I. Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối.
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì?”
- Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở BT.
- Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Ngày soạn: ngày 11 tháng 3 năm 2012 Ngày dạy: ngày 14 tháng 3 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bẩy Người dạy: Vũ Thị Diễm Lớp: 2A2 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục đích, yêu cầu: - Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối. - Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì?” - Phát triển tư duy ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy- học: - Vở BT. - Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Tiết trước các em học bài gì? - Kể tên một số cây mà em biết theo nhóm: cây lương thực, thực phẩm; cây ăn quả. - Đặt và trả lời câu hỏi “để làm gì?” theo cặp. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1-2’) b. Dạy bài mới: (28- 30’) *Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài tập 1 và bài tập 2. Bài tập 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 1. -Gv treo tranh vẽ cây ăn quả, yêu cầu Hs quan sát và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên các loài cây và chỉ các bộ phận của cây? - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Gọi Hs nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét và kết luận: Thân, gốc, rễ, cành, hoa, lá, quả, ngọn là các bộ phận của cây. Bài tập 2: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây. -Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 2. - Gv hướng dẫn mẫu: M: Thân cây ( to, cao, chắc, bạc phếch,...). - Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gọi Hs nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận: Các từ tả bộ phận của cây là các từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận. *Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 3. Bài tập 3: Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc làm được vẽ trong tranh. Tự trả lời các câu hỏi ấy. - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 3. - Cho Hs quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? - Yêu cầu Hs làm bài tập vào vở. - Yêu cầu Hs đọc bài làm của mình. - Gọi Hs nhận xét. - Gv nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: (3-5’) - Nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà đặt các câu hỏi có sử dụng cụm từ để làm gì và trả lời các câu hỏi đó. - Từ ngữ về cây cối. - Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô... - Cây ăn quả: cam, quýt,.... - Hs đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. - Hs đọc yêu cầu bài tập 1. - Hs quan sát và thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: Các bộ phận của cây là: ngọn cây, thân cây,cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs chú ý. - Hs đọc yêu cầu bài tập 2. - Hs chú ý. - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. + Rễ (dài, uốn lượn, cong queo, xù xì,...) + Cành (khẳng khiu, thẳng,...) + Lá (mềm mại, xanh mướt, tươi tốt,...) + Hoa (rực rỡ, đỏ thắm, vàng tươi, trắng tinh,...) + Quả ( chín mọng, to tròn,...) + Thân ( to, thô ráp, phủ đầy gai,...) + Ngọn ( cao chót vót,...) - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe. - Hs đọc yêu cầu bài tập 3. - Hs quan sát tranh và trả lời: + Tranh 1: Bạn nữ tưới nước cho cây. + Tranh 2: Bạn nam bắt sâu cho cây. - Hs làm bài tập vào vở. - Hs đọc bài làm của mình. + Tranh 1: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt. + Tranh 2: Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để làm gi? Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để bảo vệ cây không bị sâu bọ phá hại. - Hs nhận xét. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs thực hiện.
Tài liệu đính kèm: