Giáo án môn Chính tả 4 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án môn Chính tả 4 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

CHÍNH TẢ

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Chính tả 4 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
GIỚI THIỆU:
Ở lớp 4, một tuần các em sẽ học 1 tiết chính tả. Mỗi bài chính tả có độ dài 80 - 90 tiếng được trích từ bài tập đọc hoặc các văn bản khác để các em vừa luyện đúng chính tả, vừa có thêm hiểu biết về cuộc sống, con người. Việc làm các bài tập sẽ rèn cho các em tư duy, kĩ năng sử dụng Tiếng việt.
BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài: Cấu tạo của tiếng.
- Hỏi: Bài tập đọc các em vừa học có tên là gì?
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết lại đoạn 1 và 2 của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và làm các bài tập chính tả.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn trích
- Gọi 1 HS đọc đoạn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Hỏi: Đoạn trích cho em biết về điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải (khoảng 90 chữ/15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 – 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại một hoặc 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định.
d) Soát lỗi và viết bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải.
- Nhận xét về lời giải đúng
- GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn.
b) Tiến hành tương tự phần a).
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a vào vở. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc trước lớp, HS dưới lớp lắng nghe.
+ Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; Đoạn trích cho em biết hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
- Phát biểu: Cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn
- Cỏ xước, tỉ tê, chỗ chấm điểm vàng, khỏe,
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết bài
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- Chữa bài vào SGK.
- Lời giải: Lẫn – nở nang – béo lẳn, chắc nịch, lông mày – lòa xòa, làm cho.
- Lời giải: Hoa ban.
CHÍNH TẢ
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định.- Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1-KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài: Cấu tạo của tiếng.
- Trong tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: + Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
d) Soát lỗi và chấm bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi.
- Hỏi: Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
Bài 3
a) - Gọi 1 HS đọc yều cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích câu đố.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi và chuẩn bị bài sau.
- PB: Nở nang, béo lắm, chắc nịch, lòa xòa, nóng nực, lộn xộn
- PN: Ngan con, dàn hàng ngang, giang, mang lạnh, bàn bạc..
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
+ Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dàu hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập gềnh.
- PB: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt,
- PN: ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, quản
- 3 HS viết bảng, HS khác viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào SGK (kưu ý cho HS dùng bút chì gạch các từ không thích hợp vào vở bài tập nếu có).
- Nhận xét, chữa bài.
sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thật chất là bà ta chỉ tìm lại chỗ ngồi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tự làm bài.
Lời giải: chữ sáo và sao.
Dòng 1: Sáo là tên một loài chim.
Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao.
CHÍNH TẢ
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ do 1 HS dưới lớp đọc.
- Nhận xét HS viết bảng.
- Nhận biết chữ viết của HS qua bài chính tả lần trước.
BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài:
Giờ chính tả hôm nay các em nghe, viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ
- GV đọc bài thơ
- Hỏi: + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
- Bài thơ nói lên điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Em hãy cho biết cách trình bày thơ lục bát.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi và chấm bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Hỏi: + Trúc dẫu cháy, đố ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?
+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở.
- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi/ thanh ngã.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết.
+ PB: xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau
+ PN: vầng trăng, lăng xăng, măng ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng,
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại.
+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Dòng 6 chữ viế lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng.
+ PB: trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng,..
+ PN: mỏi, gặp, dẫn, về bỗng,
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- 2 HS lên bảng. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào giấy nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Lời giải: tre – chịu – trúc – cháy – tre – tre – chí – chiến – tre.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Trả lời: + Câytrúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn có dáng thẳng.
+ Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
CHÍNH TẢ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT
. - Nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
Lớp có nhiều HS khá, giỏi: nhớ-viết được 14 dòng thơ đầu (SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to + bút dạ.
Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Phát giấy + bút dạ cho các nhóm với yêu cầu hãy tìm các từ:
+ PB: tên con vật bắt đầu bằng tr/ch.
+ PN: tên đồ đạc trong nhà có dầu hỏi/ dấu ngã.
- Nhận xét tuyên dương nhóm từ được nhiều từ, đúng nhanh.
2.BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài:
Giờ chính tả hôm nay các em nghe, viết bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ g hoặc ân/ âng.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Hỏi: Vì sao tác giả lại yêu cầu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Lưu ý HS trình bày thơ lục bát..
d) Thu và chấm bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a và chuẩn bị bài sau.
- Tìm từ trong nhóm.
+PB: trâu, châu chấu, trăn, trĩ, cá trê, chim trả, trai, chiền chiện, chèo bẻo, chào mào, chẫu chàng, chẫu chuộc,
+ PN: chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hợp sữa, dây chão,
- 3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thuương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng,
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Dùng bút chì viết vào vở BTTV.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
Chữa bài.
Lời giải: gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
- 2 HS đọc thành tiếng.
CHÍNH TẢ
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
HS khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
 ... u nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 135, SGK.
- Hỏi: + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
 * Viết chính tả
 * Soát lỗi và chấm bài
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2
b) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền 1 từ.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- HS làm bài vào vở, mỗi em viết khoảng 7 đến 8 tính từ .
4 . Củng cố dặn dò 
 - Dặn HS về nhà viết lại 7-8 tính từ trong số các tính từ tìm được .
 - Chuẩn bị bài chính tả (nghe- viết) Cánh diều tuổi thơ.
- Nhận xét tiết học
- HS hát.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng .
 + Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp, cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm .
 + Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê .
-Các từ ngữ : phong phanh, xa tanh , loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu 
 -1 HS đọc thành tiếng .
 - Thi tiếp sức làm bài .
 -Nhận xét bổ sung.
- Chữa bài 
Lời giải: lất phất, đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm.
-1 HS đọc thành tiếng .
- Bổ sung các từ mà nhóm chưa tìm được .
 - Đọc các từ trên phiếu .
 - sấu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao .
 - xanh xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướ , xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê 
- Cả lớp .
Tuần: 15 
PHÂN BIỆT ch/tr ; hỏi/ngã
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. KTBC:
- Gọi 1 HS khá đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
 Sáng láng, sát sao, lấc cấc, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng,
- Nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.
2. Dạy – học bài mới
 a) Giới thiệu bài
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe- viết đoạn đầu trong bài văn Cánh diều tuổi thơ và làm các bài tập chính tả.
 b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: + Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm được
 * Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
( khoảng 90 chữ / 15 phút ) . Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định . 
 * Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Thu chấm 10 bài .
- Nhận xét bài viết của HS . 
- GV đọc bài chính tả.
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 
a) Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu .
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS , nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng .
- Gọi các nhóm bổ sung .
- Nhận xét , kết luận các từ đúng .
ch – đồ chơi: chong chóng ,chó bông , chó đi xe đạp, que chuyền 
 -trò chơi: chọi dế , chọi cá , chọi gà , thả chim , chơi chuyền 
tr – Đồ chơi : trống ếch, trống cơm ,trốn tìm , trồng nụ trồng hoa , cắm trại, trượt cầu 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm . GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và nhắc chung :
+ Vừa tả vừa làm động tác cho các bạn hiểu .
+ Cố gắng để các bạn có thể biết chơi trò chơi đó .
- Gọi HS trình bày trước lớp , khuyến khích HS vừa trình bày vừa kết hợp ï cử chỉ , động tác , hướng dẫn .
- Nhận xét, khen những HS miêu tả hay , hấp dẫn . 
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích.
 - Chuẩn bị bài chính tả Kéo co.
- Nhận xét tiết học.
- HS Hát.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đoạn văn trang 146, SGK.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
+ Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Các từ ngữ : mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,.
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con .
- Nghe GV đọc và viết bài .
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Hoạt động trong nhóm .
- Bổ sung tên những đồ chơi ,trò chơi mà nhóm bạn chưa có .
- 2 HS đọc lại phiếu .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm .
 Tuần: 16 
KÉO CO
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học 
 Giấy khổ to và bút dạ .
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- GV đọc cho 3 HS viết lên bảng lớp , HS cả lớp viết vào vở .
Tàu thủy , thả diều, nhảy dây , ngả ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng 
- Nhận xét về chữ viết của HS.
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
- Giờ học hôm nay, các em sẽ nghe – viết một đoạn văn kéo co và làm bài tập chính tả .
 b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả 
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155, SGK
- Hỏi + Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết .
c) Viết chính tả 
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải .
( khoảng 90 chữ / 15 phút ) . Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định . 
d) Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
* Hướng dẫn làm bài tập chính taôi4
Bài 2 b
a) Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phát giấy và bút dạ cho một số HS . Yêu cầu HS tự tìm từ .
- Gọi một cặp lên dán phiếu , đọc các từ tìm được , những HS khác sửa bổ sung.
- Nhận xét chung , kết luận lời giải đúng .
4. Củng co,á dặn dò 
- Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ vừa tìm ở bài tâp 2.
- Chuẩn bị bài chính tả nghe- viết : Mùa đông trên rẻo cao.
- Nhận xét tiết học . 
- HS hát.
- HS thực hiện yêu cầu .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ , cũng có năm nam thắng , cũng có năm nữ thắng .
- Các từ ngữ : Hữu Trấp , Quế Võ, Bắc Ninh ,Tích Sơn . Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc , ganh đua . khuyến khích, trai tráng 
-Hs viết bài.
- Hs đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào SGK .
- Nhận xét, bổ sung .
- Lời giải : Đấu vật –nhấc- lật đật .
- Cả lớp.
Tuần 17
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I.MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT 3.
II. Đồ dùng dạy học 
 Phiếu ghi nội dung bài tập 3.
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp.
 cặp da, gia dụng, lật đật, lấc cấc, lấc xấc, vật nhau.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
3. Dạy - học bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
- Tiết chính tả hôm nay, các em nghe-viết đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao và làm bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc ât / ât.
 b) Hướng dẫn viết chính tả
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao.
 * Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe- viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
( khoảng 90 chữ / 15 phút ) . Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định . 
 * Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Thu chấm 8 bài .
- Nhận xét bài viết của HS . 
- GV đọc bài chính tả.
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 
b) -Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài và bổ sung - Kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức thi làm bài. GV chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu HS lần lượt lên bảng dùng bút màu gạch chân vào từ đúng ( mỗi HS chỉ chọn 1 từ ).
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc, làm đúng, nhanh.
4. Củng cố, dặn dò .
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài tập 3 và chuẩn bị bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS Hát.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
- Các từ ngữ: sườn núi, trườn xuống, chít bạc, nhẵn nhụi, khua lao xao,
- Nghe GV đọc và viết bài .
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
+ giấc, đất, vất.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Dùng bút chì viết vào PBT.
+ giấc, làm, xuất, nửa, lấc láo, cất, lên, nhấc, đất, lảo, thật, nắm.
Tuần 18
ÔN TẬP CUỐI KÌ I 
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc, hiểu – yêu cầu như tiết 1.
Nghe – viết chính xác, đẹp bài thơ Đôi que đan.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
 c) Nghe-viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung bài thơ:
-Đọc bài thơ Đôi que đan.
-Yêu cầu HS đọc.
-Hỏi: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?
-Theo em hai chị em trong bài là người như thế nào ?
 * Hướng dẫn viết từ khó
-HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe-viết chính tả
 * Soát lỗi, chấm bài
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét bài viết của HS.
-Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
-Các từ ngữ: mủ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 CHINH TAHKINT2.doc