Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.

II/ Đồ dùng dạy-học:

• GV : Bảng phụ

• HS : SGK, Nháp.

III/ Các hoạt động dạy học:

1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo STP? VD?

2-Bài mới:

*-Giới thiệu bài::

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: Thứ năm, ngày 7tháng 10 năm 2011
 Ngày giảng:Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TẬP ĐỌC (Tuần 8-Tiết 15)
 KÌ DIỆU RỪNG XANH (Trang 75)
I/ Mục đích,yêu cầu:
1- Đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng. Cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2- Hiểu ND: Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
3-GD cho HS yêu quý thiên nhiên và BVMT .
II/ Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba- la- lai ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi về bài đã đọc.
- GV nhận xé, cho điểm.
2-Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lần), GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- LĐ theo nhóm.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
 CH 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
+) Rút ý1: 
- Cho HS đọc lướt cả bài và TLcâu hỏi
 CH2: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
+Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
CH4: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc ?
+)Rút ý 2: 
- Giáo viên HDHS tìm hiểu bài văn để cảm nhận vẻ đẹp kì thú củe rừng.Thấy được tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng
Cho 1-2 HS đọc lại ND.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ ghi ND Đ3- HDLDDC.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đoạn 1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến đưa mắt nhìn theo
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- LĐN3
- 1 HS đọc toàn bài.
-Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấmNhững liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong 
- ý1: Vẻ đẹp của những cây nấm.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp
-Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ thú vị.
-HS trả lời theo cảmnhẩniêng.
- ý 2: Cảnh rừng đẹp, sống động đầy bất ngờ thú vị.
-HS nêu.
* ND:Tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng,từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- 1 HS G đọc mẫu.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: TOÁN (Tuần 8 –Tiết 36)
 SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU (Trang 40)
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
GV : Bảng phụ
HS : SGK, Nháp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo STP? VD?
2-Bài mới:
*-Giới thiệu bài::
a) Ví dụ:
-Có 9dm. 
+9dm bằng bao nhiêu cm?
+9dm bằng bao nhiêu m? 
b) Nhận xét:
-Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
-Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
- HS tự chuyển đổi để nhận ra:
 9dm = 90cm
 9dm = 0,9m
 Nên: 0,9m = 0,90m
 Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
-HS tự nêu nhận xét và VD:
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0.9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (40):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. GV nhận xét.
*Bài tập 2 (40):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
7,8 ; 64,9 ; 3,04
2001,3 ; 35,02 ; 100,01
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
5,612 ; 17,200 ; 480,590
24,500 ; 80,010 ; 14,678
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Xem trước bài sau.
 Tiết 3: CHÍNH TẢ (nghe – viết)(Tuần 8-Tiết 8)
 KÌ DIỆU RỪNG XANH ( Trang 76)
LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH (các tiếng chứa yê/ya)
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh ( từ nắng trưa đến cảnh mùa thu )
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn BT2 ; tìm được các tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống ( BT3).
II/ Đồ dùng daỵ học:
GV: Bảng phụ hoặc 2,3 tờ phiếu phô tô nôi dung BT3.
HS : Vở CT, SGK, Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
Cho HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi iê, ia trong các thành ngữ , tục ngữ dưới đây và giải thích qui tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia: 
Sớm thăm tối viếng ; Trọng nghĩa khinh tài ; Ở hiền gặp lành
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2.2.Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài.
-Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- Y/c HS tìm những từ khó, dễ viết sai khi viết.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: rọi xuống, gọn ghẽ, len lách, rừng khộp
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- HS theo dõi SGK.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ truyền cành nhanh như tia chớp
- HS nối tiếp nêu: rọi xuống, gọn ghẽ, len lách, rừng khộp
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2( 76):
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý, hướng dẫn.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện 1 số nhóm lên bảng viết nhanh các tiếng vừa tìm được và nhận xét cách đánh dấu thanh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3( 77):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc yêu cầu.
* Lời giải:
 - Các tiếng có chứa yê, ya: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
- 1 HS đọc yêu cầu.
* Lời giải:
 thuyền, thuyền, khuyên.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
______________________________________________
	Tiết 5: 	CHÀO CỜ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2011
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOÁN (Tuần 8-Tiết 37)
 SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN ( TR.41)
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
So sánh 2 số thập phân.
Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định .
II/ Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng phụ
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: KTVBT.
2-Bài mới:
*-Giới thiệu bài:
* Bài mới:
a) Ví dụ 1:
- GV nêu VD: So sánh 8,1m và 7,9m
- GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m bằng cách đổi ra dm sau đó so sánh dể rút ra: 8,1 > 7,9
* Nhận xét:
- Khi so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ta so sánh như thế nào?
b) Ví dụ 2:
 ( Thực hiện tương tự phần a. Qua VD HS rút ra được nhận xét cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau )
c) Qui tắc:
- Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào?
- GV chốt lại ý đúng.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.( SGK 41)
- HS so sánh: 8,1m và 7,9m
- Ta có thể viết: 8,1m = 81dm
 7,9m = 79dm
Ta có: 81dm > 79dm 
 (81 >79 vì ở hàng chục có 8 > 7)
Tức là: 8,1m > 7,9m
Vậy: 8,1 > 7,9 (phần nguyên có 8 > 7)
-HS rút ra nhận xét và nêu.
-HS tự rút ra cách so sánh 2 số thập phân
-HS nêu
-HS đọc
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (42):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con và bảng lớp.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (42):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- VN làm BTVBT.
- Một HS đọc yêu cầu.
*Kết quả: a) 48,97 < 51,02
 b) 96,4 > 96,38
 c) 0,7 > 0,65
- Một HS đọc yêu cầu.
*Kết quả:
6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01
Tiết 2: KỂ CHUYỆN (Tuần 8-Tiết 8)
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC ( Tr.79)
I/ Mục đích,yêu cầu:
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết tự kể chuyện , bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với bạn về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên.
2- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
3-Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên,nâng cao ý thức BVMT.
II/ Đồ dùng dạy học:
* GV : - Một số câu truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích; ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5( nếu có).
- Bảng lớp viết đề bài.
* HS :SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Y/ c2 HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam
- GV nhận xét, cho điểm.
2-Bài mới: 
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 1 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
- GV nhắc HS: Những chuyện đã nêu ở gợi ý 1 là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện, trả lời câu hỏi: + + Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. 
- GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm ; bình chọn HS tìm được chuyệ ...  víi SGK
* Môc tiªu: HS nªu ®­îc t¸c nh©n, ®­êng l©y truyÒn bÖnh viªm gan A
* C¸ch tiÕn hµnh.
GV chia líp thµnh 4 nhãm vµ giao nhiÖm vô cho c¸c nhãm: §äc lêi tho¹i cña c¸c nh©n vËt trong h×nh 1 trang 32 SGK vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái:
- Nªu mét sè dÊu hiÖu cña bÖnh viªm gan A
-T¸c nh©n g©y bÖnh viªm gan A lµ g×? 
- BÖnh viªm gan A l©y truyÒn qua ®­êng nµo?
Cho HS th¶o luËn vµ tr×nh bµy KQ th¶o luËn.
-DÊu hiÖu:
 +Sèt nhÑ.
 +§au ë vïng bông bªn ph¶i.
 +Ch¸n ¨n.
-Vi-rót viªm gan A.
-BÖnh l©y qua ®­êng tiªu ho¸.
2.2-Ho¹t ®éng 2: Quan s¸t vµ th¶o luËn
*Môc tiªu: Gióp HS : -Nªu ®­îc c¸ch phßng bÖnh viªm gan A.
	 - Cã ý thøc thùc hiÖn phßng tr¸nh bÖnh viªm gan A.
*C¸ch tiÕn hµnh:
- GV yªu cÇu HS quan s¸t c¸c h×nh 2,3,4,5 tr.33 SGK :
-Em h·y chØ vµ nãi vÒ néi dung tõng h×nh?-H·y gi¶i thÝch t¸c dông cña viÖc lµm trong tõng h×nh ®èi víi viÖc phßng tr¸nh bÖnh viªm gan A?
- GV nªu c©u hái cho c¶ líp th¶o luËn:
-Nªu c¸c c¸ch phßng bÖnh viªm gan A?
-Ng­êi m¾c bÖnh viªm gan A cÇn l­u ý ®iÒu g×?
-B¹n cã thÓ lµm g× ®Ó phßng bÖnh viªm gan A
GV kÕt luËn: (SGV-tr. 69)
-H×nh 2: Uèng n­íc ®un s«i ®Ó nguéi.
-H×nh 3: ¡n thøc ¨n ®· nÊu chÝn.
-H×nh 4: Röa tay b»ng n­íc s¹ch vµ xµ phßng tr­íc khi ¨n.
-H×nh 5: Röa tay b»ng n­íc s¹ch vµ xµ phßng sau khi ®i ®¹i tiÖn.
-HS nªu.
- CÇn nghØ ng¬i, ¨n thøc ¨n láng chøa nhiÒu chÊt ®¹m
-§Ó phßng bÖnh viªm gan A cÇn ¨n chÝn, uèng s«i röa tay 
3-Cñng cè, dÆn dß: GV nhËn xÐt giê häc.
 Ngày soạn: Thứ tư, ngày 11tháng 10 năm 2011
 Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOÁN (Tuần 8-Tiết 40)
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN ( TR.41)
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
Biết viết số đo độ dài dưới dạng STP ( trường hợp đơn giản)
II/ Đồ dùng dạy - học:
GV : Bảng phụ
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1-Kiểm tra bài cũ: KTVBT.
2-Bài mới:
2.1-Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
a) Đơn vị đo độ dài:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?
Cho VD?
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng? Cho VD?
 2.2-Ví dụ:
- GV nêu VD1: 6m 4dm =  m
- GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
- GV nêu VD2: (Thực hiện tương tự như VD1)
 2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1(44): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (44): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (44): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. 
- Các đơn vị đo độ dài:
 km, hm, dam, m, dm, cm, mm
-Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/10 (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
 VD: 1hm = 10dam ; 1hm = 0,1km
-HS trình bày tương tự như trên.
 VD: 1km = 1000m ; 1m = 0,001km
 4
*VD1: 6m 4dm = 6 m = 6,4m
 10
*VD2: 3m 5cm = 3 5 m = 3,05m
 100
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Lời giải:
8m 6dm = 8,6m
2dm 2cm = 2,2dm
3m 7cm = 3,07dm
23m 13cm = 23,013m
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 a) 3,4m ; 2,05m ; 21,36m
 b) 8,7dm ; 4,32dm ; 0,73dm
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Lời giải:
5km 302m = 5,302km
5km 75m = 5,075km
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- VN làm BTV
Tiết 2: KHOA HỌC (Tuần 8-Tiết 16)
 PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS 
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
-Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS
- Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS. 
* Liên hệ: + Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.
 + Quyền được sống và phát triển.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
* GV :-Thông tin và hình trang 35 SGK
*HS :- ST các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
III/ Các hoạt động dạy-học:
 1-Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm gan A?
 2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2.2- Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng”
* Mục tiêu: -HS Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
 -Nêu các đường lây truyền bệnh HIV
* Cách tiến hành.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
-Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
*GV kết luận: – c ; 2 – b ; 3 – d
 4 – e ; 5 – a
-Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
2.2-Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm:
*Mục tiêu: Giúp HS : 
 -Nêu được cách phòng bệnh HIV/AIDS.
 -Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS
*Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, KL
- Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo
- Các nhóm trưng bày SP.
- Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung , đầy đủ, trình bày đẹp.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
_____________________________________________
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN (Tuần 8-Tiết 16)
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI) ( TR.83)
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : MB trực tiếp, MB gián tiếp ( BT 1).
- Phân biệt được 2 cách kết bài : KB mở rộng; kết bài không mở rộng ( BT 2).Viết được đoạn mử bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhên.
- GD cho HS biết yêu quý thiên nhiên và BVMT.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng phụ
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã viết lại.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 (83):
- Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào?
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách mở bài.
*Bài tập 2 (84):
- Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- Có mấy kiểu kết bài? đó là những kiểu kết bài nào?
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về hai cách kết bài.
*Bài tập 3 (84):
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Mời một số HS đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Có hai kiểu mở bài:
+Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
-Lời giải: a) Kiểu mở bài trực tiếp.
 c) Kiểu mở bài gián tiếp.
- Có hai kiểu kết bài:
+Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
-Khác nhau:
+Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
+Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
- 1 HS nêu yêu cầu.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố và liên hệ để HS biết yêu quý thiên nhiên và BVMT xung quanh.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về hoàn chỉnh đoạn văn.
Tiết 4: ĐỊA LÝ (Tuần 8-Tiết 8)
 DÂN SỐ NƯỚC TA ( TR. )
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
-Biết sơ lược về dân số , sự ra tăng dân số ở Việt Nam: 
+ Biết được nước ta thuộc hàng các nước đông dân ttên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc , ở , học hành, chăm sóc y tế
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự ra tăng dân số.
II/ Đồ dùng dạy- học:
* GV :-Bảng số liệu dân số các nước Đông Nam A năm 2004.
	-Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
* HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy -học:
1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
2.2-Nội dung:
a) Dân số:
*Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp )
-Cho HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004.
+Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam á?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: (SGV-96)
b) Gia tăng dân số:
*Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
-Cho HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi:
+Cho biết dân số từng năm của nước ta?
+Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta?
-Mời HS trả lời các câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: (SGV-96)
*Hoạt động 3: (thảo luận nhóm 4)
-GV cho HS quan sát tranh về hậu quả của gia tăng dân số. Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
+Theo em gia tăng dân số nhanh dẫn tới hậu quả gì?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: (SGV-97)
- Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người
-Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam á.
-Năm 1979: 52,7 triệu người. Năm 1989: 64,4 triệu người. Năm 1999: 76,3 triệu người.
-Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
-Thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT TRONG TUẦN 8
I. Yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 8.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản tơng đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
 Quên đồ dùng, sách vở : Cường , Giang, Thuần, hoàng , Thắng.
- Chưa mặc đồng phục theo quy định.
 2/ Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu ( Chiều T5)
- Luyện viết chữ đẹp cho 2 em ( Yến, Nhi )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc