Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Phan Thị Lệ Huyền

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Phan Thị Lệ Huyền

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Vi – ta – li, Ca – pi, Rê – mi)

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Phan Thị Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ 2 ngày 4 tháng 5 năm 2009 
TẬP ĐỌC
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Vi – ta – li, Ca – pi, Rê – mi)
Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài: Sang năm con lên bảy
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện đọc
- Cho vài HS khá đọc thầm toàn bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Cho 1 HS đọc xuất xứ của đoạn trích sau bài đọc
- Cho HS đọc một số tên riêng nước ngoài( GV ghi bảng - Cả lớp đọc)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện – GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ và sửa cách phát âm cho HS
Đoạn 1: từ đầu đếnkhông phải ngày một ngày hai mà có được
Đoạn 2: tiếp theo đếnđắc chí vẫy vẫy cái đuôi
Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Cho 1 – 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
1 HS đọc, lớp nghe
HS quan sát tranh
HS thực hiện
HS luyện đọc 
HS đọc đoạn
HS đọc theo cặp
1 – 2 HS đọc 
HS lắng nghe
Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi SGK
+ Rê – mi học chữa trong hoàn cảnh nào?( Rên – mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống)
+ Lớp học của Rê – mi có gì ngộ nghĩnh?( Lớp học đặc biệt: học trò là Rê – mi và chú cho Ca – pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường - Lớp học ở trên đường di)
+ Kết quả học tập của Ca – pi và Rê – mi khác nhau như thế nào?( Ca – pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca – pi có trí nhớ tốt hơn Rê – mi, những gì đãào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê – mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi những có lúc quên mặt chữ đọc sai, bị thầy chê. Từ đó Rê – mi quyết chí học. Kết quả Rê – mi biết đọc hcữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca – pi chỉ biết viết tên mình bằng cách rút những chữ gỗ)
+ Tìm chi tiết cho thấy Rê – mi là một cậu bé rất hiếu học( Lức nào trong túi RRê – mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê – mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách “Ca – pi sẽ biết đọc trước Rê – mi”, từ đó Rê – mi không dám xao nhãn một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được. Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê – mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất)
+ Qua câu chuyện này các em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?( HS trả lời tự do)
HS đọc thầm., thảo luận và trả lời câu hỏi
Đọc diễn cảm
Hướng dẫn 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu
3 HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau
HS luyện đọc hay
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
**********************************************
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toan svề chuyển động đều
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Bài 1: 
Yêu cầu HS vận dụng được công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải bài toán. Chẳng hạn:
a/ 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120 : 2,5 = 48 ( km/giờ)
b/ Nữa giừo = 0,5 giờ. Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 x 0,5 = 7,5 ( km)
c/ Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2 ( giờ) hay 1 giờ 12 phút
Bài 2:
GV gợi ý cách giải: Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng 2 lần vận tốc xe máy. Vậy trưúơc hét phải tính vận tốc của ô tô. Chẳng hạn:
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 ( km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 ( km/giờ)
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB là :
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một quãng thời gian là:
3 – 1,5 = 1,5 ( giờ)
Bài 3: Đây là dạng toán “ chuyển động, ngưụơc chiều)
GV gợi ý để HS biết “ Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau
Từ đó có thể tìm vận tốc hai ô tô là:
180 : 2 = 90 ( km/giờ)
Dựa vào bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B
Vận tốc của ô tô đi từ b là : 90 : ( 2 + 3) x 3 = 54 ( km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ A là: 90 – 54 = 36 ( km/giờ)
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nhớ - viết đúng chính tả khổ thơ 2, 3 của bài: Sang năm con lên bảy
Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu khổ to viết tên các cơ quan, tổ chức trong bài tập 1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Cho 1 HS khá đọc cho 2 – 3 HS viết trên bảng lớp tên một số cơ quan, tổ chức BT2
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS nhớ - viết
GV nêu yêu cầu của BT
Mới 1 HS đọc khổ thơ 2 , 3 trong SGK
Cho 1 – 2 HS xung phong đọc thuộc lòng hai khổ thơ
Cho cả lớp đọc thầm lại hai khổ thơ để ghi nhớ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai
Cho HS gấp SGK, nhớ lại - viết bài chính tả
GV chấm bài , nêu nhận xét
HS lắng nghe
Cả lớp theo dõi
HS đọc TL
HS đọc thầm
HS viết chính tả
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:
Cho HS đọc nội dung BT2
GV nhắc lại yêu cầu của BT
Cho HS đọc thầm lại đoạn văn tìm tên các cơ quan tổ chức
Cho HS làm bài vào vở, 3 – 4 HS làm vào phiếu
Cho HS trình bày
GV nhận xét, chốt lại
Bài 3:- Cho HS đọc yêu cầu của BT
Mời 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu
Cho HS làm bài
Cho HS trình bày – GV nhận xét
- 1 HS đọc, lớp nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm
HS làm bài
HS trình bày
HS thực hiện
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 3 ngày 5 tháng 5 năm 2009 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải bài toán có nội dung hình học
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Bài 1:
Gợi ý: 
Tính chiều rộng nền nhà ( 8 x = 6 ( m))
Tính diện tích nền nhà( 6 x 8 = 48 ( m2)) hay 4800 dm2
Tính diện tích 1 viên gạch hình vuông cạnh 4 dm ( 4 x 4 = 16 ( dm2))
Tính số viên gạch 4800 : 16 = 300 ( viên)
Từ đó tính số tiền mua gạch : 20 000 x 300 = 6 000 000 ( đồng)
Bài 2: Gợi ý:
Chiều cao hình thang bằng diện tích chia cho trung bình cộng hai đáy là 36 m, ta phải tìm diện tích hình thnag. Biết diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông có chu vi 96 M. Như vậy phải tìm cách tính diện tích hình vuông. Từ đó đưa ra cách giải như sau:
a/ Cạnh mảnh đất hình vuông là: 96 : 4 = 24 ( m)
Diện tích mảnh đất hình vuông ( hay diện tích mảnh đất hình thang) là:
24 x 24 = 576 ( m2)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là: 576 : 36 = 16 (m)
b/ Tổng hai đáy hình thang là: 36 x 2 = 72 ( m)
Độ dài đáy lớn của hình thang là: ( 72 + 10) : 2 = 41 ( m)
Độ dài đáy bé của hình thang là: 72 – 41 = 31 (m)
Đáp số: a/ chiều cao: 16 m; b/ Đáy lớn: 41 m; Đáy bé: 31 m
Bài 3: Gợi ý:
Phần a và b dựa vào công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình thang để làm bài. Chẳng hạn:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: ( 28 + 84 ) x 2 = 224 ( cm)
Diện tích hình thang EBCD là: ( 84 + 28) x 28 : 2 = 1568 ( cm2)
Ta có BM = MC = 28 cm : 2 = 14 cm
Diện tích hình tam giác EBM là :
28 x 14 : 2 = 196 ( cm2)
Diện tích hình tam giác MDC là: 84 x 14 :2 = 588 ( cm2)
Diện tích hình tam giác EDM là: 1568 – 196 – 588 = 784 ( cm2)
III/ CỦNG CỐ DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học
Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kĩ năng nói:
Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí cách kể giản dị, tự nhiên. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
– Rèn kĩ năng nghe: Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1 – Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
GV yêu cầu HS phân tích yêu cầu của đề bài
Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2
GV nhắc lại yêu cầu của đề bài
Cho HS lập nhanh dàn ý
- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Cho HS thi kể chuyện theo cặp
Cho HS thi kể chuyện trước lớp 
Cho cả lớp nhận xét
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 4 ngày 6 tháng 5 năm 2009 
TẬP ĐỌC
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ EM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ thể tự do
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa bài: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra hai HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Lớp học trên đường
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện đọc
GV đọc diễn cảm toàn bài
GV ghi bảng tên phi công vũ trụ: Pô - pốp hướng dẫn HS cả lớp phát âm
Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
GV kết hợp giúp HS hiểu từ ngữ trong bài, nhắc nhở HS đọc 1 số dòng thơ khó liền mạch theo cách vắt dòng cho trọn ý câu thơ
Cho HS luyện đọc theo cặp
Cho 1 vài HS đọc cả bài
HS lắng nghe
HS luyện đọc từ khó
HS đọc nối tiếp đoạn
HS đọc chú giải
HS đọc theo cặp
Vài HS đọc cả bài
Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm, đọc lướt cả bài thơ , thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK
HS thực hiện
Đọc diễn cảm
Cho 3 HS đọc mẫu nối tiếp 3 khổ thơ
Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2
Cho HS thi đọc diễn cảm
HS đọc
HS luyện đọc
HS thi đọc
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
*****************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng
- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật Út Vịnh về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao ... à thảo luận: Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm không khí và nước
Quan sát hình trang 139 SGK và thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trịu lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước
Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
GV nhận xét và chốt lại ý đúng
HS quan sát và thảo luận
HS quan sát và thảo luận
HS trình bày
Hoạt động 2
Thảo luận
GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc ô nhiễm môi trưưòng không khí và nước
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước
Cho HS trình bày
GV nhận xét và chốt lại
HS thảo luận 
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 5 ngày 7 tháng 5 năm 2009 
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
Chốt lại những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các châu lục và các đại dương
Nhớ tên một số quốc gia của các châu lục ( đã học trong chương trình)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
Cho các nhóm thảo luận:
+ Đặc điểm tự nhiên của các châu lục và đại dương
+ Đặc điểm về dân cư của các châu lục và đại dương
+ Đặc điểm về kinh tế của các châu lục
+ Kể tên một số quốc gia thuộc các châu lục kể trên
Hoạt động 2:
Cho đại diện nhóm trình bày
Cho cả lớp nhận xet, bổ sung
GV nhận xét và chốt lại
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau kiểm tra cuối kì II
********************************************************
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ, vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
*************************************************
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho ( tuần 32): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt trình bày
Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
GV nhận xét chung về kết quả bài làm của HS 
Cho HS đọc lại 4 đề bài
GV nhận xét kết quả bài viết của HS 
Thông báo điểm số
HS lắng nghe
HS đọc lại đề bài
HS theo dõi
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS chữa bài
Tiến hành tưưong tự như những tiết trước
HS thực hiện tương tự
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
KHOA HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hiểu được một số biện pháp bảo vệ môi trường, ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
Học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ môi trường
Kĩ năng:
Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường
Thái độ:
Có ý thức thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Không đồng ý với những hành vi làm ô nhiễm môi trường
2/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV và HS sưu tầm một số hình ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường
HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu
3/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
- Gọi 3 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi về nội dung bài 67:
HS 1: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước và không khí?
HS 2: Không khí, nước bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
HS 3:Ở địa phương em, người ta đã làm gì có thể gây ô nhiễm nước, không khí?
- GV nhận xét và cho điểm
3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi
Giới thiệu bài
GV nêu câu hỏi:
+ Môi trường là gì?
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
GV nêu: Vậy có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường? Bản thân chúng ta có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Để biết được điều đó hôm nay chúng ta sẽ học bài: Một số biện pháp bảo vệ môi trường
GV ghi đề bài lên bảng
HS trả lời
+ Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, tất cả những gì có trên Trái Đất này
+ Vì môi trường gắn liền với cuộc sống của con người. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính chúng ta
- HS lắng nghe
Hoạt động 1
Quan sát
Mục tiêu: Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường
Cách tiến hành:
Cho HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với những hình nào?
Ứng với mỗi hình, GV gọi một HS trình bày - Cả lớp theo dõi nhận xét
GV nhận xét kết luận đáp án đúng:
Hình 1 ( b): Mọi người, trong đó có chúng ta phải luôn luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
Hình 2 ( a): Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
Hình 3 ( e): Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải.
Hình 4 ( c): Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất vừa giúp giữ nước để trồng trọt
Hình 5 ( d): Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Công việc sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp bảo vệ mùa màng là một biện pháp sinh học góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
Sau đó GV hỏi:
+ Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường là việc của ai?
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc của ai?
+ Đưa nước thải vào hệ thống thoát rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải là việc của ai?
+ Làm ruộng bậc thang chống xóa mòn đất là việc của ai?
+ Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc của ai?
+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
HS thực hiện
HS trình bày
Lớp theo dõi nhận xét
HS tiếp nối nhau trả lời
+ Việc của mọi cá nhân, mọi gia đình, cộng đồng
+ Việc của cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia
+ Việc của gia đình, cộng đồng, quốc gia
+ Việc của gia đình, cộng đồng
+ Việc của gia đình,
cộng đồng
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường nhà ở của mình
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Hoạt động 2
Triển lãm
Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
Cách tiến hành:
Làm việc theo nhóm 6
Nhóm trưởng điều khiển mình sắp xếp các hình ảnh các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tùy theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau
Làm việc cả lớp:
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp
- GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt
HS thực hiện
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
Hoạt động 3
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường
Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ môi trường và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ môi trường
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận về nội dung tranh, phân công các thành viên trong nhóm vẽ tranh
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm vẽ tranh
 - Cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét và kết luận
HS thực hiện vẽ tranh
Hoạt động 4
Củng cố, dặn dò
Cho 3 - 4 HS đọc mục: Bạn cần biết trong SGK
Dặn HS về nhà đọc thuộc mục Bạn cần biết và ghi vào vở
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau
3 – 4 HS lần lượt đọc to, lớp đọc thầm
********************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU GẠCH NGANG)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang
Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS nêu nội dung cần ghi nhớ và dấu gạch ngang
- Cho HS đọc từng câu văn, đoạn văn và làm bài vào vở; 3 – 4 HS làm bài vào phiếu
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và chốt lại
Bài 2:
Cho HS đọc yêu cầu
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho HS trình bày
GV nhận xét và chốt lại
1 HS đọc to, lớp nghe
1 HS nêu, cả lớp theo dõi
HS làm bài
HS trình bày
1 HS đọc tơ, lớp nghe
HS lắng nghe
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 6 ngày 8 tháng 5 năm 2009
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Cho HS củng cố các kĩ năng thực hnàh tính nhân, chia, và vận dụng để tìm thnàh phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa các bài tập 1, 2, 3 , 4 SGK
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
********************************************************
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho ( tuần 33): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày
Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài văn của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Nhận xét kết quả bài viết của HS
Cho HS đọc lại đề bài
GV nhận xét về ưu, khuyết điểm chung trong bài làm của HS
Thông báo điểm số
HS đọc đề bài
HS lắng nghe
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả từng bài cho HS
Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
Hướng dẫn HS chữa lối trong bài
GV đọc một số bài văn hay
Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
HS theo dõi
HS chữa lỗi
HS lắng nghe
HS thực hiện
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_34_phan_thi_le_huyen.doc