Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản 2 cột hay nhất)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản 2 cột hay nhất)

I/- Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp của hoa, lá.

- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hợac theo ý thích.

- Học sinh yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá thiên nhiên: có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cói.

II/- Chuẩn bị:

Giáo viên: tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng màu sắc đẹp.

- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.

- Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDDH hoặc giáo viên tự tạo.

Học sinh: SGK

- Một số hoa, lá thật hoặc ảnh.

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 86 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản 2 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 1	 Mĩ Thuật
Bài 1:	 VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I/- Mục tiêu:
- Học sinh biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím.
- Học sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Học sinh pha được màu theo hướng dẫn.
- Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV.
- Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu góc) và hình hướng dẫn pha các màu: da cam, xanh lục, tím.
- Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
- Học sinh: SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3).- Bài dạy:
Giáo viên giới thiêu bài.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: quan sát và nhận xét.
- Giáo viên dùng tranh giới thiệu để học sinh nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên ba màu cơ bản.
- Giáo viên giới thiệu hình 2 và giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản để có được các màu da cam, xanh lục, tím.
+ Màu đỏ pha vàng được màu gì?
+ Màu xanh lam pha với màu vàng được mài gì?
+ Màu đỏ pha với màu xanh được màu gì?.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa về màu sắc.
- Giáo viên giới thiệu các cặp màu bổ túc.
- Giáo viên tóm tắc: như vậy từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam bằng cách pha hai mài với nhau để tạo ra màu mới sẽ được hai màu bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thành những sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn.
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại.
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 3 để các em nhận ra các cặp màu bổ túc (được sắp xếp đối xứng nhau theo chiều mũi tên).
- Giáo viên giới thiệu màu nóng, màu lạnh.
- Giáo viên cho học sinh xem tiếp các màu nóng và màu lạnh để học sinh nhận biết.
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm, nóng.
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát, lạnh.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Các em kể một số đồ vật, cây, hoa, quả. . .
+ Cho biết chúng có màu gì? Là màu nóng hay màu lạnh.
- Giáo viên cần nhấn mạnh các nội dung chính ở phần quan sát nhận xét
Hoạt động 2: cách pha màu
- Giáo viên làm mẫu cách pha màu bột, màu nước và sáp màu, bút dạ . . . trên giấy khổ lớn treo trên bảng để học sinh thấy rõ.
- Giáo viên vừa thao tác pha màu vừa giải thích về cách pha màu để học sinh nắm được và nhận ra hiệu quả pha màu.
- Giáo viên có thể giới thiệu màu ở hộp sáp, chì màu, bút dạ để các em nhận ra: các màu da cam, xanh lục, tím ở các loại màu trên đã được pha chế sẵn như pha màu vừa giới thiệu.
Hoạt động 3: thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh tập pha các màu: da cam, xanh lục, tím.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn trực tiếp để học sinh biết sử dụng chất liệu và cách pha màu, tùy theo lượng màu ít hay nhiều của hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba nhạt hay đậm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh pha màu để vẽ vào phần bài tập ở vở thực hành hoặc cho học sinh vẽ một số hình đơn gian và dùng các màu có sẵn ở hộp sáp, bút chì, bút dạ để vẽ.
- GIáo viên theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn bổ sung để học sinh chọn và pha đúng màu vẽ đúng hình, vẽ màu đều và đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại: đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung.
- Khen ngợi những học sinh vẽ màu đúng và đẹp.
4). Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gợi tên màu cho đúng.
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau./.
Hát vui
Học sinh quan sát tranh mẫu
HS nhắc lại (đỏ, vàng, xanh lam)
Màu da cam
Xanh lục
Màu tím
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe
Đỏ xanh
Xanh lam da cam
Vành tím
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát theo dõi
Học sinh tô màu vào vở
Học sinh nhận xét bài
Học sinh lắng nghe
Tuần 2	 Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 2	 Mĩ Thuật
Bài 2:	 VẼ THEO MẪU
VẼ HOA LÁ
I/- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp của hoa, lá..
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hợac theo ý thích.
- Học sinh yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá thiên nhiên: có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cói.
II/- Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng màu sắc đẹp.
- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.
- Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDDH hoặc giáo viên tự tạo.
Học sinh: SGK
- Một số hoa, lá thật hoặc ảnh.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh nhắc lại bài học trước.
3).- Bài dạy:
Giáo viên giới thiêu bài.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: quan sát và nhận xét.
- Giáo viên dùng tranh ảnh hoặc hoa, lá thật cho học sinh xem và đặt các câu hỏi để các em trả lời:
+ Tên của bông hoa, chiếc lá.
+ Hình dáng: đặc điểm của mỗi loại hoa, lá?
+ Màu sắc của mỗi loại hoa, lá.
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số bông hoa, chiếc lá.
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa lá khác mà em biết.
Hoạt động 2: cách vẽ hoa, lá
- Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ hoa, lá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ hoa, lá trước khi vẽ.
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH hoặc vẽ lên bảng cách vẽ hoa, lá theo từng bước để học sinh nhận ra.
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá 
+ Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá.
+ Chỉnh sửa hình cho gần đúng với mẫu.
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ của hoa, lá.
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
Hoạt động 3: thực hành
- Học sinh nhìn mẫu chung hoặc mẫu riêng để vẽ.
+ Quan sát kỹ mẫu hoa, lá trước khi vẽ.
+ Sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Trong khi học sinh làm bài: Giáo viên đến từng bàn để quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm.
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu.
- Giáo viên gợi ý học sinh xếp loại các bài vẽ và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
4). Củng cố: Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hoa, lá.
5). Dặn dò: Quan sát các con vật và tranh ảnh về các con vật./.
Hát vui
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát mẫu
Học sinh trả lời
Hoa hồng, hoa cúc . . .
Lá bàng, lá tre . . .
Có loại lá to, lá nhỏ
Có loại lá đơn, lá kép
Lá non, lá già
Lá cây có nhiều loại, nhiều hình dáng khác nhau.
Học sinh lắng nghe
Học sinh vẽ vào vở thực hành
Học sinh nhận xét bài
Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------
Tuần 3	 Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 3	 Mĩ Thuật
Bài 3:	 VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I/- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận vẽ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh yêu thích các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II/- Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh ảnh một số con vật.
- Hình gợi ý cách vẽ (ở bộ ĐDDH).
- Bài vẽ con vật của học sinh.
Học sinh: SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Tiết học trước các em học vẽ bài gì? Muốn vẽ được hoa, lá các em phải vẽ như thế nào?
3).- Bài dạy:
Giáo viên giới thiêu bài.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: tìm chọn nội dung đề tài
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh, đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời về:
+ Tên con vật.
+ Hình dáng, màu sắc của con vật.
+ Đặc điểm nổi bật của con vật.
+ Các bộ phận chính của con vật.
+ Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?.
+ Em sẽ vẽ con vật nào?
+ Hãy miêu tả hình dáng đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ.
Hoạt động 2: cách vẽ con vật
- Giáo viên dùng tranh ảnh để gợi ý học sinh cách vẽ con vật theo các bước.
+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật.
+ Vẽ các bộ phận, các chi tiết hco rõ đặc điểm.
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp.
- Giáo viên gợi ý học sinh để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật. Có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như chó mẹ, chó con. . . hoặc cảnh vật như cây, nhà . . .
Hoạt động 3: thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ.
+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ theo cách đã hướng dẫn.
+ Có thể vẽ một ... õ khác nhau về.
Khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu.
Hình dáng và các chi tiết của mẫu.
+ Cần nhìn mẫu, vẽ theo hướng nhìn của mỗi người.
Hoạt động 2: cách nặn.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để học sinh thấy được.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy.
+ Tìm tỷ lệ cho từng vật mẫu, vẽ phác khung hình của từng vật mẫu.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chính.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên gợi ý học sinh về cách ước lượng, tỷ lệ chung, tỷ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình.
- Giáo viên gợi ý cụ thể hơn với những học sinh còn lúng túng. Giáo viên cần góp ý trực tiếp cho từng bài vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài của đã hoàn thành.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
4). Dặn dò: Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của chúng (cái ấm, cái phích. . .)
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí để chuẩn bị cho tiết học sau./.
Hát
Học sinh trả lời 
Học sinh nộp bài
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và nhận xét mẫu
Học sinh lắng nghe cách vẽ
HS vẽ vào vở
Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn
HS nhận xét và xếp loại theo ý mình
---------------------------------------------
Tuần 32	Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 32	 	 Mĩ Thuật
Bài 32	 VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I/- Mục tiêu:
- Học sinh thấy được vẽ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí.
- Học sinh biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảng theo ý thích.
- Học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh.
II/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: ảnh một số loại cảnh đẹp, ảnh chậu cảnh và cây cảnh.
- Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí.
- Học sinh: 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, màu vẽ.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước các em học vẽ bài gì?
- Muốn vẽ chậu cảnh đẹp các em vẽ như thế nào?
- Chấm điểm .
- Nhận xét.
3).- Bài mới:
GV giới thiêu bài:
GV ghi tựa bài lên bảng.
Hình ảnh chậu và cây cảnh hoặc học sinh quan sát chậu, cây cảnh ở trường để các em thấy chậu cảnh làm cho cây cảnh thêm đẹp, cây cảnh để trang trí ở nhà, ở trường học, ở nơi công cộng cho đẹp nhất là trong các ngày tết, lễ hội.
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.
* Giáo viên giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh.
- Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau.
+ Loại cao, loại thấp.
+ Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữ nhật. . .
+ Loại miệng rộng đáy thu lại. . .
+ Nét tạo dáng thân chậu khác nhau (nét cong, nét thẳng. . .).
- Trang trí bằng đường diềm hoặc các mảng hoạ tiết, các mảng màu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra chậu cảnh nào đẹp và nêu lý do gì sao?
Hoạt động 2: cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- Giáo viên gợi ý học sinh tạo dáng chậu cảnh bằng cách vẽ.
+ Phác khung hình của chậu chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ trục đối xứng.
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận của chậu cảnh: miện, thân, đế. . .
+ Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của chậu cảnh.
+ Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu.
+ Vẽ hình mảng trang trí vẽ hoạ tiết vào các hình mảng và vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành
+ Học sinh làm bài cá nhân.
+ Làm việc theo nhóm. (2 hoặc 3 học sinh mỗi nhóm).
Vẽ trên bảng (2 nhóm).
Vẽ ở giấy (2 nhóm).
Cắt hoặc xé dán (2 nhóm).
- Giáo viên theo dõi ,gợi ý và giúp học sinh làm bài theo trình tự.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài về:
+ Hình dáng chậu (đẹp, mới, lạ).
+ Trang trí hài hòa về màu.
- Giáo viên bổ sung chọn các bài đẹp làm tư liệu và khen ngợi những cá nhân học sinh, nhóm học sinh hoàn thành bài và có bài đẹp.
4). Dặn dò: Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè./.
Hát
Học sinh trả lời 
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và nhận xét tranh
HS theo dõi cách tạo dáng và trang trí
HS vẽ vào vở
Học sinh làm bài theo ý thích
Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn
HS xếp loại theo ý thích
-----------------------------------------------
Tuần 33	Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 33	 	 Mĩ Thuật
Bài 33	 VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ
I/- Mục tiêu:
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài.
- Học sinh yêu thích các hoạt động tranh mùa hè.
II/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Học sinh: 
- Tranh, ảnh về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước các em học vẽ bài gì?
- Chấm điểm một số vở còn lại.
- Nhận xét.
3).- Bài mới:
GV giới thiêu bài:
GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và nêu ra được các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
VD: + nghỉ hè cùng gia đình ở biển hoặc thăm danh lam thắng cảnh.
+ Cấm trại, đi tham quan bảo tàng, về thăm ông bà.
- Giáo viên gợi ý HS nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của mùa hè ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây, sông núi, cảnh vui chơi.
Hoạt động 2: cách vẽ tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát để vẽ tranh.
- Gợi ý học sinh cách vẽ.
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung.
+ Vẽ các hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động hơn.
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè.
Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm nội dung, tìm hình ảnh để vẽ.
- Giáo viên gợi ý về bố cục, cách vẽ và vẽ các hình ảnh, vẽ màu cho rõ nội dung và thể hiện được không khí vui nhộn, tươi sáng của mùa hè.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét xếp loại như:
+ Đề tài.
+ Bố cục.
+ Hình ảnh.
+ Màu sắc
- Giáo viên bổ sung cho nhận xét của học sinh.
4). Dặn dò: 
- Về nhà vẽ lại tranh khác.
- Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài (tự chọn) cho bài sau./.
Hát
Học sinh trả lời 
Học sinh lắng nghe
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe cách vẽ
HS vẽ vào vở
Học sinh nhận xét và đánh giá bài vẽ của bạn.
-----------------------------------------------
Tuần 34	Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 34	 	 Mĩ Thuật
Bài 34	 VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ DO
I/- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: sưu tầm tranh, ảnh về các đề tài khác nhau để so sánh.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Học sinh: 
- Tranh, ảnh về các đề tài.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1).- Ổn định:
2).- Kiểm tra bài cũ:
- Chấm điểm vẽ tranh: Đề tài vui chơi trong mùa hè.
- Nhận xét.
3).- Bài mới:
GV giới thiêu bài:
Hoạt động 1: tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý học sinh nhận xét ( nêu ra được các hoạt động vui chơi trong mùa hè).
Đề tài tự do rất phong phú có thể chọn để vẽ theo ý thích.
VD: Các hoạt động ở nhà trường.
Sinh hoạt trong gia đình.
Lễ hội, lao động.
Phong cảnh quê hương.
Vẽ tranh chân dung hoặc con vật. . .
+ Cách khai thác nội dung đề tài.
VD: Đối với đề tài nhà trường
Giờ học trên lớp.
Lao động trồng cây.
Cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Vệ sinh trường, lớp.
Phong cảnh trường . . .
- Giáo viên yêu cầu HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm chọn nội dung và cách thể hiện khác nhau. động viên, giúp đỡ các em hoàn thành bài vẽ ở lớp.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên khen ngợi, động viên những học sinh học tập tốt.
- Thu bài kiểm tra
4). Dặn dò: 
- Về nhà vẽ theo ý thích.
- Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bài kết quả học tập cuối năm./.
Hát
Học sinh nộp bài 
Học sinh lắng nghe
HS nhận xét tranh
HS làm bài
Học sinh nhận xét và đánh giá bài vẽ của bạn.
------------------------------------------------
Tuần 35	Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Tiết 35	 	 Mĩ Thuật
Bài 35	 TRƯNG BÀI KẾT QUẢ HỌC TẬP
I/- Mục tiêu:
	- Giáo viên và học sinh thấy được kết quả dạy học mĩ thuật trong năm.
	- Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy – học mĩ thuật.
	- Học sinh yêu thích môn mĩ thuật.
II/- Hình thức tổ chức:
	- Giáo viên và học sinh chọn các bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp.
	- Trưng bài nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
III/- Đánh giá:
	- Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
	- Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_ban_2_cot_hay_nha.doc