Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 25

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 25

TẬP ĐỌC: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. Mục tiêu:

Đọc thành tiếng:

-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

Đọc - hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngữ : bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, .

-Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1985Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 
Này dạy: 
TẬP ĐỌC: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục tiêu:
Đọc thành tiếng: 
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
Đọc - hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, ...
-Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn
- HS luyện đọc (3 lượt)
- Lượt 1: GV chỉnh sửa cách phát âm, ngắt câu chưa đúng.
- Lượt 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- Lượt 3: đọc lại cho tốt
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch và dứt khoát, gấp gáp dần theo diến biến câu chuyện. Nhấn giọng các từ ngữ. Đọc phân biết lời các nhân vật. 
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
-Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
-Ghi nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp đọc từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét tìm cách đọc hay
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo phân vai các nhân vật trong truyện.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
-Lớp lắng nghe, ghi tựa. 
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo
-3 HS đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu đến .bài ca man rợ. 
+Đoạn 2: Tiếp theo ... toà sắp tới.
+ Đoạn 3 : Trông bác sĩ  như thóc.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc.
- Lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS nêu
+Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
- Ông là người rất hiền hậu, điềm đạm. Nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Hình ảnh cho thấy sự đối nghịch: một bên thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một bên thì hung ác, dữ dằn như con thú dữ bị nhốt trong chuồng.
+ Nói lên sự cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly.
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài, trả lời câu hỏi.
+ Nội dung đoạn 3 cho biết tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly. 
+ Chúng ta phải đấu tranh không khoan nhượng với những cái xấu, cái ác. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm, và kiên quyết sẽ chiến thắng. Sức mạnh và tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục,....
- 2 đọc, lớp đọc thầm lại nội dung 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- HS nêu
- Lắng nghe
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc phân vai toàn bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp về nhà thực hiện.
Ngày soạn: 
Này dạy: 
CHÍNH TẢ: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng bài văn trích ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc BT do Gv soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
-3- 4 tờ phiếu lớn viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống.
-Phiếu học tập giấy A4 phát cho HS.
-Bảng phụ viết sẵn bài "Khuất phục tên cướp biển" để HS đối chiếu khi soát lỗi.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài, ghi tựa
b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
-HS đọc bài: Khuất phục tên cướp biển 
- Nội dung của đoạn văn này là gì?
* Hớng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ HS nghe GV đọc để viết vào vở đoạn trích trong bài "Khuất phục tên cướp biển".
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
- GV chấm một số vở, tổng hợp lỗi cả lớp, nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2 ở phiếu đã viết sẵn bài tập lên bảng.
- Lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở.
- Phát phiếu lớn và bút cho HS.
- HS làm xong dán phiếu lên bảng.
- HS nhận xét bổ sung bài bạn.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
 3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS lắng nghe.
-HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+Đoạn văn nói về sự hung hãn, thô bạo của tên cướp biển và ca ngợi sự gan dạ, cương quyết của bác sĩ Ly.
- HS nêu sau đó luyện viết từ khó
+ Nghe và viết bài vào vở.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề.
-1 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe GV giải thích.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi câu rồi ghi vào phiếu.
-Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
- HS cả lớp về nhà thực hiện.
Ngày soạn: 
Này dạy: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. Mục tiêu: 
-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III) ; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2) ; đặt câu kể Ai là gì ? với từ gnữ cho trước làm CN (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
-Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể Ai là gì ? (1, 2, 4, 5 ) trong đoạn văn phần nhận xét 
1 tờ giấy khổ to viết sẵn 5 câu kể Ai là gì ? ( 3 , 4, 5, 6, 8 ) trong đoạn văn ở bài tập1 
(phần luyện tập)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài, ghi tựa
b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- HS tự làm bài.
-HS nhận xét, chữa bài cho bạn 
- Các câu này là câu kể thuộc kiểu câu kể Ai là gì ? các em sẽ cùng tìm hiểu.
Bài 2 :
- HS tự làm bài.
- HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn 
Bài 3 :
+ Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
+ Chủ ngữ nào là do 1 từ , chủ ngữ nào là do 1 ngữ ?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm tính chất ở vị ngữ trong câu
+ Có câu chủ ngữ do 1 danh từ tạo thành. Cũùng có câu chủ ngữ lại do cụm danh từ tạo thành.
+ Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì ? 
c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi HS đặt câu kể Ai là gì ? 
 -Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
 d. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ HS thực hiện theo 2 ý sau: 
- Tìm các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau đó xác định chủ ngữ của mỗi câu.
-Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. 
- HS tự làm bài.
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng và dán tờ giấy đã viết sẵn 4 câu văn đã làm sẵn. HS đối chiếu kết quả.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu và nội dung, trả lời câu hỏi.
+Trong các dòng này đã cho biết bộ phận gì ?
- Chúng ta cần tìm các từ ngữ để làm bộ phận nào?
- Muốn tìm bộ phận vị ngữ em cần đặt câu hỏi như thế nào? 
- HS tự làm bài. 
- Trong một chủ ngữ có thể đặt với nhiều vị ngữ khác nhau. 
- HS đọc bài làm. 
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-Trong câu kể Ai là gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
-Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? (3 đến 5 câu)
-3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- 2 HS đứng tại chỗ đọc.
-Lắng nghe.
- HS đọc, trao đổi, thảo luận cặp đôi.
+ HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm.
+ Đọc lại các câu kể:
-1 HS làm bảng, lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài bạn làm. 
+ Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người, tên địa danh và tên của sự vật.
- Chủ ngữ ở câu 1 do danh từ tạo thành như ruộng rẫy - cuốc cày - nhà nông. 
-Chủ ngữ câu còn lại do cụm danh từ tạo thành (Kim Đồng và các bạn anh)
+ HS lắng nghe.
+ Phát biểu theo ý hiểu .
-2 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối đọc câu mình đặt.
- HS đọc.
- Lắng nghe để nắm cách thực hiện.
-Hoạt động trong nhóm theo nhóm 4 thảo ... ận xét ghi điểm 
2.Bài mới : 
a). Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài ghi tựa
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài " bản tin về hoạt động đội của Trường Tiểu học Lê Văn Tám".
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm suy nghĩ và trao đổi trong bàn để tìm ra cách tóm tắt sao cho thật ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa 
+ HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài "bản tin về hoạt động đội của Trường Quốc tế Liên hợp quốc".
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm suy nghĩ và trao đổi để tìm ra cách tóm tắt bản tin.
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ HS suy nghĩ làm vào vở.
- HS làm bài trên 2 tờ phiếu lớn, khi làm xong dán bài lên bảng.
+ HS ở lớp nhận xét bài bạn .
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
+ HS thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Viết tin tức.
- Bước 2: Tự tóm tắt tin tức đó.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị về các tin tức nói về hoạt động của chi đội, liên đội do GV đã dặn về nhà qua tiết học trước.
- HS cần nêu các sự việc, kèm theo các số liệu liên quan ( nếu có ).
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
+ HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- GV dán 4 tờ giấy lên bảng, 4 HS lên làm.
- Lớp nhận xét , sửa lỗi. 
c) Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại bản tóm tắt tin tức thật hoàn chỉnh.
-Quan sát kĩ một loại cây mà em thích và sưu tầm cây đó mang đến lớp để chuẩn bị cho tiết TLV sau.
-2 HS trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
+ 1HS đọc, lớp đọc thầm bản tin.
+ Lắng nghe để nắm được cách làm bài.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
-HS phát biểu.
Tóm tắt bằng 1 câu .
Liên đội trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn . Hoặc:
Liên đội trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao phần thưởng và quà cho các bạn học sinh giỏi và học sinh có hoàn cảnh khó khăn .
- Nhận xét bài bạn.
+ 1HS đọc, lớp đọc thầm bản tin.
+ 2 HS cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
+ Thực hiện tóm tắt bản tin vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện vào 2 phiếu lớn 
-Tiếp nối nhau phát biểu 
Tóm tắt bằng 1 câu .
Hoạt động của 236 bạn học sinh tiểu học thuộc nhiều màu da ở trường Quốc tế Liên hợp quốc 
( Vạn Phúc Hà Nội ) .
+ Hoặc :
Một số hoạt động lí thú , bổ ích của những học sinh tiểu học thuộc nhiều màu da ở Trường Quốc tế Liên hợp quốc ( Vạn Phúc Hà Nội ) .
- Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+HS lắng nghe.
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
- Lớp thực hiện theo yêu cầu.
-HS phát biểu.
+ Tóm tắt bằng 1 câu: 
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của GV 
Ngày soạn: 
Này dạy: 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu: 
-Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả cây cối.
-Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả cây cối chân thực, sinh động giàu cảm xúc, sáng tạo theo 2 cách trên.
- Thông qua các BT cụ thể giáo viên hướng dẫn HS quan sát tập viết mở bài giới thiệu về cây sẽ tả, có thái độ gần gũi yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên (GDBVMT)
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả cây cối.
Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay cây cối định tả .
Mở bài gián tiếp - Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: ghi tựa
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: GDBVMT
- 2 HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng nhung, đó có thể là cây hồng nhung được trồng ở trường hoặc ở nhà 
+ Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau (trực tiếp và gián tiếp ) cho bài văn.
- HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Nhận xét chung.
Bài 2 : GDBVMT
- HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cây về một trong ba cây mà đề bài gợi ý.
+ Mỗi em có thể viết đoạn mở bài gián tiếp chỉ khoảng 2-3 câu không nhất thiết phải viết dài .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt 
+ Nhận xét chung.
Bài 3 : GDBVMT 
- HS đọc đề bài.
+ GV kiểm tra HS về sự chuẩn bị quan sát một loại cây em thích và vật thật là những loại cây mà HS mang theo.
+ GV treo tranh một số loại cây lên bảng. HS trả lời câu hỏi SGK.
+ GV nhận xét về câu trả lời của HS.
Bài 4 : GDBVMT
- HS đọc đề bài .
+HS viết một đoạn mở bài theo một trong hai cách dựa theo bài tập 3.
+ HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài.
+ HS phát biểu.
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay.
c. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn:
 Giới thiêu về một cái cây và qua đó nêu lên tác dụng của cái cây đó.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Chú ý lắng nghe.
- 2 HS đọc.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây hồng nhung theo 2 cách như yêu cầu.
+ Chú ý nghe giảng.
-Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Nhận xét cách mở bài của bạn.
- 2 HS đọc, trao đổi, thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu
+ Chú ý nghe giảng
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc.
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
+ Quan sát tranh, trao đổi trả lời các câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc
+ HS nghe GV gợi ý.
- Trao đổi để hoàn thành đoạn văn.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Ngày soạn: 
Này dạy: 
KỂ CHUYỆN : NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT 
I.Mục tiêu: 
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa cảu câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
+ Chăm chú lắng nghe thầy, cô kể chuyện và nhớ được nội dung chuyện.
+ Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
-Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện " Những chú bé không chết ".
-Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện: 
+ Giới thiệu câu truyện, nhân vật trong câu truyện, diễn biến câu truyện.
+ Trao đổi vơí các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện 
-Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện:
+ Nội dung.
+ Cách kể ( giọng điệu, cử chỉ )
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi tựa
b. Hướng dẫn kể chuyện.
 * Tìm hiểu đề bài:
-HS đọc đề bài.
+ Treo tranh minh hoạ, HS quan sát và đọc thầm về yêu cầu tiết kể chuyện.
* GV kể câu chuyện "Những chú bé không chết "
+ Giọng kể hồi hộp: Phân biệt lời kể các nhân vật. Cần làm nổi rõ về chi tiết chiếc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng của các chú bé, nhấn giọng ở chi tiết: vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Đây là chi tiết có có ý nghĩa sâu xa, gợi sự bất tử của các chú bé dũng cảm, cũng là chi tiết khiến tên sĩ quan phát xít bị ám ảnh đến hoảng loạn.
- GV kể lần 1, kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó
* Hướng dẫn hs kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK .
 * Kể trong nhóm:
-HS thực hành kể trong nhóm đôi.
- HS kể theo nhóm 4 người (mỗi em kể một đoạn) theo tranh.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3.
+ Một HS hỏi 1 HS trả lời.
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật ở mỗi bức tranh.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện .
* Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- HS lắng nghe 
-2 HS đọc.
+ Quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện 
-Thực hiện yêu cầu.
+ HS tiếp nối lên thi kể câu chuyện.
+ HS lắng nghe.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV_t25.doc