Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 21

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 21

Luyện đọc

 CHIM SƠN CA VÀ

BÔNG CÚC TRẮNG

 Ôn Toán.

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời; ( trả lời được câu hỏi 1,2,4,5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang.

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
 CHIM SƠN CA VÀ
BÔNG CÚC TRẮNG
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục đích- yêu cầu
- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời; ( trả lời được câu hỏi 1,2,4,5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 ? Trước khi bị bỏ vào lồng chim và hoa sống như thế nào ?
- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong 1 thế giới rộng lớn là bầu trời xanh thẳm. Hoa sống tự do bên hàng rào nó tươi tắn và xinh xắn, xoè toàn bộ cánh trắng đón ánh mặt trời và sung sướng khôn tả khi được nghe chim hót ca ngợi vẻ đẹp của mình.
? Vì sao tiếng hót của chim sơn ca buồn thảm ?
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Hành động của cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?
- Sơn ca bị chết, hoa cúc héo tàn
? Em muốn nói gì với các cậu bé 
-Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn. Hay để cho hoa 
được tự do tắm nắng mặt trời.
? Nêu nội dung bài? 
- Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời
A. Kiểm tra:
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Thực hành:
Bài tập 1 (VBTT - 17)
Bài giải
Chia mảnh đất thành 2 HCN sau đó tính.
 Diện tích hình CN nhỏ là:
 40 30 = 1200 (m2)
 Diện tích hình CN lớn là:
 60,5 x 40 = 2420 (m2)
 Diện tích thửa ruộng là:
 1200 + 2420 = 3620 (m2)
 Đáp số: 3620 m2
Bài tập 2 (VBTT - 18)	
 Bài giải
 Diện tích mảnh đất hình CN nhỏ là:
 40,5 10 = 405 (m2)
 Diện tích mảnh đất hình CN lớn là:
 50 x 20,5 = 1025 (m2)
 Diện tích mảnh đất là:
 405 + 1025 = 1430 (m2)
 Đáp số: 1430 m2
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 21: CHỮ HOA R
Khoa học
$41: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa R ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Chữ và câu ứng dụng: Ríu 
( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Ríu rít chim ca ( 3 lần )
Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phápt điện,... 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn khoa học và biết vận dụng các kiến thức khoa học vào đời sống hằng ngày...
II. Đ Dùng 
-Chữ mẫu: Chữ hoa R
- Phiếu học nhóm.
- Bảng phụ để chơi trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học 
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở viết ở nhà của HS
2/ Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ 
hướng dẫn các em viết chữ hoa R – Ríu rít chim ca.
b) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa R.
? Chữ R có những nét nào ?
- Gồm 2 nét, 1 nét giống chữ B và chữ P.
- Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vóng xoắn giữa thân chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách
 viết:
 R R R
*/ Học sinh viết bảng con, GV nhận xét. 
*/ Giáo viên giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ríu rít chim ca
? Em hiểu cụm từ: Ríu rít chim ca, nghĩa là như nhế nào ?
- Tả tiếng chim rất trong trẻo và vui vẻ.
- Cụm từ : ríu rít chim ca, có mấy chữ ?
-Những chữ nào cùng chiều cao với chữ R cao mấy ô li ? Các chữ còn lại cao mấy ô li ?
- Hãy nêu vị trí dấu thanh có trong cụm từ ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? 
- GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa HD
 Ríu rít chim ca 
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Ríu vào bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
*/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
- GV thu 3 bài chấm điểm, nhận xét.
A.Kiểm tra bài cũ:
 + Muốn có năng lượng con người cần làm gi?
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
? Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
+ Hai dạng đó là ánh sáng và nhiệt.
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
- Giúp sưởi ấm muôn loài, giúp cây xanh tốt, giúp con người và động vật khoẻ mạnh
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu?
- Năng lượng mặt trời con gây ra nắng mưa, gió, bão  trên trái đất.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV kết luận..
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu:
- HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động,của con người sử dụng phương tiện mặt trời.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các nội dung:
? Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày.
-Sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm, phơi khô
? Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Máy tính bỏ túi, bình nóng lạnh năng lượng mặt trời. 
? Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
- Ở gia đình sử dụng năng lượng mặt trời để làm khô, làm nóng, ấm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả. 
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
c.Hoạt động 3: Trò chơi
*Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
*Cách tiến hành: (2 nhóm tham gia mỗi nhóm 5 HS)	
- GV treo bảng phụ vẽ 2 hình mặt trời. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi 1 vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình mặt trời.
- Sau thời gian 1 phút nhóm nào ghi được nhiều vai trò, ứng dụng thì nhóm đó thắng.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
LUYỆN TẬP
Luyện đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích- yêu cầu
- Thuộc bảng nhân 5, vận dụng vào làm tính, giải toán- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn; HS khá giỏi đọc diễn cảm,đoạn, bài, đọc phân biệt giọng của các nhân vật
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực trong học tập và học tập theo gương Giang Văn Minh.
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: (Trang 13/ VBT) 
5 x 3 = 15 
5 x 2 = 10
5 x 9 = 45
5x 10 = 50
5 x4 = 20
5 x 5 = 25
5 x 8 = 40
5 x7 = 35 
5 x 6 = 30
Bài 2: (Trang 13/ VBT) 
Tính theo mẫu
5 x 7 - 15 = 35 – 15
 = 20
5 x 8 – 20 = 40 – 20 
 = 20
5 x 10 – 28 = 50 – 28 
 = 22
Bài 3: (Trang 13/ VBT) 
Bài giải:
4 bao gạo có tất cả số kg gạo là:
5 x 4 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg gạo
Bài 4: (Trang 13/ VBT) 
5 x 5= 25 5 + 3 = 8
5 + 5 = 10 5 x 3= 15
5 x 2 = 10 5 + 2= 7
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn kết hợp trả lời câu hỏi:
? Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán.
? Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+ Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh...
* HS khá giỏi đọc diễn cảm,đoạn, bài, đọc phân biệt giọng của các nhân vật và trả lời câu hỏi:
? Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
+ Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân téc.
? Nêu ND chính của bài
+ ND: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- Cho vài HS nhắc lại ND bài.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy 
 Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
LUYỆN TẬP
Kĩ thuật
$ 21: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, bài tập cần làm. Làm được các bài tập trong SGK.
 * HS cần phải : 
- Nêu được  ...  
Bài 2: Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A
Lời giải:
 1 – b
 2 – c
 3 – a
Bài 3 : Nghĩa của hai cụm từ công dân danh dự và danh dự công dân khác nhau chỗ nào?	
Lời giải:
+ Công dân danh dự : Không phải là công dân chính thức mà trên danh nghĩa, do xã hội tôn vinh, nhằm tỏ rõ sự kính trọng.
+ Danh dự công dân : Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần đạo đức tốt đẹp của người công 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................
 Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Ôn Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục đích- yêu cầu
- Học sinh thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm, biết tìm thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Củng cố cho HS cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1VBT/20: Tính nhẩm
 2 x 6 = 12 5 x 10 = 50 
 3 x 6 = 18 4 x 9 = 36 
 4 x 6 = 24 3 x 8 = 24 
 5 x 6 = 30 2 x 7 = 14 
* Bài tập 2: ( 20/ VBT )
- 2 em đọc yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh làm vào VBT ( theo mẫu). GV gọi học sinh đọc bài làm của mình, GV nhận xét và bổ sung,
Bài 3 VBT/20: 
+ Điền dấu: >, <, = vào dấu 
 4 x 5 4 x 4
* Bài tập 4: ( 20/ VBT )
- 2 em đọc yêu cầu bài tập, GV tóm tắt lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở, GV thu bài chấm, nhận xét:
Tóm tắt
 1 học sinh: 5 cây hoa
 7 học sinh: cây hoa?
Bài giải
7 học sinh trồng được số cây hoa là:
 5 x 7 = 35 (cây hoa)
 Đáp số: 40 cây hoa
* Bài tập 5: ( 20/ VBT ) Tính độ dài các cạnh của tam giác theo hai cách
C1: Độ dài các cạnh của tam giác là:
 4 + 4 + 4 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
C2: Độ dài các cạnh của tam giác là:
 4 x 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1VBT/23: 
a. Sxq: 104 dm2; Stp: 184dm2
b. Sxq: 2 m2; Stp: 3,92m2
Bài 2VBT/23: 
Diện tích xung quanh của thùng tôn hình hộp chữ nhật là:
(1,2 + 0,8) x 2 x 9 = 36 m2
 Diện tích tôn để làm thùng là:
 36 + 1,2 x 0,8 = 36,96m2 
 Đáp số: 36,96m2 
Bài 3VBT/23: 
a. Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật không bằng nhau. 
( 2,3m2 < 2,7m2 )
b. Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau.
 ( 4,7m2 = 4,7m2 )
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
ĐÁP LỜI CẢM ƠN- TẢ NGẮN VỀ LOẠI CHIM
Ôn:Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH 
HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn 
- Viết được đoạn văn 2, 3 câu về một loài chim. 
- HS biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Đáp lời cảm ơn trong tình huống sau:
- HS thực hành đóng vai
a. Bác cảm ơn cháu
+ Không có gì đâu bác ạ.
b.Mình cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình lúc khó khăn.
+ Không có gì đâu ai mà chẳng có lúc hoạn nan.
Bài 2 : 
- Từng cặp HS đong vai trước lớp ứng xử tình huống.
- Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu bạn cứ đọc đi khi nào xong thì hãy trả cho mình..
Bài 3 : Viết 2, 3 câu về loài chim em thích?
- VD:
- Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt. Đó là loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh.
1.Kiểm tra bài cũ
- HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một CTHĐ.
- GV nhận xét cho điểm .
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2.Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động
Đề bài: Trong năm học này, khi xây dựng một chương trình công tác, Chi đội lớp em dự kiến tổ chức cuộc triển lãm “Vở sạch chữ đẹp” nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “ nét chữ nết người” ở Chi đội và các Sao.
 Em hãy lập chương trình cho hoạt động đó.	
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. HS đọc lại
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính , khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Mời một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOÀI HOA, QUẢ
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I/ Mục đích yêu cầu:
- Gíup học sinh biết được một số loài hoa, quả gần gũi với các em.
- Rèn kỹ năng nghe, phân tích và nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II/Chuẩn bị: 
-Thời gian 30 phút.
- Địa điểm lớp học.
- Đối tượng học sinh lớp 2 + 5 Nà Phạ số lượng 9 em
- GV chuẩn bị câu đố, các câu hỏi về hoa và cây.
III/ Hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Bài mới; Giới thiệu hoạt động (thi tìm hiểu về một số loại hoa, quả)
2.Hoạt động 1:Thi hiểu biết (10 phút)
 -GV đưa ra bốn câu đố có nội dung về các loài cây, hoa,quả. Trong 1 phút các đội không đưa ra được câu trả lời đúng thì GV công bố đáp án.
Câu 1: 
“Lá thì làm mái lợp nhà
Qủa thì đầy nước như pha với đường
Cùi thì làm kẹo quê hương
Vỏ thì dệt thảm, bện thừng, khảm ghe?”
 Là cây gì?
Câu 2: 
“ Hè về hoa đỏ như son
Hè đi thay áo xanh non mượt mà
Bao cánh tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta tới trường”
 Là cây gì?
Câu 3: 
Nhớ xưa từ thửa vua Hùng
An Tiêm vỡ đất muôn trùng đảo xa
Sóng đưa quả quý làm quà
Tấm lòng thơm thảo, vua cha bùi ngùi?
Là quả gì?
Câu 4: 
Qủa gì thi cử kiêng ăn
E rằng cắn bút, khó khăn làm bài
Chẳng qua rốt đặc camn mai
Đổ cho tên quả khiến sai lặc lè
Là quả gì?
2.Hoạt động 2: Thi vẽ nhanh(10 phút)
- GV thông báo thể lệ thi vẽ nhanh.
+ Mỗi thành viên trong đội lên vẽ một loại cây hoặc hoa và ghi tên cây (hoa) đã vẽ và xong chạy về đưa phấn (bút ) cho người tiếp theo lên vẽ và cho hết thời gian qui định. 
- Giáo viên tổng kết điểm cả hai phần thi và phân đội thắng, thua.
- Sau khi nghe xong câu đố các đội thi sẽ giành quyền trả lời bằng cách phất cờ hoặc giơ tay (Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu đố là 1 phút)
- Nếu trả lới đúng được 2 điểm, trả lời sai mất quyền trả lời
- Giám khảo công bố đáp án của mỗi câu đố
- Thư ký ghi điểm của các đội
Đáp án: Cây dừa
 Đáp án: Cây phượng
Đáp án: Qủa dưa hấu
 Đáp án: Qủa bí
- Học sinh thực hiện phần thi theo qui định.
- Nếu vẽ đúng được 2 điểm, vẽ chưa chính xác tùy giám khảo quyết định chấm điểm.
3.Hoạt động 3: Nhận xét cuối tuần
	1.Trao đổi đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm hoạt động tuần, nêu phương hướng tuần sau:
 - Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm:
- Các em có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thu, Tâm, Tuyển..
- Lao động vệ sinh lớp học và trường lớp sạch sẽ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tu sửa, làm đẹp quang cảnh trường lớp.
+ Nhược điểm: Nhận thức bài còn chậm: Nên
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
\- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá sau tết lập thành tích Mừng Đảng, mừng xuân
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp, trồng cây xanh đầu xuân.
GV nhận xét tiết học
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn21.doc