Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)

I. MỤC TIU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .

- Giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền dáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo

- Hỗ trợ cho HS dân tộc đọc đúng các từ: Buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc ,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -GV:Tranh SGK

 -HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Ổn định:

2.Bài cũ: ( 5)

- 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi .

- Nhận xét, cho điểm.

3.Bài mới:

- Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010
PHÂN MƠN: TẬP ĐỌC
BÀI: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền dáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo 
- Hỗ trợ cho HS dân tộc đọc đúng các từ: Buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc , 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV:Tranh SGK
 -HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( 5’)
- 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc:
13’
- GV gọi 1 HS đọc bài một lượt:	
+ Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
-Gọi HS đọc cá nhân tiếp nối tưnøg đoạn của bài văn. 
-GV chia bài văn thành 4 đoạn :
+ Đoạn1 : từ đầu => dành cho khách quý .
+ Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên => chém nhát dao .
+ Đoạn 3 : từ già Rok => xem cái chữ nào .
+ Đoạn 4: Phần còn lại .
- Lần 1: HS đọc còn yếu và HS dân tộc đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc , 
- Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc lại toàn bài 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài 
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 1 HS đọc cả bài .
+ Lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
12’
- Đoạn 1: HS đọc thầm và tìm hiểu câu hỏi 1
(?) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
(?) Người Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? 
(?) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ? 
(?) Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? 
 GV gợi ý để học sinh rút nội dung bài 
 Nội dung: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .
+ Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học 
-Mọi người đến rất đông .mặc quần áo như đi hộitrải đường cho cô giáo đi .Già làng đứng đón khách giữa sàn nhà 
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ im phăng phắc khi xem cô viết . Y Hoa viết xong mọi người cùng hò reo 
- Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết, muốn con em học được nhiều điều hay, điều lạ .. 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
10’
-GV cho HS đọc nối tiếp bài văn . GV hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn .
-GV viết sẵn đoạn 3 vào bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm . Cho 1 HS giỏi đọc diễn cảm đoạn 3..
-GV cho đọc theo cặp đoạn cần luyện đọc diễn cảm .
- Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
+ 4 HS lần lượt đọc nối tiếp 4 đoạn
+ 1 em đọc ,lớp theo dõi 
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm 
4. Củng cố - ( 3’)
- Giáo dục: Xem mục I 
 - GV nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò: (2’)
- Về chuẩn bị bài “Về ngôi nhà đang xây”
MƠN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
IMỤC TIÊU:
 -Củng cố về quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân .
 - Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, hệ thống hoá được kiến thức
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: - Phiếu giao việc.
 -HS: SGK, bảng con, phấn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: ( 5’)
- 3 hs lên bảng làm BT 3
Bài giải
Ta có 429,5 : 2,8 = 153 ( dư 1,1)
Vậy may nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m
Đáp số may 53 bộ dư 1,1
 3. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Luyện tập.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Hoạt động : Luyện tập thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc đề bài
-Cho 4 HS lên bảng làm HS dưới lớp làm vào vở 
-GV cho HS nêu cách làm .
- GV quan sát cả lớp làm bài và giúp đỡ cho HS còn yếu .
- GV nhận xét và chữa bài :
Kết quả :
4, 5 c . 1,18
6,7 d. 21,2 
Bài 2: 
Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài . Nhắc lại quy tắc về tìm thừa số chưa biết .
c ) x = 14,28
Bài 3: 
Cho HS thảo luận nhóm bàn và tìm ra cách giải
GV nhận xét – bổ sung 
Giải 
1 lít dầu hỏa cân nặng :
3,952: 5,2 = 0,76 (kg )
Số lít dầu hỏa có là :
5,32: 0,76 = 7 ( lít)
 Đáp số: 7 lít dầu hỏa
Bài 4: ( HS khá giỏi )
-HS thảo luận nhóm 
- Cho HS trình bày – rút kết luận 
- GV hướng dẫn để HS giải và rút kết luận 
- HS rút ra kết luận 
+Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 ( nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương )
8’
9’
9’
9’
+HS đọc bài 1
+ 4 em lên bảng làm, lớp làm bài sau đó đối chiuế kết quả để nhận xét .
+HS nhận xét cách làm
+ Gọi HS lên bảng làm 
+Phát biểu quy tắc 
+ Lớp nhận xét và sửa bài trên bảng ..
+HS thảo luận nhóm rồi báo cáo 
+HS dưới lớp nhận xét – bổ sung
+ HS làm và sửa bài 
+ Nhóm đôi thảo luận 
+ Đại diện nhóm lên trình bày .Sau đó rút ra kết luận
+ 2 HS nhắc lại 
4.Củng cố:( 3’)
- GV nhận xét tiết học . 
5. Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài, làm bài tập 4. 
MƠN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết lựa chọn ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm tôn trọng phụ nữ 
- Củng cố cho HS thực hiện tốt các hành vi biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ . HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội .
- Tôn trọng, yêu quý phụ nữ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam .
 -HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định:
2.Bài cũ: (5’)
 HS: Nêu một số biểu hiện tôn trọng phụ nữ. 
3.Bài mới: 
GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 sgk ).
10’
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống .
+ Cho đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Gọi đại diện các nhóm nhận xét, GV kết luận:
- Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công v iệc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn là con trai .
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình . Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu ..
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. 
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
10’
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi . GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
+ Yêu cầu HS thực hiện sau đó đại diện trình bày.
+ GV kết luận:
- Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ .
- Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ Việt Nam .
-Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ .
- HS thực hiện thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam ( Bài tập 5 
10’
 + GV tổ chức cho học sinh hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giũa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn 
- GV theo dõi tuyên dương những HS thực hiện tốt .
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày, hoặc làm phóng viên 
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố: (3’)
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học . 
5.Dặn dò: (2’)
 -Dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
 Ngày soạn: 04/12/2010 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010
	PHÂN MƠN: CHÍNH TẢ : (NGHE – VIẾT)
BÀI: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU TR/ CH, THANH HỎI/ THANH NGÃ
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
 - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã.
 - HS có ý thức rèn viết đúng chính tả.
 - Hỗ trợ : Viết đúng chữ có vần ăng, ăc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: - 4, 5 phiếu khổ to để HS làm bài tập
 3 tờ phiếu Phô-tô để HS làm bài tập trên bảng.
 - HS: SGK, bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 1. Ổn định:
2.Kiểm tra: ( 5’)
- GV kiểm tra 2 HS, lớp viết nháp theo 
- GV đọc: Buột miệng, buộc lạt, mơ ước, ướt át.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết
20’
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
- ... n HS lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
16’
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT.	
- Giáo viên gợi ý cho HS: Dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé, nhưng tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
+Mở bài: Giới thiệu em bé định tả: Đó là bé trai hay gái? Tên bé? Mấy tuổi? Con nhà ai? Có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
+ Thân bài:
 a) Hình dáng:
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Hai má – mái tóc – cái miệng – tay chân,.
 b) Hoạt động:
-Biết đùa nghịch – khóc – hờn dỗi – vòi ăn.
- Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – thích nói,..
+Kết luận: Nêu cảm nghĩ cùa em về bé.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Tổ chức cho HS chữa bài:
- HS làm vào phiếu dán bài, trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
Gọi một số HS dưới lớp đọc dàn ý, sau mỗi Hs đọc, lớp NX, sửa chữa.
- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý a,b,c.
- Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm. Lần lượt học sinh nêu hình dáng và những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết. (2 HS làm vào phiếu, lớp làm nháp.)
- HS trình bày dàn ý của mình. Lớp nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé.
14’
-Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- GV gợi ý để HS làm bài: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đọan văn tả hoạt động của em bé sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Cho Hs viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn trước lớp :
-GV thu bài HS chấm
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết .Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có đoạn văn hay.
4.Củng cố:( 3’)
- Giáo viên tổng kết. Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. 
5. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: “Kiểm tra bài viết tả người”. Nhận xét tiết học.
PHÂN MƠN: KHOA HỌC
BÀI: CAO SU
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết một số tính chất của cao su.
Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV:- Hình trang 62;63 SGK 
 -Một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây thun, mảnh săm, lốp ,.
-HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( 5’ )
- 3 HS trả lời câu hỏi.
(?) Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh ? 
(?) Thuỷ tinh có những tính chất gì ? 
(?) Nêu tác dụng của thuỷ tinh
3 .Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Yêu cầu HS thi kể các đồ dùng được làm bằng cao su mà em biết 
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành 
12’
Yêu cầu HS thực hành và nhận xét một số hoạt động sau
-Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà . 
- Kéo căng một sợi dây cao su . 
=>Rút ra tính chất của cao su . 
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi . 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV => nhận xét.
-Quả bóng lại nảy lên 
-Khi buông tay sợi dây cao su trở về vị trí cũ . 
-Cao su có tính đàn hồi .
Hoạt động 2: Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su . 
13’
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nội dung sau: 
(?) Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su . 
(?) Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào được chế ra từ đâu? 
(?) Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có những tính chất gì ? 
(?) Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su ? 
Kết luận: Có hai loại cao su: 
- Cao su tự nhiên: được chế từ nhựa cây cao su . Cao su nhân tạo được chế từ than đá, dầu mỏ . 
- Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, không tan trong nước, cách điện, cách nhiệt .
- Cao su được sử dụng làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện ,.
+Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK .
-HS Làm việc theo nhóm trả lời yêu cầu của GV.
-Một số nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi . 
-HS khác nhận xét, bổ sung . 
4.Củng cố:( 3’)
 GV nhận xét tiết học, liên hệ.
 5. Dặn dò: (2’)
Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau
MƠN: TOÁN
BÀI: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
-Hỗ trợ: Cách tính tỉ số %
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Phiếu học tập 
 -HS: SGK, bảng con, phấn
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( ‘5 )
- 1 học sinh lần lượt sửa bài luyện tập thêm tiết trước.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3..Bài mới: 
- GV giới thiệu bài, Cao su.	
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số phần trăm của hai số
15’
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số % của 315 và 600.
-GV nêu bài toán ví dụ (sgk)
-GV yêu cầu HS thực hiện: 
+ Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường.
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100 và viết thành tỉ số %
-GV nêu: Các bước trên chính là các bước đi tìm tỉ số % giữa HS nữ và số HS toàn trường.
Vậy tỉ số phần trăm giữa HS nữ và số HS toàn trường là 52,5%
-Ta có thể viết gọn các bước trên như sau 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
(?) Hãy nêu lại các bước tìm tỉ số % của 
315 : 600
b)Hướng dẫn giaiû bài toán về tỉ số phần trăm
-GV nêu bài toán (sgk) .
-GV yêu cầu HS làm bài 
-GV nhận xét bài làm của HS 
-HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
-Tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường là 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 x 100 : 100 = 0,525 = 52,5 %
-Tìm thương của 2 số. Nhân thương đó với 100 viết thêm kí hiệu % vbào bên phải tích vừa tìm được. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Tỉ số % của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
Đáp số 3,5%
Hoạt đông 2: Luyện tập thực hành.
20’
Bài 1: 
GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
-GV gọi HS đọc các tỉ số % vưà viết được.
-GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2: 
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
-GV yêu cầu HS tự làm bài
-GV nhận xét ghi điểm.
GV nhắc nhở HS: Khi tìm thương của 2 số thông thường chỉ cần lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân là được. Khi đó tỉ số % của chúng có 2 chữ số ở PTP.
Bài 3:(HS khá giỏi)
GV gọi HS đọc đề toán.
(?) Muốn biết số HS nữ chiếm ? % số HS cả lớp ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng, GV nhận xét ghi điểm.
-HS làm bài vào vở BT , 1 HS len bảng làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi bài KT lẫn nhau.
0,57 =57% ; 0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4%
1,35 = 135%.
-HS đọc đề, trả lời yêu cầu bài tập.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) 9 và 30
9 : 30 = 0, 6333.. = 63,33%
45 và 61
45: 62 =0,7377 = 73,77%
1,2 và 26
1,2 : 26 =0,0461= 4,61%
-1 HS đọc đê bài trước lớp, trả lới yêu cầu của GV. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải
Tỉ sớ % của số HS nữ và số HS cả lớp là
13 : 25 = 0,52 = 52%
Đáp số: 52%
4.Củng cố:( 3’)
GV tổng kết tiết học
 5. Dặn dò:(2’) 
Dặn HS về làm các bài tập 2c
.
AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
Những đường phố chưa đủ điều kiện an toàn:
Đường dốc, không thẳng, không phẳng.
Đường hẹp, không có vỉa hè, hoặc vỉa hè có nhiều vật cản.
Đường hai chiều, lòng đường hẹp.
Đường không có đèn chiếu sáng, không có đèn tín hiệu, không có biển báo hiệu và vạch cho người đi bộ qua đường
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
I.MỤC TIÊU :
+ Đánh giá tình hình học tập và các hoạt động của lớp tuần 14, nhắc nhở HS học tập sinh hoạt tốt hơn và khắc phục mọi khuyết điểm, tồn tại trong tuần.
+ Tuyên dương học sinh có nhiều thành tích trong học tập, phê bình những học sinh còn chây lười trong học tập.
+ Đề ra hướng học tập của tuần tới.
II.CHUẨN BỊ :+ Các tổ họp rút kinh nghiệm , số liệu thi đua trong tuần
III.HOẠT ĐỘNG: 
+ Các tổ trưởng tự nhận xét báo cáo kết quả theo dõi của tổ trong tuần
+ Lớp góp ý bổ sung 
+ Lớp trưởng nhận xét chung thông báo điểm thi đua tổng hợp của các tổ trong tuần, những vấn đề đề nghị GV và cả lớp cùng xem xét
 - GV nhận xét tổng kết :
+ Trong tuần cả lớp có nhiều cố gắng trong học tập, giữ vững nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ, tham gia tốt các hoạt động chung của nhà trường. 
+ Trong học tập: Nhiều học sinh có cố gắng vươn lên , chuẩn bị bài khá chu đáo khi tới lớp, hăng hái xây dựng bài, tích cực tham gia phong trào sao chiến công chò mùng ngày 22/12 ,trong tuần tiêu biểu như: 
Tồn tại: Một số HS còn chây lười trong học tập, chuẩn bị bài thiếu chu đáo như: .
-Còn trường hợp nghỉ đau khá dài ngày như Hoàng.
Phương hướng tuần tới :
-Tập trung vừa học, vừa ôn tập nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, tích cực học mới, ôn cũ, khắc phục các hạn chế cuả tuần 15 . Chuẩn bị bài chu đáo khi tới lớp. Học thuộc bảng nhân chia vận dụng tính toán tốt trong làm bài.Tiếp tục thực hiện thi đua giành nhiều sao chiến công trong học tập chào mừng ngày 22/12. Ôn luyện thực hiện phép cộng , trừ, nhân, chia, ôn tập các đề cương chuẩn bị tốt cho thi định kì lần 2
-Thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
KÍ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L 5 TUAN 15.doc