Tiết 42 (trang 37)
I-MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về nhận biết hai đường thẳng song song.
- Học sinh thực hành thành thạo.
- Vận dụng nhận diện các đuờng thẳng song song trong thực tế cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ
GV:Bảng nhóm, bút dạ, thẻ A, B, C, D.
HS: Vở TN-TL Toán, bảng con, thước li.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tuần 9 Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2009 Luyện chữ Bài luyện viết tháng 10 :Một người chính trực I .Mục tiêu: - Viết đúng bài “Một người chính trực ” từ đầu đến Lí Cao Tông - Trình bày khoa học sạch sẽ, đúng mẫu. - Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch II. Chuẩn bị Giáo viên: Mẫu chữ Học sinh: Giấy luyện viết III . Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A .ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ HS viết : C , G, L , E Nhận xét, cho điểm C. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn viết bài Nêu nội dung của bài “ Một người chính trực” ? Khi viết tên riêng cần lưu ý điều gì? Giáo viên viết mẫu: Tô Hiến Thành ,Lí Cao Tông - Thu bài viết. - Nhận xét giờ viết GV chấm 5 - 7 bài D. Củng cố: - Lưu ý khi viết một số chữ hoa E. Dặn dò- Học sinh học và chuẩn bị bài sau Học sinh viết bảng lớp Lắng nghe - 1 học sinh đọc đoạn cần viết – lớp đọc thầm Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng , cương trực thời xưa . Học sinh nêu HS quan sát GV viết mẫu - Học sinh viết bài - Học sinh soát lỗi. Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Luyện Toán Tiết 42 (trang 37) I-Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về nhận biết hai đường thẳng song song. - Học sinh thực hành thành thạo. - Vận dụng nhận diện các đuờng thẳng song song trong thực tế cuộc sống. II- Chuẩn bị GV:Bảng nhóm, bút dạ, thẻ A, B, C, D. HS: Vở TN-TL Toán, bảng con, thước li. III-Tiến trình dạy họC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.ổn định tổ chức B.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh. C.Bài mới: 1.GTB: Trực tiếp 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: Yêu cầu HS làm bài vào bảng con GV chốt ý đúng: Tên các cặp cạnh song song có trong hình vẽ bên là: +AB song song với DE. +AD song song với BC. Bài 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 trong 5 phút để làm bài. Yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả làm việc. Cạnh BC song song với cạnh AD Cạnh BC song song với cạnh EG Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm đôi trong 5 phút.Bày tỏ ý kiến bằng thẻ A, B, C, D. D. Củng cố: Hệ thống kiến thức E. Dặn dò: HS mở vở TN – TL Toán. HS đọc đề bài – quan sát hình vẽ. A B C D E F HS đọc đề bài – quan sát hình vẽ. Học sinh thảo luận theo nhóm đôi: Bày tỏ ý kiến bằng thẻ. a. Đáp án B HS về nhà hoàn thành bài tập. Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Luyện Tiếng Việt Luyện bài tập đọc và bài tập chính tả ( trang 42- 43) I. MụC TIÊU - Củng cố bài tập đọc: Thưa chuyện với mẹ. - Làm bài tập chính tả phân biệt l- n. -Vận dụng kiến thức làm tốt bài tập đọc hiểu và bài tập phân biệt chính tả. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ bài 1 phần chính tả. HS: bút dạ, vở bài tập trắc nghiệm và tự luận, thẻ Đ- S III. tiến trình DạY – HọC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.ổn định tổ chức B.Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Thưa chuyện với mẹ.- Nêu nội dung bài? C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Tập đọc Bài 1: Cương xin mẹ cho phép học nghề thợ rèn để làm gì? Chốt: Vì Cương muốn học một nghề để tự kiếm sống, đỡ đần cha mẹ. Bài 2: Vì sao mẹ Cương không muốn cho Cương học nghề thợ rèn? GV chốt đáp án đúng. Bài 3: Câu nói nào của Cương giúp mẹ hiểu nghề thợ rèn cũng là nghề đáng trọng ? GV chốt: Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Bài 4: Điền vào chỗ trống theo yêu cầu GV chốt các chi tiết đúng 3. Bài tập chính tả: Bài 1: Điền n hoặc l, vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau. GV chốt: lá non; nằm trong nôi; lặn; lúc khóc; lúc cười; lợi nhỏ Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống theo yêu cầu. GV chốt kết quả đúng: VD: - Hai từ láy âm đầu l: long lanh, lung linh. - Hai từ láy âm đầu n: nâng niu, no nê D. Củng cố: E. Dặn dò Nhận xét giờ học - HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nghe Một HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài và bày tỏ qua thẻ. - HS nêu yêu cầu, TL nhóm đôi - Báo cáo kết quả - Nhận xét - Một học sinh nêu yêu cầu - HS tự làm bài và bày tỏ thẻ. - Báo cáo. HS khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm bàn và báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu yêu cầu và đọc nội dung. - HS làm bài nhóm bàn rồi chữa bài. - Chốt các lời giải đúng. - Nêu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi. - Báo cáo, nhận xét, bổ sung các đáp án khác. - Nêu nội dung bài. - Về nhà ôn và làm các bài còn lại. Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009 Luyện Toán Tiết 44 (trang 38 - 39) I-Mục tiêu: - Giúp HS thực hành vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước( bằng thước kẻ và ê – ke ) - Giáo dục HS tính cẩn thận, tư duy sáng tạo. II- Chuẩn bị GV:Bảng nhóm HS: Bảng con, vở TN-TL Toán, thước. III-Tiến trình dạy họC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.ổn định tổ chức B.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS làm bài tập 3 (trang 38 ) C.Bài mới: 1.GTB: Trực tiếp 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh tự làm bài vào vở.Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo. Bài 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 trong 5 phút để làm bài theo các bước: + Vẽ đường thẳng đi qua M, song song với AC và cắt AB tại N. + Vẽ đường thẳng đi qua M, song song với AB và cắt AC tại E. Yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả làm việc. D. Củng cố: Hệ thống kiến thức. E. Dặn dò: 3 HS lên bảng. HS đọc yêu cầu của bài. Tự làm bài vào vở. A HS đổi vở kiểm tra chéo. A B C M E N a. Học sinh thực hành theo từng bước: b. HS dùng thước kẻ và ê-ke kiểm tra và khẳng định: - Hình tứ giác ANME là hình vuông (S ) - Hình tứ giác ANME là hình chữ nhật ( Đ ) HS về nhà hoàn thành bài tập. Luyện tiếng Việt Luyện bài luyện từ và câu (trang 45) I MụC TIÊU - Luyện tập , nhận biết được động từ qua các bài tập. - HS có thói quen nói và viết câu có sử dụng động từ. II. Chuẩn bị GV- Bảng lớp viết sẵn bài 3, bảng phụ bài 1, 2 HS- bút dạ, thẻ Đ- S III/ TIếN TRìNH DạY HọC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là động từ? Đặt câu có sử dụng động từ? - GV nhận xét chung, cho điểm. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Thực hành *Bài 1: Gạch dưới động từ trong cụm từ sau. GV treo bảng phụ GV chốt: học bài đọc bài kể chuyện giơ tay phát biểu ý kiến quét nhà trông em thảo luận nhóm nấu cơm * Bài 2: Viết vào hai dòng để trống các động từ có trong đoạn văn sau? Chốt: chắp, cầu, lấy, hiện ra, phán, đến, nhúng, biến mất, rửa. * Bài 3 : Tìm một động từ điền vào các chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau. Con kiến mà ... leo cành đa ... phải cành cộc... ra, ...vào Con kiến mà ... leo cành đào ... phải cành cộc... vào, ...ra GV cho hai đội thi tiếp sức. GV nhận xét và chốt lại các từ cần điền đều là từ: leo * Giải thích đoạn thơ. D. Củng cố -Nêu khái niệm về động từ? E.Dặn dò Nhận xét giờ học - HS cả lớp lắng nghe thực hiện. - 1 HS nêu. - HS khác nhận xét. - HS nghe. - HS đọc nêu yêu cầu. Thảo luận nhóm bàn, báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm việc nhóm đôi - 1 nhóm HS làm bảng phụ và báo cáo - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - HS đọc yêu cầu - Làm bài cá nhân - Thi tiếp sức. - Nhận xét xem các điền đúng chưa. - Chốt từ đúng - HS nêu Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009 Luyện tiếng Việt Luyện bài tập làm văn (trang 46) I MụC TIÊU - Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. - Học sinh có kĩ năng trao đổi ý kiến. - HS ham thích học văn và bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc viết văn cho HS. II. Chuẩn bị: GV: Bảng lớp ghi sẵn đề bài HS: Bảng nhóm, bút dạ III. tiến trình DạY HọC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà GV nhận xét tuyên dương. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : - GTB trực tiếp 2. Luyện tập Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( Hoạ, Nhạc, Võ thuật...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh chị để anh chị hiểu và tán thành nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. Treo bảng phụ gợi ý yêu cầu: + Anh (chị): Em học thêm môn Nhạc (Hoạ, Võ thuật...) để làm gì? + Anh (chị): Học thêm các môn năng khiếu đó mất nhiều thời gian. Em lấy thời gian ở đâu vì còn học bài ở trường, giúp đỡ cha mẹ ở nhà. + Anh (chị): Nhà mình ở xa, em đi học thế nào? - GV cho thảo luận nhóm đôi tập trao đổi ý kiến. -Thi trao đổi ý kiến. - GV nhận xét D.Củng cố - E.Dặn dò - Nhận xét giờ học. - HS kiểm tra và báo cáo - HS nghe - 2 HS đọc đề bài . - 1 HS đọc gợi ý. - HS đọc thầm lại gợi ý để suy nghĩ câu trả lời của mình. HS dưới lớp làm vào vở bài tập trắc nghiệm và tự luận tiếng Việt. - HS thảo luận. - Đại diện 5 nhóm báo cáo trước lớp. Lớp bình đôi bạn trao đổi ý kiến hay nhất. Chốt cách trao đổi ý kiến với người thân. - Lắng nghe LUYệN Thể dục Bài 18 I. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác vươn thở và tay; bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lưng bụng của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Con cóc là cậu Ông Trời - Rèn kĩ năng tập đúng, đẹp nhanh, chính xác. - Giáo dục ý thức chăm luyện tập thân thể. II. Địa điểm – phương tiện : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Cho HS chạy một vòng xung quanh sân, khi về HS đứng thành một vòng tròn. +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. 2. Phần cơ bản a) Bài thể dục phát triển chung * Ôn các động tác vươn thở, tay +GV hô nhịp cho HS tập 3 động tác. +Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát uốn nắn, sửa sai cho HS (Chú ý: Sau mỗi lần tập GV nên nhận xét kết quả rồi mới cho tập tiếp). +Tổ chức cho từng tổ HS lên tập và nêu câu hỏi để HS cùng nhận xét. * Học động tác chân : * GV nêu tên động tác * GV làm mẫu * GV vừa làm mẫu chậm vừa phân tích giảng giải để HS bắt chước. * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. * GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. * Cho cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV theo dõi sửa sai cho các em. * Học động tác lưng bụng Hướng dẫn quy trình tương tự. * Chú ý : Khi tập động tác lưng bụng lúc đầu nên yêu cầu HS thẳng chân, thân chưa cần gập sâu mà qua mỗi lần tập GV yêu cầu HS gập sâu hơn một chút. -Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập cả 4 động tác cùng một lượt. -GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa. -Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . GV cùng HS quan sát, nhận xét , đánh giá .GV sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt *GV điều khiển cả lớp tập lại để củng cố b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn. -Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 3. Phần kết thúc: -HS làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. GV hô giải tán. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 – 3 phút 18- 22phút 12-14 phút 2 lần mỗi lần 2 lần 8 nhịp, 3 – 4 phút 1 lần 7 – 8 phút 2 – 3 lần 1 – 2 lần 1 – 2 lần 1 – 2 lần 5 – 6 phút 4 – 6 phút 2 phút 2 phút 1 – 2 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 5GV -Đội hình vòng tròn -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. T1 T2 T3 T4 5GV 5GV - HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 5GV -HS hô “khỏe”.
Tài liệu đính kèm: