I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp(BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4)
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết nội dung BT 3, 4.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Ngày: Tuần: 23 Môn: Luyện từ và câu BÀI: DẤU GẠCH NGANG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang(ND ghi nhớ). Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.(BT2). II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết lời giải BT1 (phần Nhận xét). Bảng phụ viết lời giải BT1 (phần Luyện tập). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1 GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 GV kết luận, chốt lại ý đúng bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải. Bài tập 2 GV vẫn để tờ phiếu viết lời giải BT1 trên bảng, HS dựa vào đó & tham khảo nội dung phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV lưu ý: đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng: + Đánh dấu các câu đối thoại. + Đánh dấu phần chú thích. GV phát bút dạ & phiếu cho một số HS. GV kiểm tra lại nội dung bài viết, cách sử dụng các dấu gạch ngang trong bài viết của một số em, nhận xét. GV mời 1 số HS dán bài làm lên bảng lớp, chấm điểm bài làm tốt. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp. 1 HS làm BT2, 3 1 HS đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4. Đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên. HS nhận xét HS nêu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. Bài tập 1 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. Bài tập 2 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ. HS nhìn phiếu lời giải, tham khảo nội dung ghi nhớ, trả lời: + Đoạn a: dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách & cậu bé) trong đối thoại. + Đoạn b: dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn. + Đoạn c: dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc nhóm đôi, tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha, nêu tác dụng của mỗi dấu. HS phát biểu ý kiến. HS đọc yêu cầu của bài tập HS viết đoạn trò chuyện của mình với bố mẹ. HS tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp. 1 số HS dán bài làm trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét. Các ghi nhận, lưu ý: HS khá , giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT2 (mục III) Ngày: Tuần: 23 Môn: Luyện từ và câu BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp(BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4) II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết nội dung BT 3, 4. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Dấu gạch ngang GV yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em với bố mẹ có dùng dấu gạch ngang. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp Bài tập 1: GV mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời 1 HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu (+) vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV mời một số HS khá giỏi làm mẫu: nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm cái đẹp Bài tập 3,4 GV nhắc HS: như ví dụ, HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. GV phát riêng bút dạ & giấy trắng cho HS trao đổi theo nhóm. GV nhận xét, cùng HS tính điểm thi đua. Lời giải: Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, không tưởng tượng được, như tiên. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà HTL 4 câu tục ngữ trong BT1. Chuẩn bị bài: Câu kể Ai là gì? (mang đến lớp ảnh gia đình để làm BT2) HS đọc đoạn văn Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi nhóm đôi, làm bài vào vở. HS phát biểu ý kiến. 1 HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu (+) vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng. HS đọc yêu cầu của bài tập 1 HS khá giỏi làm mẫu. Ví dụ: Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở & có nhiều ngăn. Em còn đang ngần ngừ thì bà bảo: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhưng ba bảy hăm mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền mà tiện lợi.” HS suy nghĩ, hoạt động nhóm đôi tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên. HS phát biểu ý kiến HS đọc yêu cầu đề bài HS làm bài theo nhóm tư. Các em viết các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với mỗi từ đó. Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm đọc kết quả. HS nhận xét, cùng GV tính điểm thi đua. Các ghi nhận, lưu ý: HS khá giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ Ngày: Tuần: 24 Môn: Luyện từ và câu BÀI: CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS hiểu được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn ở phần Nhận xét. 3 tờ phiếu – mỗi tờ ghi nội dung 1 đoạn văn, thơ ở BT1 (phần Luyện tập). Mỗi HS mang theo một tấm ảnh gia đình. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập Yêu cầu HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn. Yêu cầu HS tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu lên nhận định về bạn Diệu Chi. GV nhận xét, chốt lại ý đúng bằng cách dán lên bảng tờ giấy ghi lời giải. GV yêu cầu HS tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Và Là gì? GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài Yêu cầu HS so sánh , xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với các kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? + Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào? + Bộ phận VN khác nhau như thế nào? Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS: Trước hết, các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho. Sau đó, nêu tác dụng của câu vừa tìm được. GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài GV lưu ý HS: Với câu thơ, nhiều khi không có dấu chấm khi kết thúc câu, nhưng nó đủ kết cấu CV chính thì vẫn coi là câu (như câu Lá là lịch của cây). GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, cùng HS bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? 1 HS đọc TL 4 câu tục ngữ trong BT1. Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ đó. 1 HS làm lại BT3 HS nhận xét 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu các bài tập 1, 2, 3, 4. 1 HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn Cả lớp đọc thầm các câu in nghiêng – tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu lên nhận định về bạn Diệu Chi. HS nêu HS gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong mỗi câu văn. HS phát biểu 2 HS lên bảng làm bài Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS suy nghĩ, so sánh , xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với các kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? + Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận VN + Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi làm gì? + Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời cho câu hỏi thế nào? + Kiểu câu Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi là gì? HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu c ... øi tập 3: GV: Các em hãy thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với từ. Để kiểm tra, có thể dùng từ điển. GV mời 1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa (viết các từ ở cột A) ghép với từng lời giải nghĩa ở cột B, chốt lại lời giải đúng. Gan góc (chống chọi) kiên cường, không lùi bước. Gan lì gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì. Gan dạ không sợ nguy hiểm. Bài tập 4: GV nêu yêu cầu của bài tập. GV gợi ý: Đoạn văn có 5 chỗ trống. Ở mỗi chỗ trống, các em thử điền từng từ ngữ cho sẵn sao cho tạo ra câu có nội dung thích hợp. GV dán lên bảng 3 tờ phiếu viết nội dung BT, mời HS lên bảng thi điền từ đúng / nhanh. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp trong tiết học, viết lại vào sổ tay từ ngữ. Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu kể Ai là gì? 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC trước, 1 HS nêu ví dụ về 1 câu kể Ai là gì?, xác định bộ phận CN trong câu. Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài. HS phát biểu ý kiến. 3 HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ cùng nghĩa với từ Dũng cảm Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. HS đọc yêu cầu của bài tập. HS suy nghĩ, làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả. 1 HS lên bảng đánh dấu x (thay cho từ dũng cảm) – vào trước hay sau từng từ ngữ cho sẵn trên bảng phụ. tinh thần x hành động x x xông lên người chiến sĩ x nữ du kích x em bé liên lạc x x nhận khuyết điểm x cứu bạn x chống lại cường quyền x trước kẻ thù x nói lên sự thật Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc hết các từ ở cột A mới đến các lời giải nghĩa ở cột B) HS suy nghĩ, làm bài cá nhân HS phát biểu. 1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa (viết các từ ở cột A) ghép với từng lời giải nghĩa ở cột B 2 HS đọc lại lời giải nghĩa từ sau khi đã lắp ghép đúng. HS làm bài cá nhân 3 nhóm HS lên bảng thi đua tiếp sức tìm từ đúng / nhanh. HS nhận xét. Sửa bài theo lời giải đúng. Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Luyện từ và câu BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?: tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN & VN trong các câu đó. Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: 1 tờ phiếu viết lời giải BT1. Câu kể Ai là gì? Tác dụng Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. câu giới thiệu Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. câu nêu nhận định Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. câu giới thiệu Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. câu nêu nhận định 4 băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 câu kể Ai là gì? (BT1). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: MRVT: Dũng cảm GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm các câu kể Ai là gì? và nắm được tác dụng của nó Bài tập 1: GV nhận xét, dán tờ giấy đã ghi lời giải lên bảng, kết luận. GV lưu ý HS: Câu Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới tuy có chứa từ là nhưng không phải câu Ai là gì? vì các bộ phận của nó không trả lời cho các câu hỏi Ai?, là gì?. Từ là ở đây dùng để nối 2 vế câu (giống như từ thì), diễn tả một sự việc có tính quy luật: hễ tàu cần hàng là cần trục có mặt. Hoạt động 2: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm đựơc Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV kết luận bằng cách dán 4 băng giấy viết 4 câu văn lên bảng, mời 4 HS có lời giải đúng lên bảng làm bài. Hoạt động 3: Viết đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? Bài tập 3: GV gợi ý: + Mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu. Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do em & các bạn đến thăm Hà bị ốm. Sau đó, giới thiệu với bố mẹ Hà từng bạn trong nhóm (chú ý dùng kiểu câu Ai là gì?). + Giới thiệu thật tự nhiên. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai: bạn HS nói chuyện cùng bố mẹ Hà. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS viết đoạn giới thiệu vào vở. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm. 1 HS nói nghĩa của 3 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm về nhà các em đã xem trong từ điển. 1 HS làm lại BT4. Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân HS phát biểu ý kiến. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân HS phát biểu. 4 HS có lời giải đúng lên bảng lớp xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu rời. HS đọc yêu cầu đề bài 1 HS giỏi làm mẫu. HS lập nhóm chơi trò chơi đóng vai: bạn HS nói chuyện cùng bố mẹ Hà. Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Luyện từ và câu BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm. HS biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm. Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4. 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng (từ cùng nghĩa, trái nghĩa) Bảng phụ viết các từ ngữ BT3 (mỗi từ 1 dòng); 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Luyện tập về câu kể Ai là gì? GV gọi 2 HS thực hành đóng vai – giới thiệu với bố mẹ Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Bài tập 1: GV gợi ý: + Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. + HS cần dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để tìm từ. GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm Từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu hoặc tạo ra tập hợp từ có nghĩa Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Muốn đặt câu đúng, em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì, của ai. GV nhận xét. Bài tập 3: GV: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền 3 từ cho sẵn sao cho tạo ra tập hợp từ có nội dung thích hợp. GV mời 1 HS có ý kiến đúng lên bảng gắn 3 mảnh bìa (mỗi mảnh viết 1 từ) vào ô trống cho thích hợp, sau đó đọc lời giải. Hoạt động 3: Học một số thành ngữ gắn với chủ điểm Bài tập 4: GV giải thích để các em nắm nghĩa của những thành ngữ này, qua đó tự đánh giá kết quả làm bài của mình: + Ba chìm bảy nổi: sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả. + Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết. + Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông). + Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. + Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. + Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn). GV nhận xét Bài tập 5: GV: Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ, các em xem mỗi thành ngữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào, nói về phẩm chất gì, của ai. GV nhận xét, sửa chữa những câu đặt chưa đúng về nghĩa. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, tiếp tục HTL các thành ngữ. Chuẩn bị bài: Câu khiến. 2 HS thực hành đóng vai Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc theo nhóm. Các nhóm sử dụng Từ điển để làm bài. Sau thời gian quy định, các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu đề bài HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 1 HS có ý kiến đúng lên bảng gắn mảnh bìa vào ô trống cho thích hợp, sau đó đọc lời giải. HS nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. + dũng cảm bênh vực lẽ phải + khí thế dũng mãnh + hi sinh anh dũng HS đọc yêu cầu của bài tập & các thành ngữ. Từng cặp HS trao đổi, sau đó trình bày kết quả. HS nhẩm HTL, thi đọc thuộc lòng các thành ngữ. 1 HS nói lại yêu cầu của bài tập. HS suy nghĩ, đặt câu; tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt. Cả lớp nhận xét, sửa chữa những câu chưa đúng về nghĩa. Các ghi nhận, lưu ý:
Tài liệu đính kèm: