Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 57: Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 57: Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm

A. Mục đích yêu cầu

- Sau bài học, học sinh biết:

 + Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm:

 + Biết một số từ chỉ tên các con sông, chỉ địa danh, phản ứng nhanh trong trò chơi.

- Rèn kỹ năng: Mở rộng và sử dụng vốn từ thuộc chủ đề.

- Giáo dục HS lòng ham hiểu biết và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trọng tâm: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm.

B. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

 +Tranh ảnh về các hoạt động du lịch và thám hiểm, các nhà thám hiểm

 + Phiếu bài tập.

- HS:

 +Bút dạ, bút màu.

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 5 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 4297Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 57: Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2007
Giáo án dự thi GVDG cấp huyện lớp 4 năm học: 2007 – 2008
Người soạn và dạy: Bạch THị Lệ Thuỷ
Đơn vị: Trường tiểu học Minh Quang B
Phân môn : Luyện từ và câu
Tiết 57: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm
A. Mục đích yêu cầu
- Sau bài học, học sinh biết:
 + Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: 
 + Biết một số từ chỉ tên các con sông, chỉ địa danh, phản ứng nhanh trong trò chơi.
- Rèn kỹ năng: Mở rộng và sử dụng vốn từ thuộc chủ đề.
- Giáo dục HS lòng ham hiểu biết và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trọng tâm: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
 +Tranh ảnh về các hoạt động du lịch và thám hiểm, các nhà thám hiểm
 + Phiếu bài tập.
- HS: 
 +Bút dạ, bút màu.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức
- Giới thiệu đại biểu.
- Quán triệt tinh thần giờ học cho HS.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đặt một câu theo kiểu câu: Ai thế nào? Một câu theo kiểu câu: Ai làm gì?
-HS chào mừng, ổn định tinh thần học tập.
- 2HS lên bảng, cả lớp làm vào giấy nháp.
+ HS nhận xét
+ GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Du lịch và thám hiểm đã từng là mơ ước của rất nhiều người, trong đó có HS của chúng ta. Vậy để hiểu được các hoạt động du lịch- thám hiểm chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV đưa ra một số bức tranh
- GV nêu các câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động của con người có trong các bức tranh
+ Em đã được tham gia các hoạt động này bao giờ chưa?
+ Em tham ra các hoạt động đó ở đâu?
+ Những nơi đó được gọi là gì?
- GV: Để hiểu rõ những hoạt động nào là hoạt động du lịch, chúng ta cùng đi làm bài tập số 1.
Bài 1: (SGK- T 105)
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Em hãy đặt câu có từ du lịch?
+ Em hãy tìm các từ cùng nghĩa với từ du lịch?
- GV tiếp tục đưa ra một số tranh về các hoạt động thám hiểm
+ Những bức tranh này thể hiện các hoạt động gì?
+ Em thấy những người tham gia các hoạt động trong các bức tranh này như thế nào?
- Vậy để hiểu thám hiểm là gì, chúng ta đi làm bài tâp số 2.
Bài 2 (SGK) HS hoạt động theo 3 nhóm
- GV nhận xét cho điểm.
- GV giới thiệu tiếp chân dung hai nhà thám hiểm: Cô- lôm- bô (người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ); Ma- gien- lăng (người đầu tiên chỉ huy một hạm đội thuyền đi vòng quanh thế giới và khẳng định trái đất hình cầu).
+ Hai ông làm các công việc đó thì các ông được gọi là gì, các em có biết không?
+ Ngoài 2 nhà thám hiểm này ra em có biết nhà thám hiểm nào khác không?
- Em hãy đặt câu trong đó có từ thám hiểm?
- Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ thám hiểm trong các từ sau: khám phá, chinh chiến, thăm dò, thám thính, chinh phục.
- HS quan sát
- HS trả lời miệng:
+ Ngắm cảnh, tắm, bơi thuyền, leo thác
+ Có
+ ở khoang Xanh, Ao Vua
+ Khu du lịch.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm và làm vào phiếu nhóm
- 1 nhóm đại diện lên trình bày kết quả
Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
- HS nhận xét
- HS nêu miệng:
 + Em rất thích đi du lịch.
 + Nghỉ hè năm nay, em sẽ đi du lịch.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu miệng: tham quan, vãn cảnh
- HS quan sát
 Leo núi, khám phá Bắc Cực, thám hiểm đáy đại dương, nghiên cứu trên vũ trụ
- HS nêu miệng:
Có thể đứt dây ngã xuống vực, bị chết vì lạnh, có thể bị các mập tấn công, hết ô- xy, hay bay mất ra khỏi con tàu vũ trụ
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc đề bà; lớp làm bài tập theo phiếu nhóm
+ Cả 3 mhóm trình bày kết quả (dán phiếu lên bảng).
Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ,khó khăn, có thể nguy hiểm.
+ Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS quan sát và lắng ngghe.
- HS nêu miệng:
 + Gọi là nhà thám hiểm
 +Nhà thám hiểm Amx- tơ- rông( người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng).
 Phạm Tuân làngười đã bay vào vũ trụ để nghiên cứu. 
- HS nêu miệng:
 + Em rất thích đi thám hiểm.
 + Ma- gien- lăng là nhà thám hiểm nổi tiếng.
- HS nêu miệng:
Các từ đó là: khám phá, chinh phục, thăm dò.
Đi du lịch và đi thám hiểm có đem lại những điều bổ ích cho mỗi chúng ta hay không, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài tập 3.
Bài 3:Em hãy nối câu thành ngữ ở cột A với ý đúng ở cột B.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
1.Nếu đimang về
2. Cứ đi đường là sẽ khôn hơn.
3. Nếu ai đi lẽ phải.
- GV: Em hiểu từ đàng trong câu thành ngữ trên có nghĩa là gì?
+ Còn từ sàng có nghĩa là gì?
- GV chốt:
 + Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay.
 + Hay hiểu rộng ra là: Chịu khó hoà mình vào cuộc sốngđi đây, đi đó, con người sẽ hiểu biết nhiều, sớm khôn lớn, trưởng thành.
- Em hãy nêu một tình huống có sử dụng câu thành ngữ trên.
- GV : Khi đi ra ngoài, chúng ta sẽ học thêm được rất nhiều điều nhưng cô lưu ý với các con: chúng ta phải biết sàng lọc những điều hay, lẽ phải để bổ sung thêm, vốn hiểu biết cho bản thân nhé.
- GV: Thế các con có muốn đi cho biết đó, biết đây không? Cô mời các co đi du lịch với cô thông qua trò chơi:
Bài 4: Du lịch trên sông.
- GV phổ biến luật chơi: 8 HS tham gia chơi, chia thành 2 đội (đội Xanh và đội Đỏ), các đội phải trả lời lần lượt các câu hỏi, với mỗi một câu trả lời đúng thì đội đó được một hành khách lên con thuyền tượng trưng để đi du lịch.
- GV tổng kết trò chơi.
- GV phỏng vấn 1 số HS tham ra chơi:
 + Đi du lịch qua trò chơi, em biết thêm được điều gì không? 
IV. Củng cố:
- GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò: 
- Đọc trước bài 58
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu miệng:
 + đàng có nghĩa là đường
 đi một ngày đàng là đi một ngày đường.
+ Sàng là một dụng cụ được làm bằng tre, dùng để sàng lúa, sàng gạo hoặc sàng chè, thường có ở các gia đình nông thôn. 
+ HS làm phiếu cá nhân
+ Đại diện một HS lên chữa bài trên bảng
Nếu ai đi được nhiều nơi sẽ học hỏi được nhiều điều hay , lẽ phải.
+ HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu miệng:
VD: Nhân ngày mùng 8 tháng 3, nhà trường cho chúng em đi thăm quan bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, em được biết thêm rất nhiều điều, về nhà em kể cho mẹ nghe, nghe xong mẹ bảo : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà con. 
- !HS đọc đề bài SGK 
- HS tiến hành chơi.
- HS nêu miệng:
 + Em được biết thêm nhiều con sông.
 + Biết con sông Bạch Đằng là mồ chôn quân Nam Hán. Con sông Hồng có nhiều phù sa. Con sông Cầu là con sông của làng quan họ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC lop4 Du lich Tiham hiem.doc