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. - 1 đ 2 H nhắc lại. - Lớp nhận xét - bổ sung. 2/ HĐ 2: Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước. * Mục tiêu: Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch, nghỉ mát. * Cách tiến hành: + Cho H quan sát tranh + H quan sát tranh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li. - Cho H tìm vị trí hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ. - 1 đ2 H chỉ vị trí - Cho H mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam Li. - H trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? - Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp: Cam Li, thác Pơ-ren... * Kết luận: T chốt ý 3/ HĐ 3: Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát. * Mục tiêu: H nêu được tên các địa điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch. * Cách tiến hành: - Đà Lạt có các công trình gì để phục vụ du lịch. - Có các công trình như: Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn. - Có các hoạt động du lịch nào để phục vụ khách du lịch? - Có các hoạt động như: Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao... * Kết luận: T chốt ý 4/ HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. * Mục tiêu: Giải thích được vì sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau sứ lạnh. * Cách tiến hành: - Rau và quả ở Đà Lạt được trồng ntn? - Được trồng quanh năm với diện tích rộng. Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh? - Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loại cây trồng xứ lạnh. - Kể tên 1 số các loại hoa quả, rau của Đà Lạt. - Có các loại hoa nổi tiếng: Lan, hồng, cúc, lay ơn... - Các loại quả ngon: dâu tây, đào,... - Các loại rau: Bắp cải, súp lơ,... - Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn? - Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ... * Kết luận: T chốt ý * Bài học: SGK - 3 đ 4 học sinh nhắc lại. 5/ Hoạt động nối tiếp. - Nêu đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét trong tuần 10 I. yêu cầu: - H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 10. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Chữ viết có tiến bộ: - Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ. - KN tính toán có nhiều tiến bộ. Tồn tại: - 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu. - Lười học bài và làm bài: - Đi học quên đồ dùng, quên mũ ca lô. - Quên khăn quàng. - Còn mất trật tự trong giờ ngủ trưa. 2/ Phương hướng tuần 11: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh. - Làm báo ảnh + thi văn nghệ. - Kết nạp đội đợt I. =================****&&&****====================
Tài liệu đính kèm: