Giáo án lớp ghép 2 + 5 (buổi chiều) - Tuần 14

Giáo án lớp ghép 2 + 5 (buổi chiều) - Tuần 14

Môn

Tên bài Luyện đọc

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ôn Toán.

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN

 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. Mục đích- yêu cầu - HS yếu, trung bình: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài; HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài.

- Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.

 - Củng cố cho học sinh cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

- HS làm các BT1,BT2. HS khá, giỏi làm BT3.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 (buổi chiều) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA 
Ôn Toán.
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục đích- yêu cầu
- HS yếu, trung bình: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài; HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài.
- Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
- Củng cố cho học sinh cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- HS làm các BT1,BT2. HS khá, giỏi làm BT3.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 + HS luyện đọc từng câu- luyện đọc đúng.
 + HS luyện đọc từng đoạn trước lớp tìm hiểu nội dung đoạn đọc.
? Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì ?
- Ông cụ rất buồn phiền bèn tìm cách dạy bảo con.
?Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy bó đũa ?
- Vì để cả bó đũa.
- Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?
- Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc.
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ?
- Với từng người con.
? Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
- Anh em phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
- Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh.
*Trong bài người cha khuyên các con điều gì?
- Phải yêu thường, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tâp 1(VBT/ 82) Đặt tính rồi tính
Bài tập 2 (VBT/ 82) 
Tóm tắt:
 4 giờ : 182 km
 6 giờ :km?
 Bài giải.
 Một giờ ôtô chạy được số km là:
 182 : 4 = 45,5 (km)
 6 giờ ôtô chạy được sô km là:
 45,5 x 6 = 273 (km)
 Đáp số: 273 m
*Bài tập 3 (66):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
*Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
 = ; = ; = 
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 14: CHỮ HOA M
Khoa học
 $ 27: GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa M ( 1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: 
Miệng ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
- Giáo dục HS biết nói và làm đi đôi với nhau không nói sáo rỗng. 
Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường trong sạch.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ M đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Miệng nói tay làm.
 - Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở học sinh tập viết ở nhà - HS viết chữ L
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. HD viết chữ hoa:
a. Quan sát nhận xét chữ M.
- GV đính chữ M mẫu- HD học sinh quan sát, nhận xét.
- Chữ M có độ cao mấy li? gồm mấy nét.
- GV viết mẫu & nêu cách viết.
 M M M 
+ Nét1 đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải DB ở đường kẻ6.
+ Nét2. Từ điểm DB của nét1 đổi chiều bút viết1 nét thẳng đứng xuống đường kẻ1.
+ Nét3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút viết nét móc ngược phải DB trên ĐK2.
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
b. HD viết cụm từ tứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- GV giải nghĩa cụm từ: Nói đi đôi với làm.
- HD học sinh quan sát & nhận xét.
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Những chữ nào có độ cao 2,5 li
+ Chữ T cao mấy li?
- Các chữ cái còn lại cao 1 li là những chữ nào?
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nói. Khoảng cách giữa các chữ viết cách nhau 1 chữ cái o. Cách nối nét giữa các chữ. Nét móc của chữ M nối với nét hất của chữ i
 Miệng nói tay làm
- HD học sinh viết chữ Miệng vào bảng con.
c. HD học sinh viết vào vở tập viết:
- GV quan sát, theo dõi
HS viết1 dòng chữ M cỡ vừa, 2 dòng chữ M cỡ nhỏ
1 dòng chữ miệng cỡ vừa.
1 dòng chữ miệng cỡ nhỏ
2 dòng cụm từ ứng dụng.
d. Chấm chữa bài:
- Nhận xét bài viết của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tính chất của đá vôi? 
- GV nhận xét ghi bảng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:- Ghi bảng
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành, sứ.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 2 nhóm để thảo luận: 
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về các loại đồ gốm và sắp xếp vào giấy khổ to.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
? Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Đều được làm bằng đất sét.
?Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
- Đồ sành sứ là những đồ gốm được tráng men.
- GV kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét
b. Hoạt động 2: Quan sát 
*Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói.
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
+Làm các bài tập ở mục Quan sát SGK-Tr.56, 57.Nêu công dụng của đồ gốm xây dựng ở từng hình ?
- Thư kí ghi lại kết quả quan sát vào phiếu học tập.
? Để lợp mái nhà H.5, 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở H.4?
+ Mái nhà H.5 được lợp bằng ngói ở H.4c
+ Mái nhà H.6 được lợp bằng ngói ở H.4a
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói
c. Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: HS thực hành để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
*Cách tiến hành:
- Cho HS thực hành theo Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành:
+ Thả một viên ngói, gạch khô vào nước.
+ Nhận xét hiện tượng xảy ra. Giải thích hiện tượng đó.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành. Tiếp theo GV nêu câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch, viên ngói? 
+ Nêu tính chất của gạch, ngói?
- GV kết luận: Gạch ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.
? Để hạn chế gạch ngói bị vỡ chúng ta cần vận chuyển như thế nào?
-Vận chuyển nhẹ nhàng, xếp đứng viên gạch, ngói để hạn chế bề mặt va chạm
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
Luyện đọc
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố thực hiện phép trừ có nhó trong phạm vi 100, dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng 
- HS yếu, trung bình đọc diễn cảm một đoạn của bài.
-HS Khá, giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Nêu cách đặt tính:
- Nêu cách thực hiện phép tính
Bài 2: Tìm x.
- Nêu tên gọi của x trong phép tính.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
 x + 9 = 27 7 + x = 35
 x = 27-9 x = 35 – 7
 x = 18 x = 2
 x + 8 = 46
 x = 46 – 8
 x = 38
Bài 3:
 Vẽ hình theo mẫu.
GV hướng dẫn HS cách vẽ hình theo mẫu. Dùng bút, thước nối các điểm với nhau.
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- HS Yếu đọc đúng 1 đoạn của bài tự chon 
( Trả lời được câu hỏi 1,2)
-Trung bình đọc diễn cảm được bài văn và TLCH:
? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
? Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam không?
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
? Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu
-HS Khá, giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật và trả lời các câu hỏi .
? Chị của cô bé tìm gặp Pi- e làm gì?
- Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở đấy không
+ Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
? Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt
? Nêu ND bài?
- ND: : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Đ/C Bình dạy thay
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
LUYÊN TẬP
Kĩ thuật
$14: CẮT, KH ...  
a.Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b. Là các loại từ trong tiếng Việt .
c.Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như danh từ động từ, tính từ ,...)
- Câu C là đúng.
Bài tập 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
 Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa ánh lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, ...nở nụ cười tươi đỏ.
+ Danh từ: nắng, nông trường, màu xanh, lúa, màu xanh, mực, đám cói, mái ngói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nụ cười.
+ Động từ : lên, nở 
+ Tính từ : mơn mởn, xanh đậm, tươi đỏ
Bài tập 3: Đọc truyện cười dân gian sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới 
 Nhưng nó lại phải bằng hai mày 
 Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Hôm nọ Cải với ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Sợ kém thế, Cải lót trước cho lí trưởng 5 đồng. Nhưng ngô lại lót cho lí trưởng những mười đồng. Khi xử kiện, lí trưởng nói: 
 - Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi! Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt lên nhìn lí trưởng, khẽ bẩm: 
 - Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
 Lí trưởng xoè mười ngón tay ra và nói:
 - Tao biết mày phải ... nhưng nó lại phải ... bằng hai mày!
Tìm trong bài văn trên:
 a. Danh từ riêng và năm danh từ chung 
 b. Các đại từ xưng hô 
 c.Câu ai làm gì? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ 
- HS nêu kết quả và chữa bài 
a.Danh từ riêng : Cải, Ngô 
 Danh từ chung : làng, lí trưởng, đồng roi, ngón tay 
b. Đại từ xưng hô : con, tao, mày, nó. 
c.Câu: Hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ........................ 
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
Ôn Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cách thực hiện các phép trừ dạng: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Chia nhẩm thành thạo một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và vận dụng để giải bài toán có lời văn
*HS yếu làm bài 1, 2, VBT (Trang 80 - 81).
*HS trung bình làm bài 1, 2, 3 VBT(Trang 80- 81).
* HS khá giỏi làm tất cả các bài tập 1, 2, 3, 4VBT(Trang 80 - 81).
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (VBT/67) Đặt tính rồi tính
a)
b) c) 
Bài 2: (VBT/67) 
15- 6 = 9 17-8 =9 18-9 = 9
16-9 =7 17-9 =8 16-8= 8
15-8 = 7 15-7 = 8
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (VBT/80)Tính nhẩm rồi so sánh kết quả
( theo mẫu)
32,1 : 10 và 32,1 0,1
4,9 : 10và 4,9 0,1 
246,8 : 100 và 246,8 0,01
67,5 : 100 và 67,5 0,01
Bài 2: (VBT/81) Tính 
300 + 20 + 0,08 25 + 0,6 + 0,07
= 320 + 0,08 =25,6 + 0,07
= 320,08 =25,67
600 + 30 + 
= 
= 630,06 
Bài 3: (VBT/81)
 Bài giải:
 Số gạo chuyển đến là:
 246,7 24,67(tấn)
 Trong kho có tất cả số kg gạo là:
 246,7 + 24,67 = 271,37(tấn)
 Đổi: 271,37 = 271370 kg
 Đáp số: 271370 kg
Bài 4: Tính (VBT/81)
2242,82 : 100 + 37411,8 : 1000 
= 22,4282 + 37,4118
= 59,84
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
Ôn:Tập làm văn
ÔN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn 
( từ 3 đến 5 câu) theo nội dung bài tập 1.
- Giáo dục học sinh yêu quý gia đình của mình. 
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động của một người thân hoặc một người em thường gặp.
* HS yếu và HS trung bình tă được bài văn có đủ 3 phần.
* HS khá giỏi làm được một bài văn có đầy đủ ba phần và biết dùng những tư ngữ có hình ảnh để cho bài văn thêm hay và sinh động. 
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( miệng )
- Kể về gia đình em
- BT yêu cầu em kể về gia đình em chứ không phải trả lời câu hỏi 
- GV gọi 1, 2 HS ( khá , giỏi ) kể mẫu trước lớp 
Bài 2: ( viết )
- Dựa vào những điều đã kể ở BT1 .Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về gia đình em. 
Ví dụ
- Gia đình em có 3 người. Bố em là công nhân trong công trường thuỷ điện Bản Chát. Mẹ em làm nông nghiệp. Còn em học ở trường tiểu học số 1 Mường Kim. Hàng ngày chỉ có hai mẹ con em ở nhà. Em rất yêu quý bố mẹ em.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Đề bài
Viết được một đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động của một người thân hoặc một người em thường gặp.
* HS yếu và HS trung bình tă được bài văn có đủ 3 phần.
* HS khá giỏi làm được một bài văn có đầy đủ ba phần và biết dùng những tư ngữ có hình ảnh để cho bài văn thêm hay và sinh động. 
* Mở bài: Giới thiệu người mình định tả.
 * Thân bài:
- Tả hình dáng, mái tóc, nước da, cặp mắt , cái miệng, hàm răng, khuôn mặt, cái mũi...
- Hoạt động nhanh nhẹn.........
- Tính nết cách cư xử , cách ăn nói.......
*Kết bài: Tình cảm của em đối với người mình tả
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TUẦN 3: HÁT MÚA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp HS nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
- GD tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn nghệ chào mừng 20.11.
- Đánh giá ưu, nhược điểm tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Thời gian: 35 phút.
III. Địa điểm: Ngoài sân trường.
IV. Đối tượng: HS lớp 2 + 5; số lượng 9HS.
V Chuẩn bị: Một số bài hát múa ca ngợi thầy cô và mái trường.
VI. Nội dung hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thi hát múa bài hát Những bông hoa Những bài ca. Nhạc và lời Hoàng Long. ( Thời gian 15 phút) 
- Gv cho học sinh ôn lại bài hát Những bông hoa Những bài ca. Nhạc và lời Hoàng Long đã được học.
+ Gv hướng dẫn HS các động tác phụ hoạ theo lời ca – HS quan sát múa theo. 
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ tự ôn lại bài hát và các động tác múa phụ hoạ- Gv quan sát uốn nắn HD thêm.
+ Các Nhóm Thi biểu diễn trước lớp.
- Gv cùng học sinh nhận xét – Biểu dương nhóm hát hay, múa dẻo nhất.
2. Hoạt động 2: HS chơi trò chơi “ Thi kể tên những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”( Thời gian 10 phút)
- Gv chia nhóm: 3 nhóm
- GV nêu tên trò chơi.
- Nêu luật chơi, cách chơi: Các nhóm thi viết tên các bài hát ca ngợi về thày cô và mái trường vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút, mỗi tên bài hát viết đúng sẽ được 10 điểm, Kết thúc trò chơi nhóm nào được nhiều điểm nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc, nhóm thua cuộc sẽ phải chọn hát và múa biểu diễn trước lớp 1bài trong những bài hát mà nhóm mình vừa tim được.
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá- biểu dương.
- GV nhắc nhở học sinh tích cực thi đua học tập, yêu trường, yêu lớp, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 3.Hoạt động 3:(10 phút)
Trao đổi đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm hoạt động tuần, nêu phương hướng tuần sau:
 - Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm:
- Các em có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thu, Tâm, Tuyển..
- Lao động vệ sinh lớp học và trường lớp sạch sẽ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tu sửa, làm đẹp quang cảnh trường lớp.
+ Nhược điểm: Nhận thức bài còn chậm: Nên
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
\- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá lập thành tích chào mừng ngày NGVN.
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp.
GV nhận xét tiết học
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tuấn14.doc