Giáo án môn học Tuần 6 - Lớp 4

Giáo án môn học Tuần 6 - Lớp 4

Tiết 1: CHÀO CỜ

 Tiết 2: TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

 A) Mục tiêu

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: An - đrây – ca,hoảng hốt, nức nở, nấc lên

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng vui, dí dỏm, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt

* Thấy được nỗi dằn vặt của An - đrây – ca, thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.

B) Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 6 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Soạn ngày 6/10/2007 Ngày dạy: thứ 2/8/10/2007
 Tiết 1: CHÀO CỜ
 Tiết 2: TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
 A) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: An - đrây – ca,hoảng hốt, nức nở, nấc lên
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng vui, dí dỏm, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt
* Thấy được nỗi dằn vặt của An - đrây – ca, thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.
B) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
II - Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS đọc bài : “ gà Trống và Cáo” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm 
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng
2. Nội dung bài.
a. Luyện đọc:
 - GV : bài chia làm 2 đoạn
 - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hs đọc từ khó
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Nêu chú giải
.- Gọi 1 HS khá đọc bài
-GV hướng dẫn -đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
 + Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu NTN?
+ An - đrây – ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ 
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
 -Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây – ca lúc đó như thế nào?
Oà khóc: khóc nức nở.
+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây – ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy được điều gì từ An - đrây - ca?
GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
GV đọc mẫu đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
IV) Củng cố– dặn dò:
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”
+ Nhận xét giờ học
2 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- 2 em tìm từ khó và đọc 
- HS luyện đọc theo cặp
+2 em nêu chú giải SGK.
.- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
- An - đrây – ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc, Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
1. An - đrây - ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- An-đrây–ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
- An - đrây – ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
Cậu bé An - đrây – ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS nghe - tìm từ thể hiện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 Tiết 3: TOÁN : LUYỆN TẬP
 A) Mục tiêu : Giúp học sinh:
-Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
-Thực hành lập biểu đồ.
 B) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3
D) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu – ghi đầu bài :
2. Nội dung bài
 * Hướng dẫn luyện tập :
 * Bài 1 : ( 33)
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : ( 33)Gọi HS nêu Y/ c của bài.
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 :
+ Nêu tên biểu đồ.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ?
* Chúng ta sẽ vẽ cột biểu đồ biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- Y/c HS đọc biểu đồ vừa vẽ.
+ Tháng nào bắt được nhiều cá nhất ? 
-Tháng nào bắt được ít cá nhất ?
+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng1, tháng hai bao nhiêu tấn cá ?
- Nhận xét chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Ta làm quen với mấy loại biểu đồ ? Đó là những loại biểu đồ nào ?
+ Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ ta phải làm gì ?
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
- Đọc kỹ biểu đồ dùng bút chì làm vào SGK.
+ Tuần 1 : ( sai ) vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng
+Tuần 2 : ( đúng ) vì 100m x 4 = 400m.
+ Tuần 3 : ( đúng ).
Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m.( Đ )
+ Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán dược ít hơn tuần đầu là 100m. ( S )
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa.
 Tháng 9 có 15 ngày mưa.
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
 15 - 3 = 12 ( ngày )
c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là :
 ( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 ( ngày )
- Biểu đồ : Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Của tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được : 2 tấn
 Tháng 3 tàu bắt được : 6 tấn
- HS chỉ vị trí sẽ vẽ.
-Nêu cách vẽ (bề rộng, chiều cao của cột ).
- 2 HS mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng.
- HS vừa chỉ vừa nêu.
- Tháng 3
- Tháng 2
- Nhiều hơn tháng 1 là : 6 – 5 = 1 ( tấn )
- Nhiều hơn tháng 2 là : 6 – 2 = 4 ( tấn )
- 2 loại biểu đồ.
+ Biểu đồ tranh vẽ.
+ Biểu đồ hình cột.
- Ta phải quan sát xem biểu đồ biểu diễn nội dung gì.
 Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 2)
 A) Mục tiêu
	-Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
	- ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
	- Biết nêu ý kiến, lắng nghe ý kiến bạn bè, người lớn và bày tỏ quan điểm
 B) Đồ dùng dạy - học 
 	- GV: Bảng phụ ghi tình huống 2, bìa 2 mặt xanh, đỏ
 	- HS: SGK, 
 C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
 I - Ổn định tổ chức
 II - KTBC
 -Trẻ em có quyền gì. Khi nêu ý kiến của mình phải có thái độ như thế nào?
 III - Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2. Nội dung bài
a,Hoạt động 1: Tiểu phẩm
*Mục tiêu: Biết đóng vai đúng các nhân vật trong tiểu phẩm qua tiểu phẩm biết cách bày tỏ ý kiến cảu mình.
 -H xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi.
*KL: 
b,Hoạt động 2: Trò chơi: Phỏng vấn.
*Mục tiêu: Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình đối với những vấn đề có liên quan đến cuộc sống.
 -Phỏng vấn về các vấn đề.
 -Tình hình vệ sinh trường em, lớp em
 +Những hành động mà em muốn tham gia ở trường lớp?
 +Những công việc mà em muốn làm ở trường.
+Những nơi em muốn đi thăm.
 +Những dự định của em trong mùa hè này.
 -Việc nêu ý kiến cảu các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những ĐKPT tốt nhất.
IV) Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học-cb bài sau
-Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến mình cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng lễ độ.
-Tiểu phẩm: “Một buổi tối trong GĐ bạn Hải”
-Do 3 bạn đóng: Các nhận vật: Bố Hoa. mẹ Hoa, và Hoa.
-Có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa.
-Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gđ như thế nào? ý kiến cảu bạn Hoa có phù hợp không?
-Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng viên.Người phỏng vấn)
+Mùa hè này em có dự định làm gì?
+Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội vì sao?
+Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội.
-Cảm ơn em.
-Những ý kiến của mẹ rất cần thiết
-Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo đ/k để các em pt tốt hơn.
-H đọc ghi nhớ
 Tiết 5: KHOA HỌC
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
A ) Mục tiêu: 
Sau bài học học sinh hiểu biết:
	- Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
	- Nêi ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
	- Nói về những điều cần chú y khi lựa chọn thức ăn, cách bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
 B) Đồ dùng dạy- học:
	- Hình trang 24 - 25 SGK, Phiếu học tập.
 - HS: SGK, vở ghi
 C ) Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – Ổn định tổ chức:
II – Kiểm tra bài cũ:
 Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch?
III – Bài mới:
 1. Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
 2. Nội dung bài
 a. Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
 + Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình?
- Hãy kể tên một số thức ăn bảo quản phơi khô?
 - Kết luận: Có nhiều cách giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu,các cách thông thường có thể làm ở gia đình là, thức ăn ở nhiệt độ thấpbằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô, hoạc ướp muối
 - Nhận xét, bổ sung.
 b. Hoạt động 2:
 *Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
 - Giáo viên giảng: Thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng cao là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu.
 + Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào?
 + Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- KL: 
-Nhận xét, ch ...  -Em đã được đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng và đọc những chuyện đó ở đâu?
 -G : Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người.
 -Các tiêu chí đánh giá.
 +ND câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm
 +Câu chuyện ngoài sgk: 3 điểm
 +Nêu đúng ý nghĩa: 1 điểm
 +Trả lời dược câu hỏi của bạn: 1 điểm
 b,Kể chuyện trong nhóm.
 c,Thi kể chuyện
 -Tuyên dương H thi kể hay
 IV) Củng cố dặn dò
-Về kể lại chuyện
-CB bài sau
 - Nhận xét giờ học
- 2HS kể.- Lớp nghe - nhận xét
-1 HS đọc đề bài
-4 HS đọc phần gợi ý
-Tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình
-Quốc trọng: “sự tích chim Cuốc”
-Mai An Tiêm: “Sự tích dưa hấu”
-Truyện cổ tích Vn...
-2 H đọc phần B.
-Kể theo nhóm 4
+H kể hỏi:
-...Bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
-...Chi tiết nào hay nhất?
-Câu truyện muốn nói với mọi người điều gì?
+H nghe hỏi:
-Nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
-Câu chuyện muốn nói điều gì với mọi người?
-H thi kể.
-Nhận xét bình chọn
 Tiết 5: ĐỊA LÍ
TÂY NGUYÊN
 A) Mục tiêu:
 sau bài học sinh có khả năng:
 	- biết và trình bày đượcnhững đặc điểm tiêu biểuvề dân cư, sinh hoạt trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên
 	- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên
 	- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
	- tôn trọng truyền thốngvăn hóa của các dân tộc Tây Nguyên
 B) Đồ dùng dạy - học
 	- Gv tranh ảnh
 	- HS: SGK , vở ghi
 C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC: 
 - Đọc thuộc bài học 
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tây Nguyên là nơi có nhiều dan tộc chung sống. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu các em một số dân tộc nơi đây cùng với nét sinh hoạt độc đáo của họ.
2. Nội dung bài:
a. Tây Nguyên - Nơi có nhiều dân tộc chung sống
- YC Hs đọc mục 1
- Theo em, dân cư tập cung ở Tây Nguyên có đông không và đó thường là người dân tộc nào?
- Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta thường gọi đó là vùng gì?
GV KL: Tây Nguyên - vùng kinh tế mới là nơi nhiều dân tộc chung sống. là nơi thưa dân nhất, 
b. Nhà rông ở Tây Nguyên
YC HS quan sát tranh TLCH
- Mô tả những đặc điểm nổi bật của nhà rông?
- Nhận xét trả lời của HS
c. Trang phục lễ hội 
 YC HS thảo luận về trang phục 
lễ hội của người dân Tây Nguyên
Nhận xét 
* Bài học : SGK
IV) Củng cố- dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau" bài 6"
 - Nhận xét giờ học 
 Hát đầu giờ
- 2 em 
- nghe
- 1 em 
- Dân cư ở Tây Nguyên không đôngvà thường là các dân tộc : Ê- đê, Gia- rai, Ba - na, xơ - đăng
- HS chỉ trên bản đồ vị chí các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên
- vùng kinh tế mới
- Thảo luận cặp đôi 
- Nhà rông là một ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu tre, nứa, mái nhà rông cao, to, nhà rông thường là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời
+ Trang phục : người ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố , nữ thường quấn váy trang phục đôi khi thường dược thêu hoavăn nhiều màu sắc, cả nam và nữ đều đeo vòng
+ Lễ hội: tổ chức vào mùa xuân hoặc mua thu
Hs đọc bài học
- Nhắc bài học
Soạn ngày 10/10/2007 Ngày dạy: thứ 6/12/10/2007
Tiết 1: MĨ THUẬT ( GV chuyên)
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
 A ) Mục tiêu:
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: “ Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giả dưới tranh, học sinh nắm được cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện “ Ba lưỡi rìu”.
 B ) Đồ dùng dạy- học:
 - Sáu tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Một tờ phiếu khổ to.
 C ) Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I - Ổn định tổ chức
 II - Kiểm tra bài cũ:
 + Đọc ghi nhớ: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
 III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2. Nội dung bài
- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: ( 64) Dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- Dán 6 tranh lên bảng 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*G/V: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Yêu cầu HS kể lại cốt truyện.
*Bài tập 2: ( 64) PT ý nêu dưới mỗi tranhthành một đoạn văn kể truyện
- G/V: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kỹ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì,ngoại hình nhân vật như thế nào? Chiếc rìu trong tranh là rìu gì? Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
*VD: Tranh 1.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? 
- Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
( Gv đặt câu hỏi gợi ý )
- Nhận xét, cho điểm học sinh
IV) Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
+ Viết lại câu chuyện vào vở.
+ Chuẩn bị bài sau
+ Nhận xét giờ học 
Hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
 - 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và đọc phần lời.
+ Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già ( tiên ông ).
+ Kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh
- 3 – 5 HS kể cốt truyện. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát và đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng trai nói: “ Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
* Các nhóm khác nêu các tranh còn lại.
- Mỗi nhóm cử 1HS thi kể 1 đoạn.
- 1 – 2 HS thi kể toàn chuyện. 
* Đoạn 2: 
- Cụ già hiện lên.
- Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai, chàng chắp tay cảm ơn.
- Cụ già râu tóc bạc phơ, vể mặt hiền từ.
* Đoạn 3:
- Cụ già vớt dưới sông lên 1 lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng ngồi trên bờ xua tay.
- Cụ bảo: “ Lưỡi rìu của con đây?” chàng trai nói: “ Đây không phải là lưỡi rìu của con”.
- Chàng trai vể mặt thật thà.
- Lưỡi rìu vàng sáng loáng.
* Tương tự HS kể đoạn 4, 5 ,6.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 3: TOÁN
PHÉP TRỪ ( GT: BT 4)
 A) Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Củng cố về kỹ năng thực hiện tính trừ (không nhớ và có nhớ) với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
- Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Luyện vẽ hình theo mẫu.
 B)Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
D) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách cộng 2 số tự nhiên ?
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu – ghi đầu bài 
2. Nội dung bài
a..Củng cố kỹ năng làm tính trừ
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/C 2 HS lên đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Gọi HS khác nhận xét.
+ Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? +Thực hiện p/t theo thứ tự nào ?
3.luyện tập :
* Bài 1 : ( 40) Đặt tính rồi tính
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : ( 40) Tính
- Cho 2 HS, mỗi HS đọc kết quả 1 phần, GV cho cả lớp nhận xét.
* Bài 3 : ( 40) 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò :
 - Hôm nay học bài gì?
 - Về làm bài trong vở bài tập
- chuẩn bị bài sau
.+ Nhận xét tiết học
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
a) 865 279 – 450 237 = ? 865 279
 - 
 450 237
 415 042
 b) 647 253 – 285 749 = ? 647 253
 - 
 285 749 
 361 504
+ Đặt tính các hàng đơn vị thẳng cột nhau.
+ Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 969 696
-
 656 565
 313 131
 987 864
-
 783 251
 204 613
a) 
 839 084
-
 246 937
 592 147
 628 450
-
 35 813
 592 637
b)
- HS tự làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng.
a) 48600 - 9455 = 39145
 65102 - 13859 = 51243
b) 80000 - 48765 = 31235
 941302 - 298764 = 642538
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt :
TP HCM
131 km
131 km
Nha Trang
1 730 km
? km 
 HN
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Bài giải :
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số : 415 km
- Phép trừ
.- Ghi nhớ
 Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
 I- Yêu cầu
	 - Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
 	- HS có ý thức thực hiện tốt nội quy, nề nếp học tập , chăm , ngoan
 II - Nội dung sinh hoạt
 	- Các tổ tự nhận xét 
 	- GV Nhận xét chung
 1,Đạo đức:
 +Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. 
 2,Học tập:
 +Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
 - Đầu giờ truy bài nghiêm túc, tự giác
 +Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách vở, vở viết của một số HS còn thiếu nhãn vở.một số em giữ sách chưa sạch
 +Trong lớp còn mất trật tự ,còn 1số em làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
 +Viết bài chậm- trình bày vở viết còn xấu- một số viết không theo quy định.
 + Về nhà học bài và làm bài chưa đầy đủ, còn một số em đọc yếu
 3,Công tác khác
 - Tham gia đầy đủ nhiệt tình mọi hoạt động 
 -Vệ sinh tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều H thiếu chổi quét. 
 - Các khoản thu nộp còn chậm
 - Ăn mặc quần , áo, đầu tóc gọn gàng
 - Còn 1 số thiếu ghế ngồi chào cờ
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà
 - Chuẩn bị sách vở -các công tác khác : thực hiện tốt
 - Những em đọc yếu cần rèn đọc nhiều ở nhà, trong giờ truy bài
 - YC giữ gìn sách vở sạch , đẹp
Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy)
Tiết 6: AN TOÀN GIAO THÔNG ( Soạn giáo án riêng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc