Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4

Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4

tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2: TẬP ĐỌC

 THƯ THĂM BẠN

 A)Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Quách Tuấn Lương, lũ lụt, xả thân, quyên góp

 - Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục

 - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm bạn bè, thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.

B) Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 69 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 3 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Soạn 15/9/2007 Ngày giảng thứ 2/17/9/2007
tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC
 THƯ THĂM BẠN
 A)Mục tiêu: 
	- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Quách Tuấn Lương, lũ lụt, xả thân, quyên góp
	- Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục
 - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm bạn bè, thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
B) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
 II- Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc bài : “Truyện cổ nước mình + trả lời câu hỏi.
GV nhận xét – ghi điểm
III- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Treo tranh minh họa tập đọc và hỏi HS
- Bức tranh vẽ gì?
2. Nội dung bài
a. Luyện đọc:
 - GV : bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
 - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS đọc từ khó
 + Nêu chú giải
 -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
 + Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Bạn Hồng đã mất mát đau thương gì?
+ Em hiểu : Hy sinh có nghĩa là gì ?
+ Đoạn 1nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? 
+ Những câu nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng lũ?
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
+ Em hiểu "Bỏ ống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 3 ý nói gì?
- Gọi HS đọc hai câu mở đầu và câu kết thúc và trả lời câu hỏi ?
+ Những dòng mở đầu và kết thúc có tác dụng gì?
+ Nội dung bài nói với chúng ta điều gì?
-Gv ghi ý nghĩa lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
- Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người NTN?
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Người ăn xin”
+ Nhận xét giờ học
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
+ Bức tranh vẽ cảnh một bạn nhỏ đang ngồi viết thư dõi theo mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt 
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- 2 em 
+1 em nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Không, Lương chỉ biết Hồng từ khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng
- Ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi.
- Hy sinh: chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy cái sống cho người khác
1.Nơi bạn Lương viết thư và lý do viết thư cho Hồng.
-1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi.
+ Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết Ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi Ba của Hồng đã ra đi mãi mãi.
 + Chắc là Hồng cũng tự hào..nước lũ.(Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm)
2.Những lời động viên an ủi của Lương đối với Hồng.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ khắc phục thiên tai. Trường của Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt.
+ Lương gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống tiết kiệm từ bấy lâu nay.
+ Bỏ ống: dành dụm, tiết kiệm
3. Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào vùng lũ lụt.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
+ Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư.
Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
HS ghi vào vở – nhắc lại 
- 3 HS đọc nối tiếp bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- nghe
- HS luyện đọc theo cặp
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
 -Lắng nghe
 -Ghi nhớ
Tiết 3 :TOÁN 
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( Tiếp theo)
 A) Mục tiêu:
	- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp, củng cố về cách dùng bảng thống kê.
	- Thành thạo khi đọc, viết về các số đến hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
 B) Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ, nội dung bài tập 1.
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của trò
I-.ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
II- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS đọc số: 342 100 000 
834 000 000
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS
III- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2.Nội dung bài
* Hướng dẫn đọc và viết số:
-GV đưa ra bảng số YC-HS viết số.
và đọc số
GV hướng dẫn HS đọc số: Tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu rồi đọc theo thứ tự từ trái sang phải.
GV ghi thêm vài số và cho HS đọc: 
217 563 100 ; 456 852 314.
3. Luyện tập: 
Bài 1: (15) Viết và đọc số theo bảng
 + 32 000 000 + 834 291 712
+ 32 516 000 + 308 250 705
+ 32 516 497 + 500 209 037
GV nhận xét chung.
Bài 2: (15) đọc các số sau
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số.
7 312 836 
57 602 511 
 351 600 307 ; 
900 370 200 
 400 070 192
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: (15) viết các số sau
- GV đọc các số cho HS viết
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4: (15)
Yêu cầu HS xem bảng sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Số trường Trung học cơ sở là bao nhiêu?
+ Số học sinh Tiểu học là bao nhiêu?
+ Số giáo viên trung học là bao nhiêu?
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm 
4. Củng cố – dặn dò:
 - Hôm nay học bài gì?
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập
”- GV nhận xét giờ học.
 Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
+ 342 100 000 : Ba trăm bốn mươi hai triệu , một trăm nghìn.
+ 834 000 000 : Tám trăm ba mươi tư triệu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết số: 342 157 413
- Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba.
- HS theo dõi và nhắc lại cách đọc.
- HS đọc, nêu cách đọc.
- đọc 
- HS viết số vào bảng và đọc số đã viết
+ Ba mươi hai triệu
+ Ba mươi hai triệu năm trăm mươi sáu nghìn, bốn trăm chín mươi bảy.
- HS chữa bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc số.
+ Bảy triệu, ba trăm mười hai nghìn, tám trăm ba mươi sáu.
+ Năm mươi bảy triệu, sáu trăm linh hai nghìn, năm trăm mười một.
+ Ba trăm năm mươi mốt triệu, sáu trăm nghìn, ba trăm linh bảy.
+ Chín trăm triệu, ba trăm bảy mươi nghìn, hai trăm.
+ Bốn trăm triệu, không trăm bảy mươi nghìn, một trăm chín mươi hai
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nối tiếp lên viết số:
 + 10 250 214
 + 213 564 888
 + 400 036 105
 + 700 000 231
Tiểu học
TH CS
THPT
Số trường
14 316
9 873
2 140
Số HS
8350 191
6 612 099
2 616 207
Số HS
362 627
280 943
98 714
- HS chữa bài vào vở
- Số trường trung học cơ sở là 9 873 trường.
- Số học sinh Tiểu học là 8 350 191 em.
- Số giáo viên trung học là 98 714 người.
- Nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( Tiết 1)
 A)Mục tiêu: Học song bài này H có khả năng .
 1, Nhận thức được 
 	 -Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập cần có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
 2,Biết xác định những khó khăn trong cuộc sống và học tập của bản thân và cách khắc phục
 	-Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn 
3,Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong CS và trong HT
 B) Đồ dùng dạy - học 
 -Thầy:tranh minh hoạ, bảng phụ giấy mầu.
 -trò: đồ dùng học tập.
 C) Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
 I- Ổn định tổ chức 
 II- KTBC-
 Nêu ghi nhớ "Trungng thực "
 III- Bài mới 
1. Giới thiệu- ghi đầu bài 
a,Hoạt động 1:
*Mục tiêu: hiểu được nội dung câu chuyện và kể lại được câu chuyện 
 -G đọc câu chuyện ‘’một H nghèo vượt khó ‘’
 -Thảo gặp phải những khó khăn gì ?
 -Thảo đã khắc phục ntn?
 -Kết quả HT của bạn ra sao ?
 -Trước những khó khăn trong cuộc sống bạn Thảo đã làm gì để có kết quả HT như vậy ?
 -Nếu bạn Thảo không khắc phục được những khó khăn đó điều gì sẽ xảy ra ?
 -Trong cuộc sống khi gặo những điều khó khăn ta nên làm gì ?
 -Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì ?
*G: để học tốt chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt qua những khó khăn tục ngữ đã có câu’’có chí thì nên ‘’
b,Hoạt động 2: Em sẽ làm gì ?
*Mục tiêu: Biết tìm ra những hành vi thể hiên sự kiên trì bền bỉ trong học tập .
 -H đọc yêu cầu của bài rồi làm bài tập 
 -Gọi đại diện nhóm báo cáo 
 -Y/c các nhóm giải thích cách giải quyết .
-Tìm hiểu câu chuyện 
 -H lắng nghe và thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi .
 -Nhà xa trường, nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu luôn.Thảo phải làm việc nhà giúp bố mẹ .
 -Sáng đi học, chiều ở nhà làm giúp bố mẹ những việc nhà.Không có thời gian học nên tập trung học ở lớp.Sáng dậy sớm xem lại bài . -Bạn đã đạt H giỏi suốt những năm học lớp 1,2,3
 -Bạn thảo đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn đó để tiếp tục học tập .
 -Bạn Thảo có thể bỏ học (đó là điều không tốt, cha mẹ sẽ buồn, cô giáo và các bạn cũng rất buồn )
-Khi gặp những khó khăn chúng ta cần phải vượt qua để tiếp tục đi học.
-Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt .
-Thảo luận nhóm 4-làm bài tập .
-Ghi dấu :
+cách giải quyết tốt.
+giải quyết chưa tốt 
+Nhờ bạn giảng bài hộ em.
 -Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì?
c,Hoạt động 3 : liên hệ bản thân.
*Mục tiêu: Biết nêu ra được những khó khăn mình thường gặpvà cách giải quyết các khó khăn đó.
 -Kể những khó khăn trong học tập mà mình đã giải quyết được ?
 -Kể những khó khăn chưa có cách giải quyết ?
 -G bổ sung
 -TK-ghi nhớ 
4,Củng cố dặn dò 
-Để học tập tốt em phải làm ... 1 yến = 10 kg
1 kg = 10 hg = 1000 g
1 hg = 10 dag = 100 g
1 dag = 10 g
1g
- HS lần lượt lên bảng làm bài:
a. 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag
 10 g = 1 dag 10 dag = 1 hg
b. 4 dag = 40 g 3 kg = 30 hg
 8 hg = 80 dag 7 kg = 7000 g
 2 kg 300 g = 2 300 g
 2 kg 30 g = 2 030 g 
- HS nhận xét, chữa bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở:
 380 g + 195 g = 575 g
 928 dag - 274 dag = 654 dag
 452 hg x 3 = 1 356 hg
 768 hg : 6 = 128 hg
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
5 dag = 50 g 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg
8 tấn < 8 100kg 3 tấn 500 kg = 3 500 kg
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc đề bài , 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số bánh nặng là:
150 x 4 = 600 ( g )
Số kẹo nặng là:
200 x 2 = 400 ( g )
Số bánh và kẹo nặng là:
600 + 400 = 1 000 ( g ) = 1 ( kg)
 Đáp số : 1 kg
- HS chữa bài vào vở.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 Tiết 2: Luyện từ và câu
 Tiết 8: luyện tập về từ ghép và từ láy
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
2) Kỹ năng: Xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép, từ láy. Nắm chắc được từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
3) Thái độ: Hs có ý thức trong học tập, yêu thích bộ môn.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, một vài trang từ điển, bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn 2 bảng phân loại của bài tập 2, 3 để hs làm bài.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:	
Giảng giải, đàm thoại, phân tích, luyện tập, thảo luận...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) ổn định tổ chức:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs trả lời câu hỏi:
- Thế nào là từ ghép? cho ví dụ ?
- Thế nào là từ láy? cho ví dụ?
- GV n xét và ghi điểm cho hs.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Tìm hiểu bài:
*Phần nhận xét:
Bài tập 1:
Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs thảo luận nhóm 3 và trả lời câu hỏi:
+ Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung).
+ Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?
GV n xet câu trả lời của hs.
Bài tập 2:
Gọi hs đọc y/c và nội dung.
Gợi ý: Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có 2 loại:
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
- GV phát phiếu cho từng nhóm, trao đổi và làm bài.
- Nhóm nào xong trước dám phiếu lên bảng, các nhóm khác n xét bổ sung.
- GV n xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
Tõ ghÐp ph©n lo¹i
Tõ ghÐp tæng hîp
®­êng ray, xe ®¹p, tµu ho¶, xe ®iÖn, m¸y bay
Ruéng ®Êt, lµng xãm, nói non, gß ®ång, bê b·i, h×nh d¹ng, mµu s¾c.
- GV có thể hỏi thêm:
+ Tại sao em lại xếp “tàu hoả” vào từ ghép phân loại?
+ Tại sao “núi non” lại là từ ghép tổng hợp?
- GV n xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài.
Bài tập 3:
Gọi hs đọc y/c và nội dung.
GV gợi ý: Muốn làm đúng bài tập này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào? (lặp âm đầu, lặp phần vần hay cả âm đầu và vần).
- Phát phiếu, bút dạ và y/c hs làm việc trong nhóm.
- Các nhóm làm xong lên trình bày trên bảng, các nhóm khác nxét, bổ sung.
- GV n xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
- Y/c hs phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy.
- GV n xét, tuyên dương hs.
4) Củng cố - dặn dò:
Hỏi: - Từ ghép có những loại nào? cho ví dụ?
 - Từ láy có những loại nào? cho ví dụ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà học bài, làm lại bài 2, 3.
- Chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát, lấy sách vở bộ môn.
- Từ ghép gồm 2 tiếng có nghĩa trở nên ghép lại.
Ví dụ: xe đạp, học sinh, ô tô...
- Từ láy gồm 2 tiếng trở nên phối hợp theo cách lặp lại âm hay vần, hoặc lặp lại hoàn toàn cả phần âm lẫn phần vần.
VD: xinh xinh, xấu xa....
- Hs ghi đầu bài vào vở.
-1 , 2 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Từ “trái bánh” có nghĩa tổng hợp.
- Từ “bánh rán” có nghĩa phân loại.
- 2 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs lắng nghe.
- Các nhóm trao đổi và làm bài.
- Dán phiếu, n xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
- Vì tàu hoả chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thuỷ, tàu bay.
- Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất.
- 2 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
Hs lắng nghe.
- Hs trao đổi, thảo luận trong nhóm.
- Trình bày, n xét, bổ sung.
- Hs chữa bài (nếu sai).
- Nhút nhát
- Lạt xạt, lao xao.
- rào rào.
Ví dụ: 
Nhút nhát: lặp lại âm đầu nh.
Rào rào: lặp lại cả âm đầu và vần r và ao.
Hs nêu lại.
Hs Ghi nhớ.
 Tiết3: Lịch sử
 Bài 2 : 	Thứ 6.6.10 .2006
Nước Âu Lạc
 I , Mục tiêu : học xong bài này H biết :
 -Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang 
 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng 
 -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc 
 -Nguyên nhân thắng lợi , nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà 
 II, Đồ dùng dạy học 
 -Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ 
 -Hình trong SGK – Phiếu học tập 
 III, Phương pháp : Đàm thoại , quan sát , thực hành 
 IV, Các hoạt động dạy học 
 1, ổn định tổ chức 
 2, KTBC
 -Gọi H trả lời 
 -G nhận xét 
 3, bài mới;
 -Giới thiệu bài.
1,Sự ra đời của nước Âu Lạc
 *, Hoạt động1: làm việc cá nhân.
 -G y/c H đọc SGK và làm bài tập sau
 -G HD H
 -G kết luận: cuộc sống của người Âu việt và người Lạc việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau .Thục phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh giặc ngoại xâm dựng nước âu lạc tự là An Dương Vương dời đô xuống cổ loa đông anh (HN ngày nay )
 -chuyển ý.
2,Những Thành Tựu Của Nước Âu Lạc
 *, Hoạt Động 2: Làm việc cả lớp.
 -Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
 -G nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (Qua sơ đồ)
 -Chuyển ý 
 3, Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà 
 -Hoạt động 3 :làm việc cả lớp 
 -YC H đọc đoạn trong SGK 
 -G đặt câu hỏi thảo luận 
 -Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại ?
 -Vì sao từ năm 179TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ?
 -G nhận xét 
 -G chốt lại 
 -Gọi H đọc bài SGK
4, Củng cố dặn dò 
 -Củng cố nội dung bài 
- Về nhà học bài – chuẩn bị bài sau 
-Hãy nêu sự ra đời của nước văn lang?
-Em hãy điền dấu X vào ô trống những điểm giống nhau của người Lạc việt và người Âu Việt.
+ Sống cùng trên một địa bàn 
+ Đều biết chế tạo đồ đồng
+ Đều biết rèn sắt
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- H lên bảng trình bày bài của mình
-H nhận xét bổ sung 
-H xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc 
-Kĩ thuật phát triển.Nông nghiệp tiếp tục pt.Đặc biệt là đã chế được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên An Dương Vương đã cho XD thành cổ Loa kiên cố .Là những thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc
-đọc từ 217 TCN ......phương Bắc
-H kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc 
-Do dân ta đồng lòng , đoàn kết , một lòng chống giặc có tướng chỉ huy giỏi , vũ khí tốt có thành luỹ kiên cố nên lần nào quân giặc cũng bị đánh bại 
-Triệu Đà đem quân xang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận phải nhẩy xuống biển tự tử . Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của bọn PK phương Bắc 
-H nhận xét bổ sung 
-H đọc bài học 
 Tiết 4: Kể chuyện
 Tiết 4: Thứ2.25.9.2006
Một nhà thơ chân chính
A,Mục đích yêu cầu:
 -Dựa vào lời kể của G và tranh minh họa, H trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện,kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 -Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi nhà thơ chân chính ,có khí phách cao đẹp,thà chết trên giàn lửa thiêu không chịu khuất phục cường quyền )
 -Chăm chú nghe cô kể, nhớ chuyện 
 -Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
B,Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh họa sgk, bảng phụ viết y/c 1(a,b,c,d)
C,Các hoạt động dạy học 
 I,ổn định tổ chức 
 II,KTBC
 -G nhận xét .
 III,Bài mới:
1,Giới thiệu câu chuyện 
2,G kể chuyện 
 -G kể lần 1: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
 -G kể lần 2.
3,Kể lại câu chuyện .
 a,Tìm hiểu câu chuyện 
 -Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
 -Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
 -Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người ntn?
 -Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
 b,Kể lại câu chuyện
4,HD H kể chuyện 
 -Y/c H dựa vào tranh ảnh minh hoạ kể chuyện trong nhóm.
 -G nhận xét 
 -Gọi H kể toàn bộ câu chuyện 
 -Nhận xét.Đánh giá .
 c,Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
 -Vì sao nhà vua hung bạo thế lại thay đổi thái độ?
 -Nhà vua khâm phục khí phách nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách?
 -Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
 -Gọi H nêu lại ý nghĩa
 -Tổ chức cho H thi kể
 -Nhận xét đánh giá 
IV,Củng cố dặn dò 
 -1 H kể và nêu ý nghĩa 
 -Về nhà kể lại cho người thân nghe, sưu tầm câu chuyện về tính trung thực.
 -CB bài sau.
-Một H kể chuyện đã nghe hoặc đã học .
-H chú ý nghe 
-H đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.
-Thảo luận nhóm 4.
-Báo cáo kết quả.
-Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
-Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản động ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài thơ hát. Vua ban lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
-các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
-Vì sao vua thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy nhất định không chịu nói sai sự thật.
-Thảo luận nhóm 4
-Báo cáo kết quả 
-4 H trong nhóm kể nối tiếp (2 lượt kể)
-2,3 H kể 
-H nhận xét 
-Vì nhà vua khâm phục khí phách nhà thơ.
-Nhà vua thực sự khâm phục khí phách của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật .
-Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục kính trọng và thay đổi.
-H nêu.
-H thi kể và nói ý nghĩa của truyện . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc