Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Võ Mạnh Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Võ Mạnh Hùng

Luyện từ và câu : LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

I\ Mục tiêu :

 - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

 - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

- Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.

II\ Đồ dùng dạy học :

 -Bảng phụ ghi câu văn ở bài tập 1 -Phần nhận xét.

 -Bút dạ + 2tờ giấy khổ to chép các đoạn văn + băng dính.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25+26 - Võ Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 03 năm 2009
Tập đọc : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I\ Mục tiêu :
 - Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng , tha thiết 
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ , đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
- Giáo dục HS nhớ ơn , kính trọng tổ tiên .
II\ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III\ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra (3’) :
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài (1’) :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc (10’) :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 3 đoạn .
-Luyện đọc các tiếng khó :Mị Nương 
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài (12’) :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
H : Hãy kể những điều em biết về vua Hùng.
Giải nghĩa từ : Đền Thượng, Nam quốc sơn hà 
Ý 1 : Giới thiệu đền Thượng.
Đoạn 2 : 
H:Tìm những từ ngữ miêu ảt cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng .
Giải nghĩa từ :Lăng , phong cảnh  
Ý 2:Cảnh đẹp nơi đền Hùng .
Đoạn 3:
H:Hãy kể tên các truyền thuyết về dựng nước .
Giải nghĩa từ :18 chi vua Hùng ..
Ý3 : Miêu tả đền Thượng.
c/Đọc diễn cảm (8’) :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :" Lăng của các vua Hùng .. đồng bằng xanh mát.
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò (2’) :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần. sưu tầm ảnh về đền Hùng.
-Chuẩn bị tiết sau Cửa sông.
-HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ - Cách nay khoảng 4000 namê.
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
Hải đường đâm bông rực đỏ , cánh bướm dập dờn ,bên trái là đỉnh Ba Vì ,phải la dãy Tam Đảo xaxa là Sóc Sơn , trước mặt là ngã ba Hạc .. 
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
Sơn Tinh , Thuỷ Tinh , Thành Gióng ,An Dương Vương 
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm. Trước lớp.
-HS nêu : Miêu tả phong cảnh đền Hùng.
-HS lắng nghe.
Toán : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Đạo đức : THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I\ Mục tiêu:
	- Ôn tập củng cố lại giúp học sinh những kiến thức đã học của các bài “Em yêu quê hương”, “Uỷ ban nhân dân xã (phường ) em”Em yêu tổ quốc Việt Nam”.
II\ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1:
- Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu que hương ?
- Hãy kể môÏt số một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương mà em biết ?
- Nêu laiï ghi nhớ của bài “Uỷ ban nhân dân xã phường em ?
Ngoài việc cấp giấy khai sinh, Uỷ ban nhân dân (xã) phường còn làm những việc gì ?
b) HĐ 2 :
- Kể một số phong cảnh, di tích lịch sử của nước ta mà em biết ?
- Kể tên một số nhân vật lich sử của nước ta mà em đã học hoặc biết ?
c) Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bi bài “Em yêu hòa bình”.
- Thảo luận theo nhóm 6.
- Đại diện trả lời.
- Trả lời 
- Kể
Thứ ba ngày 10 tháng 03 năm 2009
Tập đọc : CỬA SÔNG
I\ Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
 -Hiểu các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
+ Hs học thuộc lóng bài thơ .
- Giáo dục Hs yêu quý tình cảm thuỷ chung.
II\ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III\ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra (3’) :
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các cảnh đẹp ở đó.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc (12’) :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chú ý đọc đúng : then khoá, cần mẫn, nước lợ, nông sâu 
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài (10’) :
Khổ1 :
H:Trong khổ 1, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? 
Giải nghĩa từ : then khoá 
Toàn bài : 
H:Theo bài thơ , cửa sông đặc biệt như thế nào ? 
Giải nghĩa từ :phù sa, biển rộng, đất liền 
Khổ cuối :
H:Phép nhânhoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn ? 
Giải nghĩa từ : cội nguồn.
c/Đọc diễn cảm (10’) : 
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm các khổ thơ 4 và 5.
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
-Hs đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố - dặn dò (2’) :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng. 
- Nhân xét giờ học.
-HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng, trả lời các câu hỏi.
 -HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp nhau 6 khổ thơ 
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-1HS đọc khổ 1 + câu hỏi 
-Là cửa nhưng không then khoá .
Đặc biệt : là cửa như mọi cửa nhưng rất thân quen .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-Nơi dòng sông gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển,  
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
-Sông không quên cội nguồn.
-HS đọc từng khổ nối tiế .
 -HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp.
-Hs đọc thuộc.
-HS nêu : Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
Toán : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I\ Mục tiêu :
- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II\ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng đơn vị đo thời gian, bảng phụ. Vở làm bài.
III\ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nhắc lại một số đơn vị đo thời gian đã học ở lớp 4.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : Bảng đơn vị đo thời gian
 * HĐ 1 : Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các dơn vị đo. Bảng đơn vị đo thời gian
- Cho HS viết nháp tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- Gọi vài HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
- GV treo bảng phụ, cho HS thảo luận nhóm đôi về thông tin trong bảng.
- Gọi HS nối tiếp nhau trả lời miệng theo các câu hỏi.
- H: Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là năm nào?
- Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận?
- GV hướng dẫn HS nêu được các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 (29) ngày dựa vào 2 nắm tay.
Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
- GV treo bảng, mỗi tổ làm 1 nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi.
- Y/ c HS nêu cách làm.
- GV : Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
- Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn : ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài làm, giải thích cách làm.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên ảng làm bài và giải thích cách làm.
- Nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố– dặn dò : 
- Gọi HS nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các dơn vị đo.
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau : Cộng số đo thời gian. 
- HS nêu. 
- HS viết ra nháp, đọc kết quả.
 1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng
 1 năm = 365 ngày
 1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
- 2004; 2008; 2012;
- Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
- HS thực hành theo y/ c để tìm các tháng có số ngày phù hợp.
- HS từng nhóm làm việc.
- Các nhóm nêu kết quả và cách làm.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.
- HS nêu.
Chính tả (Nghe – viết) : AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI 
I / Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người.
- Ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, làm đúng các bài tập.
II / Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ (3’) : GV đọc câu đố ; 2 HS lên bảng viết lời giải đố .
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài (1’) : Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người, ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết (19’) :
-GV đọc bài chính tả “Ai là thuỷ tổ loài người” 
-Hỏi : Bài chgính tả nói điều gì ? 
-GV đọc bài chính tả 1 lần trước khi viết .
-Hướng dẫn HS viết đúngnhững từ mà HS dễ viết sai 
Chúa Trời, A - đam, Nữ Oa, Aán Độ, Bra - hama, Sác - lơ, Đác - uyn, XIX.
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài : + GV chọn chấm một số bài của HS.
 + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho  ... Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-GV cho HS đọc màn kịch “Giữ nghiêm phép nước” đã viết lại.
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài (1’) 
2 / Nhận xét kết quả bài viết của HS (10’) :
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài tả đồ vật của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu 
a/ GV nhận xét kết quả bài làm của cả lớp :
+Ưu điểm : Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính  ( Có ví dụ cụ thể )
+Khuyết điểm :Một số bài chưa có bố cục chặc chẽ, còn sai lỗi chính tả ( Có ví dụ cụ thể )
b/ Thông báo điểm số cụ thể.
3 / Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài (20’) : 
-GV trả bài cho học sinh.
a / Hướng dẫn HS chữa lỗi chung :
+GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
-Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
b/ Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
+Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi .
-Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi .
c / Hướng dẫn HS học tập đoạn văn , bài văn hay :
-GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
-Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 d / Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
4/ Củng cố dặn dò (2’) :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt.
- Chuẩn bị cho tiết ôn luyện về văn tả cây cối.
- 3 HS đọc lần lượt màn kịch .
-HS đọc đề bài , cả lớp chú ý bảng phụ.
-Nhận bài.
-1 số HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp sửa vào giấy nháp.
-HS theo dõi trên bảng .
-HS đọc lời nhận xét, tự sửa lỗi.
-HS đổi bài cho bạn soát lỗi.
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
-Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn vàtrình bày đoạn văn vừa viết.
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP THAY THÊÙ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU 
I\ Mục tiêu :
	- HS củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ø ngữ để liên kết câu.
	- HS biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.
II\ Đồ dùng dạy học :
	-Bút dạ + giấy khổ to để viết đoạn văn BT1 ;2 + băng dính .
III\ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra (3’) :
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài (1’) :
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (30’) :
Bài 1 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT1.
-Gv dán lên bảng tờ phiếu đã viết sẵn đoạn văn , mời Hs lên bảng làm .
-GV nhận xét, chốt ý đúng các từ là : Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.( Tác dụng : Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT 2.
-Gv phát bút dạ , giâý khổ to có 2 đoạn văn cho HS .
-GV dán 1 tờ phiếu lên bảng lớp , nhận xét , chốt ý .
-Mời HS lên bảng trình bày phương án thay thế của mình .
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT3.
-Hướng dẫn Hs giới thiệu.
-Theo dõi, giúp đỡ Hs đọc.
-GV nhận xét , chấm điểm những đoạn viết tốt.
C. Củng cố, dặn dò (2’) :
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết cho hay .Chuẩn bị tiết sau : Mở rộng vốn từ : Truyền thống 
-HS làm các bài tập 2 ; 3 tiết luyện từ và câu trước .
-HS lắng nghe.
-1 Hs đọc nội dung BT1.
-Cả lớp đọc thầm, tiến hành đánh số thứ tự các câu văn.
-2 HS lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế.
-Lớp nhận xét.
-1 Hs đọc nội dung BT2 .
-Cả lớp đọc thầm đánh số thứ tự các câu văn .
+ Hs phát biểu ý kiến , nêu số câu trong 2 đoạn văn ,từ ngữ lặp lại.
-1 HS lên bảng đánh số các câu văn, gạch dưới từ ngữ lặp lại.
-2 HS lên bảng trình bày phương án lặp lại. Lớp trình bày phương án của mình.
-1 Hs đọc nội dung BT3.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai?
-HS viết đoạn văn vào vở bài tập,
-Nối tiếp nhau đọc đoạn văn, bói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
-HS lắng nghe.
Toán : VẬN TỐC 
I\ Mục tiêu :
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II\ Đồ dùng dạy học :
 - Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy. Xe đạp. Bảng phụ.Vở làm bài.
III\ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ (5’) : 
- Gọi 2 HS lên làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp.
Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 2 phút 5 giây = . Giây 135 phút= . Giờ
b) 3 giờ 10 phút = phút 95 giây =  phút
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : Vận tốc (1’)
 b– Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Giới thiệu khái niệm vận tốc (14’)
Bài toán 1:
- Nêu bài toán trong SGK, Y/ c HS suy nghĩ tìm cách giải. 
- Gọi 1 HS lên tốm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải bài toán. Các HS khác làm giấy nháp.
- GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là nốn mưới hai phấy năm ki- lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.
- Gọi HS nhắc lại.
- Vậy vận tốc của ô tô là:
170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
 Quãng đường : Thời gian = Vận tốc
- Nhìn vào cách làm trên, hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động.
- GV kết luận như ghi nhớ SGK.
Giải thích: nếu quãng đường là s. thời gian là t, vận tốc là v, công thức tính vận tốc la ø:
( GV ghi bảng: v = s : t
Bài toán 2:
- Nêu đề toán, gọi 1 HS đọc lại đề bài.
- Cho HS dựa vào công thức tính vận tốc vừa được học để giải bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng làm ; HS dưới lớp làm nháp.
- GV nhận xét (sửa chữa nếu có)
- Gọi vài HS nhắc lại cách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. 
 * HĐ 2 : Thực hành (13’)
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng giải, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài (nếu có).
Bài 2:
- Cho 2 HS làm ở bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi 2 HS trình bày cách làm.
- HS nhận xét.
Bài 3:
- Cho HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết; gạch 2 gạch dưới điều đề bài hỏi.
- Gọi 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS đổi vở chữa bài.
4- Củng cố – dặn dò (2’) : 
- Gọi HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- HS làm bài.
Bài toán 1:
- HS suy nghĩ và tìm cách làm.
- HS làm bài; HS khác làm ra nháp.
 Bài giải:
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
 170 : 4 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 km
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Muốn tính vận tốc của một chuyển động, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
HS lắng nghe và đọc lại.
Hs làm bài.
 Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
HS nhận xét.
HS đọc đề bài
HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài (nếu sai)
HS làm bài.
- HS trình bày tương tự như bài 1.
- HS thực hiện.
 - HS làm bài.
- HS nêu
Lịch sử: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 
A\ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
 - Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “ Điện Biên Phủ trên không “.
B– Đồ dùng dạy học :
 - Aûnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đáu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ (ở Hà Nội hoặc ở địa phương).
 - Bản đồ Thành phố Hà Nội (để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử “ Điện Biên Phủ trên không “)
C\ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ (4’) : “ Sấm sét đêm giao thừa “
 _ Xuân 1968, ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?
 _ Nêu ý nghĩa của sự kiện xuân Mậu Thân ( 1968 ) ? 
 Nhận xét, KT bài cũ.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài (1’) : “Chiến thắng ĐB P trên không “
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp (7’)
 _ Gọi 1 HS kể lại.
 b) HĐ 2 : Làm việc cá nhân. (12’)
 _ GV cho HS đọc SGK & trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội. 
 _ Cho HS quan sát hình trong SGK, sau đó GV nói về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội.
 c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp. (7’)
 _ Cho HS dựa vào SGK kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội .
 _ Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không ?
 _ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Đ Biên Phủ trên không ?
IV\ Củng cố– dặn dò : Gọi HS đọc n dung chính của bài 
- Nhận xét tiết học. 
- HS trả lời.
- HS nghe.
 - 1 HS kể lại.
- Đánh vào thủ đô-trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-Ri có lợi cho Mĩ.
- Máy bay B52 của Mĩ tàn sát trẻ em, giết hại dân thường, đánh sập bệnh viện, trường học. Điển hình nhất là sự huỷ diệt phố Khâm Thiên.
- HS dựa vào SGK kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội .
- Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cứu nước, thắng lợi này có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến trnh xâm lược của Mĩ, nên được gọi là “ĐB Phủ trên không.
- Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cướu nước, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ĐBP trên không “
- 2 HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_2526_vo_manh_hung.doc