Tiết 43 : TẬP ĐỌC
Sầu riêng (SGK/tr 34).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ ngữ : mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm.
+ Nội dung: Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài : Bè xuôi sông La.
TLCH trong bài.
HS đọc thuộc đoạn, bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
Tuần 22 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011. Sáng: Tiết 22: Chào cờ Tiết 43 : Tập đọc Sầu riêng (SGK/tr 34). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ ngữ : mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm.... + Nội dung: Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc. 3 .Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài : Bè xuôi sông La. TLCH trong bài. HS đọc thuộc đoạn, bài. HS nhận xét cách đọc của bạn. HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: (qua tranh). b, Nội dung chính: HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc . GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó. Giọng đọc : (như phần yêu cầu). Bài đọc có ba đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. **Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng : hết sức đặc biệt, thơm đậm, bay rất xa, lâu tan, ngọt, kì lạ... GV đọc toàn bài. HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài - Nêu ý nghĩa của bài đọc? HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp theo đoạn. *Sửa lỗi phát âm : lủng lẳng, khẳng khiu, chiều quằn, chiều lượn.... Câu: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc. HS đọc toàn bài. HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc. HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Mục 1. HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn : “ Sầu riêng là loại....đến kì lạ”. ** Thi đọc diễn cảm toàn bài. HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài : Chợ tết Chiều: Tiếng Việt( ÔN ) Luyện tập về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. - Rèn kĩ năng thực hành xác định cấu tạo bài văn miêu tả cây cối, lập dàn ý miêu tả một cây bóng mát quen thuộc. - Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực. 2.Chuẩn bị : Bảng nhóm cho hai nhóm lập dàn ý. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập. - Ôn tập về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. - Thực hành làm các bài tập xác định cấu tạo bài văn miêu tả cây cối, lập dàn ý miêu tả một cây bóng mát quen thuộc. HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài: Bài1 : Đọc bài văn Sầu riêng, nêu nội dung từng đoạn trong bài. - Bài văn được viết theo trình tự miêu tả nào? Bài 2 : Nêu ví dụ minh hoạ cho bài văn miêu tả theo hai cách đã học. a, Miêu tả theo thời kì phát triển của cây. b, Miêu tả theo từng bộ phận của cây. Bài 3 : Lập dàn ý miêu tả một cây bóng mát quen thuộc theo một trong hai cách đã học. HS KG có thể lập dàn ý theo cả hai cách. GV cho HS KG nói mẫu một lượt, cho hai HS viết vào bảng nhóm, HS viết vào vở, chữa bài. HS có thể chọn một chi tiết miêu tả yêu thích để đặt câu văn có hình ảnh. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. - Bài văn miêu tả cây cối thường có cấu tạo ba phần : a, Mở bài : Giới thiệu (tả) bao quát về cây định tả. b, Thân bài : Tả theo từng thời kì phát triển của cây hoặc theo từng bộ phận của cây. c, Kết bài : nêu cảm nghĩ , nhận định ..về cây được miêu tả. Đoạn 1 : Tả bao quát hương vị của sầu riêng. Đoạn 2 : Tả hoa, quả sầu riêng. Đoạn 3 : Nêu cảm nhận về cây sầu riêng. VD : Tả từng bộ phận của cây : Sầu riêng. Tả theo thời kì phát triển của cây : Hoa học trò. VD : Mở bài : Tả cây bàng ở sân trường. b, Thân bài : - Tả bao quát : cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ. - Tả chi tiết : Gốc bàng sần sùi, cành lá vươn ra mọi phía, lá giồng hình cái quạt ba tiêu, màu xanh sậm.... c, Kết bài : Cây trải qua mưa nắng, cần mẫn che mát cho tuổi thơ những trưa, chiều hè... 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Ôn bài , chuẩn bị bài sau . Sáng : Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011 Tiết 43: Luỵên từ và câu Chủ ngữ trong câu kể : Ai thế nào ? (SGK tr/ 36). 1.Mục tiêu: - HS nhận biết được ý nghĩa, cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? , xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu. - Rèn kĩ năng thực hành xác định câu kể Ai thế nào?, chủ ngữ trong câu, viết đoạn văn có câu theo mẫu Ai thế nào? - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Ghi sẵn đoạn văn / tr 23. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Đặt một câu kể Ai thế nào? Xác định vị ngữ trong câu vừa đặt. VD : - Buổi sáng, bầu trời/ vô cùng CN VN trong xanh. B.Nội dung chính: I – Nhận xét : GV tổ chức cho HS đọc, xác định, thực hiện yêu cầu phần nhận xét, xây dựng nội dung bài học. - Tìm câu kể Ai thế nào? - Xác định chủ ngữ trong câu vừa tìm được. - Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành? II – Ghi nhớ : SGK/tr 36. III – Luyện tập : Bài 1 : Tìm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau. GV cho HS đọc đoạn văn, làm việc cá nhân, báo cáo. Bài 2 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? GV cho HS KG nêu miệng một hai lần, HS viết vào VBT, hai HS viết vào bảng nhóm, chữa bài. GV giúp học sinh cách lựa chọn từ ngữ miêu tả. HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hiện lần lượt từng yêu cầu. HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Câu 1, 2, 4,5 . VD : Hà Nội / tưng bừng màu đỏ. CN VN -....cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở vị ngữ... - Chúng do danh từ, cụm danh từ tạo thành. HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa các bài tập SGK/tr 37. Câu 3, 4, 5, 6, 8. VD : Màu vàng trên lưng chú / lấp lánh. CN VN HSKG có thể đặt câu hỏi gợi ý tìm chủ ngữ, vị ngữ cho HS TB, yếu. HS nghe, phát hiện câu theo mẫu đã học. VD : Trong các loại quả, em thích nhất là quả xoài. Xoài khi chín có màu vàng ươm. Vỏ quả nhẵn. Hương thơm nức. Xoài chín có vị ngọt đậm. Mùa hè mà được một cốc sinh tố xoài thì dường như mọi mệt nhọc sẽ tiêu tan. C. Củng cố, dặn dò:- Nêu ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Cho ví dụ minh hoạ. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Tiết 22: Chính tả (Nghe – viết) Bài viết : Sầu riêng (SGK tr 35) 1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn trích trong bài : Sầu riêng. - Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. 2.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu d/r/gi. B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết . -Nêu nội dung chính của đoạn bài ? GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại). Từ : trổ vào cuối năm, hao hao giống cánh sen con,lác đác vài nhuỵ li ti... - Những chữ nào trong bài được viết hoa? GV đọc cho HS viết bài. GV đọc cho HS soát lỗi. GV chấm, chữa một số bài. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2 : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, chọn chữ cần điền, hoàn chỉnh khổ thơ, đọc lại khổ thơ đã chọn điền chữ đúng. Bài 3 : GV cho HS chọn chữ đúng để hoàn chỉnh đoạn vặn. HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc thuộc lại bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả. - Tả vẻ đẹp và hương vị đặc biệt của hoa sầu riêng. HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng). VD : lác đác : rải rác,thưa thớt, lâu lâu mới có. - Viết hoa những chữ đầu câu. HS nghe, viết bài. HS nghe, soát lỗi chính tả. HS đổi vở, chữa lỗi trong bài. HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. * Kết quả : Nên ...nào...oà lên nức nở. Trời nắng..khóm trúc...bông cúc...lóng lánh...tạo nên...cong vút...náo nức. C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài. - Chuẩn bị bài : Chợ Tết. Chiều: Tiếng việt ( ÔN ) Luyện tập : Câu kể Ai thế nào? 1. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về câu kể mẫu Ai thế nào? - Rèn kĩ năng xác định câu kể theo mẫu, đặt câu, viết đoạn văn có câu kể Ai thế nào? - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, Bài tập TV nâng cao. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ 2 : Định hướng nội dung: - Luyện tập về câu kể Ai thế nào? - Vận dụng làm bài tập đặt câu, viết đoạn văn có câu kể theo mẫu. HĐ 3: Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: Bài 1 : Đoạn văn sau có mấy câu kể Ai thế nào? - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm. “ Buổi sáng, bà đi làm, mẹ đi chợ....xinh ơi là xinh”. (BT trắc nghiệm /tr 113). Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau theo mẫu Ai thế nào? a, Hoa hồng.... b, Em bé..... c, Vườn rau.... d, Bác sĩ.... Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn nói về tính tình của các bạn trong tổ em trong đó có sử dụng mẫu câu kể Ai thế nào? GV cho 2 HS viết vào bảng nhóm,chữa bài. Một HS đọc bài, một HS nêu câu kể theo mẫu, một HS xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu kể đó (Có thể cho HS đặt câu tìm chủ ngữ, vị ngữ- đối với học sinh yếu). HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. - Câu kể Ai thế nào để chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật, hiện tượng... HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên. Đoạn văn có hai câu kể mẫu Ai thế nào? - Con chuồn chuồn/ đỏ chót trông như CN VN quả ớt chín. - Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh, hồng hồng trông xinh ơi là xinh. HS viết câu vào trong vở, chữa bài. a, Hoa hồng ngạt ngào hương. b, Em bé rất đáng yêu. C, Vườn rau tươi tốt. d, Bác sĩ tận tình với bệnh nhân. VD : Tổ em có bẩybạn. Mỗi người một tính một nết. Tâm ngoan ngoãn nhưng đôi lúc hay dỗi. Thảo nhanh nhẹn. Phương hơi chậm chạp. Thoa hay nói nhưng rất đáng yêu. Linh nữ có vẻ bạo dạn. Linh Nam rất thật thà. Chỉ có Sơ ... c, phải biết yêu thương mọi người, không lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể. HS nghe, kết hợp quan sát tranh SGK /tr 37. HS nghe, kết hợp quan sát tranh trên bảng. HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh. HS tập kể chuyện theo hướng dẫn của GV. HS KG kể mẫu đoạn truyện, có thể giúp đỡ các bạn HS yếu bằng các câu hỏi gợi ý. HS kể theo cặp. HS thi kể trước lớp : kể cá nhân theo từng đoạn, kể theo nhóm (4 HS), mỗi em kể một đoạn tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh. + Tranh 1 (tranh 2 – SGK) : Vợ chồng thiên nga gửi con lại cho vịt mẹ trông giúp. + Tranh 2 (tranh 1 – SGK) : Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng trông rất cô đơn, tội nghiệp. + Tranh 3 (tranh 3 – SGK) : Vợ chồng thiên nga xin lại con, cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con. + Tranh 4 (tranh 4 – SGK) : Thiên nga con theo bố mẹ bay đi, đàn vịt con ngạc nhiên. C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Chuẩn bị bài sau : Sáng : Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2011 Tiết 43: Tập làm văn Luyện tập quan sát cây cối (SGK /tr 39) 1. Mục tiêu: - HS biết cách quan sát cây cối, trình tự quan sát, biết kết hợp các giác quan quan sát, nhận biết được sự khác nhau và giống nhau giữa miêu tả một cây và một loài cây. - Rèn kĩ năng thực hành quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cách cụ thể. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý và bảo vệ cây xanh. 2.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước. B. Nội dung chính : HS nêu nội dung đã học. GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành lần lợt từng yêu cầu, chữa bài. Bài 1 : Đọc bài văn Sầu riêng, Cây gạo, Bãi ngô, trả lời câu hỏi: - Tác giả mỗi bài văn quan sát theo trình tự như thế nào? - Quan sát bằng những giác quan nào? - Chỉ ra các hình ảnh so sánh, nhânhoá mà em thích. Theo em , các hình ảnh nhân hoá và so sánh này có tác dụng gì? - Bài văn nào miêu tả một cây(một loại cây). - So sánh điểm giống và khác nhau giữa miêu tả một cây và một loài cây? Bài 2 : Quan sát một cây em thích và ghi lại những gì em đã quan sát được. GV cho HS làm trong vở, hai học sinh viết vào bảng nhóm, chữa bài. GV cho HS báo cáo kết quả quan sát và trả lời các câu hỏi trong bài. HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn. VD : **Bài sầu riêng : + Quan sát từng bộ phận của cây, quan sát bằng mắt (hoa, trái cây, dáng, thân , cành, lá), khứu giác (hương của sầu riêng), vị giác (vị ngọt của trái sầu riêng). + Hình ảnh so sánh : Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.... + Miêu tả một loại cây. Giống : đều quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, thời kì phát triển, dùng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, bộc lộ tình cảm khi miêu tả. Khác : tả loài cây cần chú ý phân biệt loài cây này với loài cây khác, tả một cái cây cụ thể cần chú ý đến đặc điểm riêng làm nó khác biệt với cây cùng loài. 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. Tiết 44: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Cái đẹp (SGK tr/ 40). 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. - Rèn kĩ năng thực hành : đặt câu, vận dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm trong một số tình huống cụ thể. - Giáo dục ý thức học tập, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. 2.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài tập 2 tiết trước. HS đọc bài, nhận xét. B.Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu SGK/tr 40, chữa bài. GV cùng HS xây dựng nội dung bài học. Bài 1 : Tìm các từ ngữ : GV cho HS thực hành trong VBT, hai nhóm làm trên bảng nhóm, chữa bài. HS KG nêu nghĩa của một số từ. Bài 2 : Cách tiến hành như bài tâp nhưng GV cho HS thi tìm từ tiếp sức. a, Từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật. b, Từ dùng để thể hiện cả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Bài 3 : Đặt câu với từ vừa tìm được ở bài 1 hoặc bài 2 (làm kết hợp với các bài trên). Bài 4 : GV cho HS thảo luận cặp đôi, nối ý thích hợp, viết lại câu trong vở. HS đọc, xác định yêu cầu, thực hiện lần lợt từng yêu cầu, chữa bài. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người. đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn,.... Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách ... Thuỳ mị, dịu dàng, nết na, chân thành.... HS nối tiếp tìm từ theo yêu cầu của bài. VD : - tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ.... - xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha... VD : Chị gái em rất dịu dàng, thuỳ mị. Mùa xuân xinh đẹp đã về. VD : Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Dấu gạch ngang. Chiều: Tiếng Việt( ôn ) Luyện tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá kiến thức về cấu trúc câu kể Ai thế nào?, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. - Rèn kĩ năng thực hành xác định câu kể Ai thế nào theo mẫu, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. - Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực. 2.Chuẩn bị : Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 tham khảo. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập. - Ôn tập về câu kể Ai thế nào? - Thực hành làm các bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài: Bài1 : a, Gạch một gạch dưới câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: “ Từ căn gác nhỏ...bên đại lộ” (TV/tr 115). b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể trên. Bài 2 : Đặt bốn câu kể Ai thế nào? trong đó vị ngữ do tính từ, cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái, cụm động từ chỉ trạng thái tạo thành. GV cho HS nói miệng, viết lại câu, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa đặt. Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng mẫu câu kể Ai thế nào? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu trên. HSTB – yếu có thể chỉ đặt câu theo mẫu. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. - Câu kể Ai thế nào gồm hai bộ phận : CN và VN. HS đọc, xác định yêu cầu , thực hành. - Tiếng chuông xe đạp/ lanh canh. CN VN - Tiếng ve / rền rĩ trong những đám lá CN VN cây ven đại lộ. VD : Em bé/ ngủ. CN VN - Chùm hoa thiên lí/ thoang thoảng CN VN hương. VD : Từ xa nhìn lại, cây hệt như một chiếc ô lớn xanh rờn. Từ thân mẹ, cành to, cành nhỏ, cành chị, cành em toả đều ra mọi phía. Cây hiền lành chăm sóc cho bầy con. Bàn tay lá dịu dàng vẫy vẫy.... 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Ôn bài , chuẩn bị bài sau . Sáng: Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011 Tiết 44: Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (SGK /tr 41) 1. Mục tiêu: - Học sinh thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc) ở một số đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn miêu tả bộ phận của cây cối. - Giáo dục ý thức học tập, chăm sóc và bảo vệ cây cối. 2. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh hoạ cho bài 2. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước. B. Nội dung chính : HS nêu nội dung đã học. * Giới thiệu bài : từ nội dung kiểm tra. ** GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành, xây dựng nội dung bài học. Bài 1 : Đọc hai đoạn văn Lá bàng, Cây sồi già, trao đổi : cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý? GV cho HS đọc thầm, làm việc theo cặp, ghi trong vở, báo cáo kết quả. Bài 2 : Viết một đoạn văn ngắn tả thân, lá hay gốc của một cây mà em yêu thích. GV cho HS lựa chọn đối tượng miêu tả qua tranh giới thiệu, đặt câu hỏi cho HS nói miệng một, hai lần, viết vào vở, hai HS viết vào bảng nhóm theo hai cách, chữa bài. HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn. * Đoạn tả lá bàng : tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. * Đoạn tả cây sồi già : tả sự thay đổi của cây sồi già từ màu đông sang màu xuân. HS KG phát hiện hình ảnh so sánh, nhân hoá . VD : Không giống như họ hàng nhà cúc, cây hồng gai mang trên mình một loại lá rất đặc biệt : lá kép viền gai. Lá hình tim, có màu xanh sậm. Mỗi lá có khoảng 3 đến năm đứa con. Đứa nào đứa ấy đều khoác trên mình chiếc áo gai nhỏ xíu. Chiếc áo ấy giúp hồng có thể tự bảo vệ mình khỏi bàn tay của những kẻ phá hoại..... 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. Tiết 22: Sinh hoạt Sinh hoạt Đội 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của chi đội tuần 22, đề ra phương hướng hoạt động tuần 23. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội đoàn kết, vững mạnh . 2. Văn nghệ đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung) 3. Nội dung: a, Chi đội trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Thực hiện nghỉ Tết an toàn tiết kiệm, không có hiện tượng học sinh đốt pháo, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. - Tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây đầu xuân trong vườn hoa. - Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập . - Tuyên truyền và thực hiện tốt xây dựng quỹ chữ thập đỏ, áo trắng tặng bạn, tặng quà tết cho bạn nghèo. * Tồn tại: - Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập - Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số. - Chất lượng vở sạch chữ đẹp đi xuống. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. - Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. ảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đốt pháo, không đòi tiền mừng tuổi. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Tài liệu đính kèm: