Giáo án Lớp 5 (Buổi 2) - Tuần 10+11 - Trần Thọ Ngân

Giáo án Lớp 5 (Buổi 2) - Tuần 10+11 - Trần Thọ Ngân

I.MỤC TIÊU:

- Củng cố cho học sinh ôn quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng.Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

-Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.

- Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi 2) - Tuần 10+11 - Trần Thọ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
	Luyện toán
Luyện viết số đo khối lượng dưới dạngSố Thập Phân
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh ôn bảng đơn vị đo độ dài .Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng.Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
-Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.
II.Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.
- Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức 
 2.Dạy bài mới:
a) HS yếu hoàn thành chương trình.
b)Bài tập:
*Hoạt động 1:
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
-Gv nêu yêu cầu bài tập.
-Gv nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Viết dấu (> < = ) thích hợp vào chỗ chấm:
Gv chữa bài ,nhận xét.	
*Hoạt động 2:
Bài 3: -Viết các số đo dưới đây theo thứ tự từ bé đến lớn:
-Gv chấm bài,nhận xét.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
-Hs hát tập thể.
-Hs nêu yêu cầu bài tập.
-Hs làm bảng tay - 2 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét,bổ sung
a).2,305 kg =.......g
 4,2 kg = ....g
 4,08 kg =.....g
b) 0,01 kg = ....g.
 0,009kg = ......g
 0,052 kg = ....g
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
a) 4kg 20g......4,2 kg 
 500 g ....0,5 kg
b)1,8 tấn..... 1 tấn 8kg
 0,165 tấn ....15,5 tạ.
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs làm bài vào vở, chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
-Biêt 4 con: gà,vịt ,ngỗng ,thỏ có cân nặng lần lượt là:1,85kg ;2,1kg ;3,6kg 
3000g.Trong 4 con vật trên con vật nào nặng nhất:
A. Con gà B . Con vịt 
C .Con ngỗng D . Con thỏ
Luyện Toán
Luyện viết số đo diện tích dưới dạng số Thập Phân.
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh ôn quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng..Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
-Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.
II.Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.
- Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức 
 2.Dạy bài mới:
a) HS yếu hoàn thành chương trình.
b)Bài tập:
*Hoạt động 1:Đổi dơn vị đo
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
-Gv nêu yêu cầu bài tập.
-Gv nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Gv chữa bài ,nhận xét.	
*Hoạt động 2:
Bài 3: -Viết các số đo sau:
-Gv chấm bài,nhận xét.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
-Hs hát tập thể.
-Hs nêu yêu cầu bài tập.
-Hs làm bảng tay - 2 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét,bổ sung
a).15 735 m2 =.......ha
 892 m2 =........ha
b) 428 ha = ......km2.
 14 ha = ...... km2
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
a) 8,56dm2 = .......cm2
b) 1,8ha = ....... m2
c) 0,42 m2 = ....... dm2
d) 0,001ha = .......m2
e) 64,9 m2 = ...... m2 .... dm2 
g) 2,7dm2 = ...... dm2 ..... cm2 
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs làm bài vào vở, chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
a) 2,5Km2 d)800 dm2
b) 1,04ha e) 80 dm2
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
Luyện tiếng việt 
Luyện thuyết trình tranh luận
A. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết cách mở rộng lý lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình tranh luận
- Rèn kỹ năng thuyết trình tranh luận cho học sinh
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
B. Đồ dùng dạy học
- Phiếu khổ to kẻ bảng bài tập 1
- Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : gọi học sinh làm lại bài tập 3 của tiết tập làm văn trước ?
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập
- Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tóm tắt ý kiến lý lẽ và dẫn chứng của nhân vật để trình bày trước lớp
- Gọi các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp
- Giáo viên nhận xét và tóm tắt ý kiến
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh làm bài tập
- Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài
- Nhắc các em không cần nhập vai trăng - đèn mà cần thuyết phục mọi người thẫy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn
- Cho học sinh làm việc độc lập để tự tìm hiểu ý kiến lý lẽ dẫn chứng
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ xung
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Về nhà luyện đọc lại các bài tập
- Hát
- Vài em lên làm lại bài tập
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc nội dung bài tập
- Học sinh lắng nghe và thảo luận :
* Đất : cho là cây cần đất nhất, đất có chất màu nuôi cây
* Nước : nước vận chuyển chất màu
* Không khí : cây không thể sống thiếu không khí
* ánh sáng : thiếu ánh sáng cây xanh sẽ không còn màu xanh
* Tóm lại : cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được
- Học sinh đọc bài tập
- Học sinh lắng nghe và suy nghĩ
- Một số em trình bày : trong cuộc sống cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn giúp người ta đọc sách làm việc. - Xong đèn cũng không được kiêu ngạo với trăng vì đèn ra trước gió đèn tắt dù đèn là điện cũng có thể là bị mất điện....trăng làm cho cuộc sống tươi đẹp thơ mộng, gợi cảm hứng sáng tác cho nhà thơ, hoạ sĩ... Tuy thế trăng cũng có khi mờ khi tỏ, khi khuyết khi tròn. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Ôn nội dung tuần 9
A- Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học ở tuần 9 về lịch sử và địa lý.
- Cạch mạng mùa thu
- Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ kiến thức.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập
B- Đồ dùng học tập:
- Vở bài tập.( Sử, địa)
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra: Kết hợp với bài mới.
3- Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1:Ôn tập.
* Lịch sử:
- Nêu những diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19/8/1945 ở Hà Nội ?
- Nêu ý nghĩa của của cách mạng tháng tám ?
* Địa lý:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào đông dân nhất  ssống chủ yếu ở đâu ? các dân tộc ít người chủ yếu sống ở đâu ?
- Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì ?
HĐ2: Luyện tập.
Giao việc:Làm bài tập vở bài tập lịch sử và địa lý. 
- Nhận xét.
4- Hoạt động nối tiếp:
- Hãy đọc mục ghi nhớ trang 20, trang 86(SGK)
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- VN: - Học bài.
 - Xem trước bài sau.
- HS trình bày theo nhóm đôi
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- Cách mạng tháng tám năm 1945 thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đập tan xiềng xích thực dân gần 100 năm giàng đọc lập tự do cho nước nhà. Đó là cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước ta.
- 54 dân tộc, dân tộc Kinh đông nhất tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng cao và cao nguyên.
- Tập trung chut yếu ở đồng bằng, ven biển. 3/4 số dân ở nông thôn, 1/4 ở thành thị
- Làm bài tập VBT.
- Đổi vở kiểm tra .
- Báo cáo KQ.
Tuần 11
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Luyện toán 
Luyện: Cộng hai số thập phân
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh ôn kĩ năng cộng hai số thập phân . Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân.
-Luyện giải bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.
- Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.	
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức 
 2.Dạy bài mới:
a) HS yếu hoàn thành chương trình.
b)Bài tập:
*Hoạt động 1: 
Bài 1: đặt tính rồi tính.
-Gv nêu yêu cầu bài tập.
-Gv nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Viết dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm.	
Bài 3: -Tìm số trung bình cộng của các số.
Gv chấm bài,nhận xét.
*Hoạt động 2: Giải toán
Bài tập 4:
-Gv chấm bài ,nhận xét.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
Hs hát tập thể.
-Hs nêu yêu cầu bài tập.
-Hs làm bảng tay - 2 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét,bổ sung
42,54 + 38,17
572,84 + 85,69
396,08 + 217,64
658,3 + 96,28
Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
a)42,54 + 87,65.....42,45 + 87,56
b) 96,38 + 74,85....74,38 + 96,85
c) 8,8 +6,6 +4,4...9,9 + 5,5 + 7,7
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs làm bài vào vở, chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
 a) 26,45 + 45,55 
 b) 12,07 + 19,93
-Hs đọc yêu cầu bài tập,tìm hiểu yêu cầu bài tập.làm bài,chữa bài,nhận xét.
 Hai bạn : Hiền ,My cân nặng lần lượt là;31,55kg ; 36,45kg.Hỏi trung bình mỗi bạn cân nặng bao nhiêu kg?	
Luyện toán
Luyện tổng nhiều số thập phân 
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân,sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh số thập phân,giải bài toán với các số thập phân.
- Giáo dục cho học sinh say mê toán học,yêu môn toán.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ
- Hs:SGk-vở ,nháp.Bảng tay.	
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức 
 2.Dạy bài mới:
a) HS yếu hoàn thành chương trình.
b)Bài tập:
*Hoạt động 1: 
Bài 1:Tính 
-Gv nêu yêu cầu bài tập.
-Gv nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
Gv chữa bài ,nhận xét.	
*Hoạt động 2 - Giải toán
-Gv chấm bài ,nhận xét.
3.Củng cố-Dặn dò: 
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
-Hs hát tập thể.
-Hs nêu yêu cầu bài tập.
-Hs làm bảng tay - 2 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét,bổ sung
a)8,32 + 14,6 + 5,24
b) 8,9 + 9,3 + 4,7 + 5
c)24,9 + 57,36 + 5,45
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
a) 25,7 + 9,48 +14,3
b)8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4
c) 7,5 + 6,5 + 5,5 + 4,5 + 3,5 + 2,5
d) 5,92 + 0,44 + 5,56 + 4,08
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs làm bài vào vở, chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
- Có 3 thùng đựng dầu.thùng thứ nhất có 10,5 l ,thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3l,số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng đầu.Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
Luyện tiếng việt
Ôn tập: Tập đọc – Học thuộc lòng
A. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục cho học sinh được ôn luyện các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở 9 tuần đầu thuộc 3 chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
- Rèn kĩ năng đọc đúng, lưu loát, trôi chảy và học thuộc lòng cho học sinh
- Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ học
B. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi tên bài
- Sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
III. Dạy bài mới
1. Giới hiệu bài: nêu MĐYC của giờ học
2. Bài học 
- Nêu tên ba chủ điểm đã học?
- Trong ba chủ điểm có tất cả bao nhiêu bài tập đọc và học thuộc lòng?
- Trong ba chủ điểm đã học có bao nhiêu bài tập đọc là bài văn?
- Có bao nhiêu bài tập đọc là bài học thuộc lòng?
- Giáo viên để phiếu lên bàn và nêu yêu cầu
- Giáo viên cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài theo các phiếu đã chuẩn bị
- Gọi học sinh trình bày
- Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc
Nhận xét và nhắc nhở học sinh cần phải rèn luyện thêm
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục ôn luyện lại bài và chuẩn bị cho giờ học sau
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Gồm ba chủ điểm là:
 Việt Nam Tổ quốc em
 Cánh chim hoà bình
 Con người với thiên nhiên
- Có 17 bài
- Có 11 bài
- Có 6 bài
- Lần lượt mỗi nhóm 3 em lên bốc thăm bài và trở về chỗ chuẩn bị trong khoảng 2 phút
- Lần lượt học sinh lên đọc bài trong sách giáo khoa hoặc đọc một đoạn thuộc lòng theo chỉ định của phiếu và trả lời câu hỏi của cô giáo
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Ôn nội dung khoa học tuần 10
A- Mục tiêu:
-Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học ở tuần 10 qua các bài:
- Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
-Ôn tập về con người và sức khoẻ
- Rèn kỹ năng ghi nhớ kiến thức và vận dung kiến thức vào cuộc sống.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
B- Đồ dùng học tập:
- Vở bài tập, tranh ảnh giao thông đường bộ.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra:
 Kết hợp với bài mới.
3- HD ôn tập:
Hoạt động 1:Ôn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
-Nêu 1 số việc vi phạm giao thông đường bộ
- Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ ?
- Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
- Em cần làm gì để thực hiện tốt ATGT?
HĐ2: Ôn tập con người và sức khoẻ.
HD học sinh làm VBT trang 35,36,37
Giao việc:
 Làm bài tập vở bài tập .
- Nhận xét.
4- Hoạt động nối tiếp:
- Chốt lại nội dung chính của hai bài
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- VN: Ôn lại bài
- Chơi đá bóng, chơi cầu lông dưới lòng đường, đi bộ trèo qua dải phân cách 
- Nhận xét , bổ xung
- Do ý thức chấp hành luật giao thônng chưa tốt
- Phương tiện giao thông khônh đmả bảo
- Hệ thống đường bộ giao thông còn hạn chế
- Do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông chưa tốt.
- HS nêu việc nên làm, việc không nên làm
- Làm bài tập VBT.
- Đổi vở kiểm tra .
- Báo cáo KQ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_2_tuan_1011_truong_th_co_tiet_1.doc