Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (Bản hay)

KHOA HỌC

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

I. MỤC TIÊU:

 - Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Hình vẽ trong SGK trang 36, 37.

 - Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ: “Phòng tránh HIV/AIDS”

 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét và cho điểm.

 + Hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì?

 + Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS?

 2/ Bài mới: “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”

 - Những người bị mắc căn bệnh HIV/AIDS thường rất đau khổ và mặc cảm, bị xa lánh, hắt hủi. Vì thế chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ để họ vượt qua những tháng ngày đen tối của cuộc đời?

 

doc 46 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
 CC
 TĐ
 T
 KH
 ĐĐ
Nói chuyện dưới cờ
Cái gì quý nhất ?
Luyện tập
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Tình bạn (tiết 1)
3
 TD
 CT
 T
 LTVC
 LS
Bài 17
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Viết các số đo khối lượng dưới dạng STP
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên 
Cách mạng mùa thu
4
 KC
 TĐ
 T
 ĐL
 KT
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Đất Cà Mau
Viết các số đo diện tích dưới dạng STP
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
Luộc rau
5
 TD
 TLV
 T
 KH
 MT
Bài 18
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Luyện tập chung
Phòng tránh bị xâm hại
Thường thức mĩ thuật
6
 SHTT
 T
 LTVC
 ÂN
 TLV
Sinh hoạt lớp
Luyện tập chung
Đại từ
Học hát: Những bông hoa những bài ca
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Thứ hai, ngày 26/ 10/ 2009
TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng đinh qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa trang 85 SGK.
Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1/ Kiểm tra bài cũ:
	- 3 HS ĐTL đoạn thơ bài thơ Trước cổng trời và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét và cho điểm HS.
	2/ Bài mới:
 Giới thiệu bài: “Cái gì quý nhất ?”
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- GV chia bài 3 đoạn như SGK.
- Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần)
- Lần: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3: HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK. 
- GV cho HS đọc theo nhóm đôi, yêu cầu báo cáo, sửa sai.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. 
Câu 1: Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
 Giáo viên cho học sinh nêu ý 1 ?
 - Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3.
Câu 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Câu 4 : Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
Giáo viên nhận xét.
- Nêu ý 2 ?
Yêu cầu học sinh nêu ý chính?
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm.
- Rèn đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”
- Nêu nhận xét cách đọc phân biệt vai lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Cho học sinh đóng vai để đọc đối thoại bài văn theo nhóm 4 người.
•	Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. HS đánh dấu đoạn.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
 + Đoạn 1: Một hôm ...sống được không?
 + Đoạn 2 : Quý, Nam  phân giải.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
- HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK.
- HS đọc theo nhóm đôi, báo cáo, sửa sai.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
+ Hùng quý nhất lúa gạo - Quý quý nhất là vàng – Nam quý nhất thì giờ.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo .
+ Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc .
+ Lúa gạo nuôi sống con người – Có vàng có tiền sẽ mua được lúa gạo – Thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 - Học sinh đọc.
 - Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng
 chưa quý – Người lao động tạo ra lúa gạo,
 vàng bạc, nếu không có người lao động thì
 không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì
 giờ chỉ trôi qua một cách vô vị mà thôi, do đó người lao động là quý nhất.
- Người lao động là quý nhất.
Học sinh nêu.
1, 2 học sinh đọc.
 Học sinh thảo luận cách đọc diễn cảm đoạn trên bảng “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”.
Đại diễn từng nhóm đọc.
Các nhóm khác nhận xét.
Lần lượt học sinh đọc đoạn cần rèn.
Đọc cả bài.
 Học sinh phân vai: người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo.
Cả lớp chọn nhóm đọc hay nhất.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - HS nêu ND bài.
 - Đọc lại bài + luyện đọc diễn cảm.
 - Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau “.
 - Nhận xét tiết học
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
 Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
	- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống:
a) 	34m 5dm = ............... m	 b)21m 24cm = ............... m
	 7dm 4cm = ...............dm 4dm 32mm = ............... dam
	3cm 5mm = ...............cm 	 12m 5cm = ............... m
	- GV nhận xét và cho điểm HS .
	 2/ Bài mới:
	 Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HDHS biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Ÿ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV cho HS nêu lại cách làm và kết quả
Ÿ Bài 2:
- GV nêu bài mẫu: 
- GVHD: 315cm = 300cm +15cm = 3m15cm = 3 m = 3,15 m
Ÿ Bài 3:
- - GV yêu cầu đọc đề bài.
Ÿ Bài 4:(a, c) HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 35m 23cm = m = 35,23m
b) 51dm 3cm = dm = 51,3dm
c) 14m 7cm = m = 14,07 m
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Học sinh trình bày bài làm (có thể giải thích cách đổi ® phân số thập phân® số thập phân)
- 3 hS lên bảng làm. Lớp làm vở, nhận xét.
234cm = 200cm + 34cm = 2m 34cm = m 
= 2,34m
506cm = 500cm+6cm = 5m6cm = m
= 5,06m
34dm = 30dm + 4dm = 3m 4dm = m 
= 3,4m
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Học sinh thảo luận để tìm cách giải
- HS trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét 
a) 3km 245m =km = 3,245km
b) 5km 34m = km = 5,034km
c) 307m =km = 0,307km 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bài trên bảng, đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bài bạn.
a) 12,44m = m = 12m 44cm
c) 3,45km = km = 3km 450m
 = 3450m
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
	 - Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng STP”
 - GV nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU:
 - Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình vẽ trong SGK trang 36, 37.
 - Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: “Phòng tránh HIV/AIDS”
	 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét và cho điểm.
 + Hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì?
 + Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS?
 2/ Bài mới: “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”
 - Những người bị mắc căn bệnh HIV/AIDS thường rất đau khổ và mặc cảm, bị xa lánh, hắt hủi. Vì thế chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ để họ vượt qua những tháng ngày đen tối của cuộc đời?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
 - Mỗi nhóm có một hộp đựng các tấm phiếu
 bằng nhau, có cùng nội dung bảng “HIV lây 
 truyền hoặc không lây truyền qua ...”
Khi giáo viên hô “bắt đầu”: Mỗi nhóm nhặt
 một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi, gắn
 tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng.
- Nhóm nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
 * Tiến hành chơi.
Giáo viên yêu cầu các nhóm giải thích đối
 với một số hành vi.
 Nếu có hành vi đặt sai chỗ. Giáo viên giải
 đáp.
·	Giáo viên chốt: HIV/AIDS không lây truyền qua giao tiếp thông thường.
vHoạt động 2: Không nên xa lánh, phân biệt đố xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
 - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3 trang 36, 37 SGK, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi “Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn thế nào? Vì sao?”
- Hỏi: Qua ý kiến của các bạn, em rút ra điều gì?
vHoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi 
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm có cùng phiếu phát biểu nếu có cách ứng xử khác.nhóm.nhóm.
+ Yêu cầu HS các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
- GV chia nhóm sao cho hai nhóm cùng thảo luận về một tình huống giống nhau để tạo cơ hội cho HS giao tiếp, trình bày ý kiến của mình.
- HS hoạt đpộng nhóm.
* Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV:
+ Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng.
+ Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng.
Dùng chung dao cạo râu (trường hợp này nguy cơ lây nhiễm thấp)
* Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV:
 + Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng.
 + Bị muỗi đốt, cầm tay, ngồi học cùng bàn, khoác vai, Dùng chung khăn tắm, mặc chung quần áo, Ngồi cạnh.
 + Nói chuyện an ủi bệnh nhân AIDS, ôm hôn má, uống chung li nước, ăn cơm cùng mâm, nằm ngủ bên cạnh, dùng cầu tiêu công công.
Đại diện nhóm báo cáo – nhóm khác kiểm
 tra lại từng hành vi các bạn đã dán vào mỗi
 cột xem làm đúng chưa.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.
- HS nêu, bàn bạc và thống nhất:
+ Trẻ em cho dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sự san sẻ của mọi người.
+ Tiến hành nhận phiếu và thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm có cùng phiếu phát biểu nếu có cách ứng xử khác.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở, chuẩn bị bài sau.
 - Chuẩn bị: “Phòng tránh bị xâm hại”.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
ĐẠO ĐỨC
 TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Bieát ñöôïc baïn beø caàn phaûi ñoaøn keát, thaân aùi giuùp ñôõ laãn nhau, nhaát laø nhöõng khi khoù 
 khaên, hoaïn naïn.
 - Cö xöû toát vôùi baïn beø trong cuoäc soáng hằøng ngaøy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Phiếu ghi tình huống .
 - Bảng phuï .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc ghi nhớ. 
 - Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 
 2/ Bài mới:
	Giới thiệu bài 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hoạt động1: Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn .
1/ Hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”
2/ Đàm thoại.
+ Bài hát nói lên điều gì?
 + Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta
 không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được t ...  Học sinh đọc yêu cầu bài 3. lớp đọc thầm
	Chuoät ta ..noù chui..noù aên noù phình ra .no
ù khoâng sao laùch qua khe hôû ñöôïc.
 .- Học sinh nêu – Cả lớp theo dõi.
 - Cả lớp nhận xét.
 - Học sinh đọc câu chuyện.
 - Danh từ lặp lại nhiều lần “Chuột”.
 Thay thế vào câu 4, câu 5.
 - Học sinh đọc lại câu chuyện.
+ Viết đoạn văn có dùng đại từ thay thế cho danh từ.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Học nội dung ghi nhớ.
 - Chuẩn bị: “Ôn tập”.
 - Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 Bước đầu biết cách mở rộng lí lẻ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Giấy khổ to kẻ sẵn bảng : ý kiến của nhân vật, lí lẽ, dẫn chứng mở rộng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi HS lên trả lời câu hỏi.
 + Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
 + Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
 - Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm .
	 2/ Bài mới:
	Giới thiệu bà: GV nêu MĐ - YC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu thuyết trình tranh luận là gì?
 + Truyện có những nhân vật nào?
 + Vấn đề tranh luận là gì?
 + Ý kiến của từng nhân vật?
 + Ý kiến của em như thế nào?
 + Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật
 - Giáo viên chốt lại.
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng”. 
Bài 2:
• Gợi ý: Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận.
• Nêu tình huống.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng.
 + Cái gì cần nhất cho cây xanh.
 + Ai cũng cho mình là quan trọng.
 + Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được.
- Tổ chức nhóm: Mỗi em đóng một vai (Suy
 nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi 
 vào vở nháp ® tranh luận.
 - Mỗi nhóm thực hiện mỗi nhân vật diễn đạt
 đúng phần tranh luận của mình (Có thể phản
 - bác ý kiến của nhân vật khác) ® thuyết trình.
 - Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi – sức thuyết phục.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
 - Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh trình bày thuyết trình ý kiến của mình
 một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết
của cả trăng và đèn.
 - Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ:
 Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra – hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần?
- Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 + Nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
 - Chuẩn bị: “Ôn tập”.
 - Nhận xét tiết học.
 TOÁN	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Củng cố kỹ năng cộng số thập phân.
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh đặt tính chính xác, thực hành cộng nhanh. Nắm vững tính chất giao hoán của phép cộng.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập, bài soạn.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Luyện tập
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kỹ năng cộng số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, động não.
  Bài 1:
Giáo viên chốt lại: Tính chất giao hoán : a + b = b + a
  Bài 2:
Giáo viên chốt: vận dụng tính chất giao hoán.
  Bài 3:
Giáo viên chốt: Giải toán Hình học: Tìm chu vi (P).
Củng cố số thập phân
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết tính chất cộng một số với 0 của phép cộng các số thập phân, và dạng toán trung bình cộng.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
Dãy A tìm hiểu bài 3.
Dãy B tìm hiểu bài 4.
*Bước 1: Đọc đề, tóm tắt đề.
*Bước 2: Nêu cách giải.
Các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt ý: nêu cách giải phù hợp nhất.
Giáo viên tổ chức sửa bài thi đua cá nhân.
v	Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Học sinh về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
Chuẩn bị: Xem trước bài tổng nhiều số thập phân.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh lần lượt sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu tính chất giao hoán.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài áp dụng tính chất giao hoán.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Giải toán.
Học sinh bổ sung.
Lớp làm bài.
H sửa bài thi đua.
Hoạt động cá nhân.
H nêu lại kiến thức vừa học.
	BT: 	
TOÁN
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
	- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 3, 5 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Cộng hai số thập phân
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
	•	Giáo viên nêu bài toán dưới dạng ví dụ.
Giáo viên theo dõi ở bảng con, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
Giáo viên nhận xét.
	•	Giáo viên giới thiệu ví dụ 2.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét chốt lại ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành phép cộng hai số thập phân, biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, động não.
  Bài 1:
Giáo viên nhận xét.
  Bài 2:
Giáo viên nhận xét.
  Bài 3:
Giáo viên nhận xét.
  Bài 4:
v	Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Làm bài nhà, chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh thực hiện.
+
1,54 m = 	154 cm
1,72 m =	172 cm
	326 cm
	 =	3,26 m
Học sinh nhận xét kết quả 3,26 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
	+
	1,54 
	1,72 
	3,26 
Học sinh nhận xét cách xếp đúng.
Học sinh nêu cách cộng.
Lớp nhận xét.
Học sinh làm bài.
Học sinh nhận xét.
Học sinh sửa bài – Nêu từng bước làm.
Học sinh rút ra ghi nhớ.
Đại diện trình bày.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – phân tích đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Rút ra tính chất của phép cộng trong số thập phân – Tính chất giao hoán.
	a + b = b + a
Hoạt động cá nhân.
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ YÊU
I. MỤC TIÊU:
 - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
 - Nêu được các hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng, người già, yêu thương em nhỏ.
 - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
 - Thẻ màu dành cho hoạt động 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 + Em hãy kể một vài việc làm của mình thể hiện là người có trách nhiệm với bạn?
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:HS tìm hiểu truyện sau cơn mưa.
- Cho HS đọc truyện sau cơn mưa (sgk)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
 + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
GV kết luận: Cần tôn trọng người già, em nhỏvà giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 -Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện cảu tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
Rút ghi nhớ: (SGK trang 20)
- Hoạt động 2 ::làm bài tập 1&3(sgk)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. 
- GV lần lượt nêu từng trường hợp. HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình. (Thẻ đỏ biểu hiện kính già, yêu trẻ; Thẻ xanh không kính già yêu trẻ)
Bài 1: Các hành vi (a,b,c) thể hiện kính già yêu trẻ.
 Hành vi (d) thể hiện không kính già yêu trẻ.
=> Các em đã phân biệt rõ đâu là hành vi của người kính già yêu trẻ. Những hành vi đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn,trong cả học tập và đời sống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở các địa phương.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân về phong tục tập quán của địa phương gia đình mình.
=>Tuỳ từng đia phương và gia đình mà có cách thể hiện tình cảm đối với người già trẻ nhỏ khác nhau.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi..
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp bổ sung, nhận xét.
 + Nhường đường, cầm tay bà để bà đi trên vệ cỏ, dắt em bé cho bà.
 + Vì các bạn đã biết giúp đỡ bà già và em nhỏ khi đi qua đường.
 + Các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh cá nhân trình bày.
-Học sinh lắng nghe.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Em phải làm gì thể hiện tình cẩm đối với người già và em nhỏ?
 - Nhắc lại ghi nhớ.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_9_ban_hay.doc