Giáo án môn học Tập làm văn lớp 4

Giáo án môn học Tập làm văn lớp 4

Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu:

1 Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện .

2 Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .

3 Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn .

II. Đồ dùng dạy học:

1 Giấy khổ to và bút dạ .

2 Bài văn về hồ Ba Bể ( viết vào bảng phụ ) .

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 107 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tập làm văn lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 
Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện .
Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .
Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn .
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to và bút dạ .
Bài văn về hồ Ba Bể ( viết vào bảng phụ ) .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu 
Trong các giờ tập đọc , kể chuyện các em đã thấy được vẻ đẹp của con người , thiên nhiên qua các bài văn , câu chuyện . Trong giờ Tập làm văn các em sẽ được thực hành viết đoạn văn , bài văn để thể hiện các mối quan hệ với con người , thiên nhiên xung quanh mình .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào ?
-Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu chuyện đó .
 b) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể .
- Chia HS thành các nhóm nhỏ , phát giấy và bút dạ cho HS .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1 .
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung kết quả làm việc để có câu trả lời đúng . 
-GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng . 
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
 * Các nhân vật
- Bà cụ ăn xin 
-Mẹ con bà nông dân 
- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ ) 
 * Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy .
-Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho 
- Sự việc 2 : Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân . Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình 
- Sự việc 3 : Đêm khuya . Bà hiện hình một con giao long lớn 
- Sự việc 4 : Sáng sớm bà lão ra đi , cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi 
- Sự việc 5: Trong đêm lễ hội , dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm 
- Sự việc 6 : Nước lụt dâng lên , mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người 
 * Ý nghĩa của câu chuyện 
 Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể . Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái , sẵn lòng giúp đỡ mọi người . Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
 Bài 2 
-GV lấy ra bảng phụ đã chép bài Hồ Ba Bể .
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng .
-GV ghi nhanh câu trả lời của HS .
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể ?
+ Bài hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể , Bài nào là văn kể chuyện ? vì sao ? ( có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu ) .
+ Theo em , thế nào là văn kể chuyện ?
- Kết luận : Bài văn Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện , mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam thắng cảnh , địa điểm du lịch . Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc , có đầu có cuối , liên quan đến một số nhân vật . Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa .
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này .
 d) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài .
- Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của mình . Các HS khác vàGV có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung . 
- Cho điểm HS .
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
- Kết luận : Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau . Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể .
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ .
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào vở .
- HS trả lời : Sự tích hồ Ba Bể .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- 1 đến 2 HS kể vắn tắt , cả lớp theo dõi .
- Chia nhóm , nhận đồ dùng học tập .
- Thảo luận trong nhóm , ghi kết quả thảo luận phiếu .
- Dán kết quả thảo luận .
- Nhận xét , bổ sung .
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi .
- Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả lời đúng .
+ Bài văn không có nhân vật .
+ Bài văn không có sự kiện nào xảy ra .
+ Bài văn giới thiệu về độ cao , vị trí , chiều dài , địa hình , cảnh đẹp của hồ Ba Bể .
+ Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện , vì có nhân vật , có cốt truyện , có ý nghĩa câu chuyện . Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện , mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể .
+ Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật , có cốt truyện , có các sự kiện liên quan đến nhân vật . Câu chuyện đó phải có ý nghĩa .
- Lắng nghe .
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ :
+Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân vật , 
có các sự kiện và có ý nghĩa câu chuyện .
+Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : có nhân vật Dế Mèn , Nhà Trò , câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình . Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn .
+Truyện Cây Khế : có nhân vật người anh, người em , con chim , câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh . Ý nghĩa câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng , thật thà .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- HS làm bài .
- Trình bày và nhận xét .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 3 đến 5 HS trả lời : Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật : em và người phụ nữ có con nhỏ . Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ . Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc , thiết thực vì cô đang mang nặng . 
- Lắng nghe .
Tuần :1 
 NHẬN VẬT TRONG CHUYỆN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ( đủ dùng theo nhóm 4 HS ) , bút dạ .
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
( con người , đồ vật , cây cối ,)
Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 , SGK .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm từng HS . 
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì ?
- Giới thiệu : Vậy nhân vật trong truyện chỉ đối tượng nào ? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì ? Cách xây dựng nhân vật trong truyện như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó .
 b) Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Các em vừa học những câu chuyện nào ?
 Chia nhóm , phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành .
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung để có lời giải đúng .
- Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
- Giảng bài : Các nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật , đồ vật , cây cối đã được nhân hóa . Để biết tính cách nhân vật đã được thể hiện như thế nào , các em cùng làm bài 2 .
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi .
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
- Nhận xét đến khi có câu trả lời đúng .
- Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật ấy ? 
- Giảng bài : Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ ,  của nhân vật .
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe . 
 d) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc nội dung .
- Hỏi :
+ Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào ?
+ Nhìn vào tranh minh họa, em thấy ba anh em có gì khác nhau ?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi .
+ Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy ?
+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy ?
+ Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? 
Vì sao ? 
- Giảng bài : Hành động của các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình . 
Ni-ki-ta : ích kỉ , chỉ nghĩ đến ham thích của mình , ăn xong là chạy tót đi chơi .
Gô-ra : láu cá, lén hắt những mẫu bánh vụn xuống đất để không phải dọn .
Chi-ôm-ca : thì chăm chỉ và nhân hậu . Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu bánh vụn cho chim bồ câu .
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi : 
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ? 
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ? 
-GV kết luận về hai hướng kể chuyện . Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể chuyện theo một hướng .
- Gọi HS tham gia thi kể . Sau mỗi HS kể ,GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm từng HS . 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ .
- Dặn dò HS về nhà viết lại câu chuyện mình vừa xây dựng vào vở và kể lại cho người thân nghe . 
- Nhắc nhở HS luôn quan tâm đến người khác .
- 2 HS trả lời .
- 2 HS kể chuyện .
- Lắng nghe .
- Là chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Truyện : D ... HS
* Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương 
GV nhận xét
Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
Trong tiết TLV kết thúc tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Tiết luyện tập miêu tả đồ vật các em học hôm nay yêu cầu các em chuyển dàn ý đã lập được trong tiết học trước thành một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
2. Hướng dẫn :
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài
GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài văn.
+ Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn,thân bài, kết bài):
Chọn cách kết bài
+ Hoạt động 2: HS viết bài 
- GV tạo không khí nghiêm túc, yên tĩnh cho HS viết.
C. Củng cố – dặn dò
- GV thu bài. Yêu cầu những HS nào chưa hài lòng với bài viét có thể về nhà viết lại lần thứ hai, nộp thêm cho GV trong tiết học tới.
 Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đô vật 
- 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em (em đã viết vào vở ở nhà).
- 2 HS đọc dàn ý tả đồ chơi của em (tiết TLV kết thúc tuần 15).
- 2 HS đọc đề bài.
- Cả lớp mở vở, đọc thầm dàn ý em đã chẩn bị tuần trước.
- Cả lớp đọc phần gợi ý trong SGK (các mục 2, 3, 4).
* 1 HS đọc a và b trong SGK.
* 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình – cách trực tiếp (VD: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông).
* 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình – cách gián tiếp (VD: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con giá thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay).
1 HS đọc M trong SGK.
1 HS trình bày mẫu thân bài của mình (VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt một bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn).
* 1 HS trình bày mấu cách kết bài kiểu tự nhiên. (VD: ôm chú gấu như một cụ bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu).
* 1 HS trình bày mẫu cách kết bài kiểu mở rộng (VD: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi).
- HS viết bài.
Tuần: 17 – 2 
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. KTBC:
-Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà emthích.
-Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
3 Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Hỏi: Bài văn miêu tả gồm có những phần nào?
-Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Lớp chúng ta cùng thi đua xem bạn nào viết văn hay nhất.
 b) Tìm hiểu ví dụ:
 Nhận xét 1,2,3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143, 144, SGK. Yêu cầu HS theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+Đoạn 1: (mở bài): Cái cối xinh xinh  đến gian nhà trống. (Giới thiệu về cái cối được tả trong bài).
+Đoạn 2: (Thân bài): U gọi nó là cái cối tânđến cối kêu ù ù. (Tả hình dáng bên ngoài của cái cối).
Đoạn 3: (Thân bài) :Chọn được ngày lành tháng tốt  đến vui cả xóm. (Tả hoạt động của cái cối).
+Đoạn 4: (Kết bài): Cái cối xay cũng như  đến dõi theo từng bước anh đi. (Nêu cảm nghĩ về cái cối).
-Hỏi: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+Nhờ đâu em nhận biết được đoạn văn có mấy đoạn.
 * Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
 * Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài.
-Gọi HS trình bày.
-Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng.
a. Bài văn gồm có 4 đoạn:
+Đoạn 1: Hồi học lớp 2đến một cây bút máy bằng nhựa.
+Đoạn 2: Cây bút dài gần 1 gang tay đến bằng sắt mạ bóng loáng.
+Đoạn 3: Mở nắp ra , em thấy ngòi bút đến trước khi cất vào cặp.
+Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi đến bác nông dân cày trên đồng ruộng.
b. Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút.
c. Đoạn 3: Tả cái ngòi bút.
d. Trong đọan 3:
-Câu mở đoạn:Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ không rõ.
-Câu kết đoạn :Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
-Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS sử dụng ngòi bút.
 Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc HS.
+Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết từng bộ phận, không viết hết bài.
+Quan sát kĩ về: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, những đặt điểm riêng mà cây bút của em không giống cái bút của bạn.
+Khi tả, cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cây bút.
-Gọi HS trình bày, GV chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm đối với những HS viết tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Mỗi đoạn văn miêu tả có những ý nghĩa gì?
+Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
-Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp BT2 và quan sát kĩ chiếc cặp sách của em.
-Nhận xét tiết học.
Hát
HS nghe
-Bài văn miêu tả gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp teo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn.
-Lần lượt trình bày.
-Đoạn văn miêu tả đồ vật thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.
-3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu của bài.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì đánh dấu vào PBT.
-Tiếp nối nhau thực hiện từng yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- HS Tự viết bài.
- 5 HS trình bày.
-Hs trả lời 
-HS nghe
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I 
I. Mục tiêu:
-Møc ®é yªu cÇu vỊ kÜ n¨ng ®äc nh­ ë tiÕt 1.
-BiÕt lËp dµn ý cho bµi v¨n miªu t¶ mét ®å dïng häc tËp ®· quan s¸t; viÕt ®­ỵc ®o¹n më bµi theo kiĨu gi¸n tiÕp; kÕt bµi theo kiĨu më réng (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
 c) Ôn luyện về văn miêu tả:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc nhở HS.
 +Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
 +Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
 +Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
-Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng.
 1.Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới, (do ông tặng nhân dịp sinh nhật, )
 2.Thân bài: 
-Tả bao quát bên ngoài.
 +Hình dạng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên, 
 +Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay.
 +Màu nâu đen (xanh, đỏ, ) không lẫn với bút của ai.
 +Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ), đậy rất kín.
 +Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, em bé, con gấu, )
 +Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ)
-Tả bên trong:
 +Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
 +Nét trơn đều, (thanh đậm).
 3. Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
-Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
3.Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
-3 HS trình bày.
-3 HS trình bày.
 Ví dụ:
1. Mở bài gián tiếp:
¶ Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
¶ Sách, vở, bút, mực,  là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
2. Kết bài mở rộng:
 Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên vặn nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 TAP LAM VANHKINT2.doc