Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5

I. MĐYC: - Đọc lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ và tính cách của từng

 nhân vật.

 - Hiểu được từ ngữ trong bài

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa

 bỏ áp bức bất công.

II. Đồ dùng: -Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”

 - Bảng phụ ghi đoạn văn “Năm trước.kẻ yếu”

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

B. Bài mới:

 1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học:

- Chủ điểm: thương người như thể thương thân

- Bài học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 721Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai 11/ 9 /2006
TẬP ĐỌC
 Tiết 1: Bài DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MĐYC: - Đọc lưu loát toàn bài.
 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ và tính cách của từng 
 nhân vật.
 - Hiểu được từ ngữ trong bài
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa 
 bỏ áp bức bất công.
II. Đồ dùng: -Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
 - Bảng phụ ghi đoạn văn “Năm trước....kẻ yếu”
III. Các hoạt động dạy học: 
Bài cũ:
Bài mới:
	1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học:
Chủ điểm: thương người như thể thương thân
Bài học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
	2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Đ1: Hai dòng đầu (Vào câu chuyện)
- Đ2: Năm dòng tiếp (hình dáng nhà Trò)
- Đ3: Năm dòng tiếp (lời nhà Trò)
- Đ4: Còn lại (hành động nghĩa hiệp của nhà Trò)
* Phát âm: nhà Trò, ngắn chùn chùn, gầy yếu, thâm dài.
* Giải nghĩa từ: SGK/5
Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức khó coi.
Thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ, không ai bầu bạn.
b/ Tìm hiểu bài:
- Dế Mèn qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê của chị nhà Trò. Thân hình bé nhỏ, gầy yếu...cánh mỏng, ngắn chùn chùn. Trước đây mẹ con có vay lương ăn của bọn nhện... đe bắt ăn thịt.
 Hình dáng và hoàn cảnh của chị nhà Trò.
-Em đừng sợ...kẻ yếu" lời nói dứt khoát mạnh mẽ"nhà Trò yên tâm, cử chỉ: xoè cả hai càng ra" hành động bảo vệ che chở" dắt nhà Trò đi.
- Dế Mèn: dũng cảm, che chở, bảo vệ nhà Trò; nhà Trò; gợi hình ảnh một cô gái yếu đuối, đáng thương.
 Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn.
 Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu -> xóa bỏ áp bức bất công.
c/ Đọc diễn cảm
- Cách thể hiện:
+ Đọc chậm đoạn tả hình dáng nhà Trò; đọc lời kể hình dáng nhà Trò với giọng đáng thương.
+ Lời nói của Dế Mèn giọng cần mạnh mẽ, thái độ kiên quyết...
- Đọc diễn cảm đoạn “Năm trước...kẻ yếu”
- Học sinh đọc nối tiếp
- 1 học sinh đọc, Lớp đọc thầm.Trả lời câu hỏi:
- Dế Mèn gặp nhà Trò trong hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà Trò rất yếu? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? 
 Ý đoạn?
1 học sinh đọc đoạn còn lại, đọc thầm, TLCH:
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích?
- Ý đoạn
- Nội dung của bài văn là gì?
- Đọc nối tiếp
- Nhóm đôi – cá nhân 
3/ Củng cố, dặn dò : Nội dung của bài văn là gì ? 
 Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu->Xoá bỏ áp bức bất công.
 Chuẩn bị: Mẹ ốm
 -------------------------------------------
KỂ CHUYỆN 
Tiết 1:	Bài: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. MĐYC:
	1/ Rèn kỹ năng nói: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh kể lại được câu chuyện, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Ngoài việc giải thích về sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những người giàu lòng nhân ái và họ ắt sẽ được đền đáp xứng đáng.
	2/ Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá xứng đáng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh về hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
1/ Giáo viên kể chuyện:
- Kể lần 1:
+ Cầu phúc: cầu xin được hưởng điều tốt lành.
+ Giao Long: loài rắn lớn, còn gọi là thuồng luồng.
+ Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết.
+ Bâng quơ: không đâu vào đâu, không có cơ sở để tin tưởng.
- Kể lần 2: Kết hợp tranh
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể trong nhóm
- Thi kể chuyện
 Ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích về sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Lắng nghe
- Nghe, quan sát tranh 
- Đọc nối tiếp các yêu cầu của BT
- Kể trong nhóm, cá nhân -> ý nghĩa câu chuyện
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Câu chuyện gợi cho em điều gì?
 - Chuẩn bị: Nàng tiên ốc
 Thứ ba 12 / 9/2006
TẬP LÀM VĂN
 - Tiết 1: Bài: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
I. MĐYC:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn KC. 
- Phân biệt được loại văn KC với những loại văn khác.
II. Đồ dùng:
- 4 tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (nhận xét)
- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: sự tích hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
1/ Phần nhận xét:
*Bài 1 :
- Học sinh kể lại câu chuyện”sự tích hồ Ba Bể”
a/ Câu chuyện có những nhân vật: bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội (nhân vật phụ)
b/ Các sự việc xảy ra và kết quả:
- Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng Phật -> không ai cho.
- Hai mẹ con bà góa cho bà cụ ăn xin ngụ trong nhà.
- Đêm khuya bà cụ hiện hình thành một con Giao Long.
- Sáng sớm bà cụ cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu.
- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà góa chèo thuyền, cứu người.
c/ Ý nghĩa câu chuyện: như KC
* Bài 2:
- Bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thi ca.
" Bài hồ Ba Bể không phải là bài văn KC mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
* Bài 3:
Theo em, thế nào là kể chuyện?
2/ Ghi nhớ:
 Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
3/ Luyện tập:
* Bài 1:
Chú ý: Cần xác định nhân vật câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ.
- Chuyện cần nói lên được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ.
- Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Thi kể
* Bài 2:
- Nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ.
- Ý nghĩa: quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp 
- Lắng nghe, nhận xét
- Nhóm
- Thảo luận 3 yêu cầu của BT
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Theo dõi ở SGK -> trao đổi nhóm đôi.
TLCH: Bài văn có nhân vật không? Có các sự việc xảy ra với các nhân vật không?
-Nhóm đôi
Thảo luận -> nêu ý kiến
-Kể nhóm đôi
- Theo dõi -> nhận xét
- Làm việc cá nhân
- Nêu nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
4/ Củng cố, dặn dò:
Thế nào là kể chuyện ?
Chuẩn bị : Nhân vật trong truyện.
 ______________________________
 CHÍNH TẢ
 - Tiết 1: Bài: Nghe - viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
I. MĐYC:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- Làm đúng BT phân biệt những tiếng có vần an/ang
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ ghi sẵn BT2b
III. Các hoạt động dạy học: 
 A. Bài cũ: 
 B.Bài mới :
1/ Hướng dẫn chính tả:
a/ Hướng dẫn từ khó: Đọc thầm, phát hiện từ khó
Cỏ xước - xước: x + ươc + /
Đá cuội - cuội: c + uôi +
 - Ngắn chùn chùn - chùn: 
b/ Viết chính tả:
c/ Chấm, chữa bài: 7 – 10 vở
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2b: 
Kết quả: ngan, dàn, ngang, giang, mang, ngang
* Bài 3a: Giải câu đố - La bàn
- Viết bài
- KT chéo
- 6 học sinh đại diện hai dãy lần lượt điền vần thích hợp vào chỗ trống.
- Nhóm đôi - Trao đổi -> nêu ý kiến.
 3/ Củng cố, dặn dò:
Lưu ý một số lỗi học sinh còn mắc phải nhiều
Chuẩn bị : Mười năm cõng bạn đi học.
 ************************************
Thứ tư 13 /9/2006 
TẬP ĐỌC
 - Tiết 2: Bài: MẸ ỐM
I.MĐYC: 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng các từ , câu.
- Đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
II. Đồ dùng : 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc – Bảng phụ viết khổ thơ 4 + 5
III. Các hoạt động dạy và học : 
Bài cũ : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Gọi HS đọc bài + Trả lời câu hỏi ở SGK tr.15
Bài mới:
1.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc :
- Phát âm : cơi trầu, sớm trưa, đau buốt, nghỉ hơi đúng ở một số câu thơ – Truyện Kiều/gấp lại... Cánh màn/ khép lỏng ....
- Giải nghĩa từ : SGK/10
* Truyện Kiều : Truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thúy Kiều.
 b. Tìm hiểu bài : Mẹ bạn nhỏ bị ốm: Lá trầu khô vì mẹ không ăn được, truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm được.
- Cô bác xóm làng đến thăm : người cho trứng, người cho cam..
+ Bạn nhỏ xót thương mẹ : ...nắng mưa; cả đời....tập đi; vì con....nếp nhăn.
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoe û- Con mong mẹ khoẻ dần dần.
+ Bạn nhỏ làm mọi việc để mẹ vui: Ngâm thơ, KC, múa ca..
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình 
Mẹ là đ/nước, tháng ngày của con
-Tình cảm yêu thương sâu sắc,sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
2.-Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL :
* Cách thể hiện : 
+ Khổ 1,2 : Giọng trầm buồn
+ Khổ 3 : Giọng lo lắng
+ Khổ 4+5 : Giọng vui hơn khi mẹ đã đỡ
+ Khổ 6,7 : giọng thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ
+ Đọc diễn cảm khổ 4-5 – Thi đọc thuộc lòng
HS đọc nối tiếp
-Đọc khổ 1+2, TLCH: Em hiểu những câu thơ “Lá tr ... c kĩ: luộc : l + uôc +.
 Kĩ: k + i + 
- thóc giống :
 Giống : gi + ông + ‘
- dõng dạc 
 Dạc : d + ac + .
- truyền ngôi
 Truyền : tr + uyên + dấu huyền
 b. Viết chính tả
 c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 - Bài 2b/48 
 *Kết quả: chen chân, len qua, leng keng, áo len, màu đen, khen em
 - Bài 3a: 
Lời giải : Con nòng nọc
-Đọc -> phát hiện từ khó -> viết bảng con
Viết bài
Kiểm tra chéo
Làm việc theo nhóm- trình bày kết quả
Giải đáp cá nhân.
4.. Củng cố dặn dò:
- Lưu ý một số lỗi học sinh mắc phải nhiều.
- Chuẩn bị: Người viết truyện thật thà 
 ---------------------------------------------------------
Thứ tư 11/10/2006.
TẬP ĐỌC 
Tiết 10 : Bài: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài:
	+ Hiểu ý ngầm sau lời ngọt ngào của cáo và Gà trống
	+ Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
	+ Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồø dùng :
Tranh minh hoạ trong bài (SGK)
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Những hạt thóc giống
- Gọi 2 học sinh đọc bài + TLCH 1,2,3/SGK
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện? ( trung thực là đức tính quí báu của con người,...)
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : gà Trống và Cáo
2. HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: 
a. Luyện đọc :
- Đ1 :”Nhác trông...tình thân”
- Đ2”Nghe lời....tin này “
- Đ3 : Còn lại
- Phát âm : trông, vắt vẻo, quắp đuôi- Ngắt nhịp ở một số câu: Nhác trông/ vắt vẻo..
- Anh gà trống/ tinh ranh, lõi đời; Cáo kia / đon đả.... Kìa / anh bạn 
- Giải nghĩa từ : SGK/51
+ từ rày : ( từ nay )
+ thiệt hơn : tính toán xem lợi hay hại tốt hay xấu.
 b)Tìm hiểu bài : 
Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây. Cáo đon đả mời Gà xuống để báo một tin mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà xuống -> ăn thịt .
Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt gà. Cáo rất sợ chó săn.Tung tin này-> Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
Cáo khiếp sợ,hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng chạy. Gà khoái chí cười và Cáo chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại phát khiếp. Gà thông minh không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy để loan tin vui -> Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
Bài thơ khuyên ngnười ta đừøng vội tin những lời ngọt ngào. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Cách thể hiện : Toàn bài đọc với giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật. Gà thông minh, ăn nói ngọt ngào mà hù doạ được Cáo. Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi.
 - Đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 
 Học thuộc lòng 
-HS đọc nối tiếp
- Đọc thầm Đ1->TLCH: Gà trống đứng đâu, Cáo đứng ở đâu? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? Tin tức cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
Đọc thầm Đ2 -> TLCH : Vì sao gà không nghe lời Cáo ? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
-Đọc thầm đoạn còn lại-> TLCH : Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói? Thấy Cáo chạy, thái độ Gà ra sao? Theo em , gà thông minh ở điểm nào?
Đọc câu hỏi 4 – ý kiến
Đọc nối tiếp
Nhóm đôi -> cá nhân
Nhẩm HTL- cá nhân
3.Củng cố dặn dò : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?( luôn cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu cho dù đó là những lời nói ngọt ngào )
Chuẩn bị : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
 ---------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 9 Bài MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : trung thực-tự trọng
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu
II. Đồ dùng:
Kẻ bảng ở giấy khổ to để Hs làm BT1
Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Luyện tập về từ ghép và từ láy – Gọi HS làm bài tập 2 và BT 3
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: MRVT: Trung thực – Tự trọng
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1 : 
 - Cùng nghĩa với từ “trung thực” thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay thật, chân thật...
- Trái nghĩa với từ” trung thực” : dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc...
 Bài 2 : Đặt câu
 Ví dụ : - Vẻ mặt cậu ấy trông rất thật thà
 - Cáo gian manh nhưng cũng không qua được mắt gà trống
 Bài 3 : Ý đúng là ý c
 Bài 4 : 
 Các thành ngữ, tục ngữ a,c,d : nói về tính trung thực
 Các thành ngữ , tục ngữ b,c : nói về lòng tự trọng 
Làm việc nhóm đôi
Vở BT
Làm việc nhóm đôi
+ Thảo luận-> chọn đáp án đúng
Phiếu bài tập
Trao đổi-> ý kiến
3. Củng cố, dặn dò: Em thích câu tục ngữ nào nhất ? Vì sao?
Chuẩn bị: Danh từ
 ______________________
Thứ năm 12/10/2006 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 10 Bài DANH TỪ 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người,vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm, biết đặt câu với danh từ.
II. Đồ dùng:
- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 – 2 ( Phần nhận xét)
- Tranh ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ (Phần nhận xét).
- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( Luyện tập)
III. Hoạt động dạy học:
Bài mới
1. Giới thiệu bài: Danh từ
2. Phần nhận xét :
 + Bài 1 : Các từ chỉ sự vật: truyện cổ, cuộc sống,tiếng,xưa, cơn,nắng, mưa, con, sông,vàng, dừa, đời, cha ông, con, sông, chân trời, truyện cổ, ông cha.
Lưu ý : 
 + Danh từ chỉ khái niệm : biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn được.
 + Danh từ chỉ đơn vị : biểu thị những đơn vị được dùng để tính đến sự vật ( Ví dụ : tính mưa bằng cơn, tính dừa bằng rặng hay cây...)
 3. Ghi nhớ Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người,vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
4.Luyện tập:
 * Bài 1 : Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng
 *Bài 2 : Đặt câu
 Ví dụ : Bố em rất giàu kinh nghiệm về trồng cây ăn quả.
 Điểm đáng quí ở cô ấy là tính trung thực, thật thà.
-Làm việc theo nhóm
-Thảo luận tìm ra các từ chỉ sự vật trong từng câu
- Bổ sung BT2:
+Từ chỉ người: ông , cha, cha ông
+ Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
+ Từ chỉ hiện tượng: mưa nắng
+ Từ chỉ khái niệm: cuộc sống,truyện cổ, tiếng xưa, đời.
+ Từ chỉ đơn vị : cơn, con,cây...
Căn cứ BT2-> trao đổi,nêu định nghĩa danh từ
Vở BT
Vở BT
* Đặt câu với 1 từ ở BT1-> đọc nối tiếp câu văn mình đặt
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là danh từ ?
- Chuẩn bị: Danh từ chung và danh từ riêng.
 ___________________________________
Thú sáu 13/10/2006
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 10 - Bài : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện	 
II. Đồø dùng :
 - Phiếu khổ to thể hiện nội dung BT1,2,3 ( Phân nhận xét)
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Kiểm tra – Trả bài – Nhận xét
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
2 .Phân nhận xét:
 Bài 1 : Những sự việc-> cốt truyện” Những hạt thóc giống”
- Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi , nghĩ ra kế : luộc thóc chín rồi giao cho dân chúng giao hẹn: ai thu hoạch nhiều thóc sẽ truyền ngôi ( 3 dòng đầu)
- Chú bé Chôm gieo trồng-> không nảy mầm ( 2 dòng tiếp)
- Chôm dám tậu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người ( 8 dòng tiếp)
- Vua khen ngợi Chôm trung thực, truyền ngôi cho Chôm ( 4 dòng còn lại)
 Bài 2 :
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
 Bài 3 :
- Mỗi đoạn văn trong bài văn KC : kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- hết một đoạn văm, cần chấm xuống dòng.
3. Ghi nhớ : SGK/54
4. Luyện tập
 Gợi ý : câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa thật thà, trung thực. Đoạn 1 và 2 đã viết hoàn chỉnh.
Đoạn 3 chỉ có phần mở đầu, kết thúc chưa có phần thân đoạn. Các em phải viết bổ sung phần thân đoạn -> hoàn chỉnh đoạn 3 .
-Thực hành 
Làm việc theo nhóm – Thảo luận-> trình bày những sự việc tạo thành cốt truyện” Những hạt thóc giống” và phát hiện mỗi sự việc được kể trong đoạn nào?
Các nhóm thảo luận-> tìm ra dấu hiệu chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn.
+Dựa vào BT1 và BT2 các nhóm thảo luận -> rút ra nhận xét.
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn KC kể điều gì?
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào ?
Đọc ở SGK
Làm việc cả lớp:
+ câu chuyện kể lại chuyện gì ?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh , đoạn nào còn thiếu.
+ Đ1 kể sự việc gì ? Đoạn 2 kể sự việc gì ?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào? Phần thân đoạn theo em kể chuyện gì?
 Vở BT
5. Củng cố dặn dò : Em hiểu đoạn văn trong bài văn kể chuyện như thế nào ?
Chuẩn bị : Trả bài văn Viết thư .

Tài liệu đính kèm:

  • docTV T 1-5.doc