Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Nguyệt

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Nguyệt

I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU :

- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp bài viết : Qua Thậm Thình kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm

- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ , tính cẩn thận và nề nếp viết bài cho HS.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ chép sẵn bài viết theo kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 - GV yêu cầu các tổ báo cáo việc kiểm tra bài viết ở nhà của các tổ viên.

 - GV kiểm tra trực tiếp bài của 4- 5 HS. Nhận xét cho điểm.

2) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.

- GV treo bẳng phụ chép bài viết, một số HS đọc bài “Qua Thậm Thình” .

- HS nêu kiểu chữ viết (” kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.)

- GV cho HS viết các chữ hoa; Nhắc HS đọc lại toàn bài chú ý những từ mình hay viết sai để viết bài cho đúng.

- Nêu cách trình bầy bài thơ.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 5
 Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán:
Luyện tập về đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập , củng cố về giây, thế kỉ, biết đổi thành thạo các đơn vị đo thời gian thôn dụng. 
- Biết làm các phép tính với các số đo thời gian
ii. Các hoạt động dạy và học :
 1) Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a, 8 phút = ... giây. b, 4 thế kỉ = ... năm
 5 phút 12 giây = ... giây	7 thế kỉ = ... năm
 9 giờ 5 phút = ... phút	5 thế kỉ 16 năm =...năm.
 4 ngày 4 giờ = ... giờ	7 thế kỉ 5 năm = ... năm.
Bài 2: Đổi các số đo sau:
 1/5 phút =... giây 1/3 giờ = ... phút
 1/4 thế kỉ = ... năm 1/4 phút = ... giây
 1/8 ngày = ... giờ 1/2 thế kỉ = ... năm
Bài 3: Bạn Bình thực hiện xong 4 phép tính hết 10 phút 36 giây. Hỏi bạn Bình thực hiện xong 3 phép tính đó hết bao nhiêu giây? ( Thời gian thực hiện mỗi phép tính như nhau.)
 Bài giải
 Đổi 10 phút 36 giây = 636 giây.
 Thời gian để Bình thực hiện 1 phép tính là: 636 : 4 = 159 ( giây )
 Thời gian để Bình thực hiện 3 phép tính là: 159 x 3 = 477 ( giây ).
 Đáp số: 477 giây.
Bài 4 : ( dành cho HS khá giỏi )
Tìm hai số có tổng hai số là 825 . Biết rằng nếu bớt chữ số 0 ở số lớn ta được số bé
2) Hoạt động 2:Chữa bài
 Bài 1 : HS chữa bài theo cặp, HS nêu miệng kết quả
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS chữa bài theo cặp. Một số HS đọc kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; 2 HS chữa bài trên bảng.
- Một số HS nêu cách làm
- Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 4 : - Một số HS nêu cách làm; HS nêu miệng kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện viết
Qua Thậm Thình 
I- Mục đích- yêu cầu : 
- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp bài viết : Qua Thậm Thình kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm 
- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ , tính cẩn thận và nề nếp viết bài cho HS.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ chép sẵn bài viết theo kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 - GV yêu cầu các tổ báo cáo việc kiểm tra bài viết ở nhà của các tổ viên.
 - GV kiểm tra trực tiếp bài của 4- 5 HS. Nhận xét cho điểm.
2) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
- GV treo bẳng phụ chép bài viết, một số HS đọc bài “Qua Thậm Thình” .
- HS nêu kiểu chữ viết (” kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.)
- GV cho HS viết các chữ hoa; Nhắc HS đọc lại toàn bài chú ý những từ mình hay viết sai để viết bài cho đúng.
- Nêu cách trình bầy bài thơ.
3) Hoạt động 3: Thực hành.
- HS viết bài vào vở; GV quan sát, hướng dẫn HS .
4) Chấm chữa bài 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.
+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ; Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt
- Cho HS tự chấm bài theo tổ. Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.
- Bầu ban giám khảo :gồm GV và ban cán sự lớp.
- Chọn bài viết đẹp nhất, 
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.
5- Củng cố dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học, Yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết. 
 Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán 
 Luyện tập về số đo thời gian, số trung bình cộng 
I. Mục đích yêu cầu:
HS ôn tập , củng cố về giây, thế kỉ. Đồng thời giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy và học :
 1) Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1: a, Viết vào ô trống theo mẫu:
 Năm
 857
 1010
 1500
 1954
 1975
 2005
Thuộc thế kỉ
 I X
	b, Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm ( , = ):
 7 phút 10 giây ... 420 giây 3 giờ 55 phút ... 4 giờ
	 1/6 ngày ... 5 giờ 1/6 phút ... 1/5 phút
 1/5 giờ ... 12 phút 1/4 thế kỉ ... 1/5 thế kỉ.
Bài 2: Lớp 4A quyên góp được 33 quyển vở, lớp 4B quyên góp được 28 quyển vở, lớp 4C quyên góp được nhiều hơn lớp 4B là 7 quyển vở. hỏi trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
 Bài giải
 Lớp 4C quyên góp được số quyển vở là: 28 + 7 = 35 ( quyển vở )
 Cả ba lớp quyên góp được số quyển vở là: 33 + 28 + 35 = 96 ( quyển vở )
 Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là: 96 : 3 = 32 ( quyển vở )
 Đáp số: 32 quyển vở.
Bài 3: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
 Bài giải
 Trong 3 giờ đầu, ô tô đi dược là: 48 x 3 = 144(km)
 Trong 2 giờ sau, ô tô đi được là: 43 x 2 = 86 (km)
 Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: ( 144 + 86 ) : ( 3 + 2 ) = 46 (km)
 Đáp số: 46 km
Bài 4 : ( dành cho HS khá giỏi ): Tìm hai số. Biết rằng nếu thêm chữ số 5 vào số bé ta được số lớn và số lớn hơn số bé 755 đơn vị.
2) Hoạt động 2:Chữa bài
 Bài 1 : HS chữa bài theo cặp, 2HS viết số trên bảng lớp
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng..
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; - Một số HS nêu cách làm
- Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 4 : - Một số HS nêu cách làm; HS nêu miệng kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
Luyện Tiếng việt
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I- Mục đích, yêu cầu
- Củng cố khái niệm từ ghép và từ láy; Biết tạo các từ ghép đơn giản
- Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu, bài.
- Bước đầu biết phân loại từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hệ thống lại các kiến thức cần ghi nhớ về từ ghép và từ láy
- Thế nào là từ ghép ? Lấy ví dụ.
- Thế nào là từ láy ? Có mấy kiểu từ láy ? Đó là những kiểu nào ? Lấy ví dụ.
- Thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp ? Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại? Lấy VD.
Hoạt động 2. HS tự làm bài tập để củng cố kiến thức
Bài 1. Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép và từ láy
a)nhỏ; 	 b) lạnh; 	 c) vui
Bài 2. Các từ sau đây là từ ghép hay từ láy?
Tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng.
Bài 3. Phân các từ ghép dưới đây thành hai loại từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
 Máy nổ, máy ảnh, cây cam, xe đạp, cây chanh, xe cải tiến, máy khâu máy cày, xe cải tiến cây cối, cây công nghiệp, máy móc, xe cộ.
Bài 4.a) Tìm các từ láy âm đầu kh (Mẫu : khấp khểnh)
b) Tìm các từ láy vần ao ( Mẫu : thao láo)
Hoạt động3. Chữa bài 
Bài 1. một số HS trình bầy trước lớp; nhận xét và thống nhất kết quả đúng
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài theo cặp.
- Một số HS đọc kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; 2 HS chữa bài trên bảng.
- Một số HS nêu cách làm
- Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 4 : - Một số HS nêu miệng kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán 
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Cách tìm số trung bình cộng.
- Giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng số TBC.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
B. Luyện tập
 Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1. Tìm số TBC của :
a)35 và 45; b) 16 và 76; c) 24, 35 và 58; d) 32, 48, 65, 87 và 123
Bài 2. Số trung bình cộng của hai số là 47, một trong hai số là 51. Tìm số kia.
Bài 3. Một đội công nhân sửa đường, ngày đầu sửa được 1347m đường, ngày thứ 2 sửa được 1455m, ngày thứ 3 sửa được ít hơn trung bình cộng của hai ngày đầu là 144m. Hỏi trung bình mỗi ngày đội công nhân sửa được bao nhiêu m đường?
Bài 4. Một ô tô trong 4 giờ đầu mỗi giờ đi được 49 km, trong 3 giờ sau mỗi giờ đi được 42 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
2) Hoạt động 2:Chữa bài
 Bài 1 : HS chữa bài theo cặp, 2HS trình bầy miệng kết quả
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng..
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
 ( Tính tổng của 2 số: 47 x 2 = 94 , sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết : 94 – 51 = 43)
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; - Một số HS nêu cách làm
- Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
	Ngày thứ 3 sửa được : (1347 + 1455 ) : 2 – 144 = 1257m
TB mỗi ngày sửa được : (1347 + 1455 + 1257) : 3 = 1353m
Bài 4 : - Một số HS nêu cách làm; HS nêu miệng kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
	 Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn : đoạn văn trong bài văn kể chuyện
i. mục tiêu: 
- HS biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. Tìm hiểu đề bài; Hướng dẫn HS làm bài
Đề bài : Cho nội dung của hai đoạn văn kể chuyện như sau :
	Đoạn 1: Chôm hết lòng chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm.
	Đoạn 2 : Những suy nghĩ của Chôm khi đến ngày hen mà thóc vẫn không nảy mầm.
 Đặt mình vào vai Chôm, em hãy tưởng tượng và kể lại một trong hai đoạn truyện Những hạt thóc giống có nội dung trên
- HS đọc đề bài, tìm hiểu đề, GV gạch chân những từ, cụm từ quan trọng
- Bài yêu cầu kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? Dựa vào đâu em xác định được ?
- HS đọc lại 1-2 lần câu chuyện Những hạt thóc giống
- HS kể tóm tắt nội dung cốt truyện
- Nhắc nhở HS cần giữ lại nguyên cốt truyện và có thể thêm một số chi tiết phụ cho bài văn hay hơn.
	Đoạn 1. Cần mô tả sau khi gieo lúa, Chôm đã chăm sóc ra sao, sự chờ đợi sốt ruột của Chôm như thế nào và kết quả cùng với nỗi thất vọng của Chôm.
	Đoạn 2: Cần kể về suy tính của Chôm, việc cân nhắc để đi đến quyết định nói ra sự thật thóc không nảy mầm chứ không lấy thóc khác nộp cho nhà vua.
Hoạt động 2. HS thực hành viết bài
- HS viết bài vào vở; GV quan sat giúp đỡ HS còn lúng túng
Hoạt động 3. Trình bầy bài làm trước lớp
- Gọi một số HS đã hoàn thành bài tập trình bầy miệng trướcc lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét về hành văn, cốt truyện, cách dùng từ.
* Củng cố dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm ở nhà.
 Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán 
 Luyện tập chung
I. mục tiêu : Giúp HS :
- HS ôn tập , củng cố về giây, thế kỉ. Đồng thời giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản về tìm số trung bình cộng.
II- Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ : Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm ? chiến thắng Bach Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?
B. Luyện tập
 Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a, 8 phút = ... giây. b, 4 thế kỉ = ... năm
 9 giờ 5 phút = ... phút	5 thế kỉ 16 năm =...năm.
 4 ngày 4 giờ = ... giờ	7 thế kỉ 5 năm = ... năm.
Bài 2: Đổi các số đo sau:
 1/5 phút =... giây 1/3 giờ = ... phút
 1/4 thế kỉ = ... năm 1/4 phút = ... giây
 1/8 ngày = ... giờ 1/2 thế kỉ = ... năm
Bài 3. Lớp 4A quyên góp được 33 quyển vở, lớp 4B quyên góp được 28 quyển vở, lớp 4C quyên góp được nhiều hơn lớp 4B là 7 quyển vở. hỏi trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
Bài 4: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
2) Hoạt động 2:Chữa bài
 Bài 1 : HS chữa bài theo cặp, 2HS trình bầy miệng kết quả
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng..
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
 ( Tính tổng của 2 số: 47 x 2 = 94 , sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết : 94 – 51 = 43)
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; - Một số HS nêu cách làm
- Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài giải: Lớp 4C quyên góp được số quyển vở là: 28 + 7 = 35 ( quyển vở )
 Cả ba lớp quyên góp được số quyển vở là: 33 + 28 + 35 = 96 ( quyển vở )
 Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là: 96 : 3 = 32 ( quyển vở )
 	 Đáp số: 32 quyển vở.
Bài 4 : HS giải trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Bài giải : Trong 3 giờ đầu, ô tô đi được là: 48 x 3 = 144(km)
 Trong 2 giờ sau, ô tô đi được là: 43 x 2 = 86 (km)
 Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: ( 144 + 86 ) : ( 3 + 2 ) = 46 (km)
 Đáp số: 46 km
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTANG BUOI LOP 5 TUAN 5.doc