Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 7

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 7

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu của các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc.

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu của các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (5’ )
Hai HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- GV giới thiệu chủ điểm.
- GV giới thiệu bài: 
+ Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ GV: Anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu năm 1945, lúc đó nước ta vừa dành được độc lập. Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh đã suy nghĩ và ước mơ về tương lai của đất nước, tương lai của trẻ em. Các em hãy đọc bài văn để xem cuộc sống của chúng ta hôm nay có gì giống và khác với mong ước của anh chiến sĩ hơn 60 năm trước đây.
+ Anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (11’)
Mục tiêu : 
- Đọc trơn toàn bài. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài.
+ Luyện ngắt giọng các câu:
Đêm nay /..bao la/.trung thu/..các em
Anh mừngđầu tiên/nữa/sẽ..các em
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (9’ )
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng trung thu độâc lập có gì đẹp?
- 1 HS trả lơi.
- HS đọc đoạn 2 , trả lời các câu hỏi: 
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
+1 HS trả lời.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên
+ Cuộc sống hiện nay, theo em , có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
GV cho HS xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây.
+1 HS trả lời.
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+1 HS trả lời.
Kết luận : Bài văn thể hiện tình thương yêu của các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (11’)
Mục tiêu :
 Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ va hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 2
- GV đọc mẫu đoạn 2, yêu cầu HS chú ý để phát hiện các từ được nhấn giọng.
- Nghe GV đọc. Nêu các từ cần nhấn giọng.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
CHÍNH TẢ
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU
Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo
Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/ tr (hoặc có vần ươn/ương) để điền vào chỗ trống ; hợp với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Mỗi HS tự viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp 2 từ láy có tiếng chứa thanh hõi/ thanh ngã.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ viết (20’)
Mục tiêu :
 Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo
 Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết. 
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? Trình bày thể thơ như thế nào cho đẹp?
- 1 HS trả lời.
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo được viết như thế nào?
- Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV theo dõi từng HS viết bài vào vở.
- HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- Soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/ tr (hoặc có vần ươn/ương) để điền vào chỗ trống ; hợp với nghĩa đã cho.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
b) bay lượn – vườn tược – quê hương – đại dương – tương lai – thường xuyên – cường tráng
Bài 3
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tổ chức trò chơi thi Tìm từ nhanh.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Làm bài vào vở.
Lời giải: - Vươn lên
 - Tưởng tượng 
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một tờ phiếu khổto ghi sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người.
Một số tờ phiếu để HS làm bài BT3.
Bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: Trung thực-tự trọng "
	+ 1 HS nêu ghi nhớ và làm BT 1.
	+ 1HS làm bài tập 2.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- GV gắn bảng phụ, yêu cầu HS nêu:
 +Tên riêng đã cho trong bài gồm mấy tiếng?
 + Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào?
- Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ.
- Gv nêucâu hỏi giúp HS hình thành nội dung ghi nhớ
- Cả lớp suy nghĩ rút ra quy tắc.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
Kết luận : 
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập,cả lớp đọc thầm.
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi HS viết tên mình và tên địa chỉ gia đình mình. GV mời 2-3 HS viết bài trên bảng lớp.
- Cá nhân làm việc. ... -Nghe GV đọc mẫõu.
+ Cho HS quan sát tranh minh họa để nhận ra Tin-tin, và Mi-tin và 3 em bé, nhận thấy những hoa quả trong tranh đều to lạ thường.
+ HS quan sát tranh minh họa.
- Đọc từng phần trong màn kịch 2.
+ Yêu cầu HS đọc từng phần trong màn kịch.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng phần trong màn kịch; đọc 2lượt.
+ GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng rõ ràng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy.
+ Sửa lỗi phát âm , cách đọc theo hướng dẫn của GV.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả màn kịch.
- Một, hai HS đọc cả màn kịch.
- Tìm hiểu nội dung màn kịch.
+ HS đọc thầm màn kịch 2, quan sát tranh minh họa, trả lời câu hỏi: Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+ 1 HS trả lời.
+ HS đọc cả hai màn kịch, trả lời câu hỏi: Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai? 
+ 1 HS trả lời.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc và diễn cảm màn 2 theo cách phân vai.
+ GV đọc mẫu lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho.
+ Nghe GV đọc.
+ Gọi một tốp 6 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai.
+ Thực hành đọc theo vai: Tin-tin, Mi-tin, em bé cầm nho, em bé cầm táo, em bé có dưa, người dẫn truyện.
+ Tổ chức cho một vài tốp HS thi đọc.
+ 2 tốp HS thi đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kết luận : Vở kich thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ; ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cho cuộc sống.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Vở kịch nói lên điều gì?.
- 1HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS luyện đọc vở kịch theo cách phân vai, dựng thành một hoạt cảnh, chuẩn bị sẵn một tiết mục cho chương trình liên hoan văn nghệ ở lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn, có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi 2 HS mỗi em nhìn một tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu của tiết học trước, phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 Giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
 Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi một HS đọc cốt truyện Vào nghề.
- Gọi một HS đọc cốt truyện Vào nghề.
- GV giới thiệu tranh minh họa.
- HS quan sát tranh minh họa.
- Yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.
- Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- GV nhắc HS chú ý: chọn viết đoạn nào, em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS làm bài trên phiếu do GV phát.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4 – trình bày hoàn chỉnh cả đoạn.
- HS dán bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4 – trình bày hoàn chỉnh cả đoạn.
- GV gọi thêm những HS khác đọc kết quả làm bài.
- Một số HS khác đọc kết quả làm bài.
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở, hoàn chỉnh thêm một đoạn văn nữa.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bút dạ đỏ và 3,4 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ ghi 4 dong của bài ca dao ở bài tập 1.
Một bảnđồ địa lí Việt Nam cỡ to và một số bản đồ cỡ nhỏ; mấy tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam"
	+ 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. Viết 1 VD về tên người, 1 VD về tên địa lí để giải thích quy tắc viết.
 	 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : 
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV nêu yêu cầu của bài: Bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả
- Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng trong bài ca dao, sửa lại trên VBT
- GV phát phiếu cho 3 HS mỗi em sẽ sửa lại chính tả cho một phần của bài ca dao.
- 3 HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày-đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần sửa.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý: 
 Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gv treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp. Giải thích yêu cầu của bài. Trong trò chơi du lịch trên bàn đồ này, các em phải thực hiện nhiệm vụ:
 + Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ thành phố của nước ta-Viết lại các tên đó đúng chính tả.
 + Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử cảu nước ta-Viết lại các tên đó.
- Học sinh quan sát, trả lời
- GV phát bản đồ, bút dạ, phiếu cho HS các nhóm thi làm bài.
- Những HS làm bài trên phiếu, dán phiếu đã làm và trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận nhóm những nhà du lịch giỏi nhất, tìm được đúng, nhiều, nhanh tên các địa danh.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- HS làm vào vở.
Hoạt động 2 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc viết chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam, chuẩn bị bài tiết sau: "Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài". 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thới gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi 2 HS đọc một đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 Các em đã luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Từ hôm nay, các em sẽ học cách phát triển cả một câu chuyện theo đề tài, gợi ý. Trong tiết học này, cô sẽ giúp các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thới gian. Chúng ta se xem bạn nào giàu trí tưởng tượng, phát triển câu chuyện giỏi.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thới gian.
 Cách tiến hành
- Gọi một HS đọc đề bài và các gợi ý.
- 1 HS đọc đề bài và các gợi trong SGKù.
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề.
+ GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề.
+ Yêu cầu HS đọc thầm 3 gới ý, suy nghĩ TLCH.
+ HS đọc thầm 3 gới ý, suy nghĩ TLCH.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu kể trong nhóm.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Các nhóm cử người lên kể chuyện thi.
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- HS viết bài vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- 4 HS đọc, cả lớp theo dõ và nhận xét bài viết của bạn.
- Nhận xét sửa lỗi cho từng HS. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 7.doc