Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 20

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 20

TẬP ĐỌC

 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

SGK/ 15 TGDK: 35’

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

+ Hỗ trợ TV: Giải nghĩa từ : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.

II/ĐDDH:

+ GV: Tranh minh hoạ trang 15 sgk. bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm

+ HS: SGK

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên

 - 4 HS lên bảng đọc phân vai phần 2 trích đoạn kịch Người công dân số Một + TLCH trong SGK.

2. Hoạt động dạy học bài mới

Hoạt đống 1: Luyện đọc:

+ Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy bài văn, Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện ( thái sư, câu đương , kiệu, quân hiệu

1 HS đọc bài –GV chia đoạn (3 đoạn: Đoạn 1: ông mới tha cho,Đoạn 2:.lụa thưởng cho

 Đoạn 3: còn lại)

- 3 HS nối tiếp đọc- sửa sai phát âm, ngắt nhịp.

- 3 HS nối tiếp đọc- rút từ ngũ ở phần chú giải

- HS luyện đọc theo cặp

- GV đọc mẫu

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- 1 người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

Đoạn 1:HS đọc thầm đoạn 1+ trả lời câu hỏi 1sgk/16 + câu hỏithêm: Theo em, Trần Thủ

 Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? 1 HS đọc đoạn 1- HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu- tổ chúc cho HS đọc diễn cảm- nhận xét- cho điểm HS đọc tốt.

Đoạn 2:HS đọc thầm đoạn 2+ trả lời câu hỏi2 sgk/16+ thảo luận theo cặp.Câu hỏi thêm: Theo em , ông xử lí như vậy là có ý gì? Giải nghĩa từ : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.

GV đọc mẫu – HS đọc phân vai.

Đoạn 3:HS đọc thầm đoạn 3+ trả lời câu hỏi3,4 sgk/16– HS đọc phân vai.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC 
 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 
SGK/ 15 TGDK: 35’ 
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+ Hỗ trợ TV: Giải nghĩa từ : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
II/ĐDDH: 
+ GV: Tranh minh hoạ trang 15 sgk. bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm
+ HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 - 4 HS lên bảng đọc phân vai phần 2 trích đoạn kịch Người công dân số Một + TLCH trong SGK.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt đống 1: Luyện đọc: 
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy bài văn, Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện ( thái sư, câu đương , kiệu, quân hiệu
1 HS đọc bài –GV chia đoạn (3 đoạn: Đoạn 1:ông mới tha cho,Đoạn 2:..lụa thưởng cho
 Đoạn 3: còn lại)
- 3 HS nối tiếp đọc- sửa sai phát âm, ngắt nhịp.
- 3 HS nối tiếp đọc- rút từ ngũ ở phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- 1 người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước 
Đoạn 1:HS đọc thầm đoạn 1+ trả lời câu hỏi 1sgk/16 + câu hỏithêm: Theo em, Trần Thủ 
 Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? 1 HS đọc đoạn 1- HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu- tổ chúc cho HS đọc diễn cảm- nhận xét- cho điểm HS đọc tốt.
Đoạn 2:HS đọc thầm đoạn 2+ trả lời câu hỏi2 sgk/16+ thảo luận theo cặp.Câu hỏi thêm: Theo em , ông xử lí như vậy là có ý gì? Giải nghĩa từ : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
GV đọc mẫu – HS đọc phân vai.
Đoạn 3:HS đọc thầm đoạn 3+ trả lời câu hỏi3,4 sgk/16– HS đọc phân vai.
Hoạt động 3: Luyện đọc cả bài: 
+ Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn . Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2 nhóm ( 3HS/1nhóm) thi đọc bài 
- 2 HS tiếp nối nhau thi đọc diễn cảm.
3. Hoạt động cuối cùng :
- Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- HS nhắc ý nghĩa câu chuyện.5 HS đọc 
toàn truyện theo vai. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
IV/ Phần bổ sung :	
 CHÍNH TẢ 
 CÁNH CAM LẠC MẸ 
SGK/ 17 TGDK: 35’
I. Mục tiêu 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được BT (2) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
=>Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT
II. ĐDDH: 
+ GV: Bút dạ và giấy khổ to, phô tô phóng to nội dung bài tập 2.
+ HS: bảng con và vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại bài tập 2.
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: GV nêu : Tiết học hôm nay các em sẽ nghe viết đúng chính tả bài “Cánh cam lạc mẹ” và làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu r/d/gi âm chính o, ô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng bài chính tả.
Giáo viên đọc một lượt toàn bài chính tả, thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần thanh học sinh địa phương thường viết sai.Bài thơ muốn nói gì?- HS tìm những chữ dễ viết sai, cách trình bày bài thơ.
Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Giáo viên câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả. Học sinh soát lại bài – từng cặp học sinh soát lỗi cho nhau-GV chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Mục tiêu: Giúp HS Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài cần dựa vào nội dung của các từ ngữ đứng trước và đứng sau tiếng có chữ các còn thiếu để xác định tiếng chưa hoàn chỉnh là tiếng gì?
Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 4 nhóm lên thi đua tiếp sức. Học sinh các nhóm lần lượt lên bảng tiếp sức nhau điền tiếng vào chỗ trống. 
- Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tính điểm cho các nhóm, nhóm nào điền xong trước được nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc.
3. Hoạt động cuối cùng : Thi đua tìm từ láy bắt đầu bằng âm r, d, gi.
Chuẩn bị: “Chuyện cây khế thời nay”.
Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN 
SGK/ 18 TGDK: 35’
I/ Mục tiêu : 
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
*HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II/ ĐDDH: 
+ GV: Từ điển , giấy khổ to, bút dạ.
+ HS: Vở ghi và SGK
III/Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Một HS đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh sau đó chỉ rõ câu ghép và cách nối các vế câu ghép.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: GV nêu MĐ,y.cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu nghĩa của từ công dân
BT1: 1HS đọc yêu cầu của bài tập- Cả lớp theo dõi trong sgk. HS làm bài vào vở .
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét –HS sửa sai.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
+ Mục tiêu: Giúp học sinh xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 2
BT2: 1HS đọc yêu cầu của bài tập- Cả lớp theo dõi trong sgk
- HS tự tra cứu từ điển-Tìm hiểu nghĩa 1số từ- HS làm bài vào vở .
- GV phát bút dạ và phiếu cho 4 nhóm HS. Đại diện dán và trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét – GV chốt ý đúng - 2HS đọc lại kết quả.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 3,4 ( BT4 HS khá giỏi )
+ Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
BT3: 1HS đọc yêu cầu của bài tập- Cả lớp theo dõi trong sgk. HS làm bài vào vở -HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận xét –HS sửa sai.
*BT4: 1HS đọc yêu cầu của bài tập-HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh
- HS phát biểu ý kiến
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động cuối cùng 
- GV nhận xét tiết học,khen ngợi những HS làm việc tốt.
-Dặn: HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân mới học để sử dụng đúng.
IV/ Phần bổ sung :	
 KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC 
SGK/ 19 	 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làmm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐDDH: 
+ Giáo viên: Một số sách báo viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật .
+ HS: Câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống ,làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Chiếc đồng hồ.
Giáo viên mời 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện.
Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì? Câu chuyện muốn nói điều gì với em? Nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu 
 Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mà các em đã được nghe trong cuộc sống hàng ngày hoặc được đọc trên sách báo nói về những tấm gương sống theo nếp sống văn minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
+ Mục tiêu: Giúp HS định hướng câu chuyện định kể.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Các em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
Học sinh gạch dưới từ ngữ cần chú ý rồi “Kể lại một câu chuyện” đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần đề bài vào gợi ý 1,2,3.( Thế nào là sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? Cách kể chuyện- trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện) Cả lớp theo dõi trong SGK
Giáo viên chốt lại cả 3 ý a, b, c ở SGK gợi ý chính là những biểu hiện cụ thể của tinh thần sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
.Yêu cầu học sinh đọc thầm gợi ý 1-GV nhắc nhở HS thêm.Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
Giáo viên khuyến khích học sinh nói tên cuốn sách tờ báo nói về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật (nhất là các sách của nhà xuất bản Kim Đồng).Môt số HS nối tiếp nhau nói lên tên câu chuyện sẽ kể.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa:
+ Mục tiêu: Giúp HS kể được câu chuyện và nêu ý nghĩa.
Yêu cầu 1 học sinh đọc phần gợi ý 1 (cách kể chuyện).
Cho học sinh làm việc theo nhóm kể câu chuyện của mình sau đó cả nhóm trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. Từng học sinh trong nhóm kể câu chuyện của mình và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Tổ chức cho học sinh thi đua kể chuyện trước lớp. Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện mà mình kể.
Cả lớp và GV nhận xét.Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu học sinh về nhà kể chuyện vào vở. Chuẩn bị: “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
TẬP ĐỌC NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
SGK/20 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2).
*HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (câu hỏi 3).
II. ĐDDH:
+ GV: - Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện in trong SGk - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh. - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi1,2,3/15.- GV nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Luyện đọc:
+ Mục tiêu: Giúp HS dọc trôi chảy bài văn
học sinh đọc bài. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  hoà bình”-Đoạn 2: “Với lòng  24 đồng”. Đoạn 3: “Kho CM  phụ trách quỹ”.- Đoạn 4: “Trong thời kỳ  nhà nước”.-Đoạn 5: Đoạn còn lại
5 HS tiếp nối nhau đọc- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc cho những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác: từ ngữ có âm tr, r, s, có thanh hỏi, thanh ngã.
5 HS tiếp nối nhau đọc- rút từ ngữ chú giải –HS luyện đọc theo cặp.
Giáo viên cần đọc diễn cảm toàn bài ( giọng cảm hứng, ca ngợi thể hiện sự trân trọng đề cao)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu các từ ngữ trong bài:Nắm được nội dung chính của bài văn
Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi: Vì sao nhà tư sản Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ của cách mạng?
Giáo viên chốt: ông Đỗ Đình Thiện được mệnh danh là nhà thơ tài trợ đặc biệt của cách mạng vì ông đã có nhiều đóng góp tiền bạc, tài sản cho cách mạng trong nhiều giai đoạn cách mạng gặp khó khăn về tài chính ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài chú ý các con số về tài sản tiền bạc mà ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp cho cách mạng.
Em hãy kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Đỗ Đình Thiện qua các thời kỳ CM ?
Giáo viên chốt: Đóng góp của ông Thiện cho cách mạng là rất to lớn và liên tục chứng tỏ là một nhà yêu nước, có tấm lòng vĩ đại, khẳng khái, sẵn sàng hiến tặng số tiền lớn của mình vì cách mạng.
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh các nhóm thảo luận trao đổi.
Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì ở ông?
=> GV chốt: Ông Đỗ Đình Thiện đã tỏ rõ tính tinh thần khảng khái và đại nghĩa sẵn sàng hiến tặng tài sản cho cách mạng vì ông.. Hiểu rõ trách nhiệm người dân đối với đất nước. 
Từ câu chuyện này , em suy nghĩ ntn về trách nhiệm của công dân với đất nước?-Nội dung bài.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm: 2 HS đọc bài.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh rèn đọc diễn cảm
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, giọng đọc thể hiện sự trân trọng, đề cao? GV chọn đọan :” Với lòng phụ trách quỹ”
HS tìm từ nhấn giọng, ngắt nhịp-GV đọc mẫu-HS luyện đọc theo cặp- HS thi đọc.
3. Hoạt động cuối cùng 	- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc - Chuẩn bị bài: “Trí dũng song toàn”.
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP LÀM VĂN 
 TẢ NGƯỜI 
 ( KIỂM TRA VIÊT) 
SGK/21 TGDK: 35’
I. Mục tiêu: 
 - Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quý mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. ĐDDH: 
+ GV: Một số tranh ảnh về nội dung bài văn.
+ HS : Vở 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Giáo viên nhắc lại một số nội dung chính để dựng đoạn kết bài và nhắc nhở điểm lưu ý khi viết đoạn kết bài.
GV cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu :Tiết học hôm nay các em sẽ viết toàn bộ một bài văn tả người theo một trong bốn để đã nêu trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm lại dàn bài của một bài văn tả người.
Giáo viên mời học sinh đọc 3 đề bài trong SGK.
Giáo viên gợi ý: 
+ Em cần suy nghĩ để chọn được trong ba đề văn đã cho một đề hợp nhất với mình. Em nên chọn một nghệ sĩ nào mà em hâm mộ nhất và đã được xem người đó biểu diễn nhiều lần, nên chọn nhân vật em yêu thích trong các truyện đã đọc.
Sau khi chọn đề bài em suy nghĩ, tự tìm ý, sắp xếp thành dàn ý, rồi dựa vào dàn ý đã xây dựng được em viết hoàn chỉnh bài văn tả người. 
Một vài HS nói đề bài mình lựa chọn.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS làm được bài văn, trình bày rõ ràng sạch, đẹp và đúng yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài văn.
Giáo viên thu bài cuối giờ.
3. Hoạt động cuối cùng : Giáo viên nhận xét tiết làm bài của học sinh.
Chuẩn bị:Bài Lập chương trình hoạt động. 
Nhận xét tiết học. 	 
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
SGK/22 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
*HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
- Có ý thức sử dùng đúng câu ghép.
II. ĐDDH: 
+ GV: Giấy khổ to viết 3 câu ghép ở bài tập 1. Giấy khổ to phô tô phóng to nội dung bài tập 3 – 4.
+ HS: SGK và vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên . 2 – 3 học sinh làm lại các bài tập 1, 3, 4 trong tiết học trước.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Phần nhận xét.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập1-Cả lớp theo dõi trong sgk -HS đọc thầm- 
Học sinh thực hiện yêu cầu tìm câu ghép.
Giáo viên dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết 3 câu ghép tìm được chốt lại ý kiến đúng.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2-HS làm việc cá nhân-HS dùng bút chì gạch chéo,phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giớigiữa các vế câu.
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng xác định các vế câu trong câu ghép.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3- Các vế câu trong từng câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
+ Cho học sinh trao đổi ý kiến - HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến . Sau khi làm bài tập, em thấy cách nối bằng quan hệ từ ở câu 1 và câu 2 có gì khác nhau?
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Yêu cầu 2-3 HS đọc phần ghi nhớ. HS xung phong nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn sách).
Hoạt động 3: Phần luyện tập.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được các quan hệ từ,cặp QHT được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
Bài 1: 1 học sinh đọc nội dung của bài tập 1-GV lưu ý HS:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn bài tập a hoặc bài tập b: em nào giỏi có thể làm 2 bài. Học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý : Bài tập 3 yêu cầu nhỏ: các em hãy gạch dưới câu ghép tìm được và gạch chéo để phân biệt ranh giới giữa các vế câu ghép và khoanh tròn cặp quan hệ từ.
HS đọc lại đoạn văn,suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2: HS đọc nội dung bài tập 2- Cả lớp theo dõi trong sgk-Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là 2 câu nào?
Giáo viên lưu ý học sinh Bài tập nêu 2 yêu cầu – khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép – giải thích tại sao có thể lược bỏ những từ đó.
Cho học sinh chia thành nhóm, thảo luận trao đổi vấn đề.HS dán bài lên bảng và đại diện trình bày. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã đan nội dung bài, yêu cầu 3 học sinh lên bảng thi làm đúng nhanh tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP LÀM VĂN 
 LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG SGK/23 TGDK: 35’
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo lập chương trình.
+ BPHT: GV giải thích cụm từ : Việc bếp núc .
II. ĐDDH: 
+ GV: - Bảng phụ viết tên 3 phần chính của chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Giấy khổ to 
+ HS: - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên .
- 3, 4 học sinh đọc lại bài của mình
- Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm các bước lập một chương trình hoạt động
Bài 1:2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1.Cả lớp theo dõi trong sgk-Gv giải nghĩa từ: Việc bếp núc -HS đọc thầm, suy nghĩ,trả lời câu hỏi sgk.
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- Gv dán tấm bìa 1:1.mục đích
- Để tổ chức buổi liên hoan , cần làm những việc gì?Lớp trưởng đã phân công ntn?-HS trả lời
- GV gắn lên bảng tấm bìa 2:2. Phân công chuẩn bị
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?-HS trả lời
- GV gắn tấm bìa 3:3. Chương trình cụ thể.
- GV chốt lại các bước.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung
Bài 2:1 HS đọc yêu cầu bài tập 2-Cả lớp theo dõi trong sgk-GV giúp HS hiểu yêu cầu BT2-Gv chia lớp 6 nhóm- phát bút dạ và giấy- nhóm lập chương trình hoạt động -dán lên bảng- dại diện nhóm trình bày- Cả lớp và Gv nhận xét về nội, cách trình bày.
3. Hoạt động cuối cùng 
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động..
- Giáo viên nhận xét tiết học; biểu dương những học sinh và nhóm học sinh làm việc tốt.
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở các công việc của một hoạt động tập thể em vừa liệt kê.Chuẩn bị: “Luyện tập chương trình hoạt động (tt)”.
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.VIET.doc