Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 đến 5

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 đến 5

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học( âm đầu , vần ,thanh) theo bảng mẫu đã học ở BT 1.

- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần

- VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 1
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS nắm được cấu tạo cơ bảngồm 3 phần của tiếng (âm đầu, vần ,thanh)-ND ghi nhớ .
Điền được các bộ phận cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu( mục III).
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận tiếng viết một màu)
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Khởi động: 
Mở đầu:
 GV nói tác dụng của tiết Luyện từ và câu – tiết học giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ
+ GV nhận xét
Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó 
+ GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các bộ phận của tiếng bầu
Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành)
+ GV giúp HS gọi tên các thành phần: âm đầu, vần, thanh
Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét
+ GV giao cho mỗi nhóm 1 bảng có ghi sẵn những tiếng cần phân tích (mỗi nhóm phân tích khoảng 2 tiếng)
+ GV nhận xét
GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
GV nêu câu hỏi:
+ Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” là những tiếng nào?
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần & thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
GV lưu ý HS: Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phân công HS mỗi bàn phân tích 3 tiếng
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, HTL câu đố.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Yêu cầu 1:
+ Tất cả HS đếm thầm.
+ 1, 2 HS làm mẫu đếm thành tiếng dòng đầu (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 6 tiếng.
+ Tất cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 8 tiếng.
Yêu cầu 2:
+ Tất cả HS đánh vần thầm
+ 1 HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng
+ Tất cả HS đánh vần thành tiếng & ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con: bờ – âu – bâu – huyền – bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả.
Yêu cầu 3:
+ HS trao đổi nhóm hai
+ Đại diện nhóm trình bày kết luận, vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ GV đã viết trên bảng: tiếng bầu gồm ba phần
Yêu cầu 4:
+ HS hoạt động theo nhóm
+ HS gắn bảng những tiếng của mình để tạo thành 1 bảng lớn (như SGV)
+ HS rút ra nhận xét
Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
HS nêu
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng (ao, sao)
HS làm bài vào VBT
Ghi chú :HS khá giỏi làm dược BT 2 mục III
Ngày:	Tuần: 1
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học( âm đầu , vần ,thanh) theo bảng mẫu đã học ở BT 1.
Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Khởi động: 
Bài cũ: Cấu tạo của tiếng
Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Bài trước, ta đã biết mỗi tiếng gồm 
mấy bộ phận?
 Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng.
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý:
+ Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.
+ Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bớt cuối = bỏ âm cuối
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
Cả lớp làm bài vào vở nháp
2 HS làm bảng phụ 
HS nhận xét
HS nêu
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm vào VBT
HS thi đua sửa bài trên bảng
HS nhận xét
Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
HS đọc yêu cầu bài tập
HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp
Lời giải:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh
HS làm bài vào VBT
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi nhóm đôi
HS nêu: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS nghe gợi ý của GV
HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra bảng con
Lời giải: út – ú – bút
HS nêu
Ghi chú : HS khá giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (TB4); giải được câu đố ở BT 5
Ngày:	Tuần: 2
Môn: Luyện từ và câu 
 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân.(BT1, BT4); nắm dược cách dùng một số từ có tiếng “nhân”theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.(BT2,BT3). 
Yêu thích tìm hiểu vốn từ phong phú của Tiếng Việt 
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng phụ kẻ sẵn các cột của BT1; kẻ bảng phân loại để HS làm BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài cũ: Luyện tập cấu tạo của tiếng 
GV yêu cầu HS viết vào vở những tiếng có chỉ người trong gia đình mà phần vần: 
+ Có 1 âm (ba, mẹ)
+ Có 2 âm (bác, ông) 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Lời giải đúng: 
Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, 
tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm 
Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu 
hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn 
Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, 
giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ 
Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc 
hoặc giúp đỡ: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu khổ to riêng cho 4 cặp HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3:
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Mỗi em đặt 1 câu với 1 từ thuộc nhóm a (nhân có nghĩa là người) hoặc 1 từ ở nhóm b (nhân có nghĩa là lòng thương người)
GV phát giấy khổ to & bút dạ cho các nhóm HS làm bài
GV nhận xét
Bài tập 4:
GV lập nhóm trọng tài, nhận xét nhanh, chốt lại lời giải:
Ở hiền gặp lành: khuyên người ta 
sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người 
có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.
Một cây làm chẳng  hòn núi cao: 
khuyên người ta sống phải đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ.
Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập
Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT
Đại diện nhóm HS làmbài trên phiếu trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
1 HS đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng & nhiều nhất. 
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo cặp, sau đó làm bài vào VBT
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm trước lớp
Cả lớp nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng.
1 HS đọc yêu cầu bài tập
Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết câu mình đặt lên phiếu.
Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả
Cả lớp nhận xét,  ... & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC tuần trước, các em 
đã biết thế nào là từ đơn & từ phức. Từ phức có 2 loại là từ ghép & từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo 2 loại từ này.
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu HS đọc câu thơ thứ nhất & nêu nhận xét
Yêu cầu HS đọc khổ thơ tiếp theo & nêu nhận xét
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
GV giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi 
phân tích các ví dụ:
+ Các tiếng tình, thương, mến đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng với nhau, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau.
+ Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu
+ Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại phần vần
+ Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu & vần 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Chú ý: cứng cáp không phải là từ ghép (vì nghĩa của từng tiếng trong từ ghép phải phù hợp với nghĩa của cả từ. Trong từ cứng cáp, tiếng cứng có nghĩa – nghĩa này hợp với nghĩa của cả từ; tiếng cáp, nếu coi là có nghĩa (chỉ loại dây điện to, dây điện cao thế) thì nghĩa này không phù hợp với nghĩa của cả từ cứng cáp (chỉ trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt). Vì vậy trong từ cứng cáp chỉ tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. Hai tiếng này lặp lại âm đầu c nên là từ láy) 
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy. 
HS làm bài
HS trả lời câu hỏi 
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ. HS nêu:
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do những tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ. HS nêu:
+ Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa tạo thành
+ Từ phức chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo cặp hoặc
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài
Cả lớp nhận xét
Rút kinh nghiệm :
Ngày:	Tuần: 4
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp , có nghĩa phân loại)- BT1, BT2.
Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)-BT3.
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài cũ: Từ ghép & từ láy 
Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV: Muốn làm được bài này, phải biết từ ghép có hai loại: 
+ Từ ghép có nghĩa phân loại
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp 
GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2, 3 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng 
HS trả lời 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm vào VBT
HS thi đua sửa bài trên bảng
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
HS nhắc lại 2 loại từ ghép (ở bài tập 1) 
HS trao đổi nhóm, làm bài vào phiếu
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS trao đổi nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm : 	
Ngày:	Tuần: 5
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
SGK 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài cũ: Luyện tập về từ ghép, từ láy 
GV yêu cầu HS làm lại BT2, BT3 (làm miệng) 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Bài tập 1:
+ GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, làm bài 
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Từ cùng nghĩa với từ trung thực: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, thật thà, thành thật 
Từ trái nghĩa với từ trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian xảo, gian ngoan 
Bài tập 2:
+ GV nêu yêu cầu của bài
+ GV nhận xét 
Bài tập 3:
+ GV dán bảng 3 tờ phiếu , mời 3 HS lên bảng làm bài thi – khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (ý c) 
Bài tập 4:
+ GV mời 3 HS lên bảng, làm bài trên phiếu: gạch dưới bằng bút đỏ trước các thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính trung thực; gạch dưới bằng bút xanh thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự trọng
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực
Các thành ngữ b, e: nói về lòng tự trọng 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Danh từ 
HS làm bài
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo cặp vào phiếu
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS nhận xét
1 HS đọc to lời giải đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, mỗi em đặt 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. 
HS đọc yêu cầu đề bài
Từng cặp HS trao đổi
3 HS lên bảng làm bài thi
Cả lớp nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu bài tập
Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi
3 HS lên bảng làm bài thi, sau đó đọc lại kết quả. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày:	Tuần: 5
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: DANH TỪ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) 
Nhận biết danh từ trong câu chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng 
GV yêu cầu HS viết từ gần nghĩa & trái nghĩa với trung thực & đặt câu với mỗi từ đó 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu 1: 
+ GV phát phiếu cho các nhóm HS, hướng dẫn các em đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ chỉ sự vật trong từng câu thơ.
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: truyện cổ, cuộc sống, tiếng xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, con, sông, chân trời, truyện cổ, ông cha. 
Yêu cầu 2: 
+ GV phát phiếu cho các nhóm HS, hướng dẫn các em đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ chỉ người, hiện tượng, khái niệm trong từng câu thơ.
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Từ chỉ người: ông cha, cha ông
Từ chỉ hiện tượng: sông, dừa, chân trời
Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời
Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng 
+ GV giải thích thêm: 
Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị 
những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình ảnh, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn  được.
Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những 
đơn vị được dùng để tính đếm sự vật.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu bài làm cho HS
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Danh từ chung & danh từ riêng 
2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm lại vào vở nháp
Yêu cầu 1:
+ HS nghe hướng dẫn
+ HS trao đổi, thảo luận
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ Cả lớp nhận xét 
Yêu cầu 2:
+ HS nghe hướng dẫn
+ HS trao đổi, thảo luận
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ Cả lớp nhận xét 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
3 HS làm bài vào phiếu 
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào VBT
HS từng tổ tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt được. 
Cả lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luye_tu_va_cau_lop_4_tuan_1_den_5.doc