Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 27

Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 27

Tập đọc.

TRANH LÀNG HỒ

I MỤC TIÊU:

1.Đọc đúng: lợn ráy, đen lĩnh, khoái, nhấp nhánh

Đọc lu loát diển cảm toàn bài .

2.Hiểu các từ ngữ trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoái âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

Hiểu nội dung bài:Ca ngợi các nghệ sĩ nhân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truỳền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc

II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A.Kiểm tra bài cũ:

-Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

? Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

? Bài văn nói lên điều gì ?

- GVnhận xét ghi điểm .

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27( Từ 17/3 – 21/3/2008)
 Thứ hai, ngày 17 tháng 03 năm 2008
Tập đọc.
Tranh làng Hồ
I Mục tiêu: 
1.Đọc đúng: lợn ráy, đen lĩnh, khoái, nhấp nhánh
Đọc lu loát diển cảm toàn bài .
2.Hiểu các từ ngữ trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoái âm dương, lĩnh, màu trắng điệp... 
Hiểu nội dung bài:Ca ngợi các nghệ sĩ nhân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truỳền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc
II Hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
? Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
? Bài văn nói lên điều gì ?
- GVnhận xét ghi điểm .
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài .
2.HĐ1:Luyện đọc:
- HS đọc toàn bài văn 
- Hớng dẫn HS đọc nối tiếp 
- GVchia đoạn cho HS đọc nối tiếp 
- GV viết từ khó lên bảng 
- HS đọc theo nhóm .chia theo nhóm 4.
- Cho HS đọc chú giải –giải nghĩa từ 
- GV đọc mẫu bài
3.HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài để trả lời câu hỏi
? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
- GV giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc vẽ tranh dân gian.......
? Kỉ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt.
? Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
? Tại sao tác giả biết ơn những ngời nghệ sĩ dân gian làng Hồ.
? Dựa vào phần tìm hiểu em hãy nêu nội dung chính của bài
- GV kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hơng, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tơi gắn liền với cuộc sống của ngời dân Việt Nam.......
4.HĐ3: Đọc diển cảm .
- GV hớng dẫn HS đọc ở bảng phụ 
- HS luyện đọc –HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
5.Củng cố dặn dò 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và mô tả một bức tranh làng Hồ
- Nhận xét tiết học
- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả(nhớ - viết) :
Cửa sông
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ viết chính xác,đẹp đoạn thơ từ Nơi biển tìm về với đất....đến hết bài thơ Cửa sông
- Làm đúng bài tập chính tả về ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho cả lớp viết vào nháp, 2HS lên viết ở bảng lớp các tên :
Ơ - gien Pô - chi - ê, Pi - e Đơ - gây - tê, Công xã Pa - ri, Chi - ca - gô
- GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của giờ học.
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả: 
- 1 HS đọc thuộc đoạn thơ.
? Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào. 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, đọc và viết từ khó đó vào nháp.
 ? Đoạn thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào 
- HS nhớ viết chính tả vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- Chấm một số bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập và đọc đoạn văn
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng đó
- HS làm bài theo cặp .1 HS làm vào bảng nhóm. 
- Chữa bài ở bảng nhóm
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn: Ghi nhớ quy tắc viết hoa.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tính vận tốc ( của một chuyển động đều)
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi HS đứng tại chổ nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị của vận tốc.
 - Nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
2. Luyện tập: 
Bài 1: 1 HS đọc đề bài và cho biết bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? 
 ? Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: 1HS đọc bài và nêu: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV yêu cầu HS làm bài và nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng
Bài 3: 1HS đọc đề toán
 + Đề bài cho biết những gì ?
 + Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì ?
 + Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì ?
 + Vậy để giải bài toán chúng ta cần : tính quãng đường đi bằng ô tô, tính vận tốc của ô tô.
Bài 4: GV gọi 1 HS đọc đề toán
 + Để tính được vận tốc của ca nô chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài . 1 HS làm bài ở bảng 
- GV theo giỏi giúp đỡ nhữmg HS còn lúng túng
- GV chấm một số bài. Cả lớp chữa bài ở bảng nhóm .HS đối chiếu với bài của mình rồi nêu nhận xét.GVkết luận đúng sai.
- Bài tập 4 GV hỏi thêm : Nói vận tốc của ca nô là 24 km/ giờ nghĩa là như thế nào ?
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc quy tắc. 
Khoa học:
 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Quan sát và mô tả được cấu tạo của hạt. 
- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt dựa vào thực tế đã gieo hạt
-Nêu được quá trình phát triển của cây thành hạt.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV chuẩn bị: ngâm hạt lạc qua một đêm.
 HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
 + Thế nào là sự thụ phấn? 
 + Thế nào là sự thụ tinh ?
 + Hạt và quả được hình thành như thế nào ?
 + Em có nhận xét gì về các loài hoa thụ phấn nhờ gió và các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng ?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm.
- Hướng dẫn HS : Bóc vỏ hạt, tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Gọi HS lên bảng chỉ
- Kết luận : Hạt gồm có 3 bộ phận bên ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt làm đôi là phôi, phần 2 bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.( GV sử dụng hạt thật để minh hoạ )
- GV yêu cầu làm bài 2
- Gọi HS nối tiếp trả lời
- Kết luận: Đây là quá trình hạt mọc thành cây...........
 3. Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt
- HS thảo luận theo nhóm 4 cùng quan sát hình minh hoạ 7/ tr 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
- GV đi giúp từng nhóm.
- Gọi từng nhóm lên báo cáo , nhóm khác nhận xét bổ sung.
4. Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt
- GV kiểm tra việc HS đã gieo hạt ở nhà như thế nào ?
- Gọi một số HS lên trình bày cách gieo hạt của mình
- GV đưa ra 4 cốc ươm hạt của mình có ghi rõ điều kiện ươm hạt.
 + Cốc 1: Đất khô
 + Cốc 2: Đất ẩm, nhiệt độ bình thường.
 + Cốc 3: Đặt ở dưới bóng đèn
 + Cốc 4: Đặt trong chậu nước
- Yêu cầu HS lên bảng quan sát và nhận xét về sự phát triển của hạt trong từng cốc.
 ? Qua thí nghiệm về 4 cốc gieo hạt vừa rồi em có nhận xét gì về điều kiện nảy mầm của hạt.
- Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp . Ngoài ra muốn cây sinh trưởng phát triển tốt, ta cũng cần lưu ý chọn những hạt giống tốt để gieo hạt.
 5. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND chính của bài
- GV nhận xét tiết học. 
Buổi chiều
Luyện tiếng Việt
 Luyện đọc – Luyện viết
I.Mục tiêu:
Gúp HS rèn kĩ năng đọc, kĩ năng viết
II.Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu tiết học
 2.HĐ1:Luyện đọc
 - Yêu cầu HS đọc bài : Tranh làng Hồ
 ? Nêu giọng đọc của bài.
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
 ? Nêu nội dung bài
 - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi sau:
 1.Người ta thường mua tranh làng Hồ vào khi nào?
 A. Quanh năm B: Sau khi thu hoạch mùa màng C. Những ngày Tết
 2.Màu sắc dùng trong tranh làng Hồ được làm bằng gì ? 
 A.Bằng sơn màu
 B. Bằng các chất sẵn có trong thiên nhiên
 C. Bằng sơn màu và bằng các chất sẵn có trong thiên nhiên
 3.HĐ2:Luyện viết
 GV yêu cầu HS luyện viết bài: Tranh làng Hồ
 Chấm, nhận xét chữ viết của HS
 Bài tập: Dòng nào dưới đây nêu đúng quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài? Chọn câu trả lời đúng nhất.
 a. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng và gạch nối giữa tất cả các tiếng
 b. Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
 c. Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên và gạch nối giữa các tiếng trong cùng một bộ phận của tên.
Luyện Toán:
Ôn luyện
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học và rèn kĩ năng giải bài toán về tính vận tốc
II.Hoạt động dạy học
 1.Ôn bài:
 - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc?
2.Luyện tập:
 - GV yêu cầu HS làm bài tập ở VBT tiết 131
 Bài1; 2; 3: GV nhắc HS lưu ý đơn vị đo vận tốc
 Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài toán
 ? Để tính được vận tốc của ô tô ta phải tính gì. ( thời gian ô tô chạy )
 - GV quan sát nhắc nhở.
 - Chấm chữa bài.
3.Nhận xét, dặn dò
Luyện Khoa học:
Luyện bài 52 + 53
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học
II.Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
2.Ôn luyện
 + Sự thụ phấn của hoa là gì ?
 + Phôi hình thành do: 
 a. Noãn phát triển.
 b. Hợp tử phát triển
 c. Bầu nhuỵ phát triển
 d. Cả 3 ý trên
 + Hãy ghi theo thứ tự 1,2,3,... vào trước các câu sau cho phù hợp với sự phát triển thành cây của hạt.
 a. Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con.
 b. Hạt phình lên vì hút nước; vỏ hạt nứt, rễ mầm nhú ra.
 c. Lá mầm teo dần rồi rụng xuống; cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn.
 d. Hai lá mầm xoè ra; chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới.
 e. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất.
 + Hãy kể tên các thành phần của hạt ?
 + Muốn cây nảy mầm cần có điều kiện gì 
 - Nhận xét bổ sung
 - GV kết luận, HS nhắc lại nội dung bài học.
 3.Nhận xét dặn dò
 Thứ ba, ngày11 tháng 03 năm 2008
Thể dục:
 Môn thể thao tự chọn . Trò chơi “chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung môm thể thao tự chọn, học mới tâng cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học: Mỗi HS 1 quả cầu. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiêm vụ ,yêu cầu tiết học
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai.
- Ôn các động tác của bài thể dục đã học.
2. Phần cơ bản:
a) Môn thể thao tự chọn:
- Đá cầu
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: GV nêu tên động tác,GV làm mẫu, giải thích động tác; chia tổ cho HS luyện tập, GV giúp đỡ các tổ, sửa sai cho HS.
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: GV nêu tên động tác, cho một n ...  hình thay đổi như thế nào từ tây sang đông ?
+ Kể tên và vị trí của các dãy núi , đồng bằng, cao nguyên lớn.
- HS nối tiếp nhau trình bày
- GV kết luận: Địa hình châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao đồ sộ, trung tâm là đồng bằng, phía đông là các cao nguyên....
5.HĐ4: Khí hậu châu Mĩ
+ Lãnh thổ Châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào ?
+ Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A - ma - dôn đối với khí hậu của châu Mĩ 
- GV kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu,vì thế châu Mĩ có đủ đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A - ma - dôn là khu rừng lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ châu Mĩ mà còn cả thế giới.
5. Củng cố. dặn dò:
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm, ngày 20 tháng 03 năm 2008
Thể dục:
 Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “ chạy đổi chổ, vỗ tay nhau ”
I. Mục tiêu:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “ Chạy đổi chổ, vỗ tay nhau ”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: mỗi HS 1 quả cầu.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động: Xoay các khớp, chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc, sau đó đi thường và hít thở sâu
- Ôn bài TDPTC: động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân.
2. Phần cơ bản:
a) Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng đùi: tập luyện theo nhóm.
- Thi tâng cầu bằng đùi: thi đại diện giữa các tổ với nhau.
- Học phát cầu bằng mu bàn chân:
+ GV nêu tên động tác.
+ Một nhóm làm mẫu.
+ Tập luyện theo tổ.
b) Trò chơi: “ chạy đổi chổ , vỗ tay nhau ”
- GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi cho HS chơi thử, chơi chính thức
3. Phần kết thúc
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Đi đều theo hai hàng dọc và hát.
- Nhận xét kết quả học tập, giao bài tập về nhà.
Tập làm văn:
 ôn tập về tả cây cối
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức vềvăn tả cây cối: trình tự miêu tả, các giác quan sử dụng để quan sát, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn tả cây cối.
- Thực hành viết đoạn văn tả một bộ phận của cây.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại của bài văn tả đồ vật
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài
- Yêu cầu HS tự trả lời câu hỏi
+ Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào ?
+ Cây chuối được tả theo cảm nhận của các giác quan nào ?
+ Tìm các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
- Kết luận: tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách cho nó những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của con người: đỉnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng chỉ hoạt động của con người: đánh động cho mọi người biết, chỉ những bộ phận đặc trưng của người.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2.
+ Em chọn bộ phận nào của cây để tả ? Hãy giới thiệu cho các bạn được biết
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhắc HS : chỉ tả một phận của cây, chú ý dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá khi miêu tả để đoạn văn hay và sinh động, đoạn văn có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
 - Chấm và nhận xét bài của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu:
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ nối.
- Biết tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy – học:	
A. Kiểm tra bài:
- Gọi HS đọc thuộc lòng 10 câu ca dao, tục ngữ ở bài tiết trước
- Nhận xét bạn trả lời.GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Tìm hiểu ví dụ	
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì ?
- Kết luận : Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
- Bài 2: GV yêu cầu : Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- Kết luận : Những từ ngữ mà các em vừa tìm có dụng nối các câu trong bài.
3.HĐ2: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
4.HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã thay từ dùng sai
+ Cậu bé trong truyện là người như thế nào ? Vì sao em biết ?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán:
Thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Vận dụng làm các bài toán về tính thời gian của một chuyển động đều.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4 tiết trước.
- Gọi HS đứng tại chổ nêu cách tính vận tốc, quãng đường của một chuyển động
- HS nhận xét, sửa sai. GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu YC giờ học.
2.HĐ1: Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động
a.Bài toán 1: GV ghi đề bài, yêu cầu HS đọc
+ Em hiểu câu: vận tốc ô tô 42,5 km/giờ như thế nào ?
+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu km ? 
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó.
- GV yêu cầu HS giải và trình bày 
+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ?
+ 170km là gì của chuyển động ?
+ để tính thời gian đi của ô tô chúng ta làm thế nào ?
- HS nêu, GV kết luận và ghi quy tắc lên bảng
- GV nêu : Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính thời gian
- HS nêu, GV ghi bảng: t = s : v
b. Bài toán 2: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài toán
+ Muốn tính thời gian đi hết quãng đường của ca nô chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả
- Nhận xét
3.HĐ2: Luyện tập, thực hành
- Bài 1 và 2 HS tự giải
- Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Bài toán cho em biết những gì ?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?
+ Để tính được thời gian máy bay bay đến nơi ta phải biết được gì ? Làm phép tính như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian của một chuyển động
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau.
	Thứ sáu, ngày 21 tháng 03 năm 2008
Tập làm văn:
 Tả cây cối ( kiểm tra viết )
I. Mục tiêu:	
- Thực hành viết bài văn tả cây cối.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh để miêu tả cây. Diễn đạt sáng sủa, mạch lạc.
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Thực hành viết:
 - Gọi HS đọc 3 đề bài trên bảng.
- Nhắc HS : Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
- HS viết bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị bài sau
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:	Giúp HS:
- Củng cố cách tính thời gian của một chuyển động.
- Giải các bài toán về tính thời gian của chuyển động
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn luyện tập:
- Hướng dẫn bài 2: Một HS đọc đề bài toán
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08m chúng ta phải làm như thế nào ?
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào ? Quãng đường của ốc sên bò tính theo đơn vị nào ?
+ Vậy để tính đúng thời gian ốc sên bò hết quãng đường em cần đổi đơn vị cho phù hợp.
Bài 1 và bài 3,4: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chấm chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học:
 Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Quan sát và tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá phải bỏng, củ riềng, củ gừng, củ hành, củ tỏi, cành rau ngót.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Thực hành tách một hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt.
? Mô tả quá trình hạt mọc thành cây.
? Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- GVtổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
 + Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân, củ
- Nhận xét, khen ngợi
 + Người ta trồng cây mía bằng cách nào ?
 + Người ta trồng hành bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS chỉ vào từng hình minh hoạ trang 110 SGK và trình bày theo yêu cầu:
 + Tên cây hoặc củ được minh hoạ
 + Vị trí của chồi có thể mọc ra từ cây, củ đó.
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, sửa chữa
- Kết luận : Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ.
3.HĐ2: Cuộc thi : Người làm vườn giỏi 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- GV đi giúp đỡ và hướng dẫn HS
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, khen ngợi
4. Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Học thuộc mục bạn cần biết, thực hành trồng cây ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp:
 Sơ kết cuối tuần 
1. Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của từng thành viên trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần.
3. Bình xét thi đua:
+ Tuyên dương bạn có nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
+ Nhắc nhở những bạn còn vi phạm nội quy của lớp của trường.
4. GV nhận xét chung và phổ biến kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27da chon loc.doc